Nhận thức rằng đời sống gia đình Cơ Đốc vững mạnh là nền tảng của một xã hội lành mạnh cho nên chúng tôi viết sách này. Không một quốc gia nào có thể tồn tại lâu nếu thực sự cuộc sống gia đình ở nuớc đó đang tan rã.
Trong nhiều năm, những nguyên tắc của sách này đã được thử nghiệm trong gia đình, trong hội Thánh và trong những buổi hội thảo gia đình ở New Zealand và các nước Châu Âu. Trong thế giới phương Tây, những tiên tri bi quan nói với chúng ta rằng hôn nhân Cơ Đốc và đời sống gia đình Cơ Đốc đang ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Tỉ lệ hôn nhân tan vỡ ngày càng cao đã cho chúng ta chứng cớ về những gì họ đang nói.
Nhưng may thay bức tranh này không phải hoàn toàn u tối và thất vọng. Đối lập với một số người viết và nghĩ, chúng ta khám phá ra rằng sâu thẳm trong tâm hồn những cặp vợ chồng là sự khao khát được bình an và thỏa lòng trong cuộc sống gia đình, tìm cách để thoát khỏi những khó khăn và sự bất hòa.
Ngày nay có nhiều sách Cơ Đốc viết về đề tài hôn nhân và gia đình hơn tất cả các thời trước, nó là những quyển sách bán chạy nhất trong những quyển sách tôn giáo ngày nay.
Cẩm nang này đơn giản và thực tế. Chúng tôi mong nó sẽ trở thành một công cụ trong tay bạn để xây dựng mối quan hệ quý giá nhất và lâu dài nhất trong cuộc sống, những mối quan hệ trong gia đình gồm mối quan hệ giữa:
- Vợ và chồng
- Mẹ và con trai
- Cha và con gái
- Cha mẹ và con cái
CÁCH SỬ DỤNG SÁCH NÀY
Đọc và suy gẫm để tìm cách phục hồi những mối quan hệ của riêng bạn là chồng là vợ và đối với con cái.
Có một câu nói đáng tin cậy rằng không có gì xảy ra cho một nhóm lớn mà chưa xảy ra với một nhóm nhỏ hơn. Bắt đầu của khải tượng này là ngay tại chính gia đình bạn. Cách đây nhiều năm, tiên tri Êsai đứng trước vị vua đang hấp hối Êxêxhia và nói: “Hãy sắp đặt nhà ngươi” (Esai 38:1).
Việc đầu tiên mà Đức Chúa Trời đang kêu gọi chúng ta phải làm là sắp đặt mọi chuyện trong nhà rồi sau đó mới gặp gỡ và tìm cách để giúp những gia đình khác đang thiếu thốn bằng tình yêu thương.
Đây là một trong số rất ít quyển sách mà bạn có thể đọc chương cuối cùng trước: bởi đó, rất thực tế, chúng tôi nói về “Làm thế nào để tôi có thể được phục hồi trong Đức Chúa Trời?” Quyển sách này đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích và giá trị về hôn nhân và đời sống gia đình, nhưng nếu mối tương giao riêng tư của chồng và vợ với Đức Chúa Trời không được phục hồi và phát triển thì những lời khuyên này không giúp ích gì nhiều. Linh lực của Đức Chúa Trời để chúng ta sống mỗi ngày được bày tỏ ra trong lời Kinh Thánh bởi quyền năng của Đức Thánh Linh. Đối với người học cũng như người dạy, những điều dạy cơ bản về đời sống gia đình trong quyển sách này đưa ra bảng tóm tắt nền tảng dạy dỗ của Kinh Thánh để trình bày cho người khác.
“Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác” (IITimothe 2:2).
Sử dụng quyển cẩm nang này tự do để dạy người khác. Cuối mỗi chương có một bài học Kinh Thánh được soạn ra để thảo luận, để giúp ứng dụng chân lý đã dạy.
Chúng tôi bao gồm phần cuối và thực hành để giúp những hội thảo bàn về việc lên kế hoạch cho gia đình, để hoàn thành khải tượng của sự phục hồi đời sống gia đình Cơ Đốc trong thế hệ chúng ta.
GIA ĐÌNH LÀ GÌ?
Thật bất hạnh thay cho nhiều người, gia đình chỉ là một “nhà hàng” vào ban ngày và một “khách sạn” vào ban đêm. Đối với nhiều người, sự cô đơn, sợ hãi, sự tổn thương, cay đắng và oán giận đã biến đời sống gia đình thành một sa mạc hoang vu.
Nhưng một gia đình được phục hồi trong Đức Chúa Trời là:
Nhưng một gia đình được phục hồi trong Đức Chúa Trời là:
- Nơi nuôi dưỡng hy vọng
- Bệnh viện chăm sóc
- Trường đào tạo Nơi trú ẩn khi giông bão
- Chỗ ẩn náu cuối cùng của nhân chứng
- Thiên đàng trên đất
- Một nơi rèn luyện các mối quan hệ
1.1 NHỮNG QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜI
Trên tất cả, một gia đình Cơ Đốc là một nơi rèn luyện các mối quan hệ giữa người với người. Nó là một trường học thường xuyên của đời sống mà chồng và vợ, cha mẹ và con cái có thể học được rằng mỗi người đều được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời và rất quý giá đối với Ngài.
Những mối quan hệ rất quan trọng. Đối với người Cơ Đốc, mối quan hệ bắt đầu lúc họ mới sanh ra, tiếp tục suốt cuộc đời, kết thúc sự hiện diện trên đất này bằng sự chết, và tiếp tục trên thiên đàng.
Nguyên nhân của sự biến hình của Chúa Giê-xu đáng suy gẫm để thấy ý nghĩa đời đời trong mối quan hệ giữa Chúa Giê-xu, Môise, Êli và các môn đồ (Mathio17:1-8).
