Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Saturday, March 16, 2013

Phật giáo Việt nam



1/. Tình trạng Phật giáo ở các thời Đinh-Lê-Lý-Trần :
Dựa theo các sử cũ, Phật giáo truyền vào đất Giao châu rất sớm bởi các tăng đoàn Ấn Độ, Trung quốc, nhưng không kết quả được gì. Mãi về sau có hai ngành Thiền chánh thức truyền sang Việt nam mạnh mẽ nhất là Thiền Tỳ Ni da Lưu chi và Vô ngôn thông.
Thiền sư Tỳ Ni Lưu chi (Vinitaluci) là người Ấn Độ qua Trung quốc qui y Phật giáo và sang Việt nam truyền đạo các thời Đinh Lê Lý Trần, cũng phát xuất từ Thiền sư nầy, ông được tôn làm Việt nam Phật giáo Tổ sư.


Còn Thiền sư Vô ngôn Thông là người Trung quốc sang Việt nam cùng lúc với Tỳ Ni da Lưu chi, nhưng ngành nầy không thịnh hành và sau đó tàn lụn.

Ngành Thiền Da Lưu chi lưu truyền qua các triều đại Đinh Lê Lý Trần, phát sanh ra nhiều Thiền sư danh tiếng có công với đất nước như Sư Khuông Việt, Pháp sư Ngô Chân Lưu, Pháp sư Đổ Thuận, Quốc sư Vạn Hạnh, v. v. . . Thiền nầy thuộc tông Lâm Tế, nhưng Mật tông cũng đã lẫn lộn mạnh vào. Giới tu sĩ xuất gia, hay cư sĩ tại gia rất đam mê bùa chú và họ tin rằng ai giỏi bùa chú pháp thuật sẽ dễ giác ngộ thành Phật. Hàng tu sĩ Hoa-Việt hầy hết đều tin tưởng môn Mật tông, nhưng giới luật của Thiền sư Qui Sơn Linh Hựu soạn ra rất hạn chế giới tu sĩ học theo.

Trong các tăng truyện có ghi lại truyện Sư Không Lộ sang Trung quốc dùng bùa thuật đánh cắp đồng đen của vua Trung quốc đem về nước đúc chuông. Truyện Sư Từ Đạo Hạnh vô núi tu luyện thần chú Đại bi, sau về tử chiến với Lão Tổ để trả thù cha là Từ Vinh bị Tùng Hiền hầu (em vua Lý) giết chết. 

Các triều đại Đinh Lê Lý giới Thiền sư có công phò vua chống xâm lăng. Phật giáo lúc ấy còn phôi thai ít người theo, nên giữ được kỷ cương trong nhà chùa, do đó được vua chúa trọng dụng. Triều nhà Lý, Phật giáo rất được sùng thượng và công nhận là Quốc giáo. Vua Lý thái tổ (Lý Công Uẩn) nguyên là một đứa con hoang của một mụ vãi đem cho Thiền sư Lý Khánh Vân, được đặt tên là Lý Công Uẩn. Lớn lên được Sư Vạn Hạnh dạy dỗ học hành, rồi đưa vào triều làm quan. Sau thấy Lê Long Đỉnh thất chính, Sư Vạn Hạnh mưu cùng tướng Đào Cam Mộc phế Long Đỉnh, tôn Lý Công Uẩn lên ngôi dựng nên nhà Lý. Bởi đó, vua Lý rất sùng thượng Phật giáo, xuất tiền công dựng chùa đúc tượng đúc chuông khắp nơi. Phải công nhận rằng chính nhờ ảnh hưởng Phật giáo ma các vua đầu nhà Lý (Thái tổ, Thái tôn, Thánh tôn, Nhân tôn, Anh tôn) rất nhân hậu sáng suốt, làm cho Đại Việt thuở ấy vô cùng hùng mạnh. 


