Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Saturday, November 3, 2012

Rung tâm nhĩ



Mỗi khi chúng ta đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ không những áp ống nghe vào ngực chúng ta để đánh gíá hoạt động của tim và các van tim mà còn đặt các ngón tay lên cổ tay chúng ta để xem tim chúng ta đập nhanh hay chậm và đếm nhịp tim đâp ( heart rhythm) nữa. Tuy việc đếm  nhịp tim thật đơn giản nhưng nó có thể cứu được mạng sống của chúng ta



Chứng rung tâm nhĩ (atrial fibrillation- AFb)

Rung âm nhĩ (AFb) là dạng thông thường nhất cũa chứng loạn nhịp tim ( arrhythmia) —tức là số lần đâp của tim bất thường. Chứng bệnh này ảnh hưởng tới khoảng 2.6 triệu người Mỹ. Khi cơn AFb xẩy ra, các ngăn trên của tim đập không đều và không đồng bộ với các ngăn dưới. Nói chung bản chất của chứng loạn nhịp tim không nguy hiễm nhưng dòng máu chảy  bất thuờng và việc tim phải gắng quá mức có thể dẫn tới những tỉnh huống nghiêm trọng
Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của AFb là đột quỵ (stroke).---khoảng 15% các ca đột quỵ xẫy đến cho những người bị AFb. Nhịp tim đập không đều không cho phép tim bơm hết máu ra trong khoảng giữa các lẩn đập, do đó một số máu còn sót lại trong tim sẽ tụ lại và đóng cục. Cuc đông máu này có thể bị đẩy ra khỏi tim và kẹt ở một chỗ nào đó trong cơ thể; nếu chẳng may nó lên tới não thì sẽ gây tai biến mạch máu não(đột quy). Đột quy có thễ gây tàn phế và đôi khi hại đến tính mạng
Nhiều người bị AFb có thể uống thuốc chống đông máu để ngăn chặn đột quỵ. Nhưng đáng tiếc là nhiều người dân Mỹ bị chứng bệnh này nhưng lại chưa bao giờ đuợc chẫn đoán. Họ chỉ được biết mình bị AFb nếu đi khi khám bệnh thuờng xuyên hay khi bắt đẩu có những triêu chứng liên hệ. Đôi khi họ chỉ biết mình bị Afb khi chứng bệnh phát tác phải vào cấp cứu
Chiến dịch phát hiện chứng bệnh AFb
Một nghiên cứu trên 15,000 bệnh nhân tại Anh cho thấy là các bác sĩ toàn khoa đã nhận diện ra được  50% nhiều hơn các ca AFb chỉ nhờ vào việc bắt mạch nhịp tim đập một cách ngẫu nhiên. Vì vậy các tỗ chức bất vụ lợi Atrial Fibrillation Association (AFA) và Arrhythmia Alliance (AA) đã phát động chiến dịch khuyến khích việc kiễm tra nhip tim đập vì họ tin rằng nếu kiểm tra nhip tim đập của mỗi bệnh nhân thì có thễ ngăn ngừa được cả ngàn ca đột quỵ. Và lơi ích cũa việc kiễm tra nhịp tim đập này sẽ rất lớn nếu mọi người đều bắt đầu tự kiểm tra nhịp tim đập của chính mình
Như là một phần của chiến dịch Know Your Pulse Campaignnói trên, các tổ chức AFA và AA đã tiến hành kiểm tra nhịp tim đập tại các bệnh viện, với các nhà lập pháp, tại các trung tâm công đồng  trong khuôn khỗ các hoạt đông liên quan tới bệnh cúm và phòng ngừa bệnh tật thông thưởng khác . Kết quà là họ đả phát hiện một số người bị AFb mà trước đó chưa hề đuợc chẩn đoán

