Kinh thánh phán:
“Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ta là đường đi,
lẽ thật và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha. . . ”
“Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác;
vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ
đó mà được cứu”.
Lời mở đầu
Sơ lược Tiều sử Phật Thích ca
Sĩ Đạt Ta và Phật Thích ca
Sự dị biệt giữa Phật Thích ca và Chúa Jêsus Christ
Kinh Phật và Kinh thánh
Bàlamôn giáo và Phật giáo
Phật là gì
Phật giáo và sự giác ngộ, giải thoát
Phật giáo và ý nghĩa chữ Phương tiện
Phật Adiđà và Niết bàn
Địa Tạng Vương Bồ tát và Địa ngục
Quán thế âm trong Phật giáo
Vấn đề ăn chay và cử sát sanh trong Phật giáo
Phật giáo Ấn-Hoa-Việt
Phật giáo Trung quốc hay Thiền giáo Trung quốc
Phật giáo Việt nam
Phật giáo thời Hậu Lê quang Phục và Hậu Lê trung hưng
Sự biến thiên đa dạng của Phật giáo
Hạnh từ bi của Phật và Đức bác ái của Chúa Jêsus Christ
Phật giáo và Phương pháp giác ngộ
Niết bàn.
Lời nói đầu
Trong ân điển của Chúa, tôi được tác giả
Triều Dương nguyên là một Đại Đức Phật giáo tặng tập tập tài liệu nầy có ý nhờ
tôi xem qua và nếu được thì chia sẻ với các Cơ Đốc Nhân. Sau khi đọc qua, tôi
thấy rất ích lợi cho các Cơ Đốc Nhân chúng ta tham khảo để làm chứng đạo.
Nội dung tài liệu có nhiều ý thoáng và
mang tánh chất cảm thông hơn là để tranh luận hơn thua, tuy rằng cũng có vài ý
cần xem lại (như bùa chú). Nhìn chung,đây là tài liệu tốt cho một Chứng đạo
viên.
Mong rằng tài liệu nầy được Chúa dùng đem
phước hạnh cho người đọc nó, ngay chính những người đang theo Phật giáo.
THẬP TỰ SINH.
Sơ lược Tiểu sử Phật Thích-ca
Cứ theo tinh thần Phật giáo để lại, Phật
Thích ca Mâu Ni lúc còn nhỏ là một vị Thái tử tên là Tất Đạt Đa hay Sĩ Đạt Ta,
con của vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Magia, thuộc nước Xá Vệ, một nước lớn và mạnh
tại Ấn Độ thời bấy giờ. Thủ đô của nước Xá Vệ là thành Ca Tì La Vệ, một trung
tâm văn minh và tráng lệ, cũng là trung tâm kinh điển của đạo Bà La Môn.
Lúc trưởng thành, Thái tử vâng lệnh vua
cha kết suyên cùng Công chúa Da Du Đà La, con gái vua Thuận Giác, một nước lân
cận. Sau đó, giữa Thái tử Tất Đạt Đa và Công chúa Da Du Đà La sanh được một
hoàng nam là La Hầu La. Vua cha rất yên mến Thái tử, ông muốn sau nầy tân vương
phải tài giỏi hơn ông, cho nên ông đã rước những thầy giỏi trong hàng Bà La Môn
giáo vô cung làm Thái Phó dạy cho Thái tử. Thái tử rất thông minh, hiểu rất nhiều
về Kinh Vệ Đà (Védanta) và cũng giỏi võ nghệ.
Một ngày kia, Thái tử dạo chơi bốn cửa
thành, chính mắt nhìn thấy cảnh Sanh-Lão-Bịnh-Tử, lòng Thái tử bắt đầu ngao
ngán trước cảnh phù sinh. Vua cha biết được nên rấ lo sợ, vội vã xây thêm cung
vàng điện ngọc, tuyển thêm gái đẹp để mua vui cho Thái tử. Tuy vậy, lòng Thái tử
vẫn chán nản. Trong một đêm khuya, Thái tử nhìn vợ con lần cuối, rồi cùng tên hầu
cận là Xa Nặc phi ngựa về hướng rừng sâu, dưới ánh trăng trăng hạ tuần soi đường
để tầm đạo. Đến bìa rừng, Thái tử trao lại ngựa và gươm báu cho Xa Nặc đem về
cho vua cha, còn Thái tử vô rừng sâu tu khổ hạnh.
