HOÀNG TỬ
RỪNG SÂU
MỘT CON TIN CỦA CHIẾN TRẬN
Phi Châu đã cho thế những viên ngọc lóng lánh đẹp nhất. Nhưng những
viên kim cương này khi mới tìm thấy không có gì là đẹp cả. Chúng chỉ là những
hòn đá tầm thường, phải đem cắt mài, dũa, rồi mới thấy chúng chiếu ra những màu
sắc đẹp đẽ, lộng lẫy của chiếc cầu vồng (mống).
Phi Châu cũng đã ban cho thế giới một trong những nhà lãnh đạo
chói sáng nhất hiện tại. Kim cương phản chiếu vẻ huy hoàng đầy đủ của mặt trời
thể nào, thì cuộc đời Samuel Morris cũng phản chiếu vinh quang không phai mờ của
“chân quang” thể ấy. Nhưng sức mạnh khiến Morris trở thành nhà lãnh đạo vô địch
ấy không phải do bẩm sinh. Cần phải có các việc đẻo gọt, dũa mài thiên thượng để
đặt viên kim cương đen nhánh này vào đúng chỗ chói sáng của nó.
Lúc mười lăm tuổi, Morris chỉ là một trong những hàng ngàn cậu
trai bản xứ, ẩn mình trong những khu rừng ở Tây Phi Châu, bộ lạc của cậu là một
những sắc tộc Kru, sống trong các rừng rậm phía tây Côte d’Ivoire.
Tên thật của cậu là Kaboo. Cha cậu là một tù trưởng. Dầu Kaboo là
con trưởng, tước vị thái tử, nhưng trên đời chắc không ai khổ hơn cậu. Cậu đã từ
địa vị tự do vinh dự rơi xuống địa vị ô nhục và tồi tệ hơn tôi mọi.
Trong các miền ấy có tập tục là tù trưởng nào thua trận phải hiến
con trai trưởng làm của cầm hay con tin để bảo đảm trả hết số bồi thường chiến
tranh. Nếu của bồi thường trì hoãn thì người ấy phải chịu hành hạ khổ sở. Đó là
số phận của Kaboo.
Mỗi lần tay sai của tù trưởng hành hạ Kaboo, thì một kẻ tôi mọi người
Kru khác là người mục kích sự đánh đập ấy được sai về nói cho cha Kaboo tất cả
và cảnh cáo rằng Kaboo sẽ bị khổ sở hơn nữa nếu không cố gắng thỏa mãn đòi hỏi
của kẻ chiến thắng.
Những thương tích của Kaboo không kịp lành. Lưng cậu bị đánh nát cả.
Ít lâu sau, Kaboo kiệt sức vì mất máu và bị sốt vì phải uống nước nho có độc dược,
cậu không thể đứng lên mà cũng không ngồi dậy được nữa. Người ta dựng lên chữ
thập rồi treo Kaboo lên để đánh bổ vào lưng cậu.
CUỘC TRỐN THOÁT KỲ LẠ
Kaboo chỉ mong rằng sự chết sẽ giải thoát cậu khỏi số phận của một
kẻ bị làm con tin mà không bao giờ được chuộc. Một số người cùng bộ lạc với
Kaboo, đã bị tên tù trưởng tàn bạo này bắt làm làm nô lệ. Có người bị tố cáo là
làm phù thủy. Kaboo đã từng thấy họ bị những kẻ say sưa, điên cuồng xé thành từng
mảnh. Nhưng bây giờ số phận của cậu còn khốn nạn hơn.
Đoán rằng
cha cậu có thể không trở lại nữa, nên họ đã đào một hố sâu. Nếu đánh đập cậu
mãi mà cũng không có được của chuộc, họ sẽ chôn cậu cho đến cổ. Miệng cậu sẽ bị
mở ra và họ đổ một thứ nước ngọt hấp dẫn kiến ở gần đó tới. Bọn kiến nàysẽ ăn
thịt cậu từng phần một sau khi chúng đã ăn hết thịt, chỉ còn xương, họ sẽ đem bộ
xương để trước lều hành quyết để đe dọa những con nợ thất hứa sau đó.
