PHẦN 2
HÀNH TRÌNH VÀ THẮNG LỢI
Cậu phải ở trên tàu đó gần nửa năm và trãi qua nhiều nguy hiểm trước
khi đạt đến đích. Con tàu này đi lang thang khắp nơi. Thuyền trưởng định đi qua
khắp các bờ biển mua bán với thổ dân cho đầy tàu trước khi đi Mỹ.
Vừa lên tàu Morris thấy một người thanh niên nằm bất động trên
sàn. Người này làm mồi cho thuyền trưởng, đã bị thương nặng và đi không được. Cậu
bé da đen quỳ ngay bên cạnh người ấy và cầu nguyện cho người. Thanh niên kia tức
khắc đứng dậy và đi. Sự chữa lành của Chúa đã khiến cho anh hoàn toàn bình phục!
Thanh niên này biết được Morrris đã nhịn đói từ tối thứ năm. Lúc ấy
là trưa Chúa chật. Morris được dưa đến phòng ăn nhưng người bếp không cho cậu
phần ăn vì cậu là nggười da đen và chưa có lệnh của thuyền trưởng. Tuy nhiên người
bạn mới của cậu đã lấy thức ăn cho mình rồi chia bớt cho ân nhân của mình.
Đêm đó thuyền trưởng ra tàu, hỏi han Samuel và ông ta biết ngay rằng
cậu chưa hề đi biển. Ông bảo cậu rằng cậu sẽ bị ném lên bờ tức khắc vì cậu có lẽ
sẽ say sóng và không làm việc được. Tàu lúc ấy đã xa bến.
Morris quả quyết với thuyền trưởng rằng mình sẽ không say sóng và
sẽ làm việc mỗi ngày cho đến Nữu ước. Người thanh niên nhờ Morris cầu nguyện được
lành, xin với thuyền trưởng rằng: Thưa thuyền trưởng, xin nhận anh này. Ngài thử
nhìn xem anh ấy giúp tôi thế nào. Đêm hôm ấy cậu bé da đen người Kru đã lên đường
đi đến thế giới mới.
Thủy thủ là một tập thể hỗn tạp xuất xứ từ mọi phương trời góc bể.
Morris là người da đen duy nhất ở trên tàu và tất cả thủy thủ đếu ghét cậu và
tìm cách loại bỏ cậu. Họ đấm đá chửi rủa cậu thậm tệ.
Đêm thứ ba, Morris được buộc vào một cột buồm để cuốn buồm và kéo
dây. Hôm ấy một trận bão thình lình thổi đến giữa lúc tất cả các cánh buồm đều
giương rộng. Con tàu lao đao. Không còn thì giờ mà cuốn buồm nữa. Họ đành để như
thế mà vượt biển. Morris cầu nguyện: “Lạy Cha, con không sợ vì con biết Cha sẽ
săn sóc con. Nhưng con không muốn ở trên cột buồm. Xin Chúa sắp đặt cho con khỏi
lên đó nữa.” Cậu chắc rằng mình sẽ được đáp lời, nhưng đức tin của cậu bị thử
thách.
Cột buồm mà cậu bị buộc vào, thường bị chao ngập dưới nước nên
Morris uống nhiều nước biển quá đến nỗi đau nặng. Khi người ta mở cậu ra, cậu
tuột xuống chân như một đống thịt. Thuyền trưởng lại gần đá cậu. Nhưng Morris mặc
dù đau, vẫn quỳ gối giơ hai tay lên trời cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, Chúa biết
con đã hứa với người này làm việc từ nay đến đất Mỹ. Nếu con đau yếu thế này
làm sao làm việc được. Xin cứu con khỏi bệnh tật.” Rồi cậu đứng lên và tiếp tục
làm việc. Cậu không bao giờ đau lần thứ nhì trên con tàu ấy.
Hôm sau khi cậu sắp trèo lên cột buồm, một chú bồi đến bảo rằng:
“Sam này, tao nghe mày cầu nguyện lúc bão tố đó. Tao không ưa làm việc dưới
khoang tàu, còn mày không quen làm trên buồm tàu. Tao với mày đổi chổ đi.”