Sau sáu năm tu khổ hạnh, Thái tử thấy mình
gầy yếu kiệt sức mà chẳng thấy kết quả gì, ông bèn từ giã các nhà sư khổ hạnh
và tự mình đi tìm chân lý. Ong đến sông Di Liên Thuyền tắm mát, có một thôn nữ
dâng cho ông một sô sữa bò tuơi và ông thọ thực. Bấy giờ ông mới thấy cần phải ăn
uống đầy đủ để thân thể tráng kiện mới có
thể tầm ra lẽ đạo. Thái tử đến ngồi dưới
cây Bồ Đề tu hành, sau đó đạt được quả giác ngộ (Phật), lấy danh hiệu là Phật
Như Lai. Đồ chúng tôn Phật Thích ca danh hiệu nữa là: Như Lai, Ưng Cung Chánh
Biến, Tri Minh Hanh túc, Thiện Thị Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng
Phu, Thiên nhơn ưu Phật, Thế Tôn.
Phật Thích ca thu nhận môn đồ đủ hạng, có cả vua, quan, giàu sang quí phái, cả đến
hạng cùng đinh thủ đà là và hạng không giai cấp là Ba Ly A, đều ngang nhau. Phật
Thích ca hành đạo tại thế trên năm mươi năm. Khi ngoài tám mươi tuổi, Ngài vào
một làng thọ thực bữa cơm có thịt, bị trúng độc và chết. Đệ tử xây tháp, lấy xương
làm Ngọc Xá Lợi.
Sau đó hàng đệ tử họp lại để ghi chép lời
Phật dạy, xếp thành Kinh điển. Đây là cuộc kết tập lần thứ nhất. Đệ tử lớn nhất
là Ma Ha Ca Diếp, lãnh được ý chỉ của Phật nên kế tục làm Tổ thứ hai tại Ấn Độ.
Sĩ Đạt Ta và Phật Thích ca
Có một câu hỏi được đưa ra: Phật Thích ca
có mấy vợ và mấy con? Câu trả lời là: Phật Thích ca không có vợ cũng không có
người con nào hết.
Vậy Công Chúa Da Du Đà La với các cung phi
mỹ nữ và La Hầu La là vợ và con ai ? Câu trả lời: Tất cả vợ và con ấy là của
Thái tử Sĩ Đạt Ta
Câu hỏi và câu trả lời có vẻ hài hước, nhưng
có ý nghĩa sâu sắc. Chúng ta là Cơ Đốc Nhân, khi nhìn vào Phật giáo, phải có cặp
mắt và quan niệm khách quan, để sự nhận định đúng hơn. Nhờ vậy, khi đối diện với
những người theo Phật giáo, chúng ta sẽ giữ được cảm tình với họ, để rồi truyền
đạt đạo vô thượng vi diệu của Chúa Jêsus Christ.
Chúng ta phải hiểu được thể chất của Phật
Thích ca và Thái tử Sĩ Đạt Ta. Thái tử Sĩ Đạt Ta là con của một vị vua như bao
ông vua khác. Người cũng đầy dẫy thất tình lục dục ham muốn đời nầy. Chung
quanh Người có vợ đẹp con xinh và một đám cung tần mỹ nữ. Trong một xã hội chia
nhiều giai cấp lúc bấy giờ, với Người là một Thái tử, thì điều đó là việc phải
có, mà không có gì mâu thuẫn, bất công hết. Bộ Kinh Vệ Đà (Védanta) của Bà La
Môn giáo là chân lý, là khuôn vàng thước ngọc cho dân Ấn Độ thời ấy. Còn Phật Thích ca thì khác.
