Qua nhiều năm làm mục sư, tôi đã thấy nền văn hoá của chúng ta, bày tỏ sự nô lệ, cho sự suy đồi. Người ta bị nô lệ cho tình dục, không còn cảm giác gì với sự bạo động, và tự hủy hoại mình cho đến cuối cùng, sự gia tăng nhanh chóng và sư lan tràn công khai của tội lỗi đi song song với sự giảm nhạy cảm của lương tâm. Điều này không có gì là lạ, con người được huấn luyện để làm ngơ với mặc cảm tội lỗi và dù vậy họ đang chìm đắm trong đó.
Nền văn hoá của chúng ta đã tuyên chiến với mặc cảm tội lỗi, quan niệm này bị coi là lạc hậu, lỗi thời và không có ích lợi gì. Những người bị dằn dọc bởi những mặc cảm tội lỗi thường được giới thiệu đến những chuyên viên trị liệu là khiến những người này có một cái nhìn tốt hơn về chính mình. Không một ai cần phải cảm thấy có mặc cảm tội lỗi. Mặc cảm tội lỗi không dẫn đến sự kính nể và tự trọng. Xã hội khuyến khích tội lỗi, nhưng không chấp nhận mặc cảm phạm tội do tội lỗi gây nên.
Nhưng câu trả lời cho việc giải quyết mặc cảm tội lỗi không phải là làm ngơ với điều đó. Đó là điều nguy hiểm nhất mà bạn có thể làm. Thay vào đó bạn cần phải hiểu là Chúa đã đặt một đồng minh ở trong bạn, để giúp bạn trong trận chiến chống tội lỗi. Ngài ban cho bạn một lương tâm và món quà đó là chìa khoá để đem đến cho bạn niềm vui và sự tự do.
Nếu bạn thấy lương tâm mình bị ô nhiểm bởi thế gian sa ngã này, không phải chỉ có một mình bạn. Theo I Côrinhtô 6: 9-11 có những Cơ-Đốc nhân như bạn đến từ nhiều môi trường tội lỗi. Có một số người rất đáng thương, nhưng qua dòng huyết của Chúa, Chúa đã ban ơn tẩy sạch lương tâm xấu bởi những công việc chết để có thể hầu việc Đức-Chúa-Trời hằng sống.
Là một Cơ-Đốc nhân bạn có khả năng bước đi trước mặt Chúa với một lương tâm trong sạch. Thật vậy đó là đặc ân mỗi ngày và là niềm vui của bạn. Phao-Lô nói trong Công-Vụ 24:16 “tôi vẫn gắng sức cho có lương tâm không trách móc trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt loài người”. Đó là một công tác khó khăn trong thế giới này, nhưng hãy vững tâm, bạn có đầy đủ mọi phương cách để giữ cho được một lương tâm lành mạnh, nhạy cảm và trong sạch. Sau đây là một số nguyên tắc đơn giản để ghi nhớ, liên quan đến sự xưng tội, sư tha thứ, sự bồi hoàn, sự trể nãi và sự giáo dục.
Sự xưng tội: hãy xưng ra và lìa bỏ tội lỗi. Hãy xem xét những mặc cảm phạm tội của bạn dưới ánh sáng của lời Chúa, giải quyết tội lỗi mà Chúa bày tỏ. Châm Ngôn 28:13 chép: “Người nào giấu tội lỗi mình sẽ không được may mắn; nhưng ai xưng nó ra và lìa bỏ nó sẽ được thương xót”.
I Thơ Giăng nói về sư xưng tội, như một đặc tánh của đời sống Cơ Đốc. nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác”. Chúng ta nên xưng tội mình với những người chúng ta đã gây lầm lỗi, do đó “hãy xưng tội cùng nhau, và cầu nguyện cho nhau, hầu cho anh em được lành bịnh” Gia Cơ 5:16. Nhưng trên hết mọi việc, bạn cần xưng tội với Đấng mà tội lỗi gây xúc phạm nhiều nhất. Như Đavid đã viết: “Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi; tôi nói: Tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va; còn Chúa tha tội ác của tôi” Thi-Thiên 32: 5.
Sự tha thứ: hãy cầu xin sự tha thứ và làm hoà với bất cứ ai mà bạn đã gây lầm lỗi. Chúa Jesus bảo chúng ta: “Ấy vậy, nếu khi nào ngươi đem dâng của lễ nơi bàn thờ, mà nhớ lại anh em có điều gì nghịch cùng mình, thì hãy để của lễ trước bàn thờ, trở về giảng hòa với anh em trước đã; rồi hãy đến dâng của lễ” Mathiơ 5: 23-24.
Chúa Jesus cũng nói trong Mathiơ 6: 14-15 “Vả, nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi. Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi”.
Sự bồi hoàn: bồi hoàn cho người mà các ngươi đã gây thiệt hại. Chúa phán với Mội-Se trong Dân-số-Ký 5: 6-7 “Hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Khi một người nam hay nữ phạm một trong những tội người ta thường phạm, cho đến can phạm cùng Đức Giê-hô-va, và vì cớ đó phải mắc tội, thì người ấy phải xưng tội mình đã phạm ra, và trả tang vật lại đủ, và thêm một phần năm giá vật mà giao cho người mình đã mắc tội cùng”. Nguyên tắc ở sau luật này cũng áp dụng cho những tín hữu sống thời Tân Ước. Luca 19:8 chép: Song Xa-chê đứng trước mặt Chúa, thưa rằng: Lạy Chúa, nầy, tôi lấy nửa gia tài mình mà cho kẻ nghèo, và nếu có làm thiệt hại ai, bất kỳ việc gì, tôi sẽ đền gấp tư”.