Morris bằng lòng, thế là một lần nữa lời cầu nguyện lại được nhậm.
Khi
Morris đến trình bày với thuyền trưởng để lãnh nhiệm vụ, ông này đang say nên đánh
đấm Morris đến ngất xỉu trên sàn. Khi Morris tỉnh lại thuyền trưởng đã dịu bớt.
Cậu
đứng dậy bắt đầu làm việc như chẳng có gì xảy ra. Cậu hỏi thuyền
trưởng có biết gì về Chúa Jesus không. Những hình ảnh mờ nhạt về người mẹ và tuổi
thơ ấu trở lại trong đầu óc người thủy thủ tàn bạo, Morris quỳ xuống cầu nguyện
cho thuyền trưởng, thành khẩn và sốt sắng đến nỗi người như ông ta mà phải cúi đầu
xuống. Đó là khởi đầu cho sự thuyết phục.
Tuy nhiên, lúc ấy không có được bao nhiêu thì giờ để mà suy gẫm. Cơn
bão đã làm hư hại nhiều phần trên của chiếc tàu. Thân tàu bị bể nhiều chỗ. Khi
tới gần một hải đảo, họ thả neo để sửa tàu.
Khi thợ mộc và thợ hàn tàu bận rộn thì các thủy thủ phải bơm nước
cho tàu nổi. Morris bị đặt ở cái bơm chạy suốt ngày đêm. Công việc này đối với
một thủy thủ lành nghề cũng còn khó khăn. Thế mà Morris mới có mười mấy tuổi với
vóc người ốm yếu, mảnh khảnh lại phải làm ngang với người mạnh nhất. Cậu vừa bơm
vừa cầu nguyện, vừa cầu nguyện vừa bơm.
Thủy thủ được cho uống rượu mạnh để bớt mệt mỏi và thêm hăng hái.
Morris cũng được cho rượu nhưng cậu bảo rằng Cha trên trời đã cho cậu sức mạnh
nên từ chối. Họ bơm suốt hai tuần, sức Morris gần kiệt nhưng Thánh Linh cho cậu
sức khỏe và chịu đựng mà bẩm sinh cậu không có.
CHẾ NGỰ MỘT THỦY THỦ TÀN BẠO.
Khi họ nhổ neo ra khơi thì mọi người đều mừng rỡ. Thuyền trưởng cấp
thêm phần rượu cho tất cả. Họ đều say sưa náo nhiệt. Buổi chiều đó họ đánh lộn
nhau tứ tung. Họ gây sự vì chuyện chủng tộc, màu da. Một anh chàng Mã Lai nghĩ
rằng mình bị nhục đã rút kiếm định giết bạn. Morris đứng ra giữa mấy người Mã
Lai và mấy người bị đe dọa và ôn tồn nói rằng: “Đừng giết, đừng giết.”
Lúc ấy anh Mã Lai lại muốn cho mọi người biết là hắn định giết
Morris vì hắn ghét người da đen lắm. Thanh kiếm của hắn đã giết nhiều người Phi
Châu rồi. Hắn là một tên sát nhân nguy hiểm. Ngay thuyền trưởng cũng ngán hắn.
Khi Morris tới gặp hắn, hắn giơ kiếm lên và hét lớn như muốn chặt
vụn cậu ra. Nhưng Morris nhìn thẳng vào mặt hắn và đứng yên không nhúc nhích.
Người Mã Lai hạ khí giới xuống và đi vào giường ngủ. Kẻ tàn bạo này đã đối diện
với một quyền năng mạnh hơn con người.
Lúc ấy vị thuyền trưởng vì nghe xáo trộn, đã mỗi tay cầm một khẩu
súng ra đứng trên boong tàu để cốt hạ kẻ gây rối. Bỗng nhiên ông ta thấy đám thủy
thủ thôi đánh nhau vì sự can thiệp của Morris. Ông phải nhận rằng cậu bé Phi
Châu này có một sức mạnh thần kỳ hơn cả những thú tính của kẻ tàn bạo nhất.
