Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Monday, July 2, 2012

Đời sống gia đình (5)


SỰ GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
Kinh nghiệm trong sự dạy dỗ và lãnh đạo trong những hội thảo gia đình và trong những kỳ trại gia đình đã dạy tôi rằng giao tiếp là vấn đề chính trong hôn nhân.


Không kể quốc gia, bối cảnh hội Thánh , nhu cầu cá nhân, chúng tôi đã khám phá ra rằng nghệ thuật nói chuyện với nhau bằng sự cởi mở, chân thật, và trong tình yêu thương là một yếu tố bị thiếu trong hôn nhân và trong gia đình ngày nay.

Trong một cuộc hội thảo gia đình ở Tây Đức, chúng tôi tư vấn cho một người chồng và là một người cha đã không nói chuyện rõ ràng với vợ và với gia đình trong nhiều năm. Ông sống cuộc đời cô độc và nghĩ về chính mình là một “người cô độc”. Nhưng Đức Chúa Trời qua Đức ThánhD9 Linh, bày tỏ cho người cha này rằng điều này là thái độ ích kỷ, kiêu ngạo và là tội lỗi. Ông đã ăn năn.

Đầu tiên, ông gọi vợ và cả gia đình lại ở xung quanh ông và xin họ tha thứ và xin họ cầu nguyện cho ông, để bây giờ ông có thể nói chuyện với họ. Buổi chiều hôm đó, ông nói chuyện lần lượt với từng người trong gia đình, để ông có thể thật sự chân thật và có sự hiểu biết rõ ràng về họ. Chúng ta có thể làm chứng niềm vui và sự an toàn mới được tìm thấy trong đời sống của gia đình này, và của sự phục vụ mới của họ cho Đức Chúa Trời.

Hôn nhân là những mối quan hệ gia đình, là trọng tâm của tình thân. Chồng và vợ, cha mẹ và con cái, chồng và con trai, mẹ và con gái, ông bà và cháu, tất cả những điều này là những mối quan hệ quý giá và tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Không liên hệ với nhau trong việc nói chuyện, với những từ ngữ thật lòng và lời nói yêu thương ngọt ngào, những hôn nhân và những mối quan hệ gia đình này sẽ chết. Một sự thật được biết rằng nếu một đứa bé không được nói chuyện nó sẽ chết. Những mối quan hệ là sự hết mình và được xây dựng bằng những lời nói trong đức tin và sự yêu thương.

7.1 GIAO TIẾP LÀ GÌ?

Nó quan trọng hơn là chỉ nói chuyện với nhau bằng lời. Nó là để chia sẻ, bằng sự cởi mở và chân thật, ý kiến, cảm xúc và nhu cầu - với cả tấm lòng. Điều đó có nghĩa là bạn hoàn toàn hòa mình vào người khác, để hiểu người đó nghĩ gì, cảm xúc gì và biết gì? Bạn lắng nghe người khác nói cách chăm chú và hoàn toàn chú ý đến họ.

Đây là nền tảng thuộc linh cho nghệ thuật của việc giao tiếp này. Trong buổi đầu tạo dựng thế giới, Đức Chúa Trời nói chuyện với con người. Ađam, Êva và Đức Chúa Trời giao tiếp tốt - họ có mối thông công với nhau hằng ngày. “Lối chiều nghe tiếng Giêhôva Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn” (Sang 3:8). Nhưng tội lỗi đã chen vào và phá hỏng mối liện hệ đầu tiên ngọt ngào và đẹp đẽ. “Ađam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giêhôva Đức Chúa Trời”.

“Ẩn mình” khỏi Đức Chúa Trời, và khỏi nhau, vì tội lỗi và sự sợ hãi, là nguyên nhân cơ bản của sự bất lực trong mối quan hệ giao tiếp trong hôn nhân. Chúng tôi không nói chúng tôi có dụng ý gì. Chúng tôi ẩn mình dứơi sự yên lặng buồn bã của bạn, sự kiêu ngạo của chúng ta và sự thiếu thành thật của chúng ta.

Nhưng Đức Chúa Trời là Cha đến để nói chuyện với Ađam, (cũng như nói với chúng ta) và nói rằng: “Ađam, con ở đâu” Ađam trả lời “Tôi có nghe tiếng Chúa trong vườn, bèn sợ, bời vì tôi lõa lồ, nên đi ẩn mình” (3:10). Tất cả mọi người, ở một vài nghĩa nào đó, “là Ađam lõa lồ”đang giấu mình khỏi Đức Chúa Trời. Như là nền tảng của chúng ta trong sự giao tiếp, trước hết chúng ta cần bước vào ánh sáng rõ ràng trong sự hiện diện của Thánh Linh Đức Chúa Trời, và bước đến thập tự giá của Chúa Giê-xu.

IGiang 1:5-7 “Nầy là lời truyền giảng mà chúng tôi đã nghe nơi Ngài và truyền lại cho anh em rằng Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu. Ví bằng chúng ta nói mình được giao thông với Ngài mà còn đi trong sự tối tăm, ấy là chúng ta nói dối và không làm theo lẽ thật. Nhưng nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau, và huyết của Đức Chúa Giê-xu, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta.”

7.2 CHÚNG TA GIAO TIẾP NHƯ THẾ NÀO

1. Chúng ta nói chuyện bằng những cử chỉ, điệu bộ

Bên cạnh ngôn ngữ nói, mọi người trong chúng ta giao tiếp bằng ngôn ngữ của thân thể. Mắt của chúng ta, tay, phong cách riêng của chúng ta, xúc giác, tất cả giao tiếp với những suy nghĩ và cảm xúc của lẫn nhau.

Xét đời sống của Chúa Giê-xu trong những sách Phúc âm, thật thú vị khi chúng ta chú ý đến việc Chúa dùng những ngôn ngữ điệu bộ nhiều như thế nào:

Bằng mắt: “Chúa quay qua và nhìn Phierơ…”
Bằn tay: “Hãy nhìn bàn tay Ta…”
Bằng sự đụng chạm: “Hãy rờ đến ta va xem…”

Một người chân thật nhìn thẳng vào mắt bạn. Sự thể hiện của đôi tay có thể nói điều gì đó về cá tính của một người. Một khuôn mặt tươi cười, cởi mở truyền đạt sự chân thật và tình yêu thương.