Phật giáo được ưu đãi, giới tu hành vô số, thế mà kẻ thành Phật, thành Bồ tát thì không có, còn hạng sư hổ mang, thuồng luồng quá nhiều, Nho giáo lấy cớ ấy lần lần đánh bật Phật giáo ra khỏi triều chánh. Giáo lý Phật đà đã không cứu chuộc tội lỗi cho ai và bế tắc trong sự giải thoát, các vua cuối triều Lý mê muội tin theo những sự dị đoan, vì cớ đó Trần Thủ Độ lấy quyền thế đuổi vua Lý Huệ Tôn vào chùa Chân giác làm sãi, rồi cướp ngôi nhà Lý. 


Trần Thủ Độ có tư tưởng sùng thượng Nho gia hơn, cho nên lập nhà Trần, tôn cháu mình là Trần Cảnh lên ngôi (Trần Thái Tôn), không quan tâm đến Phật giáo nữa. Tuy vậy ảnh hưởng Phật giáo vẫn còn sâu đậm trong giới quí tộc, do đó về sau có phái Trúc lâm hoặc như Thiền sư Tuệ Tạng. 


Phái Trúc lâm do vua Trần Thái Tôn sáng lập sau khi trao ngôi cho con để làm Thái Thượng Hoàng. Thái Tôn qui y vào tu tại núi Yên tử, lập ra phái thiền nói trên. Có lẽ nhà vua quá thống hối ăn năn vì nghe lời Thái sư Trần Thủ Độ cướp vợ của anh mình là Trần Liễu, trong lúc bà Thiên thánh Công chúa nầy đã có mang ba tháng. Theo sử nhà Phật, thì Thượng Hoàng Thái Tôn tu thành đạo tự xưng là Giác Hoàng Điền Ngự tổ Phật. Xưa nay Phật giáo Ấn-Hoa-Việt chưa có vị sư nào tu hành tự xưng là đã giác ngộ thành Phật, vậy mà vua Thái Tôn tự xưng, điều nầy đáng nghi ngờ khó tin. Kế Giác hoàng Điền Ngự có Nhị tổ Huyền Trang, tam tổ Pháp Loa, rồi sau đó thất truyền. 
Phật giáo đời Lý còn giữ ít nhiều sắc thái của Phật giáo Trung quốc, sang đời nhà Trần, Thiền Trúc Lâm đã tự tạo cho mình một sắc thái đặc thù độc lập, cách thức thờ phượng tụng niệm, lễ bái khác hẳn Trung quốc. Trái lại phù hợp với tâm hồn Phật tử Việt nam hơn. Khuynh hướng của ngành Thiền Trúc lâm được giải giảng trong các Thiền viện Việt nam qua các thời đại cho đến khi các tăng đoàn người Minh hương sang hai xứ đàng trong và đàng ngoài thời chúa Nguyễn Phúc Trần, thì bị tiêu diệt. Kể từ đây Phật tử Việt nam không còn theo Phật giáo Việt nam của đời Trần nữa, mà theo Phật giáo của Trung quốc truyền sang rất phức tạp. 


Gần cuối đời nhà Trần, chính trị suy sụp, phái Thiền Trúc lâm sau đời tam tổ Pháp Loa lần lần suy sụp, Phật giáo cũng tàn lụi từ từ. Lúc nầy giới tu sĩ quá nhiều nương náu đầy chùa chật miếu, họ trốn đời đội lớp nhà tu bày vẽ trăm đường. Hồ Quý Ly chấp chưởng quyền bính triều Trần, thấy trái tai gai mắt, bèn xin vua mở khoa thi gạn lọc một số hòa thượng chân tu cho chùa, kỳ dư buộc phải hoàn tục và sung vào quân ngũ đi đánh giặc.