Kinh Thánh nói về hai mối liên hệ:
· Theo chiều dọc - với Đức Chúa Trời
· Theo chiều ngang - với nhau
1.2 QUAN HỆ VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI - THEO CHIỀU DỌC
Điều đầu tiên là mối quan hệ riêng tư của chúng ta với Đức Chúa Trời là Cha và qua Đức Chúa Giê-xu Christ là Đấng Cứu thế và là Chúa.
Chúng ta được gọi là“Con của Đức Chúa Trời” nhờ sự tái sanh lạ lùng (Giang 1:12,Galati 3:25, 26).
Trong mối quan hệ này, không có sự phân biệt về chủng tộc, thành phần xã hội, địa vị hay giới tính. Tất cả mọi người đều như nhau. Tất cả mọi người đều reo vui “Hãy xem Đức Chúa Cha đã tỏ cho chúng ta sự yêu thương dường nào, mà cho chúng ta được xưng là con cái của Đức Chúa Trời” (IGiang 3:1).
Đặc biệt trong những kỳ trại gia đình kéo dài cả tuần, nói về những điều cơ bản Kinh Thánh dạy về địa vị làm Cha của Đức Chúa Trời, thập tự của Đấng Christ và sự sống trong Đức Thánh Linh là nền tảng để thiết lập và tiếp tục duy trì mối quan hệ theo chiều dọc này.
1.3 QUAN HỆ VỚI NHAU - THEO CHIỀU NGANG
Ngoài mối quan hệ mới mẻ theo chiều dọc với Đức Chúa Trời là Cha thì còn mối quan hệ theo chiều ngang được đổi mới giữa những thành viên trong gia đình Đức Chúa Trời.
Trong những bức thư gởi cho các hội Thánh , đầu tiên sứ đồ Phao-lô làm là củng cố mối quan hệ hướng lên với Đức Chúa Trời là Cha qua Đức Chúa Giê-xu Christ và sau đó nhấn mạnh tầm quan trọng của những mối quan hệ được đổi mới với nhau. Một điển hình tốt nhất là bức thư Phao-lô gởi cho hội Thánh ở Êphêsô.
Từ đoạn 1 - 3 nói về mối quan hệ hướng về Đức Chúa Trời và từ đoạn 4 - 6 nói về những mối quan hệ giữa con người với nhau được làm mới lại. Toàn bộ Tân ước đều nói về một sứ điệp: bạn là “con trai, con gái” của Đức Chúa Trời hằng sống và đã được sanh ra trong vương quốc mới - bây giờ hãy hành động và sống trong địa vị như vậy.
Đối với những Cơ Đốc nhân, hai mối liên hệ này đan vào nhau và bày tỏ điều quan trọng nhất trong đời sống gia đình riêng tư của chúng ta và đời sống cộng đồng của hội Thánh.
1.4 NHỮNG MỐI QUAN HỆ VÀ SỰ HIỆP MỘT TRONG GIA ĐÌNH
Ngày nay ma quỷ đang tìm cách để phá vỡ sự hiệp một trong các gia đình trên toàn thế giới này. Những thành viên trong gia đình cần hiểu rằng họ có một kẻ thù chung đang tìm cách lừa dối họ bằng những việc sẽ giúp chúng đạt được mục tiêu.
Những người chồng và người cha đã đặt việc thành công về mặt tài chính và danh tiếng nghề nghiệp trên việc dành thời gian để xây dựng những mối quan hệ trong gia đình. Mâu thuẫn nảy sinh, sinh ra căng thẳng mà nhiều khi không thể kiểm soát được. Kết quả là: sự gắn bó trong gia đình bị tan vỡ.
Những người vợ, người mẹ đã nổi loạn vì họ cảm thấy bị bỏ rơi, bị tù túng và không an toàn. Chiến lược của họ là đòi “quyền” của riêng mình. Điều này đã tạo nên một áp lực trong sự hiệp một của gia đình.
Con cái - nhưng con trai con gái đang lớn - đang bị những người chúng yêu thương nhất bỏ bê và chửi rủa. Nhiều em không có mối quan hệ vững vàng với cha mẹ và đã bỏ nhà đi từ rất sớm. “Trẻ em đường phố” ngày càng nhiều hơn và nhiều hơn trong những thành phố lớn.
Những thành viên trong gia đình - cả cá nhân và tập thể - phải chống lại lời nói dối của ma quỷ, tích cực học sự tha thứ nhau và dành thời gian để nuôi dưỡng những mối quan hệ với nhau.
Điều này có nghĩa là người vợ sẽ không tham gia với kẻ thù để buộc tội chồng. Người chồng sẽ loại bỏ lời lừa dối buộc tội vợ mình trong suy nghĩ và trong lời nói. Cha mẹ không la mắng con cái trong những lúc thất vọng hoặc tức giận, con cái cũng không được cộng tác với thế lực của ma quỷ buộc tội và nổi loạn chống lại cha mẹ.
Hiểu được rằng họ đang đối diện với một kẻ thù chung đang tìm cách lừa dối họ, những thành viên trong gia đình có thể tham gia ngăn chặn sự lừa phỉnh, mưu chước của chúng và gìn giữ những mối quan hệ quý báu từ nơi Chúa ban cho họ.
1.5 BÀI HỌC KINH THÁNH
I. Sự tha thứ là chìa khóa để phục hồi các mối quan hệ.
Đọc IGiang 1:1-9. Đoạn Kinh Thánh này nói gì về sự tha thứ cá nhân và gia đình?
Đọc Mathio 6:12-15; 18:18-21; IICor 2:7, Eph 4:32, Colose 3:13. Từ những phân đoạn Kinh Thánh này thảo luận những nguyên tắc của sự tha thứ.
1. Sự tha thứ là thái độ liên tục hoặc là cách sống.
2. Sự tha thứ thực sự xuất phát từ tấm lòng
3. Sự tha thứ là một sự chọn lựa. Nó có thể bị ngăn cản vì thiếu can đảm, sự kiêu ngạo, sự ghen tị, sự bất an hay tự thương hại mình.