Những cặp vợ chồng, đã sống với nhau trong tình yêu thương qua nhiều năm, biết giao tiếp chỉ hoàn toàn bằng cái nhìn, một cái chạm hoặc bằng chỉ một hành động đơn giản.

Chúng ta đang học về hình thức giao tiếp này trong việc truyền giảng trên đường phố, trong những vở kịch và trong những kịch câm… đó là ngôn ngữ giá trị vá quốc tế của Đức Chúa Trời để truyền tải những chân lý thuộc linh, và chúng ta nên sử dụng và phát triển nó, không chỉ trong công cuộc truyền giảng nhưng cũng trong nhà và trong đời sống gia đình.

2. Chúng ta giao tiếp bằng lời

Có bao giờ bạn nghĩ khả năng nói là một món quà tuyệt vời Chúa ban cho chúng ta không? Qua Kinh Thánh, Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Trời là Đức Chúa Con, Đức Chúa Trời là Đức Thánh Linh, tất cả đều cùng dùng một lời nói … “Đức Giê-hô-va phán rằng” … “quả thật ta nói cùng các ngươi…” “kẻ nào nghe lời ta phán đây”. Lời nói phản ánh sự giống Chúa của chúng ta. Do đó, phải cẩn thận trong lời nói của bạn. Lời nói giúp chúng ta phân biệt được con người với loài thú. Thú vật có thể tạo ra những âm thanh khó hiểu, nhưng chỉ có con người là có thể nói được. Lời nói của một người sẽ bày tỏ những điều trong lòng người ấy. “vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra” (Mathio 12:34). Khi người nào đó cứ giữ sự yên lặng thì rất khó cho chúng ta hiểu được tâm hồn người đó và cũng khó để hiểu anh ta thực sự.
Gương mẫu tối cao cho chúng ta trong việc giao tiếp bằng lời là Đức Chúa Giê-xu. Lời của Ngài là lời tích cực, ban sự sống, và chữa lành.
Luca 4:22 “Ai nấy đều làm chứng về Ngài, lấy làm lạ về các lời đầy ơn lành từ miệng Ngài ra”
Đọc kỹ các sách Phúc âm, lắng nghe và ghi lại những lời nói của Chúa Giê-xu và bạn sẽ khám phá cách để giao tiếp giỏi.

7.3 CÁC CẤP ĐỘ TRONG GIAO TIẾP 

Phỏng theo “Tại Sao Tôi Sợ Nói Với Bạn Tôi Là Ai?” của John Powell.
Nói chuyện với nhau giống như sống trong một căn nhà với những bậc thang ở những cấp độ khác nhau: đi lên và đi xuống.
a. Những bước đi xuống là căn hầm chỉ trích: không ai muốn sống dưới một căn hầm cả. Nhưng nhiều người vợ người chồng bước xuống thậm chí mỗi ngày vào trong sự lạnh lẽo, tăm tối và mốc ẩm của căn hầm chỉ trích.
Mathio 7:1 Chúa Giê-xu phán “Đừng đoán xét ai để mình khỏi bị đoán xét”
Gia Co 4:11 “Hỡi anh em, chớ nói hành nhau”
Người hay chỉ trích, khắc nghiệt thường là những người xấu. Đừng bao giờ sống trong căn hầm của sự chỉ trích. Trèo lên với Đức Chúa Trời đến một mức độ cao hơn trong sự giao tiếp.
b. Những bước đi lên

Mức độ 1: Tầng “ chào hỏi”. Đây là điểm khởi đầu của sự giao tiếp, tại tầng trệt, mức độ đầu tiên. Đó là sự giao tiếp - nhưng ở một mức độ rất đơn giản, an toàn. “chào buổi sáng” … “anh khỏe không?” … “em ngủ ngon không?”. Nhiều cặp vợ chồng cảm thấy khó có thể vượt qua được mức độ này.

Mức độ 2: Mức độ “trao đổi thông tin”. Đây là việc nói ra mỗi ngày những điều mà chúng ta muốn cho người bạn đời của chúng ta biết: tin tức về công việc và những điều xảy ra trong ngày, vân vân … chúng ta chỉ truyền tải thông tin, chúng ta không đưa ra ý kiến.
Mức độ 3: Mức độ “chia sẻ ý kiến”. Chúng ta đang trèo lên một cấp độ cao hơn trong giao tiếp. Tại đây chúng ta chia sẻ những gì chúng ta thật sự nghĩ về một vấn đề được đưa ra. Có một yếu tố không an toàn ở đây, bởi vì người bạn của bạn có thể không cùng quan điểm với bạn, hoặc có thể hoàn toàn chống đối.

Mức độ 4: Mức độ “ chia sẻ cảm xúc và tình cảm. Nhiều cặp vợ chồng đeo mặt nạ. Họ che giấu cảm xúc thật sự của mình. Nhiều người vợ nói với tôi rằng: “Tôi chưa bao giờ biết chồng tôi thực sự cảm thấy gì”. Đối với nhiều người đàn ông thì sự vắng mặt của những tình cảm này được xem như là một đức hạnh. Nhưng thực tế, có một trở ngại lớn cho việc giao tiếp và nhu cầu cần phải đáp ứng (nếu cần thiết với một người tư vấn khác) để chiếc mặt nạ bị lột bỏ.

Cười và khóc: trong lĩnh vực tình cảm, chúng ta cần biết rằng “cười” và “khóc” cùng với nhau là sự giao tiếp. Nếu, là những người chồng và vợ, bạn đã cười với nhau cả tuần, có vài điều bất ổn trong giao tiếp. Có thể bạn có quá nghiêm trọng không? Hoặc quá căng thẳng . Tiếng cười giải phóng cảm xúc. Thậm chí Đức Chúa Trời cũng cười. (Thi Thien 2:4). Đừng bao giờ xấu hổ khi bày tỏ cảm xúc và nói về điều mình cảm thấy. Điều này không phải là điểm yếu. Nó là sức mạnh trong hôn nhân của bạn. Đức Chúa Trời đã ban cho bạn tình cảm. Hãy sử dụng nó. Hãy vui vẻ với nhau. Hãy vui mừng cả bên trong, vui mừng trong chính mình Chúa, và bên ngoài, trong những ơn phước và trong những điều tốt lành Chúa ban. Ca ngợi Chúa và cảm tạ Ngài mỗi ngày. Đấng Christ chăm sóc bạn. Hôn nhân của bạn là quý báu trong cái nhìn của Ngài. Ngài sẽ không bao giờ bỏ bạn.