Khi Kaboo bị ném lên một cái giá chữ thập để hành hạ lần chót thì
bao nhiêu hy vọng cũng như sức lực đã rời khỏi cậu. Cậu chỉ còn mong cho được
chết. Lúc ấy bỗng nhiên có sự rất lạ xảy ra. Một ánh sáng như ánh chớp lóe lên
khiến mọi người quanh cậu quáng mắt. Và một Đấng nói như lệnh truyền từ trên
cao bảo cậu đứng dậy trốn thoát. Mọi người đều nghe tiếng nói, thấy ánh sáng,
nhưng không thấy một ai.
Cùng lúc ấy, xảy ra một sự chữa lành tức thì mà khoa học không thể
chối cải cũng không sao giải thích được. Trong một chớp mắt Kaboo thấy sức mình
phục hồi. Suốt ngày ấy, cậu chưa được ăn uống gì. Tuy nhiên, cậu không thấy đói
khát hay là yếu sức. Vâng theo tiếng nói thần kỳ, cậu nhảy lên và chạy vọt như
một con nai, trước mắt ngạc nhiên của mọi người.
Ánh sáng thần kỳ đã đem đến cho cậu sức mới và tự do, từ đâu tới?
Kaboo không biết mà cũng nghi ngờ gì cả. Cậu chưa bao giờ được nghe nói đến Đức
Chúa Trời của Cơ đốc giáo. Cậu cũng không nghe gì về những công việc lạlùng của
thần hựu. Cậu cũng chưa từng biết về một Cứu Chúa đã một lần hy sinh mạng báu để
làm giá chuộc loài người. Hoàng tử trần thế vừa mới bị treo trên cây thập tự
không mơ tưởng gì đến một Hoàng tử thiên thượng đã bị sỉ nhục, đánh đập như một
tên tù phạm và đã chịu một cái chết đê hèn do sự đau đớn thấm thía từ từ trên
cây gỗ.
Nhưng Kaboo biết rõ có một sức mạnh lạ lùng và vô hình nào đó đã đến
giải cứu cậu. Lúc nãy cậu mới đau đớn, nhức nhối ngồi dậy không nổi thế mà bây
giờ cậu chạy thật nhanh được.
ÁNH SÁNG NHÂN TỪ
Kaboo ẩn trong hốc cây cho đến tối để tránh những kẻ đuổi theo.
Khi trời tối hẳn, Kaboo mới nhận ra rằng mình vừa thoát khỏi một cái chết để rồi
lại lọt vào một cảnh nguy hiểm khác. Cậu cô đơn trong rừng rậm nơi mà không ai
có thể sống một mình được lâu. Khổ nhất là chẳng những cậu không có bạn bè, khí
giới mà còn tứ cố vô thân, chẳng biết về đâu.
Cậu không dám quay về với bộ lạc và gia đình. Làm thế chỉ càng khiến
cho kẻ chiến thắng trả thù đồng bào cậu khốn nạn hơn. Cậu cũng không dám để một
ai nhận diện vì sợ họ sẽ đem nộp cậu cho kẻ đã bắt cậu để lãnh thưởng.
Giữa cảnh tuyệt vọng mới mẻ đó, một sự lạ khác xảy ra. Trong các
vùng rừng rậm ấy, lúc nào cũng tối tăm, ngay cả ban ngày cũng vậy, ban đêm thì
không thể nào đi qua được. Nhưng luồng sáng lúc trước chiếu vào chỗ hành hình cậu,
bây giờ lại rọi chung quanh cậu. Không biết đó có phải là một ánh sáng bên
ngoài hay chỉ là một sự soi sáng tâm thần đã hướng dẫn Kaboo, nhờ đó cậu đã thấy
rõ con đường đi. Cậu cần có ánh sáng ấy chẳng khác nào dân Y-sơ-ra-ên ngày xưa.
Trước kia, trong một đồng hoang vắng khác, một đoàn người nô lệ được giải phóng
cũng đã nhờ sự hướng dẫn tương trợ, khi “Đức Giê-hô-va đi trước dân sự, ban
ngày ở trong một trụ mây để dẫn đường đi; ban đêm trong một trụ lửa, để soi
sáng cho chúng.” Những con rắn hổ mang độc, rắn lục, đợi chớ cậu trên bước đi.
