NÓI VỀ TÂY BAN NHA
Ngay cả sau khi thiết bị phát thanh được dời
về Monte Carlo, Tangier vẫn tiếp tục được dùng làm phòng sản xuất phát thanh
chính. Toàn ban tiếng Tây Ban Nha ở lại Bắc Phi, chỉ cách đất liền mười sáu dặm
- hai giờ đi thuyền. Miếng đất xinh đẹp thuộc quyền sở hữu của chúng tôi, có được
thiết bị ghi âm tốt. Có vẻ hợp lý khi vẫn để cơ cấu đó tại chỗ cũ. Các chương
trình Tây Ban Nha được soạn trên băng ghi âm và gửi máy bay qua Monte Carlo.
Thiết bị thu phát thanh trong nhiều nước giúp ban phụ trách phát thanh địa
phương tiếp cận được nhu cầu cùng nguyện vọng của đối tượng phát thanh. Chúng
tôi tin chắc cách tuyệt đối là phải đích thân gặp gỡ dân chúng tại nhà riêng họ
để liên kết việc soạn chương trình với những nhu cầu chân thành của thính giả.
Thật phấn khởi thấy Đức Chúa Trời hành động qua ban tiếng Tây Ban Nha - nhóm
đông thứ nhì trong số hai mươi bốn nhóm ngôn ngữ. Tây Ban Nha cho thấy một
trong những cơ hội lớn nhất của việc phát thanh Phúc Âm, bởi lẽ nhiều tín hữu
có ít cơ hội thông công Cơ Đốc, hầu như hoàn toàn nhờ vào chiếc máy ra-đi-ô để
có được khích lệ và nuôi dưỡng thuộc linh.
Dưới sự chỉ đạo tài ba của Miguel và Maria Valbuena, công việc của ban tiếng
Tây Ban Nha tại phòng thu phát thanh Tangier tiếp tục phát triển. Miguel và
Maria, cả hai đều biết nhiều Kinh Thánh, là những người duyên dáng, có tài khôi
hài thật linh động và giàu lòng nhân ái.
Maria được cử vào Phân Ban Thiếu Nhi Tây Ban Nha, thật xuất sắc với công tác soạn
và thực hiện chương trình. Nổi tiếng đối với nhiều ngàn người hâm mộ thường gọi
là Tita Maria (Dì Maria), chị đã sản xuất được chương trình kịch có sức thu hút
người lớn cũng như trẻ em nghe ra-đi-ô. Thật ra, cho dù người lớn có thể là
không muốn nhìn nhận, nhưng chương trình của chị được xếp loại phát thanh phổ biến
nhất! Những chương trình này cùng với những chương trình tiếng Tây Ban Nha khác
đều được nghe từ Monte Carlo, suốt giờ nghỉ trưa, và từ Bonaire trong những giờ
khuya vắng.
Miguel không chỉ là một giáo viên dạy Kinh Thánh cực kỳ tài ba, mà anh còn viết
Hình ở trang 125: Tiến sĩ Freed trong chuyến
viếng thăm Tây Ban Nha lần đầu
nhiều sách tiếng Tây Ban Nha dùng cho việc
nghiên cứu Kinh Thánh cá nhân.
Hoàn toàn tin vào giá trị của sự tiếp xúc trực tiếp cá nhân, anh đã triển khai
một hệ thống theo dõi chăm sóc cho những thính giả viết thư về đài. Một bản đồ
khổng lồ trong văn phòng anh được gắn bằng những đinh ghim nhiều màu để chỉ ra
vị trí của thính giả khắp 4.000 làng mạc và tỉnh thành trên lục địa Tây Ban
Nha. Miguel và ban phụ trách cũng hài lòng với sự quan tâm của nhiều ngàn tín hữu
cùng người tìm hiểu đã viết thư ghi danh học Khóa Kinh Thánh Hàm Thụ Tây Ban
Nha. Phần này trong chương trình theo dõi chăm sóc cung ứng cho Cơ Đốc nhân
trong nước dụng cụ để chia sẻ niềm tin - các thành viên thường tập họp láng giềng
cùng bạn hữu về nhà mình để nghiên cứu các bài học chung với họ.