Đặc biệt là bày tỏ “những nỗi sợ hãi” cho người bạn mình thấy. Nhiều người vợ và con cái, chúng tôi đã khám phá ra rằng, rất sợ chia sẻ nỗi sợ hãi của mình. Họ không nói chuyện với chồng hoăc bố mẹ ở cấp độ này. Người chồng, chúng tôi thúc giục bạn hãy lắng nghe vợ bạn trong lĩnh vực này. Họ tìm kiếm sự an toàn nơi bạn. Bạn chịu trách nhiệm đối với sự hưng thịnh trong đời sống thuộc linh của họ. Khích lệ họ nói ra tất cả những cảm xúc thật của họ, và bạn cũng bày tỏ những cảm xúc của bạn. Cầu nguyện với nhau chống lại những cảm xúc tiêu cực, sợ hãi, và căng thẳng.

IPhiero 5:7 “Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài vì Ngài hay săn sóc anh em”.
Cấp độ 5: Cấp độ “cởi mở và chân thật với nhau”. Điều này có nghĩa là tận dụng thời gian để bày tỏ cởi mở với người bạn của bạn cách thật sự là con người như thế nào và nhu cầu thực sự của bạn là gì. Nó là cấp độ cao nhất của sự giao tiếp, và hôn nhân nào mà vợ chồng ở trong cấp độ này thì thật hạnh phúc. Sự đầy đủ mối quan hệ đầy tình yêu, sự cởi mở, và quan tâm làm cho gia đình trở thành Thiên đàng trên đất. Không có sự chân thật, sự giao tiếp thật sự dễ bị đổ vỡ. Lời nói tùy thuộc vào sự thật. Lời nói dối là một sự ghớm ghiếc trước mặt Đức Chúa Trời. (Cham Ngon 12:22). Nó là một trong bảy điều Đức Chúa Trời ghét. (6:16-17).

Trách nhiệm của cha mẹ là dạy con cái những bài học cơ bản trong lời nói. Để làm điều này, họ phải bắt đầu bằng chính mình, và chống lại sự gian dối đến từ ma quỷ, là cha của kẻ nói dối (Giang 8:44). Đức Chúa Giê-xu Christ của chúng ta đã làm mọi sự rõ ràng rằng tất cả mọi người nói dối đều là con cái ma quỷ. Sự kỷ luật kỹ càng rất cần thiết ở đây, đặc biệt là khi chúng ta có khuynh hướng nói liến thoắng và không chính xác. Một vài Cơ Đốc nhân nghĩ rằng nói dối, nói quá sự thật, che giấu sự thật là chuyện nhỏ nhưng Đức Chúa Trời xem đó là tội đáng ghê tởm.

IICor 4:2 “Trước mặt Đức Chúa Trời chúng tôi bày tỏ lẽ thật. . .”

7.4 NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG GIAO TIẾP

Mathio 11:15
Không biết lắng nghe. Kinh Thánh khuyến khích chúng ta phải lắng nghe cẩn thận. Chúa Giê-xu thường kêu lên “Ai có tai mà nghe, hãy nghe”.

Sự thất bại chính của một mối quan hệ tốt là sự từ chối không hoàn toàn chú ý vào những điều người kia đang nói. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với trẻ em. Chúng muốn mọi điều được coi là nghiêm túc trong khi chúng ta nghĩ những gì chúng nói là ít quan trọng. Chúng ta nên dừng mọi việc lại, nhìn vào mắt chúng và hoàn toàn chú ý khi chúng đang nói. Điều này là tất nhiên đúng trong mọi mối quan hệ.
Người chồng quá bận rộn và người vợ thấy rằng mình không hoàn toàn được anh ấy chú ý. Cho nên sau đó một thời gian người vợ từ bỏ và che giấu thái độ thật sự và tình cảm thật sự của mình.

Hoặc một người vợ hoàn toàn thu mình lại và không muốn nghe. Đây là vũ khí chống lại sự giao tiếp mạnh mẽ nhất nó có thể phá hủy hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Bởi vì sự im lặng của chúng ta và sự thu mình lại, chúng ta đang nói rằng “Tôi không chấp nhận những lời của anh”, “Em không có ý nghĩa gì đối với tôi cả” hoặc là “ Anh không đáng nghe tôi nói”.

Hoặc là cha mẹ quá bận rộn đến nỗi con cái cảm thấy bất kỳ điều gì chúng nói đều có ảnh hưởng rất ít vì không có ai nghe chúng nói cả.
Bạn cần cầu nguyện “Lạy Đức Chúa Trời, xin hãy làm cho con trở nên người biết nghe cách chăm chú và người biết lắng nghe đối với vợ, chồng con, với con cái con và bạn bè con” . Hãy tìm cách để được đổ đầy Đức Thánh Linh của Đấng Christ trong sự nhạy cảm, kiên nhẫn và tự chủ.
Thiếu thời gian: Đây là nguyên nhân chính của sự đổ vỡ trong hôn nhân. Bất kỳ một sự phát triển của một tình bạn chân thật nào cũng cần có thời gian, và đời sống hôn nhân và gia đình là sự bồi dưỡng tình bạn lâu dài. Những người vợ cần biết chi tiết về đời sống hàng ngày của người chồng, những điều họ trải qua, những nhu cầu của chồng. Không chỉ là những sự thật, mà còn là những suy nghĩ và cảm xúc. Nếu không, sự thất vọng và nản lòng sẽ bò vào đời sống hôn nhân.

Do đó, hãy dành thời gian nói chuyện với nhau như vợ chồng, như là một gia đình, một thứ tự ưu tiên trong nhà. Dành thời gian để nói chuyện với nhau là điều rất quan trọng cho đời sức khoẻ của hôn nhân bạn. Điều đó quan trọng hơn cả công việc, ăn uống, giải trí, sở thích…đó là nền tảng chung của đới sống bạn với nhau.