Phật Thích ca không giống thể chất hình tướng của Thái tử Sĩ Đạt Ta. Sau khi từ
bỏ ngai vàng, điện ngọc, và giác ngộ, Phật Thích ca đã lột bỏ tất cả hình tướng,
tư tưởng phàm tục của mình lúc cũ. Trước mắt, Phật Thích ca thì xã hội nầy là một
bể khổ trầm luân, đầy dẫy bất công, hà khắc. Đạo Bà La Môn không còn là khuôn
vàng thước ngọc, kinh Vệ Đà không còn là chân lý nữa, mà lại có rất nhiều sai lầm.
Phật Thích ca giờ đây với một cuộc sống của một nhà tu giản dị, hòa đồng bình đẳng
với mọi người, trước mắt sự bất công sai lầm bấy giờ cần nổ ra một cuộc cách mạng
lớn; Người đã châm ngòi và làm nổ tung để quyết tâm san bằng các bất công tại Ấn
Độ. Phật Thích ca giác ngộ để giải cứu những người ở trong thời ấy.
Vậy Thái tử Sĩ Đạt Ta là một vị Thái tử,
còn Phật Thích ca giác ngộ trở thành một nhà cách mạng trứ danh của Ấn Độ.
Sự dị biệt giữa Phật Thích ca và Chúa Jêsus Christ
Từ một vị Thái tử, Sĩ Đạt Ta gắng công tìm
chân lý và giác ngộ được người đời xưng tụng. Thích ca Mâu ni thành quả Phật có
một kho tàng Triết lý cao siêu, là một nhà cách mạng lớn.
Cơ Đốc Giáo chúng ta có Chúa Jêsus Christ cũng có một một cuộc đời hi sinh cao
cả, chịu chết và cứu chuộc loài người. Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu và so
sánh.
Về Phật Thích ca Mâu Ni :
1/. Phật Thích ca Mâu Ni cũng là một con người, hình thể đầy đủ giống mọi người.
Nguyên căn cũng được thọ thai và sanh ra bởi cha mẹ, không có gì đặc biệt. Chỉ đặc
biệt ở chỗ Sĩ Đạt Ta là con của một vua giàu sang phú quí tột bực, Khi hoài
thai, Hoàng hậu Ma Gia được chìu chuộng, được bồi bổ tối đa. Lúc Thái tử được
sanh ra hoàn toàn sống trên nhung lụa, vàng son gác tía, khác xa hạng dân gian
nghèo khổ.
2/. Trước khi Sĩ Đạt Ta được sanh ra, tại nước Ấn Độ nói chung và nước Xá vệ
nói riêng, không có một sách nào nói tiên tri về sự sanh ra của Thái tử. Bởi thế,
tại Ấn Độ, không có một ai trông đợi sự sanh ra và lúc sanh ra của Người, không
một ai biết ngoại trừ triều đình của vua Tịnh Phạn. Sự ra đời của Sĩ Đạt Ta là
một sự ngẫu nhiên trong trời đất, không khác với sự ngẫu nhiên sanh ra của bất
cứ một người bình thường nào.
3/. Phật Thích ca lúc còn làm Thái tử rất thông minh, hiểu biết nhanh nhiều việc
khi được các quan Thái Phó dạy dỗ. Nhưng sự thông minh ấy không có gì đáng nói.
Sự thông minh ấy không phải riêng Sĩ Đạt Ta mới có, mà nhiều người đã vốn có. Bởi
vì bất cứ người nào được trời phú cho tư chất thông minh, dù thông minh tương đối,
lại được sống trong cảnh vàng son phú quí, thừa điều kiện vật chất học hành, có
thầy giỏi kèm dạy, thì dùi mài mãi cũng được tài năng hơn người khác. Giả sử cũng
con người của Sĩ Đạt Ta đó, gặp phải cảnh quốc biến gia vong, lang thanh trốn nơi
nầy nơi khác, không ai dạy dỗ. . v. v,. . thì cũng sẽ tầm thường dốt nát như
bao người khác. Vậy, ta có quyền kết luận rằng sự thông minh hiểu biết của Thái
tử Sĩ Đạt Ta chỉ là do sự dùi mài cố gắng của con người trong điều kiện rộng
rãi.
