Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Thursday, September 27, 2012

Những Hành Động Anh Hùng Không Ai Nhìn Thấy



img_sm2.jpg
Câu chuyện thật sự không phải ở chỗ sự đau đớn hay khổ sở của chúng ta, chính những cuộc chiến âm thầm trong lòng chúng ta quyết định chúng ta trở nên những người như thế nào. 

Hoàng hôn xuống lạnh lẽo và u ám  trên vùng đồi hoang. Những người chiến sĩ bị chấn động bởi đại bác, ngồi trong bùn lầy, lo rửa những vết thương của mình, và canh cho những người bạn đồng đội sắp chết. Trên chiến trường, chính những người này chiến đấu đầy quả cảm, cho tư do. Nhưng bây giờ, sau trận chiến, người họ đẫm máu và mệt lã, và tệ hại hơn hết, sự phãn bội của những người đồng minh của họ, gần như dập tắt tia hy vọng là công lý sẽ chiến thắng.

So với những chiến công anh dũng và những bài diễn văn đầy nhiệt huyết mô tả 1995 trong bô phim hào hùng “trái tim quả cảm”. Cảnh ngắn ngủi này làm tôi xúc động vì đó là điểm quyết định trong câu chuyện này nơi mà chiến thắng vĩ đại nhất xãy ra. Nhìn bề ngoài, cảnh vật yên lặng, không bày tỏ điều gì, ngoài sự yếu đuối và thất bại. Không ai có thể chê trách họ nếu họ đầu hàng. Nhưng chính ở nơi đây mà mỗi con người phải dự vào cuộc chiến lớn nhất của tấm long. Cuối cùng, họ phải quyết định hoặc bỏ cuộc hay chiến đấu cho đến cùng.
img_sm1.jpg
Trong câu chuyện của cuộc đời của chúng ta, chúng ta hiếm khi nào thấy được những giây phút sự quả cảm của chúng ta. Chúng ta có khuynh hướng tập trung vào bề mặt của cuộc sống hằng ngày của chúng ta, đến độ chúng ta coi những sự phấn đấu nội tâm là không đáng kể và như thế chúng ta bỏ  lỡ sự đau đớn đến với chúng ta. Chúng ta chỉ chìm đắm trong sự đau khổ, hay chỉ cố gắng vượt qua.