Cuối các đời vua Nghệ tôn, Thuận tôn, Hồ Quý Ly chuyên quyền, diệt nhà Trần lập nhà Hồ. Hồ Quý Ly không ưa Phật giáo, suốt mấy năm trị nước, ông hạn chế việc tu hành, nhờ đó tệ trạng trong nhà chùa giảm bớt. 
Con cháu nhà Trần là Trần Thiên Bình sang Trung quốc cầu cứu nhà Minh. Lợi dụng cơ hội, Nhà Minh sai Trương Phụ, Mộc Thanh kéo quân xâm lăng nước ta, đặt ách thống trị mươi mấy năm trời. Phật giáo Trung quốc lại ồ ạt truyền sang, họ mất hẳn chánh thống kinh điển, biến thành một thứ tà giáo dị đoan, bày đủ lễ nghi cúng bái phù phép, làm hại cho thuần phong mỹ tục Việt nam không ít.


Phật giáo thời Hậu Lê quang phục và Hậu Lê Trung hưng.


Các nhà viết sử chia nhà Hậu Lê làm hai thời kỳ: từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng là thời Hậu Lê quang phục; từ Lê Trang tôn (Lê Huy Ninh) đến Lê Chiêu Thống (Lê Duy Kỳ) là Hậu Lê Trung Hưng. Bây giờ ta tìm hiểu Phật giáo trong thời Hậu Lê quang phục.


Trong thời Hậu Lê quang phục, Phật giáo Đại Việt không còn là Phật giáo Trúc lâm thời Trần nữa, mà chính là Phật giáo pha trộn đủ thứ của Trung quốc. Thời Trần trong các chùa viện chỉ có thờ Phật. Lúc đất nước và đạo pháp suy vi, hàng tu sĩ dùng bùa chú mê hoặc lòng người làm kế sanh nhai, gây nên các chuyện ô uế khác. Đến đời Hậu Lê, Phật giáo lúc nầy càng suy vi, suốt 18 năm nô lệ nhà Minh, giới tăng sĩ Trung quốc sang Việt nam truyền giáo bày vẽ trong chùa nhiều chuyện như thờ Quan Công, bày đặt Nam hải quang lâm, đốt vàng mả, quẻ xâm đế quân, những sao giải hạn, v. v. . . Quần chúng Việt nam cứ mê muội tin theo không phân biệt được chánh tà, phải trái. Tệ trạng đó kéo dài cho đến ngày nay. Suốt thời Hậu Lê quang phục, ba đạo Nho-Lão-Phật đều tàn tệ như nhau, họ hầu như kết ước lập ra chủ trương “Tam giáo đồng lưu”. Trong Phật giáo lẫn lộn Hoàng Lão và ít nhiều tư tưởng Nho gia; giới phù thủy Hoàng Lão cũng đọc kinh chú như nhà chùa, có khi cạo đầu mặc áo nâu sòng nữa. Một số hủ nho cũng đội lớp nhà tu mượn nghề phù thủy đồng bóng làm kế sinh sống. Chính các nhà viết Phật giáo sử Việt nam như các ông Thúc Ngọc Trần văn Giáp, Thượng tọa Thích Mật Thể, Nguyên Lang, v. v. . . cũng phải thành thật công nhận. 

Các vua nhà Hậu Lê quang phục không quan tâm đến nhà chùa, nên họ tha hồ gây tội lỗi. Phật giáo lúc nầy không còn nữa, tất cả theo đạo “Tam giáo Đồng Lưu” hay một thứ đạo thập cẩm từ Trung quốc. 


Than ôi, Phật đà cũng không cứu nổi ai hết, mà bây giờ theo cái đạo thập cẩm nầy thì linh hồn kẻ theo đạo đi về đâu ? Trong các thời Lê Huy Mục, Lê Tương Dực, giới luật trong thiền môn không ai giữ gìn, một số lớn tu sĩ vẫn có gia đình, vẫn ăn cá thịt. Tuy rằng thỉnh thoảng triều đình có mở vài kỳ thi minh kinh, để khảo hạch chúng tăng, nhưng cũng chỉ hình thức bên ngoài. Bởi thế, trong thời Hậu Lê quang phục, trong giới thiền lâm không có một tăng sĩ nào nổi tiếng và không để lại một tư tưởng, hay công trạng hoặc sách vở nào. 