4/. Sau khi giác ngộ và hành đạo, Phật Thích ca không nói được tiên tri hậu vận
về cuộc đời của Ngài, cũng như quốc gia mà cha Ngài đang cai trị. Cũng không thấy
kinh sách ghi lại Ngài trị bịnh cho dân chúng hay có quyền năng gọi người chết
sống lại. Phật chỉ giảng dạy về triết lý mà thôi, ngay đến việc Phật Thích ca ăn
bữa cơm có cá thịt do một tín đồ dâng cúng đã bị ngộ độc và chết, Ngài cũng
không biết. Chỉ thấy Phật Thích ca nói rằng đạo của Ngài về sau sẽ bị hàng đệ tử
môn duệ phá hoại toàn bộ. Phật Thích ca hay nói chuyện Niết bàn (Thiên đàng), địa
ngục, nhất là hay nói về các tiền kiếp tu hành của Ngài. Nhưng các sự việc ấy
có vẻ mơ hồ quá vì Ngài có thân xác phàm tục, chết là chết luôn.
5/. Trong kinh điển Phật giáo ghi thì Phật Thích ca có đủ cả thần thông biến
hóa gọi là Lục thông: 1. Thiên nhãn thông; 2. Thiên nhỉ thông; 3. Nha tâm
thông; 4. Túc mạng thông; 5. Thần túc thông; 6. Lầu tân thông. Ta thử luận về
quyền phép của Phật Thích ca Mâu Ni.
Trong Phật giáo có nhiều tông phái như Hoa Nghiêm tông, Tịnh độ tông, Mật tông,
Pháp Tướng tông . v. v. . . Mỗi Tông chọn một bộ kinh làm ý chỉ chủ đích mà
hành trì.
Ví dụ: Tông Tịnh độ lấy kinh Adiđà làm căn bản, Tông Hoa nghiêm lấy kinh Hoa
Nghiêm làm đích. v. v. . . Riêng Mật tông đặc biệt chú tâm vào các thần chú,
(Tiếng Trung quốc dịch từ tiếng Phạn Da Ra My ra là Tông trì), như Đại Bi thập
chú, Ngũ đệ Lăng nghiêm chú, Phổ sư chú. v. v. . . Mật tông được thịnh hành ở
Tây Tạng và trong các chốn Tòng lâm Hoa Việt.
Trong kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên hoa, có thấy Phật Thích ca và Bồ tát Quan
hay đọc thần chú. Tông nầy ngày xưa rất thịnh hành, phàm ai tu hành muốn làm Tổ
làm Phật, mà không giỏi môn bùa chú thì khó có kết quả giải thoát về cực lạc của
nước Phật. Hầu hết các đệ tử của Phật ai ai cũng giỏi phù chú, muốn luyện bùa
chú phải ra công gắng sức tu luyện, trường trai diệt dục, kiêng cữ đủ thứ, trì
chí kéo dài nhiều năm mới thành đạt.
Trong kinh Adiđà có ghi Phật Thích ca đọc
chú để cứu đệ tử cũng là em ruột tên Anan ra khỏi tay mụ phù thủy Ma Lăng Già của
Balamôn giáo.
Trong Pháp bảo Đản kinh có ghi lại chuyện
Lục Tổ Huệ Năng dùng phép bắt rồng. v. v. . . Như vậy, không phải chỉ Phật
Thích ca mới có phép mà cả hàng đệ tử và Phật tử xuất gia hoặc tại gia về sau cũng
có phép giỏi dở cao thấp, tùy theo công lao tu luyện của mỗi ngưòi. Luyện bùa
phép gần như có một công thức rõ ràng, miệng đọc chú, tay bắt quyết ấn, phải đi
đôi trong một hơi nếu chú ngán, hay hai hoặc ba hơi nếu chú dài. Vấn đề nầy thuộc
về siêu hình huyền bí không thể giải thích và chứng minh theo khoa học thực
nghiệm.
Bùa chú đó chỉ trị bịnh, trừ tà ma (?),
không bao giờ gọi được người chết sống lại. Chính Phật Thích ca lúc tại thế cũng
không hô gọi người chết sống lại bao giờ, mặc dù Ngài có phép thuật sĩ (?). Bởi
vì Ngài đã công nhận luật sanh tử không ai tránh khỏi, chính Ngài cũng chịu
chung số phận như mọi người.
