Lễ Tạ Ơn bắt nguồn từ di dân âu Châu sang Tân Thế Giới (Châu Mỹ)
lập nghiệp. Đời sống củahọ trên đất mới rất khổ nhọc vì thời tiết, bệnh tật;
đồng ruộng, nông trại, nhà cửaphải xây dựnglại từ đầu.Tuy vậy, vào cuối mùa gặt
hái,di dâncó một buổi lễ để cảm tạ Đức Chúa Trời vì những gì họgặt hái được
trong vụ mùa vừa qua.
Họ làm điều này hàng năm nhưng vẫn chưa chính
thức dành riêng ra một ngày đểtạ ơn Đức Chúa Trời cho đến năm1863.Vào năm
đó,trong khi nước Mỹ đang có nội chiến Nam Bắc, Tổng Thống Abraham Lincoln công
bố ngày thứ năm của tuần chót, của tháng 11 là ngày Lễ Tạ Ơn quốc gia, nghĩa là
toàn quốc phải nghỉ làm việc để kỹ niệm nó. Từ đó đến nay, hàng năm cứ đến ngày
đã định, toàn nước Hoa Kỳ nghĩ việc để tạ ơn Đức Chúa Trời vì những của cải vật
chất Ngài đã ban cho trong năm qua. Mặc dù ngày Lễ Tạ Ơn bắt nguồn trong đức
tin vào Đức Chúa Trời, càng ngày nó càng mất dần ý nghĩa;dần dần biến thànhmột
ngày "thương mãi" khi mọi người lợi dụng dịpgiá hạđể mua sắm. Sự biến
chất của ngày Lễ Tạ Ơn có thể do lòng con người đối với Đức Chúa Trời càng ngày
càng nguội lạnh; cũng có thể vì đất nước Mỹ là đất nước của di dân, mà có rất
nhiều di dân đến từ các nền văn hoá không biết đến Đức Chúa Trời, nên chẳng
biết phải tạ ơn ai.
Nhưng tại sao di dân âu Châu thưở ban đầu lại tạ ơn Đức Chúa
Trời?Chẳng phải họ đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương xuống trên Thế Giới
Mới này để biến nó thành một đất nuớc giàu có nhất thế giới ngày nay hay
sao?Nếu có một Đấng Thượng Đế, tại saoNgài lại để cho ho nói riêng và nhân loại
đáng thương nói chung phải vật vả để sống còn?Bắc Mỹ là mộtlục địaphì nhiêu mà
con người phải vật vả dường ấy, thì đừng nói tới nhữngnơi khác trên thế giới,
nơi màthực phẩm làvật xa xí. Theo một tài liệu của báo National Geographic,
trên thế giới có đến gần một tỉngười không đủ chất dinh dưỡng. Các nước nghèo
đói nhất tọa lạc tại Phi Châu và á Châu.Tại những nơi này, hình như con người
không có khái niệm vềsự "tạ ơn Đức Chúa Trời."Như vậy, có phải sự tạ
ơn Đức Chúa Trời của di dân âu Châuđến từ "phú quí sinh lễ nghĩa" chứ
thực sựĐấng Thượng Đế không tồn tại? Nếu Ngài hiện hữu, tại sao loài người phải
đau khổ?
2- Các loại đau khổ:
Có hai loại đau khổ: 1-Do con người, và 2- Do thiên nhiên gây
ra. Một người sống trong thế gian phải chịu nhiều đau khổ gây ra từ quan hệ vợ
-chồng, cha mẹ - con cái, đến hàng xóm, bà con, bạn bè,kể cả từ người không
quen biết, tới quan hệ xã hội hay giữa các quốc gia với nhau.Hơn ai hết, người
Việt Nam chúng ta chịu đau khổ loại 1 nhiều nhất. Trong suốt chiều dài lịch sử
của dân tộc, không biết bao nhiêu nước mắt Việt Nam đãđổ xuống vì mất mát trong
những cuộc chiến tranh không do người Việt chủ động.Trên mức độ cá nhân, một
người "vô tội" đi dạo trên vỉa hèbị một người lái xe say rượu chồm lên
lề cán chết. Một em bé đang tập nói bị mẹ mìn bắt cóc... Một người có thểchấp
nhậnsự hiện hữu của Đức Chúa Trờivà sự hiện hữu của đau khổ loại 1 cùng một
lúc. Tình huống này có thể được giải thích rằng Đấng Thượng Đế vô tình với nhân
loại; Ngài để mặc người ác chém giết người lành; Ngài là Đấng Toàn Năng, nhưng
Ngài thiếu đi tình Yêu Thương cho nhân loại khốn cùng... Nhưngđau khổ loại 2
mới thật sự là khó giải thích vìcon người không có quyền chủđộng gì trên những
thiên tai; và vì vậy, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về Đức Chúa Trời, nếu Ngài
thật sự hiện hữu. Nếu loài người là bé nhỏ, và Đức Chúa Trời là Đấng ToànNăng,
tại sao Ngài lại để chocon mất cha, vợ mất chồng trong trậnSóng Thần tạiIndonesia vào năm
2004? Giữa Đức Chúa Trời và loài người, ai có khảnăng ngăn chận trận sống
thầnnày? Tại sao Ngài lại tàn ác để cho hàng trăm ngàn người vô tội (kể cả trẻ
em) phải chết oan? Như vậy, một làĐấng Thượng Đế không Hiện Hữu; hai là nếu
Ngài có thật sự Hiện Hữu, thìNgài không Toàn Năngnên không giúp được gì chonhân
loại;hoặc ba, Ngài Hiện Hữu và Toàn Năng nhưngkhông Yêu Thương nên để mặc loài
người trong biển khổ.Chỉ cần một trong ba tình huống này hiện diện, Đức Chúa
Trời hoặc không hiện hữu, hoặc khôngđáng đểloài người phải tạ ơn như những di
dân âu Châu trên đây.Hình như sự hiện hữu của Đức Chúa Trời cùng vớihai thuộc
tính của Ngài: Toàn Năng và Yêu Thương không thể giải thích được thực tế đau
khổ của loài người. Đây là một nghịch lý chỉ có thể giải thích được khi hiểu
loài người gì và Đức Chúa Trời là ai.