4. Làm thế nào để tha thứ và thiết lập những mối quan hệ đúng?
(i) Hãy cởi mở, chân thành và khiêm nhường từ đáy lòng
(ii) Chuẩn bị để nhận tất cả trách nhiệm về những sai lầm của mình. Đừng chờ đợi lời xin lỗi. Bước những bước tích cực. Đến với anh em mình và làm hòa. Làm điều đó với sự rõ ràng và đặc biệt bằng lời nói.
(iii) Tha thứ và quên. Không bao giờ nói một điều sai lầm của người khác hay điều làm tổn thương người khác ở chỗ đông người. Hãy để sự phục hồi của Đức Chúa Trời tuôn chảy trong mối quan hệ khi bạn tha thứ. Sự tha thứ và sự phục hồi là một tiến trình liên tục.
(iv) Tìm những điểm tốt trong người yêu của bạn hoăc bạn của bạn.
II. Những mối quan hệ
(iv) Tìm những điểm tốt trong người yêu của bạn hoăc bạn của bạn.
II. Những mối quan hệ
Đọc Sang 2:23; Mathio19:4-5; Eph 5:30-32. Sự hiệp nhất “một thịt” trong mối quan hệ có nghĩa gì trong hôn nhân và trong đời sống gia đình?
“Mối quan hệ tổng thể của chồng và vợ suốt nhiều năm và mối quan hệ tổng thể của gia đình là một môi trường nuôi dưỡng những con người mới - con cái và cháu chắt - thì quan trọng hơn và không một từ ngữ nào có thể diễn tả.” (Edith Shaeffer trong quyển “Gia đình là gì?”)
Thảo luận tầm quan trọng của gia đình trong việc xây dựng và nuôi dưỡng những mối quan hệ.
III. Gia đình là gì?
Lập một danh sách của riêng bạn về những đặc tính mà bạn muốn gia đình bạn cần có.
SỰ SẮP ĐẶT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG HÔN NHÂN VÀ TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
2.1 NHẬN RÕ SỰ SẮP ĐẶT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Trong quyển sách này chúng tôi tìm cách phục hồi đời sống gia đình trở về như sự sắp xếp đã được Chúa ban truyền được bày tỏ trong lời Đức Chúa Trời.
Thẩm quyền của Kinh Thánh là tiêu chuẩn cơ bản cho đời sống gia đình. Chúng ta tin rằng những lời dạy của Đức Chúa Trời là hoàn toàn đáng tin cậy và có thể biến đổi bất kỳ một cá nhân, một gia đình, một hội thánh hoặc một quốc gia nào. Tiêu chuẩn của chúng ta ở đây là tiêu chuẩn của người sáng lập ra Cơ Đốc giáo, Đức Chúa Giê-xu Christ. Với Đấng Christ, Kinh Thánh Cựu ước là chân thật có thẩm quyền và được hà hơi. Những bằng chứng của bốn sách Tin lành đã được tích lũy và một cách chân thành thì không thể chối cải được. (xem bài học Kinh Thánh ). Đối với Đấng Christ, những gì mà Kinh Thánh nói, Đức Chúa Trời phán. “Vì Ngài dạy như là có quyền…” (Mathio 7:29). Và những lời dạy của những trước giả Tân ước chỉ nhấn mạnh và củng cố thêm lời dạy của Đấng Christ.
Đây là một vấn đềcủa sự lựa chọn.
Hoặc bạn chọn những tư tưởng đã qua, không chắc chắn, dễ thay đổi, những ý tuởng của con người hoặc bạn bằng đức tin chấp nhận lời dạy của Kinh Thánh là lời có thẩm quyền của Đức Chúa Trời và tất cả những mạng lệnh trong đời sống gia đình bạn dựa trên nền tảng là thẩm quyền đó. Bạn xây dựng gia đình mình dựa trên nền tảng nào? Trên cát là những ý kiến và sự khôn ngoan của con người hay trên tảng đá chắc chắn của Kinh Thánh ?
Điều chúng tôi quan tâm là chỉ đưa ra tóm tắt những lời dạy của Kinh Thánh trong những mạng lệnh của Đức Chúa Trời về mỗi một mối quan hệ trong gia đình. Rõ ràng còn rất nhiều điều hơn nữa để nói trong mỗi lãnh vực, chúng tôi chuyển đến bạn danh sách những sách có thêm nhiều tài liệu. Chúng tôi nhắm mục đích là giúp các thành viên trong gia đình, qua việc hiểu những lời dạy cơ bản này, lập lại trật tự của Đức Chúa Trời để Chúa ban phước cho gia đình.
Hơn nữa, chúng tôi tìm cách để giúp tất cả những người làm công tác dạy dỗ trong công tác phục hồi đời sống gia đình, qua nhiều cuộc cắm trại gia đình và nhiều cuộc hội thảo, trong việc học những nguyên tắc của Kinh Thánh .
“Hãy theo luật pháp và lời chứng. Nếu dân chẳng nói như vậy, chắc sẽ chẳng có rạng đông cho no” (Esai 8:20).
2.1.1 BÀI HỌC KINH THÁNH
Học về thẩm quyền của Kinh Thánh trong lời dạy của Đức Chúa Giê-xu Christ trong bốn sách Phúc âm.
Mathio 4:4; 5:17-20; 7:12; 12:29-31; 13:52; 21:42; 22:19; 22:37-40.
Mac 7:6-13; 8:1-13; 14:21.
Luca 4:21; 16:17, 29-31; 18:31-33; 24:25-47.
Giang 5:39-47; 6:45; 10:35.
2.2 HÔN NHÂN CƠ ĐỐC
Dù có rất nhiều sách viết về hôn nhân và đời sống gia đình, Kinh Thánh vẫn luôn là cuốn sách có thẩm quyển về chủ đề này. Một trong những nhu cầu lớn nhất của thời đại chúng ta là những lời dạy của Kinh Thánh về hôn nhân cần được phục hồi trong hội Thánh và trong xã hội.