Làm sao tự kiễm tra nhịp tim đập


                  Video:   http://www.youtube.com/watch?v=ZvkIMdF7M20

Bạn không cần phải chờ bác sĩ kiễm tra nhịp tim đập cho bạn, mà bạn có thể tự kiểm tra lấy theo bốn bước đơn gản sau đây:
1- Ngồi nghỉ 5 phút trước khi kiểm tra nhịp tim đập để cho chắc chắn là số lần tim đập đếm được là số nhịp tim đập lúc nghỉ ngơi (Nên ghi nhớ là nếu ngay trước khi đo bạn dùng caffeine hay nicotine  thì số nhip tim đập sẽ bị ảnh hưởng)
2- Tháo bỏ đồng hồ và đồ trang sức đeo nơi cổ tay. Đưa tay ra , bàn tay ngửa lên trên và khuỷu tay hơi gập lại
3- Để ngón tay chỏ và ngón tay giữa của bàn tay kia lên cổ tay ở phiá cuối ngón tay cái. Các ngón tay của bạn phải đặt nơi giữa xương ỡ mép cổ tay và dây gân nối với ngón cái.  Bạn có thể phải di dịch các ngón tay đôi chút để tìm kiếm nhịp tim đập. Bạn nhớ phải ấn mạnh các ngón tay xuống
4- Đếm số lần tim đập trong 30 giây rồi nhân gấp đôi số đếm được để có số lần tim đập trong một phút.. Nếu bạn thấy tim đập không đều, thì bạn phải đếm số lần tim đập liền trong một phút (chứ đừng đếm trong 30 giây rồi nhân đôi)
Nếu ghi được số nhịp tim đập nhiều lần khác nhau trong một ngày, vào cả lúc nghi ngơi cũng như lúc hoat đông, thì rất tốt vì  giúp biết được  nhịp tim thay đổi ra sao và bao nhiêu trong ngày. Bạn nên nhớ là nếu  số lần tim đập có thay đổi trong ngày và  theo hoat động của bạn thì đó là điều bình thường
Số nhịp tim đập bình thường (normal pulse) nằm trong khoảng từ 60 đến 100 mỗi phút. Số nhịp tim đập này chiụ ành hưỡng cũa tuổi tác, thuốc men, caffeine tiêu thụ, sức khoẻ của tim, stress và lo âu. Điều quan trọng không những là biết nhịp tim đập nhanh hay chậm mà còn là tim đập có dều đặn hay không. Bạn cẩn ghi nhớ những bất thưởng thấy được và thảo luận với bác sĩ đễ tỉm hiểu nguyên nhân và biết chằc đó không phải là vì AFb
Những trường hợp sau đây cần phải báo cáo cho bác sị ngay:
-Nhip tim đập dổn dập-- hoặc đôi khi hoặc phẩn lớn thời gian--và bạn cảm thấy khó chịu
-Nhip tim đập chậm-- hoặc đôi khi hoặc phần lớn thời gian-- và bạn càm thấy khó chịu
-Nhip tim không đều---nhảy lung tung--- ngay cả khi bạn vẫn cảm thấy khỏe khoắn

 Cách chữa trĩ chứng rung tâm nhỉ

Nói chung việc điều trị nhằm hai mục tiêu:
   
           -điểu chỉnh lại nhịp tim đập hoặc kiểm soát số lần tim đập
            
          - ngăn ngừa cục máu đông

Điều chĩnh lại nhịp tim

Phượng pháp sử dụng được gọi là khử rung (cardioversion), Có hai cách khử rung:
- Khử rung bẳng thuốc ( gọi là chống loạn nhịp tim). Thuốc được chích vào tĩnh mạch hoặc uống
-Khử rung bẵng điện- Sốc điện làm ngưng hoạt tính điện cũa tim một một lát với hi vong khi đập lại nhịp tim sẽ  trỡ lại bình thưởng


Bệnh nhân phải uống thuốc loãng máu warfarin (coumadin) trong vài tuẩn lễ trước khi khử rung và ít nhất sáu tuần sau khi khữ rung để tránh tạo cục đông máu(nên ghi nhận là coudamin có những tác dụng phụ nguy hiễm bệnh nhân phải uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ).

Duy trì một nhịp tim bình thường

Sau khi khử rung bẳng điện, thuốc chống loạn nhịp tim (anti-arrhythmic) thuởng được kê toa cho bệnh nhân để ngăn ngửa chứng rung tâm nhĩ tái phát. Thông thường đó là các thuốc 
·                                 Amiodarone (Cordarone, Pacerone)
·                                 Dronedarone (Maltaq)
·                                 Propafenone (Rythmol)
·                                 Sotalol (Betapace)
·                                 Dofetilide (Tikosyn)
·                                 Flecainide (Tambocor)
Các thuốc này có tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi
Kiểm soát số ln tim đập (heart rate)
Đôi khi, chứng bệnh rung tâm nhĩ không thể hồi chuyển trở lại nhịp tim đập bình thường được. Muc tiêu kế tiếp là làm chậm số lẩn đập của tim (heart rate) xuống khoàng tử 60 tới 100 trong mỗt phút
Có hai cách thực hiện muc tiêu này:
Kiễm soát bằng thuốc  Bệnh nhân được cho uống digoxin (Lanoxin), thuốc này có tác dụng điểu chỉnh tốt khi bệnh nhân nghỉ ngơi nhưng kém hiệu nghiệm khi bệnh nhân hoạt động.. Ngoài ra bệnh nhân còn phải uống thuốc hạ huyết áp như calcium channel blocker hay beta blocker, đôi khi cả ACE Inhibitors
Tuyến diện (electrical pathways) trong tim bình thưởng [hình bên trái] và tim bĩ rung tâm nhỉ[hình bên phải]
Loại bõ nút tâm nhĩ thất (atrioventricular node ablation)Phượng pháp này ngăn chặn không cho các tâmnhĩ (atria) gởi xung điện cho các tâm thất (ventricles). Mặc dầu vậy các tâm nhĩ vẫn tiếp tục rung, vì vậy bệnh nhân vẫn phải tiếp tục uống thuốc chống đông máu. Sau đó một thiết bị điều nhịp tim(pacemaker) được gắn cho bệnh nhân đễ thiết lập nhịp tim bình thưởng. Sau khi làm thủ thuật này bệnh nhân vẫn phải uống thuốc loãng máu ( như coumadin, pradaxa, xarelto) đễ giảm nguy cơ đột quy vì như nói ở trên tâm nhĩ vẫn cỏn rung
Nếu các phượng pháp trên không thành công thì chĩ còn cách hủy diệt phần mô tim gởi các tín hiệu điện không đều để khôi phục lại nhịp tim bình thường. Những phương pháp này là
    -Cắt bỏ bẵng sóng ra-điô (radiofrequency catheter ablation)
    -Phẫu thuật cắt bỏ ( Surgical maze procedure)