Cần bao nhiêu thời gian mới đủ? Ít nhất 20 phút mỗi ngày. Hãy đưa điều này vào thời khóa biểu của bạn. Hãy tìm thời gian tốt nhất cho nhau. Đừng để điều nào xen vào. Không có khách, không điện thoại, không công việc hoặc con cái. Đó là thời gian vợ chồng ở riêng với nhau. Bảo vệ thời gian đó và giữ thời gian đó hàng ngày. Khi nào? Không phải là khi bạn mệt hoặc khi bị căng thẳng về tình cảm. Hãy tìm một thời gian yên tĩnh thư thái. Mỗi cặp vợ chồng cần phải biết thời gian Chúa dành cho họ: sau bữa ăn tối, trước khi đi ngủ, thời gian đầu tiên trong ngày, có thể thời gian dài hơn vào trưa Chúa nhật?

Chúng ta nói về điều gì trong thời gian đó? Về đời sống hàng ngày và công việc của bạn, về mối quan hệ của hai bạn và trách nhiệm, con cái bạn, những đặc tính riêng và nhu cầu của từng đứa, về nhu cầu thuộc linh của bạn, những nỗi sợ hãi, những kinh nghiệm của bạn. Đọc Kinh Thánh với nhau. Bày tỏ tình yêu đối với nhau mỗi ngày. Một người vợ cần biết rằng cô ấy được yêu và cô cần phải nhận biết những điều đó bằng lời, bằng những cử chỉ yêu thương. Cũng vậy, người đàn ông cần biết rằng anh được biết ơn và khích lệ.

HỌC CÁCH THAM DỰ VÀO NHỮNG SINH HOẠT THUỘC LINH CHUNG VỚI NHAU

Thờ phượng với nhau . . . tôn vinh Chúa với nhau.
Cầu nguyện với nhau, thường xuyên, cả hai người.
Chúc phước cho nhau.
Hãy chiến đấu thuộc linh với kẻ thù chung của bạn. Chiến đấu chống ma quỷ chứ không phải chống nhau.
Đọc Kinh Thánh chung với nhau mỗi ngày.
Phục vụ lẫn nhau.
Tham gia một nhóm gia đình với nhau.
Giúp đỡ lẫn nhau …hiếu khách.
Khích lệ nhau trong nhu cầu của bạn.

TRÊN HẾT TẤT CẢ, HÃY SẴN SÀNG THAY ĐỔI.

Một người chồng đọc quyển sách này cần thay đổi. Nếu anh có bản tính là người trầm lặng, ít nói hoặc nhút nhát. Hoặc anh ấy quá bận rộn, hoặc ích kỷ, hoặc kiêu ngạo. Hãy cầu nguyện: “lạy Đức Chúa Trời, xin thay đổi con. Xin Thánh Linh của tình yêu thương và của sự cởi mở tràn ngập lòng con.”

Một ngừơi vợ cần thay đổi. Cô ấy đã nói quá nhiều và đã lấn át trong những cuộc nói chuyện, hoặc quá tò mò bằng cách hỏi những câu hỏi quá tọc mạch.

Hoặc cả hai người có thể đã phát triển những thói quen xấu của việc nói lớn, nói những lời cay nghiệt, không yêu thương và không kiên nhẫn với nhau. Hãy sẵn sàng thay đổi. Đem nó đến với Đức Chúa Trời trong lời cầu nguyện. Cầu xin sự tha thứ của Ngài. Cầu xin sự tha thứ của những người khác. Chấp nhận những sự sửa trị khoan dung từ Đức Chúa Trời và lẫn nhau. Sau đó bắt đầu một cuộc sống mới trong sự giao tiếp với nhau, với sự cởi mở, và bước vào sự vui mừng mà Đức Chúa Trời đã giành cho bạn. Hãy luôn nhớ rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của những sự khởi đầu mới.

Colose 4:6 “Lời nói anh em phải có ân hậu theo luôn và nêm thêm muối, hầu cho anh em biết nên đối đáp mỗi người thể nào”.

7.5 HƯỚNG DẪN GIAO TIẾP HÔN NHÂN VÀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH CỦA BẠN.

ICorinhto 3:11
1. Xây dựng trên một nền tảng vững chắc là Đức Chúa Giê-xu Christ. 3:11. Học để bước đi và nói chuyện với Chúa Giê-xu mỗi ngày. Luca 24:32. Từ đây sẽ tuôn chảy ra tình yêu của Chúa Giê-xu cho mỗi gia đình.
2. Chấp nhận chính bản thân bạn như bạn vốn có, như đã được tạo dựng bởi Đức Chúa Trời, và chấp nhận bạn đời của bạn như chính bản thân họ (Epheso 1:6).
3. Đem tất cả những đau thương, cay đắng, thất vọng và những lời chỉ trích đến Thập tự giá của Đấng Christ (Colose 3:13-14).
4. Tìm cách hiểu ngừơi bạn mình chứ không phải chỉ hiểu chính bạn. Giành nhiều thời gian để hiểu lẫn nhau. IITimothe 2:7.
5. Luôn nói sự thật trong tình yêu thương. Tránh chì chiết. Colose 3:9 và Cham Ngon 10:19.
6. Châm nói. Suy nghĩ trước. Cham Ngon 18:13Gia Co 1:19
7. Nghe nhiều hơn. Nói ít hơn. Cham Ngon 15:28
8. Tránh chỉ trích lẫn nhau. Khi có chuyện gì sai, trước hết hãy xưng điều đó với Đức Chúa Trời và với người bạn mình. IGiang 1:9-10
9. Không bao giờ trả lời khi giận. Cầu nguyện xin sự kiểm soát. Cham Ngon 14:29.
10. Xây dựng lẫn nhau bằng những lời từ đáy lòng, lời ban sự sống. Dùng những lời cảm ơn, những lời khen ngợi và khích lệ. 16:24

7.6 NHỮNG CÂU HỎI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN MỘT MỐI GIAO TIẾP

a. Giao tiếp gia đình:
- Những mâu thuẫn và trở ngại trong giao tiếp đang cản trở sự giao tiếp tốt đẹp trong gia đình bạn là gì? Cần phải làm điều gì để cải thiện để có những cơ hội tốt cho sự giao tiếp tốt hơn?
- Chúng ta phải dạy con cái chúng ta và những người trẻ như thế nào để họ trở thành những người nói chuyện tốt và cởi mở?

b. Cho sự thảo luận cá nhân giữa vợ và chồng.
- Bạn giao tiếp với nhau tốt như thế nào? Bạn có gặp vấn đề gì trong lĩnh vực này không? Bạn làm cách nào để có thể nhận được sự giúp đỡ trong việc giải quyết vấn đề này.
- Thảo luận với nhau về thời gian tốt nhất mỗi ngày để làm“thì giờ nói chuyện” của bạn. Đưa nó vào thời khoá biểu của bạn.
- Bạn có gặp khó khăn khi bạn và vợ /chồng bạn cầu nguyện chung với nhau không? Tại sao?
- Bao lâu vợ chồng bạn đi chơi xa với nhau trong vài ngày, trong những dịp thư giãn, và để nói chuyện nhiều với nhau về chiều sâu của cuộc sống?