Kết luận lại vấn đề, thì bùa chú pháp thuật
do người ta luyện được, (hoặc do ma quỉ ban cho - TTS), chẳng qua do sự khổ
công hành trì. Chính Phật Thích ca cũng vận dụng sức con người tu luyện.
Về Chúa Jêsus Christ :
Chúa Jêsus Christ khác hẳn với Phật Thích
ca Mâu Ni, ta thử tìm hiểu xem:
1/. Trước khi Chúa Jêsus Christ giáng sanh, thì trong Kinh thánh Cựu Ước đã nói
tiên tri về Ngài rất nhiều, và chi tiết (hầu hết các Cơ Đốc Nhân đã biết những
lời tiên tri nầy, nên không cần dẫn chứng ra đây). Bởi thế trước khi Chúa Jêsus
Christ giáng sanh, tại xứ Do thái, người ta đã có ý trông đợi, họ tin rằng Đấng
ấy sẽ cứu chuộc họ. Đến khi Chúa Jêsus Christ giáng sanh, có nhiều sự lạ trong
trời đất, có những nhà thông thái từ những xứ xa biết, vua chúa biết, người thì
tìm kiếm để thờ lạy; kẻ thì sợ mà tìm cách để giết đi. Tất cả đều ứng nghiệm đúng
theo lời Kinh thánh dự ngôn trong Cựu Ước.
2/. Chúa Jêsus Christ được sanh ra và lớn
lên trong một gia đình nghèo khó, cha làm thợ mộc, mẹ nội trợ, không được đến trường
lớp chính qui, thế mà lúc 12 tuổi, Ngài đã bàn luận, thông suốt mọi việc khiến
cho hàng Giáo sư thông thái bấy giờ phải kinh ngạc. Có bao giờ một người không
học mà biết, biết tất cả, biết mọi việc từ trên trời đến dưới đất ? Vậy, Chúa
Jêsus Christ là ai? Ngài từ đâu đến ? Và đến để làm gì ?
Câu trả lời là: Chúa Jêsus Christ là Đức
Chúa Trời cao cả, từ trời cao đến thế gian, đến để lên thập tự giá chuộc tội
cho loài người.
3/. Khi còn ở thế gian, ngoài việc giảng
Tin Lành, dạy dỗ mọi người, Chúa Jêsus Christ cũng nói tiên tri về Ngài, về những
việc liên quan đến thế giới, lần lượt ứng nghiệm đến ngày nay và còn ứng nghiệm.
4/. Sau khi chết, Chúa Jêsus Christ đã sống
lại hiện ra cho nhiều người biết, thấy và sau đó thăng thiên về trời trước mắt
hơn 500 người xem thấy. Sự chết và sống lại của Chúa Jêsus Christ đã được tiên
tri trước. Theo Phật giáo, con người ta kết hợp bởi tứ đại (đất, nước, gió lửa)
và chuyển hóa theo định luật hành trụ hoại không, cho nên người sanh ra rồi thì
phải chết đi. Nhưng Chúa Jêsus Christ không phải kết hợp bởi tứ đại,mà là kết hợp
bởi Đức Thánh Linh, cho nên Ngài vượt khỏi định luật hành trụ hoại không.
5/. Căn cứ theo Kinh thánh, thì Chúa Jêsus
Christ có đầy quyền năng, tất cả quyền năng đó, loài người không thể có được dù
khổ công tu luyện suốt đời đi nữa. Chúa Jêsus Christ không dùng bùa chú bằng miệng,
hay quyết ấn bằng tay, mà chỉ phán một lời thì đủ. Chúa hóa bánh, quở sóng gió
yên lặng, trị các thứ bịnh tật, đuổi quỉ, gọi người chết có mùi sống lại, biết được
ý tưởng của mọi người. v. v. . .
Một người giác ngộ, giải thoát cao siêu đến
đâu có được như vậy không ?
