Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Friday, July 26, 2013

WILBERFORCE




















Vào thập niên 1700, một ngôi làng nhỏ nằm ở ngoại ô Luân đôn được gọi là Clapham đã trở thành căn cứ của một số truyền đạo nổi bật và lý tưởng truyền giáo. Các sử gia gọi những Cơ đốc nhân nầy là “Đảng Clapham. Thuộc viên nổi tiếng nhất của Đảng Clapham là một chính trị gia có tầm vóc nhỏ bé tên là William Wilberforce, ông đến với Đấng Christ ở tuổi 25. Wilberforce tụ tập bạn bè của mình ở Clapham thành: “Hội đồng Nội Các” để bàn bạc các phương hướng của xứ sở và để thiết lập các chiến lược Cơ đốc, biến đảng Clapham thành một trong những nhóm thất thường nhất trong sinh hoạt xã hội Anh quốc. Từ nhóm nầy mà ra Cộng đồng truyền giáo của Hội thánh, Cộng đồng Kinh Thánh của nước Anh và hải ngoại, Cộng đồng phục vụ điều kiện tốt hơn cho người nghèo, Cộng đồng cải tổ kỹ luật nhà tù, và trên hết cả thảy, chiến dịch làm thay đổi lịch sử của Wilberforce chống lại tình trạng nô lệ.
Năm 1789, Wilberforce lần đầu tiên tuyên bố chống lại tình trạng nô lệ tại toà nhà quốc hội. Hai năm sau với một giọng khác, ông nói: “Không bao giờ, không bao giờ chúng ta bỏ cho tới chừng nào chúng ta quét sạch điều xấu hổ nầy ra khỏi danh nghĩa Cơ Đốc, tự phóng thích mình ra khỏi gánh nặng tội lỗi, và xoá đi từng dấu vết của con đường đẫm máu nầy”.
Đảng Clapham bắt tay vào vận động quần chúng và giúp Wilberforce truyền bá mọi lý luận của ông. Họ viết ra nhiều cương lĩnh công khai, in sách vỡ, dán truyền đơn, và ra sức thuyết phục các cấp lãnh đạo. Sau cùng, vào năm 1807 sau gần 20 năm làm việc, Wilberforce ngồi trong chiếc ghế bành, hai tay ôm lấy đầu mình, bật khóc, khi quốc hội ra lịnh cấm buôn bán nô lệ trong Đế Quốc Anh. Cuối đêm hôm ấy, Wilberforce rạng rỡ xây qua người bạn mà nói: “Nầy, Henry ơi, chúng ta còn phải bỏ cái gì nữa đây?”
Tình trạng nô lệ đã được bãi bỏ là thế đấy. Wilberforce nhắm vào 20 năm tới để lo giải phóng trọn vẹn tất cả các nô lệ trong Đế quốc Anh. Ông đúng là một con người như đã được mô tả, cứ mở ra nhiều chiến dịch không ngừng nghỉ cho tới khi sức khoẻ không còn nữa và ông trở thành một người chỉ nằm chờ chết. Bạn bè ông lo hoàn tất cuộc chiến ấy. Đến ngày 26 tháng 7 năm 1833, dự luật hủy bỏ tình trạng nô lệ đã được chuyển sang quốc hội. Các tin tức dồn về cho Wilberforce hay trên giường bịnh, ông đang nằm chống tay trên giường, im lặng mĩm cười, rồi nói: “Cảm tạ Đức Chúa Trời vì con còn sống để chứng kiến ngày [hôm nay]”.
Ông qua đời ba ngày sau đó, công việc của đời sống ông đã hoàn tất. 
“Thần của Chúa Giê-hô-va ngự trên ta; vì Đức Giê-hô-va đã xức dầu cho ta, đặng giảng Tin lành cho kẻ khiêm nhường. Ngài đã sai ta đến đặng rịt những kẻ vỡ lòng, đặng rao cho kẻ phu tù được tự do, kẻ bị cầm tù được ra khỏi ngục” (Ê-sai 61.1).

Sưu Tầm