Ông đi xuống boong với Morris, lúc ấy đang quỳ xuống cầu nguyện
cho tất cả thủy thủ. Đó là lần đầu tiên thuyền trưởng cầu nguyện chung, ông ta
cảm ơn Chúa vì đã sai sứ giả hòa bình đến giữa họ. Và ông cũng xưng tội, nhận lấy
sự đổi mới cho đời sống. Ông là một trong những người đầu tiên mà Morris đưa đến
tin Chúa trên con tàu ấy.
Morris thấy rằng phòng của thuyền trưởng là một cái hang tối tăm,
dơ bẩn, khói bụi và rác rến từ bao năm đọng lại ở đó. Cậu chùi rửa sạch sẽ.
Ngay cả các khí giới giết người treo trên tường cũng được chùi sáng. Một câu
Morris thường nói là: “Thánh Linh không ở chổ nào ô uế.” Thuyền trưởng vui lắm
khoe phòng mới cho các viên chức khác trên tàu.
Dần dần
Morris chiếm trọn được lòng thuyền trưởng. Lúc đầu ông còn khó chịu vì Morris
hay cầu nguyện, về sau khi nào cậu cầu nguyện, ông đứng lặng yên, tay cầm lấy mũ.
Thuyền trưởng cũng không cấp rượu cho thủy thủ nữa và các trận đánh nhau cũng
chấm dứt. Khi ấy thuyền trưởng thường hay gọi thủy thủ đến chỗ của
ông để cầu nguyện. Trong các trường hợp ấy, tiếng nói rõ ràng, mạnh mẽ của
Morris và các bài hát cậu đã học thuộc lòng từ Liberie đã chiếm cảm tình của thủy
thủ. Thuyền trưởng và thủy thủ khi hết việc thường ngồi cả giờ nghe cậu hát những
bài Thánh ca hay và truyền cảm, những bài hát không bao giờ mất quyền năng và hấp
dẫn. Khi Morris hát, nhiều tiếng hát khác cũng lần lượt hát theo cho đến khi tất
cả đều tới chỗ thèm khát Đức Chúa Trời và ân điển của Ngài.
Người Mã Lai khi trước đe dọa Morris, bị đau nguy kịch đến nỗi
không ai hy vọng rằng hắn có thể bình phục. Morris không biết tiếng của anh ta
và cũng không giao du gì với anh. Nhưng khi nghe anh này đau nặng, cậu lại bên
giường cầu nguyện cho anh ta. Anh ta lành bệnh. Người tàn bạo này trước đó
không biết gì về Đức Chúa Trời và đã sống cho tham vọng xác thịt, anh ghét người
da đen lắm và lúc nào cũng muốn tỏ ra như vậy. Tất cả giờ đây đã thay đỗi. Người
Mã Lai bây giờ có thể hy sinh cả mạng sống cho cậu bé da đen này.
Thủy thủ nói chung đều không có lý tưởng, không giống nhau một
chút gì, vì họ được tuyển chọn mọi nơi trên thế giới. Mỗi miệng nói một thứ tiếng,
mỗi lòng hướng về một quê hương. Nhưng lúc ấy tất cả đều cầu nguyện và hát cùng
Samuel Morris. Họ quên hết khác biệt chủng tộc, tiếng nói ngôn ngữ và tập quán.
Đức Chúa Trời của Morris đã trở nên Đức Chúa Trời của họ. Ánh sáng đã đưa cậu đến
với họ chiếu qua cậu quá rõ ràng đến nỗi ai cũng thấy và do đó họ tìm được một
dây thân ái mới mẽ.
NỮU ƯỚC CHÀO ĐÓN SAMUEL MORRIS
Sau năm tháng lênh đênh trên biển, con tàu đến Nữu ước. Khi cậu
Sammy xuống tàu quần áo tả tơi, không có giày dép nên khi đến bến, thủy thủ góp
một số tiền may cho cậu một bộ đồ với mũ và giày dép để lên bờ cho chỉnh tề.