7.7 HỌC KINH THÁNH

1. Bạn đang ở cấp độ giao tiếp như thế nào trong cương vị là vợ,chồng, trong gia đình?

2. Đọc và suy gẫm:

Những đoạn Kinh Thánh này nói rất mạnh mẽ chống lại sự nói xấu, vu cáo, chỉ 
trích, bươi móc lỗi lầm, cãi cọ, càu nhàu, cằn nhằn và giận dữ, cũng như những cách nói chuyện sai lầm và làm tổn thương, thuộc về “căn hầm”. Kinh Thánh đã dạy chúng ta tháo khỏi căn hầm này để đến cấp độ cao hơn trong giao tiếp như thế nào?

3. “Giao tiếp không thường xuyên dễ dàng. Nó bao gồm cả công việc, nỗi đau, sự nhạy cảm, kiên nhẫn và sự quan tâm sâu sắc”. Hãy thảo luận.

4. Tại sao vũ khí “im lặng” lại làm tổn hại đến một mối quan hệ tốt?

5. Đọc và suy gẫm : Cham Ngon 18:315:28 bạn có phải là một người vợ, người chồng biết lắng nghe không? Làm cách nào để bạn có thể làm cho tình hình này tốt hơn?

6. Trong khi sự cởi mở và chân thật là mục đích trong sự giao tiếp của chúng ta, thì sự ân cần và lòng thương cũng vậy. Những đoạn Kinh Thánh này có cho chúng ta lời hướng dẫn nào để trở thành người chân thật mà không làm tổn thương đến người khác không? (ICo1Cr 13:1-13)

Câu hỏi dành cho vợ chồng để phát triển mối tương giao:
Hãy hỏi chính bạn trong sự riêng tư và yên tĩnh những câu hỏi sau đây:
1. Tôi đã làm gì để bày tỏ sự biết ơn của tôi đối với người chồng, người vợ của tôi?
2. Bạn mong ước điều gì từ cuộc sống hôn nhân của bạn?
3. Điều gì làm cho tôi thật sự buồn về hôn nhân của tôi?
4. Điểm yếu nhất của ngừơi bạn đời tôi là gì?
5. Hãy thảo luận với nhau về ngôn ngữ không lời, hãy viết những điều đó ra trên giấy.
6. Hãy thảo luận với nhau về từng đứa con của bạn:
- Điểm mạnh, điểm yếu
- Khả năng, sự bất năng
- Đặc tính của nó
- Sự tăng trưởng tâm linh
- Việc học hành
- Sức khoẻ
- Thể thao
- Năng lực
- Kỷ luật


TÌNH DỤC - CÁCH MÀ CHÚA ĐỊNH CHO NÓ

Mục đích của quyển sách này là phục hồi lại tất cả các phần của đời sống gia đình lại đúng trật tự mà Đức Chúa Trời đã đặt để nó. Trong chương này, điều quan tâm là phục hồi mối quan hệ tình dục về chỗ đúng của nó, trong sự sáng tạo của Đức Chúa Trời và trong hôn nhân.

Một lần nữa, thẩm quyền của chúng ta là Kinh Thánh . Một số người sẽ bảo với chúng ta rằng Kinh Thánh đã lỗi thời một cách tuyệt vọng về chủ đề này. Họ sẽ chỉ ra những kiến thức mới về “tự do tình dục” mà chúng ta đang có trong thời kỳ hiện đại và đầy ánh sáng này.

8.1 CÁI NHÌN CỦA KINH THÁNH VỀ VẤN ĐỀ TÌNH DỤC

Sang the ky 1:27-28Mathio 19:19Mac 10:11-22Luca 17:27ITim 4:4,
Sau khi đọc nhiều về văn học hiện đại trong chủ đề này, tôi được thuyết phục rằng lời của Đức Chúa Trời có vài điều để dạy chúng ta về những nguyên tắc cơ bản và hiểu biết đúng đắn về quan hệ tình dục trong hôn nhân. Tôi do đó, quan tâm đến việc đặt ra những lời dạy của Kinh Thánh về “tình dục - cách mà Đức Chúa Trời định cho nó”. Ý nghĩ về tình dục đến từ Đức Chúa Trời. Ngay từ buổi đầu sáng thế, Đức Chúa Trời đã quyết định vẻ đẹp của giới tính, và mọi vật Đức Chúa Trời tạo dựng đều tốt lành, đẹp đẽ và trọn vẹn.

4:4 “Vả mọi vật Đức Chúa Trời đã dựng nên đều tốt lành cả, không một vật chi đáng bỏ, miễn là chúng ta cảm ơn mà nhận lấy, vì nhờ lời Đức Chúa Trời và lời cầu nguyện mà vật đó được nên Thánh”.

Trong Sang the ky 2:24 chúng ta có nền tảng căn bản của hôn nhân thật: “Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt”.

Trong ICor 6:16, Phao-lô dạy rằng cách cả hai trở nên một thịt bằng sự giao hợp. Có một mong ước tự nhiên và cốt yếu kéo người nam khỏi cha mẹ mà gắn bó đời sống mình với đời sống người vợ. Hành động tự nhiên của tình dục, điều mà Đức Chúa Trời đã dựng nên, là phương tiện của sự tác động sự thống nhất của “một thịt”. Sự giao cấu tạo thành hôn nhân. Trong cái nhìn của Đức Chúa Trời, một khi sự giao hợp xảy ra, người vợ và người chồng được hợp nhất trọn đời. Hôn nhân là nơi bình thường dành cho những biểu hiện tình dục. Tình dục chỉ ô uế khi nó diễn ra ngoài giao ước hôn nhân, nhưng trong sự hợp nhất của giao ước hôn nhân thì nó được tự do thưởng thức.