Chúng ta thấy có một mục đích căn bản của Đức Chúa Trời dành cho sự hiện hữu của loài người ngay từ đầu của Kinh Thánh . Đó là tạo dựng một gia đình của chính mình và qua đó phục hồi lại chính mình (Sang 1:1-2:25).
Từ 2:24 “Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt” - chúng ta học được hai sự thật quan trọng về hôn nhân trong mạng lịnh của Đức Chúa Trời.
1. Hôn nhân là việc cả đời
Đức Chúa Giê-xu trích đoạn này như là một điều lệnh của Đức Chúa Trời“… hai người sẽ nên một thịt. Thế thì, vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng một thịt mà thôi. Vậy loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp” (Mat Mt 19:5-6). Đây là những lời của Đức Chúa Trời mà không một con người nào có quyền không thực hiện. Những lời này được đọc lên trong những lễ cưới của người Cơ Đốc. Chúng ta cần phải ghi nhớ trong lòng những lời của tiên tri MaMl 2:16 “Giêhôva Đức Chúa Trời của Ysơraên có phán rằng ta ghét người nào ly dị… vậy hãy giữ trong tâm thần của các ngươi, chớ đãi cách phỉnh dối”. Những gì Đức Chúa Trời ghét chúng ta cũng nên ghét, nhưng chúng ta phải luôn luôn bày tỏ tình yêu thương và sự quan tâm đến những người bạn đã li dị của chúng ta. Mong ước của chúng ta là bước vào sự phục hồi cuộc sống hôn nhân một cách tích cực.
2. Đức Chúa Trời tạo ra hai phái. “nam và nữ”, “chồng và vợ”.
Sang 1:27 dạy hai điều về bản tính của con người. Đầu tiên, con người được tạo dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời và thứ hai là được tạo nên hai giới (2:24). Điều này rất quan trọng cho chức năng duy trì nòi giống của loài người. Mục đích cao hơn của Đức Chúa Trời trong việc tạo dựng nên con người có hai giới tính là bày tỏ mối quan hệ đời đời giữa Đấng Christ và hội Thánh Ngài - chú rể và cô dâu (Eph 5:25-33). Bởi việc dựng nên hai giới “nam và nữ”, Đức Chúa Trời ban phước cho thế gian, với cuộc sống gia đình như là trung tâm của một xã hội lành mạnh.
Trật tự Cơ Đốc đó là trong hai giới Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một sự sống cân bằng quý giá và tinh vi. Cả sự “độc lập” và “quá độc lập” đều phá hủy sự cân bằng của Đức Chúa Trời.
Nam và nữ bằng nhau về giá trị nhưng đã được định trước là phải phụ thuộc lẫn nhau. Cả hai đều có những sự đóng góp bằng nhau nhưng khác nhau. Đức Chúa Trời đã ban cho người phụ nữ sự đẹp đẽ để đáp ứng nhu cầu về sự yêu thương của người nam. Và đối với người nam, Ngài đã ban sự mạnh mẽ để đem đến sự bảo vệ và an toàn cho người phụ nữ.
2.2.1 HÔN NHÂN LÀ GIAO ƯỚC
Ngày nay một lời dạy của Kinh Thánh bị bỏ quên đó là hôn nhân là một giao ước ràng buộc. Đối với Đức Chúa Trời giao ước là nền tảng của tất cả các mối quan hệ.
Đức Chúa Trời, trong sự khởi đầu tối cao, Ngài bước vào giao ước với dân Ngài là Ysơraên (Xuat 19:5). Trong sự giải cứu dân Ysơraên ra khỏi xứ Aicập, Đức Chúa Trời đã thiết lập giao ước với dân Ngài nhờ đó mà họ được biết đến là dân của Đức Chúa Trời (Gieremi 31:31-34). Giao ước này được ấn chứng bằng vật hy sinh là con chiên của lễ Vượt qua, và việc bôi huyết của chiên trên cửa nhà của họ (Heboro 8:8-12). Khi giao ước này vì tội lỗi và lòng vô tín của dân Ysơraên trở nên mất hiệu lực, Đức Chúa Trời đã chuẩn bị để bước vào một mối quan hệ mới với con người qua sự chết của Con một Ngài trên thập tự giá (13:20, 21).
“Đấng Christ là con sinh của lễ vượt qua của chúng ta đã bị giết rồi” (ICor 5:7). Bây giờ giao ước mới trong Đấng Christ được ban cho tất cả một cách miễn phí. Mối quan hệ mới của giao ước được diễn tả trong Tân ước bằng ba mối liên hệ trong cuộc sống gia đình:
- Mối quan hệ giữa con và cha (Giang 1:12).
- Mối quan hệ giữa nô lệ và chủ (ICor 6:19-20).
- Mối quan hệ giữa vợ và chồng (Eph 5:25-30).
Mối quan hệ thân thiết giữa vợ và chồng nhấn mạnh thực tế về giao ước của Đức Chúa Trời và niềm vui mà cả hai nên biết trong mối thông công với Ngài và với nhau. Trong giao ước hôn nhân thì bằng chứng và sự bảo đảm là nhẫn cưới được trao và nhận, và “chỉ có sự chết phân rẽ chúng ta” (6:5-9).
Chúng tôi giới thiệu cuốn sách giúp ích nhất cho chủ đề này - “Giao ước hôn nhân ” của Derek Prince (sách này trình bày bản chất của giao ước hôn nhân và những đóng góp cụ thể của cả chồng và vợ trong đó).
2.2.2 LỜI HỨA NGUYỆN HÔN NHÂN
Ngày hôm nay chúng ta thường thề hoặc hứa một cách bừa bãi và giữ nó lỏng lẻo, nhưng Kinh Thánh không xem những lời hứa nguyện trọng thể theo cách đó. Một lời hứa nguyện là một sự sắp xế(Sang 28:20-22). Một khi đã được thốt ra, lời thề rất trang nghiêm và ràng buộc. Một ví dụ thú vị trong Cựu ước là lời hứa nguyện của người Naxirê biệt riêng mình ra cho Đức Chúa Trời (Dan So Ky 6:1-8).