Samuel xúc động quá khi thấy hải cảng đàng xa. Bao nhiêu gian khổ
nhọc nhằn đều quên cả. Ai ai trên tàu bây giờ đều là bạn, thân nhất lại là anh
chàng Mã Lai khát máu khi trước. Khi chia tay lần cuối nhiều người đã khóc như
trẻ con. Biên cương chủng tộc đã phá bỏ, họ tìm được một mối thân hữu còn hơn
ruột thịt. Sứ giả da đen của Đức Chúa Trời đã ở với họ. Nhờ cậu mà họ biết được
có một Đấng trả lời cầu xin không phân chia màu da.
Khi cầu tàu hạ xuống, Samuel là người đầu tiên lên bờ.
Cậu bước lên bến thì có một người đi qua, cậu hỏi ngay: “Ông
Stephen Merritt ở đâu hả ông”
Người này vốn có đến chỗ Stephen Merritt xin trợ giúp nên đáp
ngay: “Tôi biết ông ta, ông ấy ở đại lộ số 8 bên kia. Cậu trả tôi một đô la,
tôi dẫn đi.”
Tàu đậu ở một khu mà không ai biết tên mục sư Stephen Merritt. Nếu
không có sự dẫn dắt của Thánh Linh và đức tin của Morris thì thật khó tìm ra
ông Merritt.
Morris không có một xu, nhưng cứ chấp nhận giá cả đó và tin rằng một
đô la sẽ có. Tên ma cà bông dẫn cậu qua bao nhiêu đường phố, giữa bao nhiêu người
ồn ào náo nhiệt, đến tối thì tới nhà ông Merritt. Ông mục sư đã đóng cửa văn
phòng, đang khóa cửa thì hai người vào. Người dẫn đường bảo cậu ông Merritt đó,
ông ấy đang khóa cửa kia kìa, Morris chạy tới kêu rằng: “Tôi là Samuel Morris,
tôi mới từ Phi Châu tới đây để nói chuyện với ông về Đức Thánh Linh.”
Ông
Merritt vừa ngạc nhiên vừa buồn cười về câu chào hỏi này. Ông hỏi Morris có thơ
giới thiệu không, cậu đáp: “Dạ không, tôi không có thì giờ đợi thơ.” Stephen
Merritt
ôn tồn bảo Morris rằng: Ông đã có hẹn trước nên bây giờ không có
thì giờ, ông mời cậu vào nhà hội kế bên và đợi tối sẽ gặp.
Morris bước tới nhà hội thì người ma cà bông kêu: “Đồng đô la của
tôi đâu cậu?.” Sammy không bao giờ nghi ngờ sự săn sóc của Cha trên trời, chỉ
vào ông Merritt và nói bây giờ ông Merritt sẽ trả cho tôi cả. Ông Merritt mĩm cười
rồi đưa một đô la cho người ăn mày rồi lên xe đi.
Stephen Merritt đến chỗ hẹn xong trở về nhà. Khi sắp xuống xe ông
bỗng nhớ đến cậu bé Phi Châu và bảo người đánh xe trở lại Bethel. Ông thấy
Samuel có mười bảy người quỳ xung quanh cậu. Cậu vừa nói cho họ nghe về Jesus
và họ đang vui vẻ trong ân tha thứ của Ngài. Đó là đêm đầu tiên ở đất Mỹ. Cậu bé
da đen nói tiếng Anh không lấy gì thành thạo đã đem gần 20 người đến với Chúa.