Một con rắn khác lơ lửng trên đầu cậu. Những ánh mắt hổ báo và nọc độc của rắn,
chưa khiến cậu sợ bằng loài người. Trong những khu rừng bao la nầy có một số
trong những giống người dã man nhất thế giới. Họ vẫn thường ăn thịt người.
Nhưng qua mọi trở ngại và nguy hiểm đó, ánh sáng nhân từ kia đã dẫn
Kaboo. Nhờ ánh sáng nầy ban đêm cậu có thể hái trái và rễ cây để ăn và vượt qua
hồ ao, sông đầy cá sấu.
Ban ngày
cậu tiếp tục ẩn mình trong bộng cây để tránh những chòi canh trong các buôn ấp.
Sau nhiều đêm đi như thế, Kaboo đến gần một đồn điền ở ngoài thị trấn, gần
bên một con sông. Cho đến lúc ấy, cậu chưa hề gặp một bóng người
nào. Chẳng một ai đã dẫn cậu qua rừng núi hoang vu để đến chỗ nầy.
Mới nhìn, cậu nhận ra rằng đây không phải một làng của dân bản xứ,
mà một nơi định cư của người ngoại quốc. Cậu không dám đến gần các cơ sở nầy nếu
cậu chẳng thấy một người Kru làm việc ở đằng xa. Kaboo đến gần người nầy và mừng
vì biết rằng mình không lọt vào tay những kẻ buôn người mà trong tay những kẻ
giải phóng nô lệ. Ánh sáng thần kỳ ấy đã đưa cậu đến một khu dinh điền gần
Monrovie, thủ đô của Libérie.
Libéria lúc ấy vẫn còn là một miền hoang vu, đặt dưới luật pháp rừng
rú. Khi Kaboo đến Monrovie thì đó là nơi duy nhất đặt dưới luật pháp văn minh.
Thế là cậu được đưa dẫn đến một chỗ thực sự an toàn.
TÊN MỚI
Kaboo tìm việc làm và được vào đồn điền cà phê làm chung với người
bạn Kru của cậu. Cậu được cấp một giường ngủ trong trại, các thức ăn và quần áo
như các lao công bản xứ khác.
Người bạn Kru đã từng nghe các giáo sĩ và đã đọc cầu nguyện. Khi
Kaboo hỏi bạn làm gì, thì người ấy đáp: “Tôi đang hầu chuyện Đức Chúa Trời.”
Kaboo hỏi: “Đức Chúa Trời của anh là ai?”
Người bạn đáp: “là Cha tôi.”
“Thế ra anh chuyện trò với Cha anh à?” Cho đến sau đó, Kaboo cũng
cứ gọi sự cầu nguyện là “nói chuyện với Cha tôi”. Đối với đức tin giống như một
đứa trẻ, cầu nguyện thật đơn sơ và thực tế như trò chuyện với một người cha dưới
đất.
Chủ nhật sau đó, Kaboo được mời đi nhà thờ. Cậu thấy một đám đông
người tụ tập quanh một bà đang nói, có người thông dịch lại. Bà kể cho họ nghe
chuyện Phao-lô tin Chúa; thể nào một ánh sáng từ trời đã chiếu thẳng vào
Phao-lô và một tiếng nói thần kỳ vang lên từ trên cao. Kaboo reo lên “tôi cũng
thấy y như thế, tôi thấy ánh sáng đó. Đúng rồi, ánh sáng ấy đã cứu tôi và đem
tôi về nơi đây”. Kaboo lúc nào cũng ngạc nhiên không hiểu tại sao mình được cứu
khỏi chết và được dẫn ra khu rừng cách thần kỳ như vậy. Lúc ấy, chỉ trong một
giây phút cậu đã hiểu được.