8.2 TÌNH DỤC TRONG HÔN NHÂN

Sang the ky 2:25
Heboro 4:13
Do đó người chồng và người vợ không nên xấu hổ trong sự hiện diện của nhau. Đức Chúa Trời xem giao hợp trong hôn nhân là Thánh khiết, tốt lành và tự nhiên. Trong sự thống nhất về tình dục, mỗi người tặng một món quà quý giá cho người khác là chính thân thể mình, duy nhất dành riêng cho một người. Thưởng thức thân thể nhau không phải là tội lỗi, vì thân thể là ý tưởng của Đức Chúa Trời và Ngài đã tạo dựng nên nó. Chỉ có tình dục ngoài giao ước hôn nhân mới là tội lỗi, nó phá hủy sự toàn vẹn của một thịt trong hôn nhân mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng. Từ những tội lỗi tình dục này sẽ dẫn đến sự xấu hổ, cảm giác tội lỗi, cay đắng, bất an và sự xét đoán.
Lời Kinh Thánh miêu tả đó là điều thú vị nhất. Có ba động từ Hêbơrơ được sử dụng để miêu tả sự giao hợp. 

1. Động từ “đi lại cùng”. Nó có nghĩa là “ngủ với”, với mục đích thường là để tạo thành một em bé qua việc thụ thai trứng của người nữ với tinh trùng của người nam.

2. Lại nằm cùng: Sang 34:739:7IISam 11:4Phuc 22:22-23IISam 13:11
Động từ lại nằm cùng: Sự diễn đạt này được dùng cho những hoạt động sinh học và tự nhiên của tình dục giữa hai người. Nói chung nó đề cặp đến tình dục như là một kinh nghiệm về mặt thể xác.
Sang  4:174:25

3. Biết: Đây là động từ thứ ba mang ý nghĩa sâu hơn đối với mối quan hệ tình dục. Đó là động từ trong tiếng Hêbơrơ “ăn ở”. Nó không phải chỉ là đề cặp đến việc thực hiện những hành động thể xác là “ăn ở” nhưng là một sự biết sâu xa, mang xúc cảm và tận tâm muốn biết về nhau. Một sự nhận biết sâu sắc về con người bên trong có thể chưa bao giờ được kinh nghiệm trong sự quan hệ tình dục hững hờ, ngẫu hứng thường thấy trong thế giới hiện đại của chúng ta. Đó là một quá trình phát triển lâu dài của đời sống thực sự sâu sắc và riêng tư bên trong của một cặp vợ chồng. “Sự ăn ở, biết” như vậy tùy thuộc vào điều khác hơn là “xác thịt”, nó cũng tùy thuộc vào mối liên hệ thuộc linh của tình yêu chung đối với Chúa Giê-xu Christ. Trên thực tế, sự “ăn ở” như vậy với nhau là một trong những hành động của sự kính trọng, hành động của sự thân mật giữa vợ và chồng, với Cha thiên thượng. Thật ra, nhiều vợ chồng Cơ Đốc đã nói với tôi rằng thời gian tốt nhất của việc “ăn ở” với nhau đã được bắt nguồn từ những lời cầu nguyện, sự thờ phượng và sự cam kết thiết thực với Đức Chúa Trời của họ là Đức Chúa Cha.

Kinh Thánh đã bày tỏ rõ ràng rằng Đức Chúa Trời đã ban cho tất cả mọi người những mong muốn tự nhiên. Đó là sự khao khát về thức ăn, về nước uống, về sự an toàn, về sự thoả mãn, về tình dục. Và tất cả những điều này đến từ bàn tay tốt lành của Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta biết rằng tất cả những mong muốn này đều có thể bị sử dụng sai. Chúng ta sai khi ăn nhiều quá, quá nhanh và quá ích kỷ. Ăn không sai nhưng kẻ tham ăn thì sai.

Cũng vậy đối với sự khao khát về tình dục do Chúa ban cũng vậy. Chúng ta có thể hành động, thậm chí trong hôn nhân, trong khoái lạc nhục dục và dâm dục.

Kinh Thánh gọi những điều này là “bước đi trong xác thịt” hoặc “theo bản tánh thấp hèn của chúng ta”. Xác thịt là nơi tội lỗi đưa những điều gian ác của nó vào đời sống chúng ta. Nhiều hành động tội lỗi được liệt kê trong GaGl 5:19 có liên quan đến việc sử dụng tình dục sai lầm.

“gian dâm, ô uế, trụy lạc, luông tuồng . . .”

Chúa Giê xu phán “vì từ nơi lòng mà ra những ác tưởng, những tội giết người, tà dâm, dâm dục trộm cướp, làm chứng dối và lộng ngôn” (Mathio  15:19). Một số người cho rằng tình dục như ngọn lửa, ấm áp và đáng yêu khi nó được kềm chế và ở đúng vị trí của nó, nhưng khi nó được thoải mái thì nó có thể phá hủy và gây tổn hại kinh khủng. Trong bảng liệt kê của Tân ước về những tội lỗi thì tội tà dâm là tội đầu tiên và tất cả các dạng của sự trụy lạc tình dục.  Roma 1:26-28Epheso 5:3-5Colose 3:5-6ITesalonica 4:3-8Giude 1:3-10ICor 6:9.

Kinh Thánh cấm và lên án tất cả các hình thức mại dâm, sự lang chạ, sự gian dâm, tội ngoại tình, thú tính, và tất cả những việc làm khác ngăn chặn mục đích đích thực của Đức Chúa Trời trong việc ban cho chúng ta món quà về tình dục. Sự nuông chiều trong sự trụy lạc như vậy giữ một người khỏi việc thừa kế nước Đức Chúa Trời.

GaGl 5:16-25 ”Hãy bước theo Thánh Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt” (5:16).

Trong giao ước hôn nhân, người chồng và người vợ Cơ Đốc được định để “sống theo Thánh Linh’ của Đức Chúa Giê-xu Christ. Điều làm cho tình dục trong hôn nhân thánh khiết và đẹp đẽ cho những người Cơ Đốc trong sự hiệp nhất của giao ước hôn nhân, là sự cam kết thật sự với Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha, và Chúa Giê-xu Christ là Đấng Cứu Thế và là Chúa của tất cả mọi đời sống, và trong quyền phép của Đức Thánh Linh. Kinh Thánh đã bày tỏ rõ ràng rằng việc sinh đẻ con cái không phải là mục đích duy nhất của mối quan hệ phối ngẫu. Quan hệ vợ chồng là món quà Chúa ban để bày tỏ theo luật tự nhiên vẻ đẹp của sự từ bỏ thuận phục của hai người với nhau và với Đức Chúa Trời. Vượt xa khỏi những thái độ tiêu cực về tình dục, lời của Đức Chúa Trời tuyên bố rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng trong chúng ta một mong muốn lành mạnh và tự nhiên để hưởng thụ sự thoả mãn thân thể trong quan hệ tình dục.