Gia đình Valbuenas thường từ Tangier trở về Tây Ban Nha để thăm các nhóm tín
Hình ở trang 126: Giám đốc Ban tiếng Tây
Ban Nha là Miguel cùng với vợ là Maria đang xem bản đồ Tây Ban Nha
hữu họp lại học hỏi và cầu nguyện - một số
đã tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa qua các buổi phát thanh - hoặc các cá
nhân có nhu cầu đạc biệt. Một số mục sư thuộc phái Phúc Âm ở địa phương cũng hỗ
trợ ban phụ trách Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới qua việc tiếp xúc chăm
sóc những người quan tâm đến chương trình trong cộng đồng.
Juan Federico, một thành viên trong ban phụ trách về Tây Ban Nha, thường xuyên
đi xe gắn máy khắp Tây Ban Nha để thăm viếng đồng bào, đưa dắt họ đến với Đấng
Christ, thờ phượng và cùng cầu nguyện với họ, lắng nghe những niềm vui cùng nỗi
đau lòng của họ, và lúc nào cũng tiếp cận với những nhu cầu cấp bách cùng thuộc
linh của con người mà anh thấy là có thể giải quyết được qua các chương trình
phát thanh.
Có vài yếu tố được xem là trên hết trong mọi hoạch định cùng đánh giá của chúng
tôi, cho dù là thuộc nhóm ngôn ngữ nào. Chúng tôi có thực sự tiếp cận được với
những người đang ngồi nghe trước máy ra-đi-ô của họ không? Những sứ điệp được
soạn trong phòng thu phát thanh cách biệt lặng lẽ có thực sự liên quan tới cảnh
sống căng thẳng của thế giới hằng ngày tuy cô độc nhưng bận rộn không? Liệu
chúng tôi có mang lại hỗ trợ thực tế cho những quyết định, khích lệ hằng ngày
trước những bổn phận nhàm chán bắt buộc của từng cá nhân không? Chúng tôi có sắp
xếp những buổi phát thanh vào giờ mà mọi người có thể nghe được không? Chúng
tôi có phát sóng vào giờ thuận tiện nhất cho những người trông chờ vào sự thông
công của chúng tôi không? Có những kết quả nào rõ rệt không? Chúng tôi tin cậy
vào những câu trả lời “có.”
Để dâng vinh quang cho Đức Chúa Trời, chúng tôi có thể nói rằng từ lúc bắt đầu
các buổi phát thanh bằng tiếng Tây Ban Nha, đã có hơn 50.000 thư do thính giả
Tây Ban Nha gửi đến. Ngoài ra, những thư cám ơn cũng vẫn tiếp tục đến từ dân
chúng thuộc hai mươi ba quốc gia có ngôn ngữ chính là Tây Ban Nha.
BÙNG CHÁY MỐI QUAN TÂM NƯỚC PHÁP
Khởi điểm của ban Pháp ngữ bắt đầu từ khi
Ba tôi ở Beatenberg, Thụy Sĩ, sau thời gian Mẹ tôi qua đời. Ông không trở lại với
công việc ở Tangier sau những ngày khủng hoảng đó, vì chúng tôi có một thanh
niên giỏi giang phụ trách ở đó. Đúng ra, sau một năm ở với em gái tôi cùng gia
đình ở New Jersey, ông quyết định cư ngụ tại Beatenberg, nơi mà lúc nào ông cũng
được chào đón như diễn giả cho các kỳ hội đồng, và cũng có thể vạch ra kế hoạch
cho văn phòng của chúng tôi tại đó. Sắp xếp như vậy giúp ông thấy mình hữu dụng
và không cảm thấy mình là gánh nặng cho bất cứ gia đình giáo sĩ nào cả.