Kaboo đi dự thường xuyên các buổi nhóm và các lớp dạy đạo do cô
Knolls tổ chức. Cô dạy Kaboo các bài học sơ đẳng về đọc và viết Anh ngữ. Dần dần
cậu học câu chuyện lạ lùng về Chúa Jesus sanh ra trong máng cỏ; sự giúp đỡ của
Ngài đối với kẻ hèn hạ, tội lỗi bệnh tật, sự chết chuộc tội của Ngài vàsự sống
lại của Ngài. Kaboo sẵn sàng chấp nhận Đấng giải cứu linh hồn mới mẽ này tức là
Chúa không biết mà trước đây giải cứu thân xác cậu.
Nhưng Kaboo không thỏa mãn. Cậu mong có thể giảng cho đồng bào Kru
bằng chính thổ ngữ của họ: Tin lành về tình thương của Chúa là tin lành đã đem
lại sự bình an cho tâm hồn cậu. Nhưng cậu cảm thấy mình thiếu khả năng và uy
tín để làm một công việc to tát như thế.
Kaboo
không biết rằng Chúa đã dự bị sẵn một phép màu khác cho mỗi người tin Ngài qua
công việc của Thánh linh. Vì do quyền năng và huyết Đấng Christ mà có sự chuộc
tội, còn bởi quyền năng của Thánh linh tẩy sạch tấm lòng đầy cay đắng; Đức
Thánh linh kêu gọi và ban ơn cho người tin Chúa để hầu việc Ngài. Kaboo chưa từng
nghe nói về Đấng cứu giúp Thiên thượng này là Đấng chỉ hiện đến với tấc cả sự
sung mãn củaNgài sau khi người nào tin Chúa, khi người ấy biết rõ những khiếm
khuyết của mình và sẵn sàng cung hiến trọn đời sống mình cho Chúa.
Nhưng Thánh Linh cũng chính là thần chân lý đến để giúp đỡ Kaboo
hèn hạ. Vì nhiệm vụ của Đấng cứu giúp này là “cấp cứu” những kẻ nào chân thành
tìm kiếm Ngài. “Vì chúng ta không biết phải cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng
chính Thánh Linh đã cầu nguyện thay cho chúng ta bằng sự thở than không thể nói
ra được.”
Vậy nên Kaboo được khích lệ cứ tiếp tục “nói chuyện với Cha” mỗi đêm
khi đã làm xong công việc, cậu vật lộn trong sự cầu nguyện bằng một giọng thảm
thiết làm các bạn cùng ngủ chung trong gian nhà đó bực bội không còn chịu nổi.
Và cuối cùng họ bảo cậu hoặc phải yên lặng hay là đi tìm chỗ khác mà ngủ: Kaboo
lên rừng cầu nguyện.
Một đêm kia, cậu ở trong rừng đến nửa đêm. Về sau này cậu kể lại rằng:
“Tôi đi về giường ngủ, mệt mỏi và nặng nhọc, tôi nằm xuống nghỉ. Lưỡi tôi vẫn
yên nhưng lòng tôi cứ cầu nguyện. Bỗng nhiên căn phòng ngập ánh sáng. Lúc đầu,
tôi cứ tưởng mặt trời mọc, nhưng mọi người chung quanh tôi còn ngủ say cả, căn
phòng cứ sáng dần, cho tới lúc đầy vinh quang. Sự nặng nề trong lòng tôi bỗng
nhiên biến đi và tôi tràn ngập một cảm giác vui sướng từ nội tâm.
“Thân tôi nhẹ như lông hồng. Tôi có một sức mạnh khiến tôi cảm thấy
mình có thể bay được, tôi không thể giữ nỗi niềm vui, nên đã hét lên cho đến
lúc mọi người trong nhà ngủ thức dậy. Không ai ngủ được đêm đó. Giờ đây tôi là
con của Vua Thiên thượng. Bấy giờ tôi biết Cha tôi đã cứu tôi vì một mục đích,
và Ngài sẽ cùng làm việc với tôi.”
Kaboo tràn đầy Thánh Linh chỉ vì sẵn lòng đầu phục Ngài hoàn toàn.
Cậu kiếm Đức Chúa Trời như một đứa bé đang đói đi tìm thức ăn; và vì cậu đói
khát sự công nghĩa, Chúa đã sai Thánh Linh biến cải và ban quyền năng cho cậu để
trả lời cho đức tin như một em bé của cậu.