Những lời cảnh cáo về những lời thề bừa bãi (Cham Ngon 20:25, Truyen Dao 5:4-7).
Những lời hứa nguyện trong hôn nhân được thực hiện trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời toàn năng và của các người chứng kiến là một hành động rất nghiêm trọng và ràng buộc. Ngày nay có một xu hướng, ngoài việc thất vọng với các hình thức truyền thống, những cô dâu chú rể thường tự mình lập những lời thề với nhau. Là Cơ Đốc nhân chúng ta phải cẩn thận khi chúng ta hứa nguyện với Đức Chúa Trời và với nhau. Những lời thề như thế phải là những trọng tâm chính của hôn nhân Cơ Đốc.
Lễ hôn phối tuyên bố rằng hôn nhân:
- Một lối sống thánh khiết.
- Được Đức Chúa Trời lập nên.
- Được tổ chức trong niềm vinh dự giữa nhiều người.
- Không được coi thường.
- Cho sự thạnh vượng và hạnh phúc của xã hội loài người, cái chỉ có thể bền vững khi những lời thề trong hôn nhân được tiến hành trong sự kính trọng.
Cô dâu và chú rể tuyên bố lời hứa nguyện một cách công khai trước nhiều người, trước nhiều nhân chứng, họ hàng, những người thân và bạn bè. Nhiều người có thể xem nhẹ lời thề nhưng Đức Chúa Trời xem lời hứa nguyện trong lễ cưới là rất nghiêm trọng.
Cả hai bên lập một lời hứa nghiêm túc và giao ước trở nên “người chồng hoặc vợ yêu thương và chung thủy trong lúc đầy đủ cũng như thiếu thốn, lúc ốm đau cũng như mạnh khỏe, cho đến khi qua đời”. Những lời hứa nguyện trong hôn nhân là cho cả đời và phải được tôn trọng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống. Một lời hứa là một thực tế đáng kinh sợ. Tất cả những sự Thánh thiện và toàn hảo của xã hội loài người tùy thuộc vào năng lực giữ lời hứa của chúng ta.
Khi bạn lập một lời hứa trong hôn nhân, bạn cột chính bạn vào một người khác bằng sợi dây yêu thương, tin cậy và sự chung thủy cả đời. Bạn đã tạo nên một nơi Thánh khiết của lòng tin cậy trong Đức Chúa Trời và trong người khác. Trong chỗ đó bạn có tự do để sống, để yêu và chia sẻ nhau. Trong sự phục hồi hôn nhân Cơ Đốc, chúng ta cần phục hồi lời thề trong hôn nhân về đúng nghĩa của nó. Hôn nhân thất bại không chỉ vì giao ước hôn nhân không được tôn trọng, lời thề hôn nhân thiêng liêng bị phá đổ mà còn vì có sự hiểu sai về hôn nhân trong những nước Tây âu.
2.2.3 QUAN ĐIỂM CỦA THẾ GIAN VỀ HÔN NHÂN
Có một quan điểm lâu đời của thế gian về hôn nhân thậm chí được tìm thấy trong những tín hữu Cơ Đốc. Theo quan điểm này, hôn nhân không gì hơn là một bản giao kèo sống chung với sự đóng góp bằng nhau của hai người. Hai đối tác, một nam một nữ, đồng ý đến với nhau, đôi khi chỉ là một thời gian thử nghiệm, để thử một mối quan hệ. Thậm chí nếu họ đã tổ chức lễ cưới ở nhà thờ, họ cũng không xem hôn nhân là một sự ràng buộc. Nó có thể là một sự sắp xếp tạm thời hoặc lâu dài tùy thuộc vào cảm xúc và thái độ của đối tác khi họ sống chung với nhau. Nếu có những khó khăn, nhỏ hoặc lớn, thì thường li dị như là cách giải quyết vấn đề. Trong quan điểm này về hôn nhân, mỗi đối tác được mong đợi để đóng góp sự chia sẻ công bằng của mình vào hôn nhân. Tôi thấy rằng nó đã được trình bày như sau:
Nam 50% Nữ 50%
Người vợ tuyên bố “Tôi sẽ hoàn thành hợp đồng phía tôi bằng cách cho anh, với tư cách là chồng tôi 50% của tôi, tài sản của tôi, thời gian của tôi, tiền của tôi và tôi mong rằng anh hoàn thành bản hợp đồng phía anh bằng cách giống như vậy là cho tôi 50%” (hoặc bất kỳ phần trăm nào mà hai bên thương lượng).
Khi một bên không thể giữ điều khoản của mình thì những khó khăn nảy sinh trong hôn nhân kiểu hợp đồng này rất dễ.
Một vấn đề chính nảy sinh khi người chồng không trung thủy và anh ta không còn trả 50% theo hợp đồng hoặc khi người vợ bị bệnh nặng và không thể hoàn thành bổn phận hoặc là sự không thành thật nảy sinh trong vấn đề tài chính và những khoản nợ không rõ ràng hiện ra từ từ như những đám mây đen từ phía chân trời. Đây là chỗ hổng rất lớn trong bản hợp đồng gốc mà có thể liên tục rộng ra, đi đến chỗ li dị và hợp đồng sẽ chấm dứt.
Khoảng cách
Nữ 30% Nam 20%
Li dị
Sự thật là hôn nhân theo kiểu hợp đồng trần tục này được dựa trên cảm xúc, trên sự lợi ích trong sự quan hệ tình dục thoáng qua hơn là dựa trên giao ước của sự ràng buộc và lời thề thiêng liêng.
