Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Thursday, September 20, 2012

Đức Chúa Trời là hệ thống dẫn đường của tôi-Phi hành gia Jack Lousma



 
NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Phi hành gia, đại tá Jack Lousma [LOW-smuh; first syllable rhymes with ‘how’]  đã bay hơn 50.000 km trong không gian.   

GIÁO SƯ.: Đại tá Lousma biết một trong những yêu cầu quan trọng trong các chuyến du hành không gian thành công là sự hướng dẫn – biết mình đang ở nơi nào trong không gian, và làm thế nào để định hướng nơi mình muốn đến.  

NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Lousma so sánh nhiều loại hệ thống dẫn đường. Và ông cũng cho biết làm thế nào để thậm chí chúng ta, những người chưa bao giờ đi vào quỹ đạo cũng có thể tận dụng chúng. 


NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Phi hành gia NASA Jack Lousma đã ở trong không gian 59 ngày rưỡi trong chuyến bay đầu tiên của ông – tại trạm không gian Skylab vào năm 1973. Sau đó ông đã được huấn luyện cùng với các nhà du hành vũ trụ trong sứ mệnh Soyuz-Apollo, phi hành đoàn của Hoa Kỳ và Nga đã bay cùng nhau vào năm 1975 trong sứ mệnh này. Lousma đã điều khiển một tàu con thoi vào năm 1982, trước khi nghỉ hưu vào năm 1984 và trở thành một chuyên gia tư vấn về hàng không vũ trụ.   
                 Công nghệ có thể đã thay đổi một phần kể từ khi đại tá Lousma viết một câu chuyện ngụ ngôn rất hiện đại về nó. Nhưng những điểm minh họa của ông vẫn rất thực tế, trong bài báo của đại tá Lousma: “Chúa Là Hệ Thống Dẫn Đường Của Tôi.”

GIÁO SƯ.: Ông nói: “NASA đã trang bị cho các phi hành gia chúng tôi những hệ thống dẫn đường cực kỳ tinh tế. Chúng tôi gọi đó là Thiết bị Đo lường Quán tính.  
                 “Những hệ thống dẫn đường này là một số ít trong những thiết bị tinh xảo nhất mà công nghệ của thế kỷ hai mươi có thể chế tạo được. Nhưng chúng tôi vẫn phải tái kiểm tra chúng thường xuyên. Chúng tôi phải làm ổn định nhiệt độ của chúng thật cẩn thận, như vậy thì các tính toán mới được chính xác. Chúng tôi cũng phải nhận thức rằng bộ khuyếch đại của chúng có một độ không ổn định nhất định, khiến các điều chỉnh bị sai lệch.”   
                
NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Để cân bằng bất cứ sự thiếu chính xác nào có thể xảy ra với các thiết bị, các phi hành gia phải mang theo ba chiếc máy trên mỗi tàu con thoi. Nguyên do trước tiên là để chúng có thể làm việc độc lập song song. Một nguyên do khác là để dự phòng.  
                
GIÁO SƯ.: Phi hành gia Lousma tiếp: “Khi vận hành bình thường, chúng tôi sử dụng cả ba thiết bị và lấy trung bình các chỉ số của chúng. Một chương trình vi tính lấy tất cả các dữ liệu của chúng và tự động so sánh với nhau. Nếu một thiết bị hoạt động bất thường, tức là cho thông tin về vị trí khác xa so với hai thiết bị kia, máy vi tính sẽ tự động ngắt thiết bị bị sai sót ra khỏi mạch. Hệ thống sẽ báo với phi hành gia chúng tôi rằng có một lỗi vừa xảy ra; và chúng tôi sẽ bỏ qua dữ liệu từ thiết bị đó, hoặc chúng tôi sẽ cố tái định hướng thiết bị đó cho đồng bộ với các thiết bị khác.”  
                 “Là một phi hành gia, tôi rất khâm phục hệ thống dẫn đường của các chú chim bồ câu đưa thư. Nếu chúng tôi có một hệ thống như vậy trên tàu, thì chúng tôi không cần phải có đến ba chiếc. Đức Chúa Trời đã xây dựng các hệ thống của Ngài nên từng hệ thống đều hoàn toàn đáng tin cậy.”

NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Ông ấy còn nói thêm…

GIÁO SƯ.: Hệ thống dẫn đường của tàu vũ trụ chứa bên trong nó một “bộ thiết bị định vị không gian” để bay vào vũ trụ, và một “bộ” khác để quay trở về trái đất. Một bộ nhớ máy vi tính đã ghi lại từ trước những gì sẽ xảy ra từng giây một theo tính toán trong quá trình phóng tàu và quay về; máy vi tính sẽ so sánh những điều đúng ra phải diễn ra với những điều thực sựđang xảy ra từng giây một.   
                 Nếu hệ thống điều khiển hoạt động bình thường và các bộ phận của hệ thống dẫn đường khớp liên lạc với nhau, thì sự lệch hướng bay sẽ được phát hiện, và tàu sẽ được điều chỉnh quay trở lại đúng đường bay.   

NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Những điều chỉnh đường bay sẽ giúp tàu vũ trụ bay vào quỹ đạo hoặc hạ cánh hoàn hảo.
                
GIÁO SƯ.: Ngược lại, nếu một vài bộ phận của hệ thống dẫn đường không lắng nghe các tín hiệu và tuân theo, tàu sẽ tiếp tục bay chệch khỏi đường bay định sẵn – và có nguy cơ gặp tai nạn.   
Cũng như vậy, Đức Chúa Trời đã hoạch định hay chỉ định đường bay cho cuộc đời mỗi chúng ta – một kế hoạch hoàn hảo để tuân theo. Nếu chúng ta giữ liên lạc với Ngài và tâm trí chúng ta mở ra sẵn sàng đón nhận những chỉ dẫn của Ngài, thì Ngài sẽ truyền đạt kế hoạch của Ngài cho chúng ta theo rất nhiều cách. Khi chúng ta bay chệch một vài độ khỏi đường bay chuẩn mà Ngài đã hoạch định theo hướng này hoặc hướng khác, Đức Chúa Trời sẽ cung cấp các chỉ dẫn để chúng ta thực hiện các điều chỉnh đường bay cần thiết.

NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Phi hành gia Lousma xác minh nhận định đó bằng cách trích dẫn từ lời của Đức Chúa Trời, là Kinh Thánh.
                
GIÁO SƯ.: Trước giả của sách Thi Thiên trong Kinh Thánh chép lại những lời phán của Đức Chúa Trời: “Ta sẽ dạy dỗ ngươi, chỉ cho ngươi con đường phải đi; mắt ta sẽ chăm chú ngươi mà khuyên dạy ngươi.” (Thi Thiên 32:8)
                 Nhưng nếu chúng ta không thiết lập mối liên lạc nào với Đức Chúa Trời, Ngài không thể hướng dẫn chúng ta theo kế hoạch hoàn hảo của Ngài được. Cách duy nhất để phi hành đoàn của chúng ta có thể nghe được NASA đưa ra các chỉ dẫn là phải có một thiết bị bắt sóng vô tuyến được mở đúng tần số. Đức Chúa Trời phán chúng ta có thể tiếp nhận được các chỉ dẫn của Ngài bằng cách để cho lời Ngài “đổi mới tâm thần mình.” (Rô-ma 12:2). Khi chúng ta làm như vậy, chúng ta sẽ nhận được những thông tin tốt nhất cho đời sống mình. Kinh Thánh dạy khi chúng ta đã để cho tâm thần mình được biến hóa và đổi mới, chúng ta sẽ biết được “ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 12:2b).

NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Quý vị đang lắng nghe những lời của cựu phi hành gia NASA, đại tá Jack Lousma.  

GIÁO SƯ.: Cuộc sống cũng giống như một con tàu vũ trụ. Mỗi ngày nó càng trở nên phức tạp hơn. Nhịp sống tăng dần đến điểm nhiều người thấy khó khăn khi phải đối mặt với những vấn đề ngày càng nảy sinh nhiều hơn. Cứ như thể cuộc đời họ đã bị mất kiểm soát. Nhiều người phải dùng đến rượu và thuốc phiện vì những rắc rối của họ. Nhiều người khác thể hiện sự thất vọng và giải tỏa cảm xúc bằng bạo lực.
                 Tàu vũ trụ phức tạp đến mức các phi hành gia và các nhà du hành vũ trụ thường không thể độc lập giải quyết được tất cả các vấn đề của một chuyến bay phức tạp. Nếu chúng tôi phải đối mặt với một tình huống khẩn cấp khác với tất cả các tình huống chúng tôi đã được học và thực tập, thì chúng tôi sẽ gặp rắc rối nếu chỉ sử dụng bộ não của riêng mình.  

NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Nhưng các phi hành gia có thể lấy thông tin từ một nhóm gồm rất nhiều các chuyên gia.

GIÁO SƯ.:          Các phi hành gia có thể liên lạc với tất cả các chuyên gia khoa học và kỹ thuật của NASA, thông qua mic-rô của hệ thống ra-đi-ô hai chiều. Các chuyên gia tại trung tâm kiểm soát mặt đất có nhiều thiết bị hơn các phi hành gia ở trong tàu vũ trụ. Họ cũng có thời gian để giám sát tất cả các chi tiết khác nhau trong sứ mệnh của chúng tôi.
                 Bởi vì họ là các chuyên viên trong các lĩnh vực chuyên biệt của hàng không vũ trụ, nên họ có tầm hiểu biết lớn hơn trong các lĩnh vực đó hơn là chúng tôi, những người ở trong tàu vũ trụ. Khi một vấn đề nghiêm trọng nảy sinh trong quá trình bay, các phi hành gia thực hiện các động tác khẩn cấp để bảo tồn sự sống trong tàu. Trong khi đó, nguồn lực kết hợp của hàng trăm chuyên gia tại trung tâm kiểm soát cũng như tại rất nhiều nơi khác trên khắp đất nước tập trung vào giải quyết vấn đề gây nên tình trạng khẩn cấp. Các chuyên viên dưới mặt đất sẽ quyết định liệu chúng tôi có thể tiếp tục thực hiện sứ mệnh và trở về trái đất an toàn hay không. Không thể nào thực hiện được một chuyến bay vào vũ trụ thành công nếu không có nguồn lực lớn lao của các chuyên gia tại trung tâm điều khiển mặt đất.   
                
NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Thậm chí những người không phải phi hành gia cũng có thể học hỏi được nhiều điều từ người khác thông minh hơn chúng ta rất nhiều.

GIÁO SƯ.:          Con người cũng có thể kết nối với một trung tâm kiểm soát để cứu sự sống mình. Không ai bị buộc phải đối mặt với các vấn đề một mình, không có sự giúp đỡ nào. Vì Đức Chúa Trời muốn trở thành trung tâm kiểm soát cuộc đời của chúng ta. Nguồn lực của Ngài lớn lao hơn vô cùng so với chúng ta, và Ngài đang chờ đợi để giúp đỡ chúng ta miễn là chúng ta trao tấm lòng và cuộc đời mình cho Ngài, và chỉnh bộ thu tín hiệu của chúng ta vào tần số của Ngài.
                 Lời của Đức Chúa Trời nói rất rõ về điều này trong nhiều phân đoạn. Có một lời mời 24 trên 24 giờ: “Chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng.” (Hê-bơ-rơ 4:16). Kinh Thánh cũng khích lệ chúng ta: “Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em.” (I Phi-e-rơ 5:7).
                
NGƯỜI PHỎNG VẤN:   Đức Chúa Trời cung cấp sự hướng dẫn tốt hơn cả hệ thống dẫn đường của NASA. Đức Chúa Trời hứa trong Kinh Thánh rằng: “Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi…thì kẻ ấy sẽ được ban cho.” (Gia-cơ 1:5).
Để được giúp đỡ với các vấn đề nảy sinh trong quỹ đạo hàng ngày của chúng ta, cựu phi hành gia Jack Lousma kết luận…

GIÁO SƯ.: Tôi khuyến khích các bạn hãy tham gia vào phi hành đoàn của Đức Chúa Trời; hãy xin Ngài bước vào và kiểm soát đời sống bạn.
                 Các bạn có thể dựa vào trung tâm kiểm soát của Đức Chúa Trời để nhận được kế hoạch bay và cách giải quyết các vấn đề suốt cả cuộc đời. Hãy để hệ thống dẫn đư