Lần nọ, một y khoa bác sĩ hàng đầu tham dự một hội nghị về bệnh tâm thần trong
thành phố quê hương của tác giả quyển sách này, có tuyên bố “Trong khoa tâm lý
trị liệu (psychotherapy), không có chỗ nào cho ý niệm về tội lỗi cả. Đưa cả ý
niệm ấy vào là hết sức bập bênh. Đừng bao giờ nên chê trách một người về bất cứ
điều gì người ấy làm”.
Giả sử có một đồng nghiệp nào đó cũng dự hội nghị ấy đứng
lên và tuyên bố “Trong y khoa cũng chẳng có chỗ nào dành cho cái ý niệm về bệnh
tật. Đưa cái ý niệm ấy vào là hết sức bấp bênh. Đừng bao giờ nên chê trách một
người là đã mang một căn bệnh". Chắc ông này sẽ bị toàn thể cử tọa lớn tiếng
cười nhạo. Các triệu chứng của bệnh tật vốn hết sức rõ ràng, ở đâu cũng thấy và
nếu không nhìn nhận là có một nguyên nhân thì rất ít hi vọng có thể chữa trị hữu
hiệu được. Với tội lỗi cũng vậy. Thế nhưng xuyên suốt lịch sử, loài người đã cố
gắng bỏ qua, lờ đi, hoặc loại trừ ý niệm về tội lỗi.
Tội lỗi là gì? Có người đã tuyên bố rằng đó là sự thiếu hiểu biết hoặc chưa đạt
đúng mức tiến hóa để bước vào tình trạng tiến bộ về mặt luân lý đạo đức. Nhiều
người khác tỏ ra giỏi hơn về thần học đã định nghĩa tội lỗi là vị kỷ. Thoạt
nghe thì đó là những câu định nghĩa rất hay, nhưng điểm khó khăn là nó vẫn chưa
bao quát được tất cả mọi trường hợp. Tuy phần lớn các tội đều có một phần vào đặc
tính là vị kỷ, có một số trường hợp có người lại phạm tội mà không hề vị kỷ.
Người ta có thể quan niệm một trường hợp trong đó kẻ trộm không hề vi phạm nhằm
mục đích vị kỷ, thế nhưng trộm xắp vẫn là một tội. Một kẻ sống ngoài vòng pháp
luật như Robin Hood phải chăng là vô tội, mặc dầu ông ta trộm cướp của kẻ giàu
để đem chia cho người nghèo?
Kinh Thánh định nghĩa tội là phạm luật (IGi 3:4). Đây là một định nghĩa hết sức đơn
giản, nhưng lại bao quát được rất nhiều điều mà mắt người không thể nhìn thấy
được. Muốn hiểu tội lỗi theo định nghĩa này, chúng ta lại phải định nghĩa luật
pháp, vì nếu chúng ta không hiểu thế nào là định chuẩn, thì sẽ không biết thế
nào là đi lệch khỏi chuẩn mực, là phạm luật. Luật pháp là gì? Câu trả lời tùy
thuộc việc bạn đang nghĩ đến giai đoạn nào của lịch sử loài người. Luật pháp
trong vườn Ê-đen là một việc; còn luật pháp vào thời của Áp-ra-ham gồm một số
các lệnh truyền và giới mạng đặc thù (Sang 26:5). Trong thời của Mai-sen, luật pháp
gồm 613 điều luật của bộ luật Mai-sen mà Thượng Đế cậy ông làm trung gian để
truyền cho dân Y-sơ-ra-ên. Ngày nay luật pháp có nghĩa là hàng mấy trăm mạng lịnh
đặc thù của Tân ước, và theo câu định nghĩa trên đây, thì vi phạm bất cứ một mạng
lịnh nào trong số đó cũng là phạm tội cả. Thật ra, tất cả các lệnh truyền và
nguyên tắc của Tân ước bắt nguồn từ cái nguyên tắc duy nhất bao quát tất cả của
ICo1 10:31
“Làm mọi việc, anh em phải nhắm mục đích tôn vinh Thượng Đế, dù ăn uống hay bất
cứ việc gì khác”. Phạm tội là bị hụt mất, không phản chiếu được vinh quang Thượng
Đế (Ro 3:13).
Tội lỗi là phổ quát “Mọi người đều phạm tội” (Ro 3:23; 5:12). “Chẳng một người nào công chính dù chỉ
một người thôi. Chẳng có ai hiểu biết Thượng Đế, không ai tìm kiếm Ngài” (Ro 3:10, 11) “Kìa tôi sanh ra
trong sự gian ác, mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi” (Thi 51:5). “Trước kia, tâm linh anh em đã
chết vì tội lỗi gian ác. Anh em theo nếp sống xấu xa của người đời, vâng phục
Sa-tan, bạo chúa của đế quốc không gian, hiện đang hoạt động trong lòng người
chống nghịch Thượng Đế. Tất cả chúng ta một thời đã sống xác thịt và ý tưởng
gian ác của mình. Vì bản tính tội lỗi đó, chúng ta đáng bị Thượng Đế hình phạt
như bao nhiêu người khác” (Eph
Ep 2:1-3). Từ mấy câu trên, có hai sự kiện nổi bật: Tất cả mọi người
đều phạm tội bằng hành động hoặc hành vi cử chỉ của mình, và theo bản tính thì
tất cả mọi người đều là tội nhơn.
Nhưng vấn đề thích hợp nhất với chủ đề về tính cách thuộc linh, là Cơ Đốc nhân
có phạm tội không? Câu trả lời là khẳng định và bao gồm toàn thể các tín hữu.