Thậm chí ở đây, sự kiên nhẫn, sự thấu hiểu, sự khoan dung và thời gian là cần thiết. Chúng ta được lệnh phải hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau cả nam lẫn nữ, và bước đi trong sự thuận phục lẫn nhau.

Đặc biệt là một người nữ, trước khi tin tưởng chồng một cách hoàn toàn cần phải biết sự quý mến, tình yêu và tôn trọng. Cô cũng cần cảm thấy được yêu không chỉ trong việc thoả mãn những nhu cầu tình dục, nhưng trước đó rất nhiều và suốt mọi ngày của cuộc đời cô.

CẦN SỰ CỞI MỞ VÀ CHÂN THẬT

Nếu một người chồng và một người vợ có thể bàn luận với nhau một cách chân thật về mối quan hệ tình dục của mình và nêu lên một cách cởi mở những nỗi sợ hãi, tội lỗi, vấn đề hoặc những nhu cầu trong lãnh vực quan trọng và nhạy cảm này của hôn nhân. Nếu không thể tìm thấy sự thoả mãn trong tình dục, hoặc có những khó khăn nghiêm trọng nơi người vợ, của sự sợ hãi hoặc sự lãnh cảm, hoặc nơi người chồng, sự phóng tinh dịch sớm hoặc bất lực, thì việc tư vấn một chuyên gia kinh nghiệm và đáng tin cậy là một điều khôn ngoan.
Hầu hết những mối quan hệ vợ chồng có thể được giải quyết bằng sự thấu hiểu cách kiên nhẫn và cởi mở, trong việc lớn lên trong sự hiểu biết về sự quan hệ tình dục.

Những điều này là những thông tin cần thiết thực tế và giúp ích, hướng dẫn ngắn gọn về những hành động tình dục được đưa ra trong bảng liệt kê của quyển sách. Khi mà không có một sách của loại này được giới thiệu mà không có sự e dè. Tôi đã tìm thấy “Đời Sống Yêu Thương - Cho Tất Cả Các Cặp Vợ Chồng”, của Ed Wheat đã được sử dụng rộng rãi và thấy hữu ích.

8.3 BÀI HỌC KINH THÁNH TRONG CÔRINHTÔ 6: 12-20, 7: 1-40

Cẩn thận đọc những đoạn Kinh Thánh này, nên đọc những bản dịch khác nhau sẽ tốt hơn. Hai đoạn Kinh Thánh này rất có giá trị để học vì chúng liên quan đến sự dễ dãi của xã hội trong vấn đề tình dục mà chúng ta thấy mình đang sống trong đó.

Chúng ta cần nhận ra rằng:

Phao-lô viết những lời này để hướng dẫn người Cơ Đốc vô đạo đức và gian ác tại thành Côrinhtô (I Côrinhtô 51). Những tội tà dâm nghiêm trọng và đáng kinh tởm đã xảy ra cả trong hội Thánh Côrinhtô. Phao-lô viết những lời này để nâng cao tiêu chuẩn mới của người Cơ Đốc trong tình dục. Thân thể Cơ Đốc nhân là để dành cho Đức Chúa Trời và và không được sử dụng cho mục đích nào khác ngoài việc làm vinh hiển danh Chúa. Không người Cơ Đốc nào có thể thoả hiệp với tiêu chuẩn phổ biến của người Côrinhtô về sự buông thả theo trần gian trong thú vui tình dục. Sự nuông chiều thể xác trong tất cả các hình thức, dù liên quan đến thức ăn hay tình dục, đều bị loại bỏ ra ngoài, vì trong Đấng Christ thì phải có sự tiết độ và thánh khiết. Bất kỳ sự vô đạo đức nào cũng phải tránh xa (Leviky18:7-8ICor 5:1-13).
7:25-35 2. Hai đoạn Kinh Thánh này được viết theo giác quan của Phao-lô về sự thúc đẩy rằng thời gian cho việc rao giảng Phúc âm còn rất ngắn ngủi. Phao-lô khuyến khích tín hữu tại hội thánh Côrinhtô không nên bị tinh thần dâm dục của thế gian quanh họ thu hút, chiếm đóng trong đời sống, nhưng ban cho họ sự hiến dâng tận tâm, hết lòng cho Chúa Giê-xu Christ và Phúc âm của Ngài.

CHÚNG TA HỌC ĐƯỢC ĐIỀU GÌ VỀ MỐI QUAN HỆ TÌNH DỤC TỪ I CÔRINHTÔ ĐOẠN 7.

ICor 7:1-5
1. Hôn nhân là điều cơ bản và tự nhiên, và sự giao hợp trong hôn nhân là tốt lành và có nhiều điều lợi ích. Quan hệ tình dục không chỉ được cho phép trong hôn nhân mà nó còn là một mệnh lệnh. Người nào có ân tứ độc thân thì được tự do để hoàn toàn dâng mình cho Đức Chúa Trời. Người không lập gia đình và những người goá bụa có thể theo gương mẫu của Phao-lô nếu họ đã được ban cho ân tứ này giống như Phao-lô. Còn nếu không thì họ nên lập gia đình (I Côrinhtô: 33-35).
7:5-6

2. Trong quan hệ tình dục mỗi người phải hoàn toàn dâng hiến thân thể mình cho người phối ngẫu của mình. Không ai trong hai người được tự do sử dụng thân thể mình cách ích kỷ cho chính bản thân mình. Co một sự cân bằng rõ ràng trong giới tính ở đây, và sự hy sinh chung về thân thể của nhau trong sự tự do và vui mừng. Điều này có nghĩa là cả hai người cùng cam kết với nhau để thỏa mãn những nhu cầu của nhau trong tình yêu thương. Sẽ không có sự thao túng điều khiển hoặc ép buộc của người bạn đời chống lại ý muốn của nàng hay của chàng. Không người nào làm chủ người nào, cho nên sẽ không có sự cám dỗ, quyến rũ, hiếp dâm, hoặc những hành động trái tự nhiên và đồi bại. Hơn nữa, phần thú vị nhất trong sự giao hợp là trong niềm ước muốn làm thoả mãn người bạn của mình.
7:5