Tháng Ba 1960 Ba tôi tái hôn. Trong thời gian sống tại trụ sở Truyền Giáo Bắc
Phi tại Tangier, ông gặp Norah Chambers, một giáo sĩ điều dưỡng lúc ấy đang là
nhà truyền giáo trong bệnh viện cho các nữ bịnh nhân người Moor. Bà trở thành
người bạn đời tuyệt diệu của Ba tôi và là một nhân sự tận tình với ban phụ trách
chương trình phát thanh của chúng tôi.
Trong khi họ đang sống ở Beatenberg, có hai anh em, tốt nghiệp Beatenberg Bible
Institute, trở về trường dự hội đồng. Cả hai đều là những nhà truyền giảng Phúc
Âm trong vùng nhỏ bé đó của xứ đã từng bị tung qua tung lại giữa Pháp với Đức rồi
lại Pháp - tức vùng Alsace-Lorraine - nhưng dân chúng ở đó lại chủ yếu nghiêng
về Đức hơn là Pháp. Anh em Buhrer tổ chức các trại chiến dịch và đích thân viếng
thăm khắp vùng Alsace-Lorraine, trở nên rất thân thiện với dân chúng, là những
người nói thổ ngữ tương tự như tiếng Đức-Thụy Sĩ.
Anh em Buhrer trở lại Beatenberg rất thường xuyên do sự sắp xếp rời rộng đối với
những sinh viên tốt nghiệp Bible Institute (Viện Kinh Thánh). Không hề bị ràng
buộc, bất cứ cựu sinh viên nào cũng có thể tới trung tâm hội nghị và ở lại tùy
thích, mà khỏi phải trả một đồng. Chuyến viếng thăm như vậy khơi dậy trong họ mối
quan tâm đối với việc phát thanh.
Họ nói với Ba tôi: “Đây sẽ là cơ hội tuyệt diệu cho nước Pháp. Việc truyền giáo
thật khan hiếm ở đó.”
Ba tôi nói với họ: “Chúng tôi có phương tiện và chúng tôi sẽ rất vui. Tôi tin
chúng tôi có thể gửi được tín hiệu rõ ràng vào đất Pháp với ăng ten thích hợp.
Nhưng phải có người trả chi phí cho chương trình. Chúng tôi không có nguồn tài
chánh vô hạn để cứ gia thêm và gia thêm mãi. Tiền phải được cung ứng.
Robert Buhrer hỏi: “Ông có thể giao trách nhiệm cho tôi để xem tôi có thể làm
gì được không?”
Trọn một năm trôi qua, chúng tôi chẳng nghe tin tức gì từ anh ta khác hơn là sự
quan tâm bùng cháy lúc đầu đó. Trở lại Beatenberg, anh ta bảo với chúng tôi rằng
anh đã ghi nhận sự quan tâm của một số doanh nhân Pháp tại Strasbourg. Một lần
nữa, cũng lại là chuyện về công việc xoay quanh một người - Buhrer nắm bắt được
khải tượng về điều có thể làm giữa vòng người dân Pháp. Chúng tôi đã nói chuyện
với nhiều người khác cũng quan tâm, những người rất tốt khắp nước Pháp quan tâm
tới việc đem sứ điệp của Đức Chúa Trời đến cho người khác. Nhưng không một ai
trong họ thực sự mang lấy gánh nặng về phương tiện đặc biệt này cho tới khi Đức
Chúa Trời cảm động Robert Buhrer.
Lúc đầu anh có vẻ là người ít triển vọng nhất, chỉ biết rất ít tiếng Pháp.
Nhưng anh được Đức Chúa Trời chọn. Khi được bàn tay Đức Chúa Trời chạm đến, anh
hoàn toàn tận hiến, và nhờ sự lao khổ bất tận của anh mà toàn phân ban Pháp ngữ
đã trở nên hiện thực. “Ấy chẳng phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi
năng lực, bèn là
Hình ở trang 130:(Trên): Bà Norah Freed,
phụ trách phát thanh chương trình “Phụ Nữ Nói Với Phụ Nữ”
(Dưới): Tiến sĩ Ralph và Norah Freed
bởi thần ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy”
(XaDr 4:6). Khi Ngài kêu gọi một người, và người đó
nói vâng, thì không có hạn chế trong điều có thể thực hiện được qua quyền năng
của Thánh Linh Ngài.