Bây giờ chúng ta làm một bảng đối chiếu so
sánh:
PHẬT THÍCH CA
|
CHÚA JÊSUS CHRIST
|
a. Sanh ra do ngẫu nhiên
b. Khôn ngoan nhờ dạy dỗ
c. Không nói tiên tri
d. Già rồi chết luôn.
e. Dùng sức riêng tu luyện.
|
a. Được dự ngôn trước.
b. Không được học chính
qui.
c. Nói tiên tri nhiều việc.
d. Tình nguyện chết, sau
ba ngày đã sống lại và sống đời đời.
e. Quyền phép từ trời, vô
hạn
|
Kinh Phật và Kinh thánh
Một câu hỏi được đưa ra là giữa kinh Phật và Kinh thánh đều xa xưa như nhau,
làm sao dám tin kinh Phật hay Kinh thánh tuyệt đối ? Để giải đáp câu nầy, ta phải
bình tâm tìm hiểu:
1/. KINH PHẬT GIÁO:
Phải nói rằng kinh sách Phật giáo có rất
nhiều, được kết thành tạng, gọi là Tam tạng kinh điển (Kinh tạng, luận tạng, luật
tạng). Trải qua mấy ngàn năm, phật giáo truyền từ An sang Trung quốc, hàng Phật
tử trước đã trước thuật ra nhiều kinh sách hơn nữa. Phật giáo có một kho tàng
kinh điển triết học vô cùng phong phú, đủ thể, đủ hướng, đủ sâu sắc, nhất là thời
đại nhà Đường, triế học Phật giáo càng được đưa lên cao hơn. Ngành Duy thức học
của Thiền sư Long Thọ (Ấn Độ) được khai sáng thêm lên, do đó triết học Phật
giáo đã vượt qua các triết học khác. Đúng là thời đại trăm hoa đua nở của Phật
giáo đời nhà Đường. Kinh điển Phật giáo chỉ bổ ích phần tri thức của con người,
chớ không đưa đến một sự giải thoát phần thuộc linh nào. Có loại kinh luận dành
cho hạng Thượng lưu trí thức, phần lớn là các Thiền sư (Phải công nhận mỗi Thiền
sư thuở xưa là một triết gia giỏi) như các kinh Lăng Già Tâm An, Đại Thừa, Diệu
Pháp Liên Hoa kinh, Hoa Nghiêm kinh, Đại thừa Kim Cang kinh. v. v. . . Cũng có
nhiệu bộ kinh dành cho hàng Phật tử dốt nát, với dụng ý hù dọa để họ sợ mà ăn
hiền ở lành hầu được sớm lên cõi cực lạc theo Phật thuyết như Adiđà kinh, Địa tạng
kinh, Vu lan kinh. v. v. . .
Sau khi Phật tịch diệt, đồ chúng họp lại để kiết tập kinh điển, lần kiết tập nầy
chủ tọa là Nhị Tổ MaHaCaDiếp, người nhớ dai, học giỏi, là ông Anan (sau làm Tam
Tổ Ấn Độ) đọc các lời Phật dạy để mọi người cùng ghi chép. Đây là lượt kiết tập
lần thứ nhất. Lần nầy trong nội bộ chưa có sự chia rẽ, tất cả đều nhất trí.
Trong kinh Phật thường mở đầu bằng câu: “Như thị ngã, văn ngã ” là “Tôi nghe như
vậy ”, đó là ông Anan nói. Năm mươi năm sau khi Phật tịch diệt, trong nội bộ có
nhiều sự trái ý nhau, tăng chúng bèn mở kiết tập lần thứ hai để san định lại
kinh kệ Phật giáo. Lần nầy, nội bộ đã chia rẽ thành hai phe: phe tăng chúng già
gọi là Thượng tọa bộ chủ trương bảo thủ; phe tăng chúng trẻ gọi là Đại Chúng bộ
chủ trương canh tân. Một khoảng thời gian sau khá lâu, họ lại Đại hội kiết tập
lần thứ ba, lần nầy nội bộ chia rẽ trầm trọng, họ kiết tập kinh Phật theo ý
riêng và đả kích nhau kịch liệt, các chi phái biệt lập ra nhiều hơn, tư tưởng ý
chỉ của Phật bị phân hóa.