Khi đám đông đã tan, Stephen Merritt đem Morris về nhà vì thấy cảnh tượng khác
thường đó. Lần đầu tiên cậu được đi xe ngựa, cậu sung sướng lắm. Cái cảnh một đoàn
ngựa chạy bước đều đặn như thế thì ai thấy cũng phải thích. Nhưng đối với cậu
bé Kru này, vốn được trưởng dưỡng trong rừng sâu, lại vốn có khiếu thẩm mỹ đối
với vẻ đẹp thiên nhiên của những sinh vật, thì những con ngựa hung hăng ấy làm
cho cậu thích không sao tả xiết. Khi xe ngựa về đến, ông Merritt khó làm cho mắt
cậu rời mấy đôi ngựa ấy.
Khi họ về đến nhà là một giờ sáng. Bà Merritt vẫn thức đợi chồng.
Khi ông mở cửa ra bà hỏi: “Ủa ai đây.” Thái độ lúng túng và quần áo thủy thủ của
cậu khiến ai mà chẳng ngạc nhiên.
Ông Merritt trả lời: “ Mình ơi đây là một thiên sứ bằng gỗ mun.”
Bà Merritt chưa hết ngạc nhiên hỏi: “Mình đem cậu ta đi đâu.”
Ông đáp: “Tôi đưa cậu ấy lên giường ông Giám mục.”
Bà phản đối: “Không được, đừng làm thế.” Nhưng ông cứ đi. Họ lên căn
phòng được ngăn làm chổ ở cho giám mục William Taylor khi ông ta tới Nữu Ước.
Merritt đưa Morris vào đó. Ông chỉ vẽ cho cậu bé chưa bao giờ được ngủ trên cái
giường thật sự, biết cách mở đèn làm sao, tắt đèn làm sao. Cậu lại được đưa cho
bộ đồ ngủ. Ông Giám mục to béo thành ra cậu mặc bộ đồ vào trông kỳ cục, ông
Merritt phải bật cười.
Nhưng ông ta phải ngừng bặt vì Morris xắn tay áo lên mời ông
Merritt quì xuống cầu nguyện. Linh hồn Samuel Morris bốc cháy. Ánh sáng từng dẫn
cậu từ quê hương đến tận đây phải đem chia sớt với vị chủ nhà đêm ấy. Vị chủ
nhà là người giảng Tin lành nhiều năm đã nhận được sự thăm viếng của Thánh
Linh. Trong những phút giây mà lời cầu nguyện thốt ra từ một người da đen vô học,
vị bí thư của Giám Mục Taylor đã có một mặc khải về sự thực hữu và năng quyền của
Đấng an ủi mà trước kia ông chưa từng biết.
Sáng hôm sau, khi Morris thức dậy, cậu vội vàng xếp gọn giường và
phòng, rồi đi xuống chuồng ngựa. Tại đó cậu bắt tay ngay vào việc, cậu thu vén
máng cho ngựa ăn. Ông Merritt thức dậy trễ hơn, ông đến phòng Giám mục, nhưng vị
thiên sứ đen như mun không có ở đó. Cuối cùng ông thấy cậu đang làm việc ở chuồng
ngựa, ông mời cậu ta vào nhà giới thiệu với mọi người và mời ăn điểm tâm chung.
Ông Merritt hướng dẫn cho cậu cách ăn thức ăn. Cậu đói lắm vì từ tối
thứ năm đến sáng thứ bảy cậu chưa ăn gì.
MỘT ĐÁM TANG BIẾN THÀNH MỘT CƠN PHỤC HƯNG
Ông
Merritt thật là bận rộn. Công việc Hội Thánh chiếm hết thì giờ của ông. Buổi
sáng thứ bảy đó phải chủ lễ một đám tang của một người nổi tiếng ở Harlem. Ông
chở Morris theo trên xe ngựa. Trên đường đi, ông lại đón thêm hai vị linh mục
trong Hội
Thánh nữa để phụ tá ông trong cuộc lễ. Khi vị thứ nhất trong hai vị
thần khoa tiến sĩ này nhìn vào xe thấy cậu bé da đen ngồi đó, thì lùi ra, đợi một
lát, mong rằng cậu bé rách rưới ấy sẽ bước ra. Nhưng cuối cùng hai vị đều phải
lên xe và khó chịu vì ngồi chung với một người Phi Châu quê mùa. Họ không nói
gì, nhưng đưa mắt nhìn cậu tỏ ý bất mãn.