Ngay đến Phao-lô, vào cuối đời mình, và với tư cách là một con người trưởng
thành thuộc linh, ũng từng nhận xét “Chúa Cứu Thế Giê-xu đã xuống trần gian để
cứu vớt người tội lỗi. Trong những người được cứu, ta nặng tội nhất” (ITi1Tm 1:15). Hoặc
xin hãy lắng nghe lời chứng của một sứ đồ trưởng thành khác, vốn rất từng trải
trong cuộc đời làm Cơ Đốc nhân của mình. Giăng viết “Nếu chúng ta chối tội là
chúng ta tự lừa dối và không chịu nhìn nhận sự thật. Nhưng nếu chúng ta thú tội
với Chúa, Ngài sẽ giữ lời hứa tha thứ chúng ta và tẩy sạc tất cả lỗi lầm chúng
ta, đúng theo bảng tính công chính của Ngài. Nếu chúng ta bảo mình vô tội là
cho Thượng Đế nói dối, và Lời Ngài không ở trong chúng ta” (IGi 1:8-10). Thế
thì có tới ba lời xưng tội trong mấy câu này. Thứ nhất là lời xưng nhận nguyên
tắc của tội lỗi (c.8). Tuy câu này, Giăng ngụ ý thừa nhận rằng chúng ta đang giữ
trong người mình mầm mống gốc rễ của tội, tương phản với các hành động tội lỗi
đặc thù. Ở đây ông đang viết cho các Cơ Đốc nhân (lưu ý mấy chữ 'các con' trong
2:1) là nếu chúng
ta không thừa nhận sự hiện diện của tội lỗi, thì điều đó chỉ đưa chúng ta đến
chỗ đi sai lạc và chân lý không ở trong chúng ta. Chúng ta đang sống trong một
bầu không khó mà sự tối tăm là do chính mình tự tạo ra. Thứ hai là việc xưng nhận
các tội lỗi riêng biệt (c.9). Xưng nhận một tội riêng biệt có nghĩa là nói y
như là cũng phải trả một giá nào đó. Thứ ba là xưng nhận các tội lỗi cá nhân
(c.10). Người ta có thể thừa nhận hai câu 8 và 9 theo nghĩa trừu tượng mà chẳng
bao giờ chịu thừa nhận bản thân đã phạm tội. Hành động như vậy là cho rằng Thượng
Đế nói dối, và điều đó chứng minh chúng ta chẳng hề hiểu biết Lời (Đạo) Ngài. Mấy
câu này viết cho các Cơ Đốc nhân chứng tỏ mọi người đều đã phạm tội, và chẳng hề
có người tín hữu nào dầu có thuộc linh hay trở thành đến mức nào đi chăng nữa,
đều chẳng bao giờ có thể đạt được mức trọn lành trong đời sống trên thế gian
này.
CON NGƯỜI MUÔN MẶT
Bản tính con người gồm nhiều góc cạnh, và có thể phân loại các góc cạnh ấy theo
nhiều cách. Về căn bản, thì con người là vật chất (thân xác) và phi vật chất (hồn).
Với thân xác của mình, con người ta có nhiều chức năng. Chức năng thấy không giống
với chức năng nghe; hệ thần kinh tuy khác nhau, phân biệt nhau, nhưng lại có mối
liên hệ giữa hai cơ quan thính thị. Đó là hai chức năng phân biệt nhau nhưng lại
có liên hệ với nhau của phần vật chất của con người.
Cũng vậy, phương diện phi vật chất của con người ta cũng có các chức năng tuy
khác nhau nhưng cũng có liên hệ với nhau. Hồn, linh, tâm, trí, ý chí, lương
tâm, đều là các mặt khác nhau của bản tính phi vật chất nơi con người và thường
rất khó phân biệt giữa chúng một cách nhanh chóng được. Thí dụ hồn là phần để
chúng ta yêu mến Thượng Đế (Mat 22:37); chính nó đang tranh chiến với xác thịt (IPhi 2:11). Nó
có thể ca ngợi Chúa như phần linh vậy (Lu 1:46, 47). Thế nhưng phần linh có thể dự phần vào sự
băng hoại (ICo1).
Nếu người ta nghiên cứu các chức năng của cái tâm của một người (tấm lòng, quả
tim phi vật chất), thì sẽ thấy mặt này của con người thường có những điều mà
người ta vẫn gán cho hồn, linh, và trí. Vấn đề chỉ đơn giản là vì con người ta
là muôn mặt, dầu được nhìn từ góc cạnh vật chất hay phi vật chất của nó.
Tuy việc
nghiên cứu các chức năng và góc cạnh khác nhau đó của co
n người (hồn, linh,
tâm...v.v..) rất có lợi, ở đây, nó không phải là vấn đề của chúng ta. Do đó,
chúng ta phải dành phần thảo luận chi tiết cho các chương sau. Trong phạm vi
hình thành các ý niệm căn bản liên quan với tính cách thuộc linh, ý niệm về con
người đa diện cảnh giác chúng ta về sự kiện đời sống thuộc linh sẽ phải được đặt
liên hệ và có ảnh hưởng đối với các phương diện đó của bản tính con người.
“Công thức để chiến thắng” chẳng hạn, sẽ không phải chỉ đơn giản là một công thức
chỉ có liên hệ với một mình phần (tâm) linh mà thôi. Chắc chắn là rồi chúng ta
cũng sẽ phải đưa vào đó cả phần tâm, trí, lương tâm và vân vân nữa.