Sự trì hoãn: đừng trì hoản trong việc làm sạch lương tâm mình. Phao-Lôi nói ông làm hết sức mình để giữ lương tâm trong sạch trước mặt Chúa và trước mặt loài người. Có một số người lần lửa trong việc giải quyết tội lỗi, nghĩ rằng lương tâm họ sẽ được thanh thản với thời gian, nhưng điều này không xãy ra, sự lần lửa khiến cho những mặc cảm tội lỗi trở nên nặng nề hơn. Điều này sẽ gây ra sự trầm cảm, sự lo âu, và nhiều vấn đề khác về mặc cảm xúc. Những mặc cảm tội lỗi có thể kéo dài sau khi xúc phạm đã bị quên đi rồi. Mặc cảm này có thể lan sang những mặc cảm khác của cuộc đời chúng ta. Đó là lý do tại sao con người thường cảm thấy có mặc cảm tội lỗi và không biết rõ tại sao. Một mặc cảm tội lỗi không rõ rệt như thế có thể là một dấu hiệu là có một điều gì đó rất sai trật về mặt tâm linh. Phao-Lô có thể nghĩ đến điều này khi ông viết trong Tít 1: 15 “cho những kẻ dơ dáy và chẳng tin, thì không sự gì là tinh sạch cả; trái lại, tâm thần và lương tâm họ là dơ dáy nữa”.
Phải giải quyết ngay một lương tâm bị thương tổn bằng cách cầu nguyện, tra xét lòng mình trước mặt Chúa. Đó là cách duy nhất để giữ cho lương tâm được trong sạch và nhạy bén. Trì hoãn việc giải quyết tội lỗi, chắc chắn sẽ dẫn đến những nan đề.
Sự giáo dục: giáo dục lương tâm của bạn, một lương tâm yếu đuối dể bị đau buồn, đến từ sự thiếu hiểu biết về mặt tâm linh. Nếu lương tâm bạn dễ bị thương tổn, đừng xúc phạm nó. Xúc phạm đến một lương tâm yếu đuối là tập cho bạn vượt qua được sự cáo trách và điều này sẽ dẫn đến sự vượt qua sự cáo trách thật về tội lỗi thật sự. Hơn thế nữa, xúc phạm đến lương tâm là một tội dẫn đến mặc cảm tội lỗi đúng về một sự xúc phạm thật sự với Chúa. Do đó, đáp ứng với lương tâm của bạn, ngay cả khi lương tâm đó yếu đuối và rồi cứ tiếp tục cung ứng lời Chúa cho lương tâm của bạn để nó có thể bắt đầu hoạt động với dữ kiện đáng tin cậy.
Một khía cạnh quan trọng trong việc giáo dục lương tâm của bạn là dạy nó tập trung vào đối tượng đúng. Lẽ thật bày tỏ bởi Đức-Chúa-Trời. Nếu lương tâm bạn chỉ để ý đến những cảm xúc cá nhân, nó có thể kết tội bạn một cách sai lầm. Bạn không cần phải sắp xếp cuộc đời của bạn tuỳ theo những cảm xúc của bạn. Một lương tâm chỉ chú trọng đến những cảm xúc trở nên không đáng tin cậy, nếu bạn trở nên dễ bị trầm cảm và buồn bã, bạn không nên để cho lương tâm mình bị hướng dẫn bởi những cảm xúc của bạn.
Những cảm xúc u buồn sẽ gây nên những cảm xúc nghi ngờ vô ích vào những sự sợ hãi trong linh hồn, khi linh hồn không được điều khiển bởi một lương tâm tốt. Lương tâm phải được thuyết phục bởi lời Chúa, không phải bởi những cảm xúc của bạn. Hơn nữa, lương tâm nhầm lẫn khi lý trí tập trung hoàn toàn vào việc bạn vấp ngã trong tội lỗi và quên sự đắc thắng của ân điển của Chúa ở trong bạn. Những Cơ-Đốc nhân thật kinh nghiệm thật hai sự thực tại này.
Lương tâm phải cho phép để đánh giá trái của Thánh Linh trong đời sống bạn cũng như là những điều còn sót lại của xác thịt tội lỗi. Lương tâm phải thấy đức tin của bạn cũng như những yếu đuối của bạn, nếu không lương tâm sẽ buộc tội quá đáng, dẫn đến những nghi ngờ về chỗ đứng của bạn trước mặt Chúa. Hãy học để lương tâm bạn đầu phục lẽ thật của Đức-Chúa-Trời và sự dạy dỗ của Kinh-Thánh. Khi bạn làm như vậy lương tâm bạn sẽ dể tập trung hơn và có thể sẽ cho bạn những lời nhắc nhở đáng tin cậy. Với một lương tâm đáng tin cậy, bạn có một sự giúp đỡ mạnh mẽ để có một sự tăng trưởng thuộc linh và sự vững vàng. Với một lương tâm trong sáng bạn sẽ sống trong sự đầy tràn niềm vui và sự tư do.
Thúy Anh_TNPA chuyển ngữ theo “Keeping a pure conscience” by John MacArthur