Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Thursday, July 25, 2013

Thăm Cha Mẹ Già


Vừa qua, chính phủ Trung Quốc ban hành 1 luật mới quy định con cái đã trưởng thành phải thường xuyên thăm hỏi và quan tâm đến cha mẹ già nếu không sẽ bị phạt. Luật này được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều thông tin về việc các cha mẹ già bị con cái bỏ mặc hoặc bị đối xử tệ bạc ở Trung Quốc. Thật ra, không phải chỉ có người già ở Trung Quốc mà hầu như các bậc cha mẹ già ở các nước đã và đang phát triển đều có cùng cảnh ngộ như nhau.
Đọc thêm:

Con cái bất hiếu” có thể bị phạt tù

Trung Quốc ban hành luật bắt con cái phải thăm nom bố mẹ già

 Đời hiu hắt của các cụ hưu trí
 

Để có được công ăn việc làm thích hợp, theo đuổi sự nghiệp và để có được sự độc lập về tài chính, nhiều người trẻ ngày nay phải sống xa gia đình. Chính vì thế thời gian để có thể đi thăm cha mẹ già thường chỉ có thể thực hiện vào ngày cuối tuần hay những ngày nghỉ lễ dài.
Đối với cặp vợ chồng trẻ mới có con nhỏ, thời gian càng eo hẹp hơn, không chỉ bận rộn cho việc kiếm sống mà còn phải chăm lo việc nuôi nấng, dạy dỗ, đưa đón đi học, tham gia các sinh hoạt thể thao, học thêm cuối tuần của con cái. Thời gian dành riêng cho chính vợ chồng đôi khi còn bị lãng quên. Do đó, việc đi thăm cha mẹ già thường hay bị bỏ lại phía sau.
Không phải là những người trẻ ngày này không có hiếu với cha mẹ mà chỉ là vì họ không thể bày tỏ lòng hiếu thảo đó được trong hoàn cảnh cuộc sống công nghiệp hiện đại quá bận rộn và nhiều cạnh tranh gay gắt.
 

Việc đi thăm cha mẹ già là bổn phận của con cái, là cách bày tỏ lòng hiếu thảo, để đáp lại công sinh thành dưỡng dục của đấng sanh ra mình, một khía cạnh đạo đức đã được đề cao trong đời sống gia đình và ngoài xã hội, nhất là đối với truyền thống của người Á châu. Tội bất hiếu được xem là tội lớn nhất. Người Việt Nam mình đã tôn phong chữ Hiếu lên cao, thành một “Đạo” khi người ta nói:
 Công cha như núi Thái Sơn,
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 Một lòng thờ mẹ kính cha,
 Cho trọn chữ Hiếu mới là ĐẠO CON.
Có người tương đối thành công về tài chánh, thường xuyên gởi tiền về giúp đở cha mẹ già, thuê mướn công ty dịch vụ đi thăm cha mẹ già thay mặt cho gia đình mình. Họ nghĩ rằng đó là cách để bày tỏ lòng hiếu thảo. Tuy nhiên,  tình cảm nhớ con của cha mẹ già không phải chỉ được bù đắp bằng của cải vật chất, nó là 1 nhu cầu cảm xúc nhân tính mà không một ai hay 1 vật gì đó có thể thay thế được. Càng ở tuổi về chiều nhu cầu được gặp mặt con cái lại càng thiết tha hơn. Có người nói rằng : “không có nỗi nhớ nào bằng nỗi nhớ con”.
Một mất mát lớn lao trong mọi gia đình, cái giá mà người dân phải trả để có được 1 đất nước phát triển nhanh chóng ?
Phải chăng xã hội phát triển đem lại đời sống vật chất được phong phú nhưng đời sống tinh thần và mối quan hệ gia đình trở nên lạc lõng đi?
Chính vì thế ông Chu Dung Cơ, cựu Thủ tướng Trung Quốc (1998-2003) đã có bài viết nỗi tiếng có tựa đề “Hiễu đời” để khuyên những người lớn tuổi ở trong xã hội ngày nay nên có 1 cách suy nghĩ rộng lượng mà chọn cho mình 1 cách sống thoải mải ở tuổi về chiều. Một vài câu nói rất hay được ghi ra dưới đây :
“Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.
……Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
 Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
 Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
 Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
 Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.
 Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
 Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu. Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
……Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình biết đủ thì lúc nào cũng vui.
Montréal, ngày 23/7/2013
Ngô Khôn Trí