Kaboo được nhận vào Hội Giám Lý và chịu báp têm với một tên mới là
Samuel Morris. Tên này do cô Knolls chọn để nhớ tới ân nhân của cô là Samuel
Morris, một ông chủ ngân hàng ở Fort Wayne, Indiana, người đã giúp cô trong việc
giảng Tin lành. Kaboo là trái đầu tiên trong công khó truyền giáo của cô, và cô
đặt cho Kaboo tên “Samuel Morris” với cả tấm lòng biết ơn. Khi làm như thế, cô
không ngờ cái lý do không mấy người biết ấy đã đem lại danh dự lớn lao nhứt cho
tên của ân nhân cô.
NHỮNG DẤU HIỆU ĐẦU TIÊN CỦA TÀI LÃNH ĐẠO
Sau khi chịu báp têm, Samuel Morris ở lại xứ Liberie chừng hai năm.
Cậu bỏ đồn điền và đến làm những công việc lặt vặt tại Monrovie, như sơn nhà cửa.
Cậu giúp sơn trường cao đẳng Liberie. Tiền cậu kiếm được chỉ vừa đủ sống qua
ngày, nhưng Sammy (tiếng gọi tắt của Samuel) vui thỏa. Cậu rất thích thú cái
tôn giáo mà cậu vừa khám phá ra được và cậu nói chuyện với một nhà truyền giáo
trong khu vực ấy.
Kaboo thuộc lòng nhiều Thánh ca và có thể hát một cách thích thú mặc
dù có những chữ cậu không rõ nghĩa. Chẳng bao lâu, cậu nổi danh là người Phi
Châu nhiệt thành nhất và thánh thiện nhất vùng Liberie đó.
Sau khi tin Chúa không bao lâu, cậu đã đưa một thanh niên Phi Châu
khác đến nhận Đấng Christ. Có một điều trùng hợp đáng ghi nhận là cậu này cũng
là nô lệ trốn thoát khỏi ông chủ tàn bạo mà Samuel khi xưa bị giữ làm con tin.
Cậu này có mặt lúc Kaboo bị hành hình lần chót, và đã thấy ánh sáng thần kỳ và
nghe tiếng nói truyền lệnh cho Kaboo trốn đi.
Một tên
nô lệ thường thì ít giá trị hơn nếu đem so với một con tin của tù trưởng, vì thế
cậu này trốn thoát dễ dàng và đi trên một đại lộ an toàn. Cậu được làm báp têm
với tên là Henry O’Neil. Cậu xác nhận lời chứng của Kaboo về việc trốn thoát thần
kỳ của
cậu. Lời chứng của hai người đã gây ảnh hưởng lớn cho người da trắng
cũng như người Châu Phi ở Monrovie.
Một giáo sĩ ở Liberie bảo Sammy rằng cậu cần học thêm để trở thành
một mục sư cho dân tộc cậu, và phải qua Mỹ mới học được. Dù Sammy không có một
xu nào nhưng cậu vẫn hy vọng rằng Chúa sẽ cung cấp cho cậu 100 đôla để vượt đại
dương. Nhưng quyết định cuối cùng của cậu về việc đi Mỹ do từ một ước muốn quan
trọng hơn chỉ là sang để học sách vỡ.
Một hôm một giáo sĩ đọc cho Sammy nghe Giăng đoạn 14 nói về lúc Đức
Chúa Trời khởi đầu cho môn đồ biết sự hiện đến của một Đấng giúp đỡ mới đầy quyền
năng là Đức Thánh linh. Thật ra Sammy đã từng trãi ân phước của Đức Thánh Linh
trong lòng, nhưng đây là lần đầu tiên cậu được biết danh hiệu và ý nghĩa trọn vẹn
của Đức Thánh Linh. Lần đầu tiên khi cậu hiểu rằng Đức Thánh Linh hành động
trên đất này và là một thân vị thực hữu, sống động, cậu không đủ lời tả hết nỗi
vui mừng và ngạc nhiên. Cậu thấy dễ dàng gọi tiếng nói thần kỳ đã dẫn cậu trốn
thoát khỏi cảnh làm con tin mà về với Đức Chúa Trời là tiếng nói của Thánh Linh
Đức Chúa Trời đã phán với cậu mặc dầu khi ấy cậu chưa biết tiếng Ngài. Cậu để
ra nhiều ngày để đi tìm trò truyện với các giáo sĩ về Thánh Linh. Giăng đoạn 14
trở thành bài học quen thuộc của Sammy.