2.2.4 HÔN NHÂN LÀ MỘT SỰ ỦY THÁC HOÀN TOÀN
Đối với những Cơ Đốc nhân thì hôn nhân kiểu hợp đồng như vậy không được mong đợi, lời của Đức Chúa Trời nói về những điều tốt hơn và có tính chất lâu dài, bền chặt hơn. Điều này là hình ảnh “một thịt” nơi mà cả hai người không phải chỉ cho 50% nhưng là 100% chính mình trong bản cam kết cả đời với nhau. Trong bản cam kết này, không có gì bị giữ lại, đó là sự hiệp nhất trong sợi dây yêu thương của Chúa Giê-xu Christ chúng ta. Nó có thể được thể hiện như sau:
Đối với những Cơ Đốc nhân thì hôn nhân kiểu hợp đồng như vậy không được mong đợi, lời của Đức Chúa Trời nói về những điều tốt hơn và có tính chất lâu dài, bền chặt hơn. Điều này là hình ảnh “một thịt” nơi mà cả hai người không phải chỉ cho 50% nhưng là 100% chính mình trong bản cam kết cả đời với nhau. Trong bản cam kết này, không có gì bị giữ lại, đó là sự hiệp nhất trong sợi dây yêu thương của Chúa Giê-xu Christ chúng ta. Nó có thể được thể hiện như sau:
Chồng và Vợ mỗi người 100%
Mô hình mẫu mực của Kinh Thánh về hôn nhân thật sự của người Cơ Đốc là ban cho và nhận lãnh lẫn nhau, bởi ân điển cuả Đức Chúa Trời, trong sự hiệp nhất trong thân thể, tâm trí và linh hồn suốt đời.
2.2.5 BÀI HỌC KINH THÁNH
1. Giao ước là gì? Có cần phải có người chứng không?
2. Lời hứa nguyện là gì? Ý nghĩa củalời hứa nguyện trong hôn nhân Cơ Đốc là gì?
3. Viết xuống những lời thề được đưa ra trong lễ cưới. Những lời thề này nên bao hàm điều gì?
4. Khi chúng ta gặp khó khăn trong việc giữ lời thề cưới, chúng ta nên làm gì?
Đọc ICor 6:12-20. Tại sao một người vợ/ chồng tin kính nên tiếp tục sống với người bạn đời không tin kính?
5. Đọc Malachi 2:10-16. Tiên tri Malachi nói gì về tính nghiêm trọng của lời thề trong hôn nhân và về sự li dị? Làm cách nào chúng ta bày tỏ tình yêu thương và giúp những người đã li dị? Đọc Cham Ngon 17:17.
2.3.1 ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH TRONG KINH THÁNH
Chính mình Đức Chúa Trời thiết lập nên gia đình. Trong cả Cựu và Tân ước, Ngài đã đưa ra những hướng dẫn rõ ràng chức năng của gia đình nên được thực hiện như thế nào. Gia đình, cũng như gia đình đức tin, cung cấp bối cảnh tự nhiên và cơ bản nhất cho việc học biết về Đức Chúa Trời và chuẩn bị để sống trong sự công bình dưới sự sắp đặt của Đức Chúa Trời.
Trong 7 đoạn đầu của sách Sáng thế ký, chúng ta thấy ba hình ảnh của một gia đình, giống như là mẫu mực của sự phục hồi đời sống gia đình trong thời đại chúng ta ngày nay.
Đức Chúa Trời đã tạo dựng gia đình. Sang The Ky 1:27-28.
Khi tội lỗi xen vào gia đình. 4:1-16
Khi ân điển phục hồi gia đình. 7:1
Trong 12:1-3, Đức Chúa Trời kêu gọi Ápraham trở nên cha của một dân lớn để ban phước cho thế gian, và điều này được thiết lập trên nền tảng gia đình. “Các chi tộc thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước”. Trong việc thực hiện lời kêu gọi này, Đức Chúa Trời đã lập một giao ước đời đời với Ápraham, con cháu của ông là con cháu của lời hứa. Lời hứa được ban cho bởi đức tin của cha mẹ, với sự đảm bảo rằng đức tin của con cháu sẽ theo sau. Sứ đồ Phao-lô trong ngày lễ Ngũ tuần xác nhận một lần nữa điều này “Lời hứa này cho ngươi và con cháu các ngươi”.
18:19 được phán với Ápraham trong thời điểm dân Sôdôm và Gômôrơ làm điều gian ác bày tỏ rằng trách nhiệm của cha mẹ trong việc huấn luyện con cái và truyền giảng trong mỗi thế hệ (Cham ngon 1:8, Cong Vu 2:39). Điều này làm sáng tỏ nguyên tắc của Cựu ước là cha mẹ chịu trách nhiệm truyền đức tin của mình cho thế hệ con cháu (Thi Thien 78:1-8). Mục đích của Đức Chúa Trời là tạo nên những dân tộc, gồm các gia đình, người có thể làm chứng như là một nhóm cho sự công bình này. Khi dân Ysơraên ngày xưa thất bại trong khi thực hiện điều này, Đức Chúa Trời vực dậy một dân Ysơraên mới (toàn bộ gia đình Đức Chúa ở trong Đức Thánh Linh) cho mục đích này (Eph 2:19-22).
Phuc Truyen 6:1-9 bày tỏ rằng tất cả các sinh hoạt của đời sống gia đình hằng ngày là môi trường để học. Không có sự phân ngăn giữa “thánh thiện” và “trần tục”. Theo lời của Đức Chúa Trời, tất cả các hoạt động của đời sống gia đình phải được thúc đẩy bởi sự thành tâm hết lòng đối với Đức Chúa Trời với tất cả tấm lòng và sức lực của một người mỗi ngày.
Luật pháp Môi-se được ban ra như là nền tảng cho những cách cư xử để điều hoà đời sống gia đình và những mối quan hệ trong gia đình. Mười điều răn tóm tắt luật pháp này và năm trong số mười điều đó liên hệ đến sự ràng buộc trong gia đình.