Một lần nữa đây cũng là do phép lạ của Đức Chúa Trời đã đưa con người có thể
làm được nhiều việc đến cho chúng tôi. Thông thường chúng tôi nghĩ tới việc lập
các ủy ban và phân ban. Chúng tôi sẽ chia nước Pháp thành nhiều hoặc ít vùng bằng
nhau, do một người phụ trách một phần. Nhưng cách của Đức Chúa Trời là chọn một
người.
Chưa tới một phần trăm dân số Pháp có thể xem là thuộc phái Phúc Âm thậm chí
theo kiểu xa xa. Với quá ít người dấn thân trong công việc Chúa, cho nên gánh nặng
lúc nào cũng đè lên vai từng người trong số ít đó. Cùng một nhóm người lãnh đạo
phải phục vụ trong hầu hết các ủy ban và ban ngành. Một người giải thích:
“Chúng tôi không có đủ năng lực và sức lực để làm mọi thứ cần phải làm. Nhưng
chúng tôi sẵn sàng làm điều mình có thể làm.”
Tầm cỡ của cộng đồng theo phái Phúc Âm cũng ngụ ý nguồn tài chánh eo hẹp cho một
chương trình nặng như các buổi phát thanh. Nhưng một người - nhút nhát, không
có vẻ gì là nhiệt tình - đứng lên nói: “Tôi tin là Đức Chúa Trời muốn chúng ta
làm vệc này.”
Những người khác vặn lại: “Tuyệt lắm, nhưng chúng ta lấy đâu ra nguồn tài chánh
để xúc tiến chớ?”
“Tôi không biết. Nhưng tôi biết mình có một Đức Chúa Trời vĩ đại, và tôi tin
Ngài sẽ giúp chúng ta xúc tiến.”
Buhrer đã bỏ các chiến dịch truyền giảng riêng của anh để dành trọn thì giờ cho
công việc phát thanh. Tại Strasbourg, anh bắt đầu tiếp xúc với dân chúng. Và một
khi Robert Buhrer đã bắt đầu kích động người khác thì lời nói của anh bắt đầu
lan ra như lửa bừng bừng.
Một xí nghiệp nọ chế tạo một loại gỗ ép, và Buhrer nẩy sinh ý nghĩ rằng nếu Cơ
Đốc nhân đi lượm dăm bào, họ có thể đem bán cho xí nghiệp này, và dùng tiền cho
việc chi phí phát thanh.
Buhrer đến với một bác sĩ, hỏi: “Đức Chúa Trời có thực sự giúp ông trong nghề y
không? Nếu Ngài cho thêm ông một bệnh nhân nữa, ông có thể dâng khoản thu nhập
từ bịnh nhân mới đó cho Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới không?
Hình ở trang 132: Robert Buhrer, trưởng
ban đầu tiên của ban Pháp ngữ trong Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới
Thêm một bác sĩ nữa bắt đầu đánh dấu bịnh
nhân thứ năm bước vào cửa là “bịnh nhân của Chúa.” Bất cứ khoản tiền nào bịnh
nhân đó trả, ông đều dâng cho việc phát thanh.
Một thợ đóng tủ mỗi tháng đóng một cái tủ đặc biệt, bán đi, rồi lấy tiền dâng
cho việc phát thanh.
Với nông gia, Buhrer nói: “Chắc anh không phiền lòng nếu dâng một con trong bầy
heo này cho Chúa phải không?” Khi đã bằng lòng, nông gia ấy nuôi con heo đặc biệt
đó, đem bán, và tiền thu được dâng vào các buổi phát thanh nói tiếng Pháp của
Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới.