Trên đường đi ông Merritt chỉ cho Morris nhiều nơi và thắng cảnh
quan trọng như là Celtral Part, Grand Opera House và các nơi quan trọng khác.
Nhưng Morris chú ý đến một cái gì kỳ lạ hơn những kỳ quan của thành phố vĩ đại
này. Cậu để tay lên đầu gối ông Merritt và nói: “Ông có bao giờ cầu nguyện khi đang
đi xe không?” Ông đáp ông thường có những giờ phút rất phước hạnh khi đi xe nhưng
chưa hề chính thức cầu nguyện.
Morris nói: “chúng ta cầu nguyện đi.” Rồi hai người cầu nguyện. Đó
là lần đầu tiên Merritt quỳ gối cầu nguyện trên xe ngựa. Morris nói: “Lạy Cha,
con đã bỏ nhiều tháng đến đây để gặp ông Stephen Merritt để nói chuyện với ông ấy
về Đức Thánh Linh. Bây giờ con đã ở đây, ông chỉ cho con đang xem bến tàu, nhà
thờ, nhà ngân hàng, và các tòa nhà khác. Nhưng không nói một lời nào về Đức
Thánh Linh mà con đang nóng lòng muốn biết rõ hơn. Xin Chúa hãy đầy dãy Ngài
trên ông để ông sẽ không nghỉ hay nói hay viết hoặc là giảng điều gì khác hơn
là chính Ngài và Đức Thánh Linh.
Những gì xảy ra trên chiếc xe ngựa ấy không phải là sự biểu lộ tầm
thường của thiên sũng. Ông Stephen Merritt đã dự nhiều buổi lễ các giáo sĩ dâng
mình, phong chức nhiều mục sư, chỉ định Giám mục và lễ đặt tay cho các người
thánh. Nhưng chưa bao giờ ông từng trải sự hiện diện nóng cháy của Thánh Linh
như khi ông quỳ trên xe ngựa hôm đó, bên cạnh ông là một người thuộc nhóm chủng
tộc bị khinh, không có một xu nhỏ và ăn mặc rách rưới. Cả cuộc đời Merritt đã
thay đổi hẳn trong lúc kỳ diệu ấy.
Khi mới bắt đầu lên xe, các vị mục sư này hơi hổ thẹn vì đi xe
chung với một cậu da đen rách rưới. Sau khi Morris cầu nguyện, chính hai vị này
lại cảm thấy hổ thẹn vì sự rách rưới nghèo nàn tâm linh của mình. Họ thấy rằng
quần áo của Morris không xứng đáng với con người bên trong của cậu nên theo đề
nghị của Merritt, họ đã dừng lại ngay tiệm may để mua quần áo cho cậu.
Ông Merritt bảo người chủ tiệm may cứ chọn thứ nào tốt nhứt thì
may cho cậu bé nầy. Nói xong ông đi bỏ thơ. Người chủ tiệm làm đúng y theo lời
dặn của Merritt, lại thêm có hai vị giáo phẩm là linh mục của Giám lý Hội cùng đứng
đó đó nữa, mỗi ông thêm thắt vẽ vời một tí vào bộ đồ của Sammy Morris. Sau đó,
Merritt có một nhận xét khá khôi hài rằng: “Phàm nơi nào có hai, ba vị linh mục
Giám lý trở lên, họ đều không ai chịu thua ai về lòng rộng rãi miễn là họ bắt
người khác thanh toán cho cái hóa đơn của mình.” Trong trường hợp nầy thì hai vị
linh mục tranh nhau chọn thứ hàng thật tốt để may cho cậu Sammy một bộ “côm lê”
bảnh nhất trong tiệm. Khi ông Merritt trở lại, ông thấy Samuel đang đứng ngắm
nghía cậu trong chiếc gương phản chiếu hình ảnh của Phi Châu đen tối hơn hết
trong bộ thời trang của Đại lộ Số Năm ở Nữu ước. Ông tươi cười trả tiền hóa đơn
bộ đồ mới. Thật ra, bộ đồ Samuel bận trước đó mà cậu đã cởi bỏ ra tuy có kỳ cục
thật, nhưng Merritt cho là rất quí báu. Ông đã lấy cất và trưng bày trong văn
phòng của ông nhiều năm sau đó.