1. Điều răn thứ hai cấm làm tượng chạm để không vật gì do con người làm ra có thể chen vào giữa những thành viên trong gia đình và Đức Chúa Trời.
2. Điều răn thứ tư “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh” được lập ra để chúng ta dành một ngày để nghỉ ngơi và sum họp gia đình.
3. Điều răn thứ năm, “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi” là điều răn trực tiếp đối với gia đình, để con cái nhỏ hơn học cách hiếu kính cha mẹ như chính cách chúng thấy cha mẹ hiếu kính với ông bà của chúng.
4. Điều răn thứ tám ngăn cấm tội tà dâm để bảo vệ gia đình, và do đó bảo vệ cộng đồng khỏi sự hủy diệt. Tôn trọng điều răn này, cha mẹ biết giao ước và tin cậy nhau và con cái lớn lên trong sự che chở trong gia đình.
5. Điều răn “ngươi chớ tham lam”đi ra ngoài những cách đối xử công khai đến những suy nghĩ và sự tưởng tượng nằm sau những hành động, và nó luôn là quy luật cơ bản cho con cái để học hỏi trong gia đình.
Mười điều răn được thiết lập, và nên được ứng dụng trong bối cảnh gia đình. Nó vẫn còn có giá trị cho đến ngày hôm nay và có thể được gọi là “Mười Điều Răn Gia Đình ”.
Giôsuê, thách thức sự gian ác và thờ hình tượng, rao tiếng gọi của Đức Chúa Trời cho tất cả các gia đình đến phục vụ Đức Chúa Trời (Gios Gs 24:14-15).
“Những sách văn thơ khôn ngoan” của Cựu ước (Thi thiên , Châm ngôn, Truyền đạo), liên tục bày tỏ toàn bộ những nguyên tắc của đời sống gia đình tin kính (Thi Tv 78:1-8; 115:14-15; 144:12-15; ChCn 1:8-9, 4:1-6; 13:22; 17:6, 23:13-14:31)
Các tiên tri liên tục kêu gọi dân Ysơraên trở về với lời kêu gọi của Đức Chúa Trời để chứng kiến con đường Thánh khiết và công bình của Đức Chúa Trời, bắt đầu từ cuộc sống gia đình của từng chi phái.
Trong Tân ước, Chúa Giê-xu sống một đời sống bình thường của một cậu bé Do thái trong gia đình Ngài tại Naxarét. Khi cậu bé Do thái này được 12 tuổi, Ngài không chỉ hoàn toàn được hướng dẫn bởi những luật pháp của Đức Chúa Trời, nhưng cũng được mong đợi để dạy người khác. Đây là điều mà Chúa Giê-xu của chúng ta đã làm với các thầy tế lễ trong đền thờ, họ kinh ngạc sửng sốt về sự khôn ngoan của Ngài (LuLc 2:41-52).
Các sứ đồ, như những gương mẫu họ đã được học, không có nhiều lần được giảng và chú ý nhưng có mối quan hệ sống động và hằng ngày với Chúa Giê-xu, trong khi ăn, đi lại và nói chuyện tự do với nhau. Từ đó chúng ta học được mối liên hệ Phúc âm của việc học và sống đạo với nhau, để những kiến thức hiểu biết rộng không tách rời kinh nghiệm thực tế.
Trong sách Công vụ các sứ đồ, Phierơ, trong quyền năng của Đức Thánh Linh truyền rằng món quà hứa ban của Đức Thánh Linh là “cho ngươi và con cháu ngươi”. Tất cả các gia đình đã được báp tem và được đem vào mối thông công với nhau trong hội thánh. Hội thánh đầu tiên thường nhóm lại ở nhà của các Cơ Đốc nhân và rất nhiều người cải đạo đầu tiên là từ những nhóm tư gia. Điều này đưa ra một hình ảnh gia đình đặc biệt cho Cơ Đốc giáo (Cong Vu 2:38-39).
2.3.2 NỀN TẢNG HUẤN LUYỆN TỐT NHẤT
Từ những chứng cứ của Kinh Thánh này chúng ta học được rằng nền tảng huấn luyện tốt nhất cho nam giới và phụ nữ, con trai và con gái, để học biết về Đức Chúa Trời và đường lối Ngài là thông qua gia đình, là “gia đình đức tin”.
Những mối quan hệ được xây dựng dựa trên tình yêu thương và lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời và tin cậy lẫn nhau là quan trọng cho toàn bộ gia đình sống trong sự hiểu biết Đức Chúa Trời. Một gia đình Cơ Đốc, nơi những mối quan hệ này được thiết lập, sẽ đem phước đến cho xã hội nó ở trong.
Ý nghĩa của việc hiểu biết và lớn lên trong đức tin là cả ngày cho đến đời sống hằng ngày của một gia đình Cơ Đốc, được sự trợ giúp từ giáo dục Cơ Đốc trong nhà thờ và nhà trường. Trong quá khứ chúng ta đã dựa vào những phương pháp giảng dạy qua những bài giảng và diễn thuyết. Đó là nhận thức, trí nhớ, lý thuyết của những điều học về Đức Chúa Trời. Những kỳ trại hay những khóa hội thảo gia đình tìm cách đưa ra tầm quan trọng mới. Qua viêc phục hồi những mối quan hệ rộng mở, chân thật và yêu thương trong gia đình, chúng ta nhắm mục đích có những kinh nghiệm gặp Chúa có ý nghĩa với Đức Chúa Trời.
Sức mạnh trong tương lai của hội thánh Tin lành tùy thuộc phần lớn vào cách thức mà cha mẹ Cơ Đốc thực hiện vai trò thầy tế lễ của họ ở trong gia đình. Vai trò thầy tế lễ của cha mẹ đã bị lấy đi bởi những nhà giáo dục, trường học và những người cố vấn. Thậm chí những sự kiện tôn giáo có thể được dạy với một chút ít tiến triển trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Đôi khi những chương trình của hội thánh hay cộng đồng làm ngăn cản sự thống nhất và hiệu quả của công việc gia đình đức tin mà chúng ta đang tìm cách để giữ gìn. Tương lai của Cơ Đốc giáo nằm chủ yếu trong tay của các cha mẹ Cơ Đốc.