Sang thời Hậu Lê Trung Hưng, thi đạo Phật cũng y như thời trước, chỉ có đàng trong, Phật giáo có chuyển mình. 


Nguyễn Hoàng là con của Nguyễn Kim sợ họ Trịnh , nên tìm cách trốn vào Thuận hóa lập nghiệp . ác chúa Nguyễn nầy có tư tưởng sùng Phật , chúa Nguyễn Phúc Nguyên xây chùa Thiên Mụ, bố thí cúng dường các sư ngoài Bắc vào. Qua đời chúa Nguyễn Phúc Trăn, mới chính thức giúp đỡ Phật giáo truyền bá. Chúa Nguyễn Phúc Trăn thấy Phật giáo trong nước tàn tệ quá, ông có chủ ý sai người sang Trung quốc rước các Thiền sư qua truyền dạy, Phật giáo có sáng sủa thêm ra. Nhưng chúa Nguyễn Phúc Nguyên nghĩ lầm, vì Phật giáo tàn tệ trong đất nước là vì di tệ từ thời Minh thuộc, bây giờ thỉnh các sư Trung quốc qua đây, thì họ cũng đưa ra một thứ đạo, không có gì mới. 


Bên Trung quốc, vào cuối đời nhà Minh quá yếu, bị vua Thanh Thuận Trị (Thái tổ) hưng binh diệt mất. Một số di thần nhà Minh vượt biển sang xứ đàng trong tị nạn, trong đó có các ông Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu, trong đoàn có các nhà sư đi theo.


Tại Biên hòa có Thiền sư Bổn Kiều thuộc dòng kệ đạo chùa Thiên Khai bên Trung quốc, khai sáng chùa Long Thiên dạy đạo. Tại Bình định có Thiền sư Nguyên Thiên Siêu Bạch (thuộc dòng kệ Thiên Đồng) dựng lên chùa Thập Tháp Di đà.

Cũng bởi đam mê Phật giáo, chúa Nguyễn Phúc Trăn nhờ sư Siêu bạch (gốc người Minh hương) sang Trung quốc rước một số sư sãi qua Thuận hóa để dạy đạo. Tăng đoàn nầy gốm có sư Minh hải Pháp Vản, sau về Hội an lập kệ chúc thánh, sư Minh Thành tại Trại và Minh Vật Nhất trí ra Bắc cũng lập dòng kệ. Sư Minh hoàng Tử Dương truyền pháp cho sư Thiện Điệu Liên Quán lập công kệ khiêm tốn tại Huế.

Các nhà sư nầy dạy lễ nghi thờ cúng theo lối Trung quốc, cũng tiếp tục thờ Quan công, Thành hoàng, Thổ địa, Táo quân, đốt vàng mả, bói khoa, các sự dị đoan khác. Ngày nay, đến thăm các chùa cổ ở Đồng nai và Miền Trung, chúng ta thấy cách thờ phượng tụng niệm hoàn toàn do các sư Trung quốc bày ra. Sau nầy trong giới Phật giáo Việt nam, có một số tu sĩ muốn phục hưng nghi lễ và cách thức thờ phượng Phật giáo thời Trần, họ cho rằng Phật giáo thời Trần mới là Phật giáo của Việt nam, còn đạo Phật Bắc tông là do Trung quốc du nhập vào. Nhưng dầu của Trung quốc hay của Việt nam, nó cũng lạc mất chánh truyền của Phật Thích ca tại Ấn Độ.

Chúng ta phải công nhận rằng ở Á châu, chỉ có người Trung quốc là mê tín dị đoan hơn hết. Họ không có đức tin chánh định, thờ rất nhiều tà thần, khi sang Việt nam đã truyền bá tư tưởng nầy, một số đông người bị mê hoặc theo. Cho nên Phật tử Việt nam ngày nay đã tin theo một đạo Phật thập cẩm của Trung quốc.