Hoặc ông nói: “Nếu Chúa ban phước cho ông có những lứa heo đẻ nhiều con hơn, liệu
ông có sẵn sàng dâng mấy heo con đẻ thêm đó cho Ngài không?” Khi nông gia nói:
“Tôi sẽ vui làm điều đó,” là anh để riêng thu nhập từ việc bán mấy heo con đó
cho quỹ phát thanh.
Một nhân viên phục vụ tại trạm xăng dâng hiến tất cả lợi nhuận suốt một ngày
bán mỗi tháng.
Những người khác thu gom giấy bìa cứng đem bán lấy tiền gửi dâng vào chương
trình phát thanh.
Buhrer đi từ làng qua làng, từ thành phố tới thành phố, gieo rắc mối quan tâm
cùng nhiệt tình. Không có giới hạn trong điều Đức Chúa Trời có thể làm với lòng
sốt sắng của ông.
Những người không có nhiều tiền lại mang tới những quà tặng không đoán trước được,
bác bỏ lời nói bảo rằng “chẳng ai thực sự quan tâm đến nước Pháp.” Khi Chúa dẫn
dắt một tấm lòng thì không hề có đất nước nào là cằn cỗi cả. Mọi túi tiền đều nới
lỏng khắp các tỉnh thành. Một người cao tuổi cảm động vì những sứ điệp phát
thanh, đã viết: “Tôi muốn dâng món quà nhỏ.” Đó là một bịch tiền bằng kim loại,
150 đồng tiền vàng loại hai mươi đồng - 3.000 Mỹ kim!
Nhờ tất cả những việc làm khác thường này mà người dân Pháp có thể nghe được
các chương trình phát thanh hằng ngày hoàn toàn do chính đồng bào mình biên soạn
và bảo trợ. Bốn hoặc năm người tại Strasbourg đã lập thành bộ phận nòng cốt. Một
người đặc biệt dâng nhà để xe thật lớn của mình làm chỗ thu phát sóng, và họ tập
họp lại xây trang thiết bị, hiện nay có thể đáng giá khoảng giữa mười và mười
lăm ngàn Mỹ kim.
Tổng chi phí xây dựng các chương trình trong tiếng Pháp được hỗ trợ bởi những
cá nhân người Pháp không những chỉ bản thân họ muốn nghe Lời Đức Chúa Trời, mà
còn muốn người khác nghe nữa. Một thanh niên phụ tá xuất sắc người Pháp hiện
nay mang một máy thu băng chuyên nghiệp loại xách tay đi khắp nước Pháp, ghi âm
những sứ điệp từ các diễn giả truyền giảng Phúc Âm để dùng trong các buổi phát
thanh. Tại phòng thu phát sóng ở Strasbourg, các chương trình được biên tập bởi
một chuyên viên kỹ thuật phát thanh làm việc tòan thời gian, sau đó băng được gửi
đi Monte Carlo để phát về lại Pháp.
Chính ông Buhrer cũng không nói tiếng Pháp lưu loát lắm, nên ông không nói
trong các chương trình phát thanh. Ông đưa những người khác vào giảng sứ điệp
trong khi vẫn tiếp tục đẩy mạnh phía sau sân khấu. Hàng triệu truyền đơn phổ biến
chương trình phát thanh Phúc Âm được in và phát ra. Tiền để mời diễn giả đặc biệt
tới phòng thu thanh thường được quyên góp. Càng ngày càng có thêm chương trình
được biên soạn và phát đi. Ông là con người thực sự mang gánh nặng về dân tộc
Pháp. Đáp ứng vẫn liên tục. Trong số nhiều người khác, có một phụ nữ, sau khi
nghe chương trình phát thanh, tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa. Sau đó bà đi
ra nói về Ngài cho hàng xóm. Kết quả là họ có được những nhóm cầu nguyện hằng
ngày. Hiện nay trong vùng bà có nhiều nhóm khác nhau gặp gỡ mỗi ngày trong tuần
để cầu nguyện cho các chương trình phát thanh bằng tiếng Pháp. Và thế là hiệu
quả của công việc cứ nhân lên mãi.