Gia đình chứ không phải là cá nhân, là đơn vị nhỏ nhất và quan trọng nhất trong xã hội. Các tệ nạn và sự sụp đổ nền tảng đạo đức trong xã hội ngày nay là vì gia đình không tự làm mới mình. Chúng ta bắt đầu từ sự tan rã gia đình ở các nước phương Tây. Một số nhà xã hội học thấy điều này, và những người này không có chỗ trên thông tin đại chúng, vì có một thế lực xấu chống lại lý tưởng gia đình và chúng sản sinh ra sự tan rã. Những ý kiến chống lại đời sống gia đình thì được đẩy mạnh cách tích cực trong phương tiện thông tin đại chúng, tin tức, Ti vi, văn chương và trong giáo dục. Li dị, phá thai, quan hệ trước hôn nhân, hôn nhân tự do, sự sùng bái nếp sống độc thân, phản loạn, chống lại quyền của cha mẹ, những phong trào giải phóng phụ nữ, những cuộc cách mạng đồng tính, chủ nghĩa nhân bản, sự thờ ơ của cha mẹ, những đứa trẻ bỏ nhà đi, sự buông thả về đạo đức, ghiền rượu và ma túy là tất cả những điều tấn công gia đình như là trụ sở cơ bản của xã hội. Một số người bây giờ tuyên bố rằng những gia đình thực sự có thể không sống sót hết những năm thế kỷ hai mươi.
Những hội thảo hay những kỳ trại gia đình là nền tảng huấn luyện cho những người chăn địa phương thành những người trưởng nhóm gia đình. Khi sự phục hưng đến, ai sẽ là người chăm sóc cho những người trở lại đạo? Theo sau điều gì là tốt nhất? Câu trả lời là người chồng và vợ đã có những bất hòa cần phải bị chọn để đưa ra trong kỳ trại hoặc hội thảo và được huấn luyện để làm vững mạnh những gia đình khác.
Có một chỗ trong việc truyền giảng cho gia đình. Ơ một số quốc gia chúng tôi thử nghiệm với những hội thảo gia đình Cơ Đốc được tổ chức ở những nơi cắm trại thông thường như là nhân chứng truyền giảng. Không khí vui tươi và bình an của những gia đình Cơ Đốc là, trong chính mình nó, những nhân chứng biết nói có thể tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác.
“Hầu cho dòng dõi hậu lai biết những điều đó” (luật của Đức Chúa Trời) Thi Thien 78:6.
“Hầu cho dòng dõi hậu lai biết những điều đó” (luật của Đức Chúa Trời) Thi Thien 78:6.
2.3.3 BÀI HỌC KINH THÁNH
1. Những điều cần thiết cho một đời sống gia đình mạnh mẽ và vui mừng là gì?
2. Mục đích đăc biệt và thực tế của một cặp vợ chồng Cơ Đốc là gì? Liệt kê những mục đích quan trọng nhất theo thứ tự quan trọng.
3. Đọc ICor 13:1-13. Vợ chồng có thể thực hiện cách yêu thương thực tế trong mối quan hệ hôn nhân của họ như thế nào?
4. Đọc Cham Ngon 17:17a và 18:22, 24. Trong một mối quan hệ hôn nhân tốt đẹp, chồng và vợ không phải chỉ là người yêu nhau, nhưng là những người bạn tốt của nhau. Tình bạn này có nghĩa gì? Tình bạn này có thể phát triển như thế nào?
5. Những mong đợi hiện tại của bạn với tư cách là chồng/ vợ cho gia đình của bạn và đời sống hôn nhân của bạn là gì?
6. Đối với cá nhân và nhóm học.
a. Chúa Giê-xu và đời sống gia đình. Mathio 8:14-16 (và LuLc 4:38, 39) Mac 7:24-30; Luca 8:49-56; GiANG 2:1-11; 11:1-46 và LuCA 19:5.
b. Hội Thánh đầu tiên và đời sống gia đình. Cong Vu 2:46; 11:14; 16:13-15; Roma 16:5; Epheso 5:21-6:9; ITim3:2-4; IITim 1:5; 3:14-15; IPhiero 3:1-7.
PHỤC HỒI ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
Sau một thời gian dài quan tâm đến gia đình và hội thánh gia đình, tôi được kêu gọi cách riêng tư để bước vào trận chiến để lập lại trật tự gia đình mà Đức Chúa Trời đã ban ra trong khi phục vụ Chúa với thanh niên với sự truyền giáo ở Tây Đức năm 1978-1983. Vào lúc đó, Esai 58:12 gây ấn tượng mạnh đối với tôi.
“Ngươi sẽ lập lại các nền của nhiều đời trước. Người ta sẽ xưng ngươi là “kẻ tu bổ sự hư hoại, và kẻ sửa đường lại cho người ở”.
Sau đó tôi biết sự kêu gọi của mình trong Chúa cho những năm sau của đời sống tôi trở thành kẻ tu bổ, giống như Nêhêmi, những bức tường thành đổ của đời sống gia đình ở Châu Âu, và kẻ sửa đường an toàn cho người ở giống như Đaniên. Từ đó niềm vui của tôi là được thấy nhiều gia đình được phục hồi trở lại như kiểu ban đầu của Đức Chúa Trời, toàn nước Đức, Na Uy, Hà Lan, Úc, Thụy Điển, Đông Âu, trong quân đội Mỹ (ở châu Âu), Châu Á Thái Bình Dương và cũng trên quê hương của tôi, New Zealand. Bạn cũng vậy, dù bạn ở đâu, cũng có thể tham gia với chúng tôi trong việc đấu tranh cho một trận chiến tốt lành của đức tin.
nguonsusong