Cậu thường đến thăm giáo sĩ và hỏi nhiều câu rất hóc búa về Thánh
Linh đến nỗi một vị giáo sĩ bắt buộc phải thú thật: “Tôi đã nói cho cậu nghe tất
cả những gì tôi biết về Thánh Linh rồi.” Nhưng cậu vẫn nài nỉ: “Ai đã nói cho
bà biết về Thánh Linh.” Bà giáo sĩ trả lời rằng bà đã hiểu biết về đề tài này
là nhờ Stephen Merritt, thư ký riêng của Giám mục William Taylor.
Samuel Morris hỏi: “William Taylor đang ở đâu?” Giáo sĩ đáp: “Ở Nữu
ước.”
Samuel Morris tuyên bố vắn tắt: “Tôi sẽ qua đó gặp ông ta.”
Không cần thêm một lễ nghi nào, Sammy lên đường ngay, chạy thẳng
ra bờ biển. Cậu cũng không bận trí về việc kiếm cho ra 100 đô la để làm lộ phí
nữa. Thánh Linh quan trọng hơn tiền của. Ngài sẽ mở đường. Khi cậu tới nơi, một
chiếc tàu buồm đang thả neo ở bến. Cậu mừng quá. Cha cậu đã trả lời cầu nguyện.
Một chiếc thuyền nhỏ từ chiếc tàu thả xuống, vào bờ mang theo ông
thuyền trưởng và mấy thủy thủ. Khi thuyền trưởng bước lên bờ mua bán với thổ
dân và chất hàng lên thì gặp ngay một chú da đen xấu xí đến nói rằng: “Cha tôi
bảo tôi rằng ông có thể đưa tôi đến Nữu ước gặp ông Stephen Merritt.”
Thuyền trưởng hỏi: “Cha chú đâu?”
Samuel trả lời: “ Ở trên trời.”
Thuyền trưởng là một người thô bạo. Ông ta vừa chửi thề và nói:
“Tàu ta không chở hành khách, chú điên rồi.”
Samuel Morris đứng canh chiếc tàu cả ngày. Đến đêm thì thuyền trưởng
trở lại thuyền, cậu lại nài nỉ xin cho đi Nữu ước. Thuyền trưởng dọa đá cậu và
thuyền chạy ra tàu. Nhưng Samuel cứ tin lời hứa của Cha. Cậu ngủ trên cát, chỗ
thuyền đậu và cầu nguyện cả đêm. Hôm sau cậu lại bị chối từ, nhưng cậu cứ ở bãi
biển mặc dù đã hai ngày không có gì ăn uống. Hôm sau là Chúa nhật. Thuyền trưởng
và thủy thủ lại lên bờ. Khi thuyền trưởng bước lên, cậu bé người Kru ấy lại đến
nói rằng: “Cha tôi bảo tôi đêm qua rằng ông sẽ cho tôi đi lần này.”
Thuyền trưởng
nhìn cậu kinh ngạc. Đêm hôm trước hai thủy thủ đã trốn đi khiến ông ta thiếu người
chèo chống. Ông ta nhận ra Morris là một người Kru và cho rằng cậu có kinh nghiệm
đi biển như nhiều người khác. Ông hỏi: “ Chú muốn ta trả bao nhiêu?”
Morris trả lời: “Ông chỉ cần cho tôi đến Nữu ước gặp ông Stephen
Merritt.” Thuyền trưởng quay lại đám thủy thủ bảo họ dẫn Sammy lên tàu.
Samuel Morris mừng lắm. Lời cầu xin của cậu đã được nhận. Cậu đã
lên tàu đi Mỹ.
Nguyên tác của Lindley J.Baldwin
Do phòng sách Tin Lành xuất bản năm 1971