Nhưng nếu chúng ta xem sự đau đớn như là một cơ hội, như là một kỷ luât thuộc linh có một mục đích, chúng ta sẽ thấy là câu chuyện thật thì luôn luôn nằm ở tấm lòng.
Phierơ cần nhiều năm sống với Chúa Jesus để có thể học được làm cách nào nhìn xa hơn điều ở   ngay trước mặt. Những thư tín mà ông viết lúc cuối đời mình, cho thấy là quan niệm của ông về sự đau khổ_điều mà trước đây ông phản ứng bằng gươm và lời rủa xã được thay đổi sâu xa thì cuối cùng ông cảm thấy thoải mái khi được ở trong vương quốc của Chúa. Thơ I Phierơ 4: 1 chép rằng: “Vậy, vì Ðấng Christ đã chịu khổ trong xác thịt, thì anh em cũng phải lấy ý đó làm giáp trụ, vì người nào đã chịu khổ trong xác thịt, thì đã dứt khỏi tội lỗi”. Những gì mà sứ đồ Phao-Lô trước đây coi như là đối nghịch thì bây giờ ông chấp nhận như là lò lửa để luyện một khí giới thật. Nếu sự so sánh này có vẻ lạ lùng, đó là vì chúng ta thấy sự đau đớn như là một chướng ngại hơn là một món quà hay là một dụng cụ có thể giúp chúng ta trờ thành người mà Chúa định.
Dù vậy, Chúa Jesus kêu gọi chúng ta suy nghĩ và sống như Ngài. Chúng ta không bao giờ được quên là trận chiến anh dũng mà Ngài đã chiến thắng trên Thập-Tự Giá bắt đầu ở trong bóng tối cô đơn của vườn Ghếtsêmanê. Đó là vì Ngài đầu phục sự kêu gọi cuối cùng của Ngài và chiến thắng kẽ thù của linh hồn chúng ta. Ngài có thể chấp nhận sự đau đớn tột cùng với lòng can đảm và rồi phá tan cửa địa ngục. Hêbơrơ 12: 1-3 nói là: “Đấng tiên phong và hoàn tất đức tin của chúng ta, khinh thường sự sĩ nhục của Thập Tự Giá, bởi vì Ngài được thúc đẩy bởi sự vui mừng”.
Do đó nếu chúng ta muốn có được thái độ của Đấng Christ, phải chăng chúng ta cần chấp nhận là có sự hào hùng trong những tranh chiến, không v ẻ vang, không nhìn thấy được của tấm lòng của chúng ta.
Chúng ta sẽ có tự do và sức mạnh khi chúng ta từ bỏ ý riêng của mình,và đối đầu với khó khăn. Hãy xem xét mối liên hệ của bạn với sự đau đớn.
Khi bạn ở giữa sự đau đớn, phãn ứng sai lầm của bạn là gì? Ngay cả khi bạn thấy là những thử thách của bạn, phô bày ra những vấn đề  sâu xa hơn quan trọng hơn lđiều gì ở bề mặt. Bạn có chạy trốn khỏi những sự đau khổ đó không? Hay là bạn lại than vang những lời giận dữ quen thuộc. Tạo sao Chúa lại cho phép điều này xãy ra cho tôi?
Sự thật khó chấp nhận nhưng đẹp là một đức tin thoải mái dễ dàng, không phải là điều Chúa dành cho con cái của Ngài. Chúa muốn nhiều điều khác hơn cho chúng ta, đó là lý do tại sao Ngài luôn chiến đấu để cho tấm lòng của chúng ta được tự do dành cho Ngài bằng bất cứ giá nào. Do đó, khi sứ đồ Phierơ bảo chúng ta, “khi anh em bị trong lò lửa thử thách, chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường” I Phierơ 4: 12.
pd133459_s.jpg
Bạn cần phải trông chờ cuộc chiến này bởi vì có lúc trong cuộc đời chúng ta mà mọi hy vọng chắc đã mất. Đó là lúc cuộc đời của chúng ta có ý nghĩa nhất. Đó là khung cảnh không thấy được, ở đó chúng ta có cơ hội để trở nên người chúng ta đã được định để trở nên. Ngay cả khi những giây phút hào hùng nhất của chúng ta, không được ai thấy. Lao đầu vào cuộc chiến chống lại những nổi sợ hãi sậu xa nhất của chúng ta, có thể là điều đau đớn nhất cho chúng ta, nhưng điều này cuối cùng luôn đáng để làm.

Đó là ý nghĩa của Tin Lành. Nếu chúng ta để cho Ngài, Đức-Thánh-Linh ban cho chúng ta cặp mắt mới để thấy bằng cách nào quyền năng sáng tạo của Đấng Christ, có thể thay đổi mọi sự ngay cả sự đau khổ của chúng ta. Không điều gì lạ lùng hơn, hay tuyệt diụ hơn, ngay cả khi điều này chúng ta phải thu hết nghị lực, để trổi dậy và bò tới phía trước. Đây là điểm then chót, đù điều này có vẻ không chắc chắn. Giây phút mà mọi sự lại được thay đổi, khi chúng ta quyết đinh để không nãn long, chúng ta  bước qua ngưỡng cửa để vào vương quốc không thấy được ở quanh chúng ta và ở quanh chúng ta. Nơi mà chúng ta bổng nhiên rất thoải mái với Ngài và đó là chiến thắng thật sự.
Thúy Anh_TNPA chuyển ngữ theo “invisible heroics” by Erin Gieschen