Sau khi
Morris đã mặc quần áo chỉnh tề họ đi xe thẳng đến chỗ đám táng. Một đám đông người
đã đến tỏ lòng kính mến người quá cố. Stephen Merritt đã biết chắc sẽ có đông
người nên đã chuẩn bị một bài giảng tang lễ kỹ lưỡng. Nhưng lời cầu nguyện trên
xe ngựa đã cho ông tinh thần mới. Tất cả những sự cũ đã qua đi. Người ta ngạc
nhiên vì bài giảng ông giảng hôm ấy.
Các từng trời dường như mở ra khi ông quên hẳn bài giảng cũ và
tuôn ra một sứ điệp đầy tình cảm do chính Đấng An ủi hà hơi. Hai vị mục sư kia
cũng cảm thấy như vậy, trong phần thuyết giảng ngắn của họ, họ cũng thấy quyền
năng lạ lùng và họ đã phải ngạc nhiên về chính ơn hùng biện của họ.
Mọi người nghe say mê, không ai nghĩ rằng các vị diễn giả tài ba nầy
chỉ là trung gian để cho một cậu bé da đen nghèo khổ đã biến một cảnh than khóc
ra cảnh vui mừng. Mặc dù đó là do đức tin của cậu mà sự xức dầu từ trên cao đã được
ban xuống, cậu Morris chẳng nói một lời trong buổi lễ. Cậu chỉ ngồi đó, đầy dẫy
Đức Thánh Linh đến nỗi cậu dường như nhìn thấy cả con đường dẫn đến ngưỡng cửa
Thiên đàng. Cậu có thể cảm thấy cả tiếng chạm của các cánh Thiên sứ.
Lúc ấy xảy ra một việc khác thường minh chứng rằng Samuel Morris
có một năng quyền siêu nhiên chỉ đến từ Thần Linh Đức Chúa Trời. Trong lúc lễ,
lần lượt người nầy đến người khác tiến lên trước, mặc dù không ai mời, họ quỳ
xuống bên cạnh quan tài. Họ không tiến đến như những kẻ cư tang nhưng là những
kẻ ăn năn tội lỗi, họ đã được ánh sáng phát ra từ linh hồn Samuel Morris kéo đến.
SAMUEL MORRIS ĐI HỌC
Sau đám tang, ông Merritt đưa cậu về văn phòng. Trên đường đi,
Morris hỏi nhiều câu hỏi khúc mắc về Thánh Linh, đến nỗi Merritt thấy rằng ông được
học hỏi nhiều hơn là dạy dổ, kinh nghiệm tôn giáo của Morris vượt qua tri thức
ông đã hấp thụ được về vị sứ giả vô hình của Đức Chúa Trời. Đến văn phòng,
Merritt đọc cho người thư ký viết một bức thư gửi cho viện trưởng viện đại học
Taylor hồi đó ở Wayne, Indiana. Ông nói rằng ông gởi đến cho họ một viên kim cương
còn nguyên vẹn để cho họ dũa mài, để rồi đưa ra soi sáng thế gian.
Hôm sau nhằm ngày Chúa nhật, ông Merritt bảo Morris: tôi muốn hôm
nay mời cậu đi đến trường Chúa nhật. Tôi làm chủ tọa và tôi mời cậu nói chuyện.
Morris trả lời tôi chưa bao giờ đến trường ngày Chúa nhật cả, nhưng
không sao.