3. Tạm ngưng quan hệ tình dục vì những lý do đặc biệt, và trong một thời gian ngắn là được cho phép. Khi cả chồng và vợ đều đồng ý, đó có thể là thời gian tạm ngưng giao hợp để có sự kỷ luật cao hơn trong sự cầu nguyện phục vụ Đức Chúa Trời. Trong giai đoạn này thì cần nhạy cảm với mong muốn và nhu cầu của nhau.
7:12-16

4. Trong hoàn cảnh mà một trong hai người là người ngoại, thì người tín đồ (thậm chí trong quan hệ tình dục) có thể làm cho người kia “nên Thánh ”, “bởi vì chồng không tin Chúa, nhơn vợ mình được nên Thánh , vợ không tin Chúa, nhơn chồng mình tin Chúa được nên Thánh . Bằng Chăng vậy, con cái anh em nên chẳng sạch, song nay đều là Thánh ” (ICor 7:14).

5. Phao-lô khuyên người nam và nữ nên lập gia đình nếu họ cảm thấy khó kiểm soát được tình cảm của mình. Tình dục trước hôn nhân và hôn nhân thử đều bị loại trừ ở đây. Những cặp đã đính hôn thì nên hoàn thành sự hợp nhất trong hôn nhân.

Từ nguyên phân đoạn Kinh Thánh này chúng ta học được vẻ đẹp của quan hệ tình dục trong trật tự của Đức Chúa Trời. Nó không được đi vượt ra khỏi chỗ đúng của nó mà đến chỗ đam mê tình dục. Trong sự thân mật, yêu thương và tình dục giữa chồng và vợ, thì không có sự chiếm ưu thế của người nam. Hơn nữa, phải có sự nhận biết về công tác chung Chúa ban, một sự vâng phục lẫn nhau, hiến dâng thân thể cho nhau với sự chăm sóc và tôn trọng lẫn nhau. Điều này chỉ có thể thực hiện được trong sức mạnh của mối quan hệ thống nhất trong tình yêu của Đức Chúa Giê-xu Christ, nhờ đó mỗi người đã được học biết để thờ phượng, yêu mến và phục sự Ngài. Cuối cùng, chúng ta cần nhớ rằng khi chúng ta đã đọc những hướng dẫn nghệ thuật hiện đại trong những chiến thuật của tình dục, và trong việc làm thế nào để cải thiện đời sống tình dục của bạn, thì hạnh phúc hôn nhân còn tùy thuộc vào nhiều điều khác hơn chỉ là có sự thoả mãn về tình dục, dù nó cũng rất quan trọng. Nó tuỳ thuộc hoàn toàn vào tình yêu mỗi ngày, sự nâng đỡ khích lệ và giao ước vợ chồng, trong mọi lãnh vực của đời sống, ở trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Có thể có sự thất bại và không đầy đủ trong quan hệ tình dục nhưng vẻ đẹp của đời sống một cặp vợ chồng kinh nghiệm Chúa sẽ đắc thắng tất cả những điều này và đem họ vào sự hiệp nhất đẹp đẽ.

Cuối cùng, tình dục chỉ là những hoạt động thể xác rồi cũng trôi qua. Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta rằng “những người được sống lại thì không cưới vợ, gả chồng”. Sự quan hệ tồn tài và kéo dài đến thiên đàng được xây dựng cách kiên nhẫn và đầy yêu thương qua từng năm tháng.

8.4. BÀI HỌC KINH THÁNH

Trong sự dạy dỗ của ICor 6:9-20 và 7:1-9
1. Thảo luận câu nói của Phao-lô trong 6:12 về đạo đức của người Cơ Đốc. Chúng ta có thể ứng dụng nguyên tắc này cho lãnh vực đời sống tình dục của chúng ta như thế nào?
2. Thảo luận cái nhìn của người Cơ Đốc về thân thể như được tìm thấy trong 6:9-20. Đối chiếu với quan điểm hiện đại trong sự đam mê “của vẻ đẹp thể xác”.
Đọc
Thi Thien 139:13-16
Heboro 10:5
Giang 4:6
ITim 4:8 Roma 12:1
ICor 9:27

3. Không ai, nam hay nữ, hoàn toàn được miễn trừ khỏi sự cám dỗ tình dục. Làm thế nào để chúng ta kiểm soát được nó? (ICor 6:18-207:1-2).

4. Một cặp sống thử với nhau trước khi kết hôn có phải là tội không? Nếu con trai hoặc con gái bạn làm điều này, bạn sẽ phản ứng như thế nào?

5. Nếu một cặp vợ chồng tránh quan hệ tình dục trong một thời gian thì có tốt cho hôn nhân hay không? Nếu vậy thì cho mục đích gì và việc này được kéo dài trong bao lâu? (ICor 7:5-6).

I. Đọc và suy gẫm Châm ngôn 5 và 7. Hai đoạn Kinh Thánh này dạy chúng ta điều gì về tình dục ngoài hôn nhân?
II. Tất cả những người có trách nhiệm bây giờ đều đồng ý rằng cha mẹ có trách nhiệm đối với kích thước của gia đình. Hãy thảo luận những phương pháp hiện đại trong việc kế hoạch hóa gia đình. Sự đánh gía của bạn về một gia đình Cơ Đốc kích cỡ tốt trong thế giới hiện đại này là gì?

III. Có một khuynh hướng suy nghĩ rằng sự mang thai ngoài dự định là một sự tình cờ ngẫu nhiên. Nhưng trong con mắt Đức Chúa Trời thì không có mạng sống nào thật sự là tình cờ ngẫu nhiên cả”. Thảo luận tầm quan trọng của câu nói này. (đọcThi Thien 139:13-16)
IV. Cho việc học riêng : bạn có đủ thời gian và sự riêng tư trong đời sống hôn nhân của bạn để tạo tình yêu không? Bạn có sợ hãi hoặc cảm thấy tội lỗi về tình dục không? Làm thế nào để cải thiện đời sống tình dục của bạn?