Lúc bấy giờ Phật giáo có hai hướng truyền giáo, một ngã đi xuống phía nam qua
Tích lan, Miến điện, Thái lan, Camphuchia, Lào, gọi là Phật giáo Nam Tôn. Hướng
thứ hai đi qua Trung quốc, Hàn quốc, Nhật Bản, Việt nam, gọi là Bắc tôn. Bắc
tôn tự cho mình là Đại thừa, cao siêu sẽ tự giác, giác tha (Độ mình, độ người),
còn tiểu thừa là thấp chỉ biết độ mình mà thôi. Tiểu thừa công kích Đại thừa là
khoác lác, nói dóc, đi sai đường hướng của Phật.
Khi Phật giáo truyền sang Trung quốc, kinh Phật bằng tiếng Phạn được dịch ra đôi
khi cũng tam sao thất bổn. Kinh sách được các Thiền sư trước thuật thêm nhiều,
cho nên có những ngụy kinh và ngoại kinh, có khi hầu như thêm các bài xưng niệm.
Về chánh kinh mà bảo rằng do Phật nói, đại khái có Bát Dương Chân kinh, Lương
hoan sấm, Kinh Huỳnh định, Kinh Thủy sấm, Kinh Nhơn quả. v. v. . . Đạo Phật quá
rộng rãi, ai muốn làm gì tùy ý, mặc dù có tứ phần Luật do Thiền sư Qui Sơn Linh
Hựu viết ra để dạy đạo và làm giới cấm trong thiền môn, nhưng chẳng mấy ai trọn
giữ. Bởi thế trong kinh điển nhà Phật có nhiều điểm trái ngược nhau cho nên đưa
đến tình trạng chánh tà sáng tối lẫn lộn trong Phật giáo.
Về sau, người ta cố gắng đem các kinh điển bằng chữ so sánh với những bản kinh
dịch ra từ chữ Phạn sang chữ Hán và họ dịch trực tiếp từ tiếng Phạn ra tiếng Việt
để điều chỉnh sự sai lầm. Tuy vậy, những gì ngày xưa nặn ra dù sai trật cũng đã
ăn sâu vào đầu óc tập quán trong chốn môn lâm, truyền mãi cho đến ngày nay.
Chính vì thề mà trong kinh điển Phật giáo có lắm sự mâu thuẫn, tối nghĩa, huyễn
hoặc.
2/. KINH THÁNH:
Kinh thánh được chia ra làm hai phần: Cựu
và Tân Ước. Cựu Ước được viết ra từ từ thế kỷ thứ 15 trước Chúa giáng sanh, thuật
lại sự việc từ buổi sáng thế đến trước khi Chúa Jêsus Christ giáng sanh độ 400
năm; Tân Ước viết ra trong thời gian từ năm 40 đến 90 sau Chúa giáng sanh, thuật
lại những việc từ khi Chúa Jêsus Christ giáng sanh đến khi Đạo của Ngài tràn
sang Lamã. Cựu Ước do nhiều tác giả viết bằng cổ tự Hêbơrơ; Tân Ước do các môn đồ
của Chúa Jêsus viết ra bằng tiếng Hi lạp. Tân Cựu Ước không trái ngược nhau, mà
lại bổ sung cho nhau, phù hợp nhau. Các sách được viết ra một lần không sửa đổi
thêm bớt.
Mặc dù về sau trong đạo Chúa có chia làm nhiều hệ phái, nhưng có một điều đáng
nói là không một ai hay một hệ phái nào dám sửa đổi Kinh thánh, dù theo nghi thức
nào cũng theo Kinh thánh mà giảng giải. Có những sách cũng được các nhân vật đáng
tin cậy viết ra thời Cựu hay Tân Ước, nhưng cũng không được thêm vào Kinh thánh.
Cho đến nay dù loài người văn minh, khôn ngoan tột đỉnh, cũng không ai tìm được
một điểm nào mâu thuẫn hay ngụy tạo trong Kinh thánh. Trong khi đó, lần lần cục
diện thế giới cứ tiếp tục ứng nghiệm theo lời Kinh thánh.
Sau khi phân tích như trên, ta thấy rõ ràng Kinh thánh tuyệt đối đáng tin, mà đã
tin Kinh thánh thì tất cả những gì viết về Chúa Jêsus Christ là chân lý vĩnh cửu
với thời gian và không gian.