Ông Merritt tươi cười giới thiệu Morris là người từ Phi Châu đến để
nói chuyện với chủ tọa trường Chúa nhật của họ về Đức Thánh Linh. Cả trường cười,
giới thiệu xong, ông phải đi việc khác. Một lát sau, ông trở lại thấy trên tòa
giảng đầy thanh niên đang khóc và thổn thức. Morris đứng gần chỗ lan can cầu
nguyện.
Morris hoàn toàn bình tĩnh. Cậu bình tĩnh một cách khác thường lắm.
Khi cầu nguyện, cậu luôn luôn dùng một giọng nói như nói chuyện với bạn, cậu chỉ
nói chuyện với cha cậu mà thôi, cậu tha thiết lắm, nhưng vẫn ôn tồn. Thính giả
của cậu không bị lay động bởi hùng biện của một số nhà truyền giảng phục hưng.
Thực ra cũng không phải lời nói hay cử chỉ của cậu là đáng kể mà chính là sự hiện
diện và quyền năng Thánh Linh rõ ràng đến nỗi ai nấy đều thấy cả nơi nhóm đầy
vinh quang của Ngài.
Các bạn trẻ trong trường Chúa nhật lập tức tự động tổ chức một hội
truyền giáo Samuel Morris. Hội này cấp lo tiền bạc, chuyên chở quần áo và mọi
thứ cần dùng để gởi Samuel Morris đi học. Họ chất đầy ba cái rương gồm sách, áo
quần và các món tặng vật khác.
Sau buổi
nhóm trường Chúa nhật Samuel Morris trở về nhà ông Merritt. Theo phép lịch sự,
bà Merritt mời cậu tạ ơn Chúa khi ăn cơm. Lòng cậu đầy sự tri ân. Lời tạ ơn của
cậu với Cha trên trời làm tan chảy mọi tấm lòng. Ngay bà Merritt là người lạnh
lùng và theo lối quí phái cũng phải khóc lóc. Bà nói: cậu hãy coi đây như ở
nhà. Chúng tôi có gì cậu có nấy. Cậu lưu trú có mấy bữa mà đã làm mất đi mọi
thành kiến về chủng tộc ở trong gia đình này. Tuy nhiên, người ta định rằng phải
cho cậu đi học. Giữa tuần lễ kế đó, cậu đã chuẩn bị sẵn lên tàu đi Wayne.
Khi cậu tới đại học Taylor, ông viện trưởng T.C.Reade hỏi cậu muốn
phòng nào, Morris đáp: ông cho tôi phòng nào mà không ai chọn ấy. Tấn sĩ Reade
về sau kể lại rằng: nghe vậy tôi quay đi, vì mắt tôi đầy lệ. Tôi tự hỏi tôi rằng
có bao giờ tôi chịu nhận cái gì mà mọi người chê bỏ chăng? Tôi là giáo sư đã
lâu, tôi có dịp giao phòng cho hơn ngàn sinh viên. Hầu hết các thanh niên nam nữ
ấy đều là con nhà quí phái, nhưng Morris là người duy nhất nói rằng cho tôi
phòng nào mà không ai chọn ấy.
Một hôm, Morris đến với Tấn sĩ Reade và hỏi rằng cậu có được phép
rời trường một thời gian để kiếm tiền không. Ông Reade ngạc nhiên lắm. Morris
nói: tôi không muốn rời trường, nhưng tôi muốn kiếm đủ tiền để đưa Henry O’Neil
qua đây học. Anh ấy giỏi hơn tôi nhiều. Hai anh em tôi hầu việc Chúa chung ở
Liberie.
Ông Reade bảo cậu cầu nguyện về vấn đề đó và Chúa có phương cách đưa
O”Neil sang Mỹ. Hôm sau, Morris hớn hở đến nói với ông Reade: O”Neil sắp đến rồi,
Cha tôi đã bảo tôi thế.
Tấn sĩ Reade viết thư cho ông Merritt về việc này và được biết rằng
một vị giáo sư từng ở Liberie khi Morris và Henry đang làm công việc quí báu đó,
đã trở về Saint Louis và đang sắp xếp để đưa Henry là trái đầu tiên trong chức
vụ của Morris