3- Loài người và Đức Chúa Trời:
Có người hoài nghi trắc trớ rằng nếu Đức Chúa Trời toàn năng thì
hãy tạo ra một cục đá nặng đến nỗi chính Ngài nhấc lên không nỗi. Người đócó
mộtngầm ý: Nếu Đức Chúa Trời không tạo được cục đá đó, thì Ngài bất lực. Nếu
Ngài tạo rađược cụcđáđó, thì Ngài cũng bất lực luôn vì chính Ngài nhất lên
không nỗi. Giải đáp cho nghịch lý "cục đá của Đức Chúa Trời này" nằm
chính trong người nêu lên. Loàingười là sinh vật mềm yếu nhưng có ý chírất manh
để lựa chọn.Chúng tamột mặt nhận biết mình là loài yếu đuối, mặt khác muốn mình
làm chủ lấy mình và vũ trụ. Để thỏa mãn hai điều trên,nhân loạimớisáng tạo
rahai thuyết tiến hoá và nhiều thuyết khác tương tự.Một, thuyết tiến hoá thể
chất (tức là thuyết tiến hóaDarwin):các loài,trong đó có loài người, bắt đầu từ
sinh vật thấp hơn, càng ngày càngtrở nên tốt đẹp hơn nhờ vào quá trình chọn
lọctự nhiên trên những thay đổi sinh học nhỏ. Theo thời gian, các thay đổi nhỏ
này tích lũy thành những thay đổi lớn để tạo ra loài mới, phức tạp hơn, thông
minh hơn loài cũ. Hai, thuyết tiến hoá "tâm linh": nhờ tu hành, con
người càng ngày càng đạo đức hơn, quyền phép hơnvà từ từsẽ thần thông quảng
đại.Theo hai thuyết "tiến hoá" nàyloài người không cần đến Đức Chúa
Trời: con người tự nhiên mà có, rồi một ngày thay đổi một chút sẽ trở nên một
đấng nào đó quyền phép như Đức Chúa Trời. Nói một cách khác, loài người, do có
ý chí mạnh, thay vì chọn Đức Chúa Trời để thờ phượng, đã nghĩ ra một cách để
lật đổ Ngài.Đức Chúa Trời không tạo ra một cụcđá mà chính Ngài không nhấc nỗi,
nhưng Ngài đã tạo ra một "cụcđá" yếuđuối về thể chất là loài người,
nhưng mạnh vềý chí, mạnhđến nỗi có thể nỗi loạn chống lại Ngài."Cụcđá
củaĐức Chúa Trời" chính là người nêu lên nghịch lýđề cập trên.
Đức Chúa Trời "nhấc cục đá của Ngài" như thế nào?
Thánh kinh cho biết rằng khi loài người nỗi loạn với Đức Chúa
Trời, tức là phạm tội cùng với Ngài, có ba quan hệ bị đổ vỡ: 1- Quan hệ giữa
người với Đức Chúa Trời, 2- Quan hệ giữangười với người, và 3-Quan hệ giữa
người với thiên nhiên; trong đó, quan hệ giữa người và Đức Chúa Trời là chính.
Vì quan hệchính đã bị vỡ, hai quan hệ thứ yếu (2 và 3) kia bị đổ vỡ theo.Điều
này giải thích tại sao người này làm người khác đau khổ, vô tình hay hữu ý.
Điều này cũng giải thích tại sao loài người phải lao nhọc mới có ăn (vì vậy mà
di dân từ âu Châu cảm tạ Đức Chúa Trời vì thu hoạch của họ); tại sao biển cả
lại nổi sống cồn nuốt chững hàng trăm ngàn người; tại sao núi lại phải phun lữa
chôn sống cả một thành phố; tại sao đất lại phải nứt ra để hút nhà cửa, công
trình, v.v.vào lòng,v.v. Vì là phụ, nên sự phục hồi quan hệ 2 và 3 phải theo
sau sự phục hồi quan hệ 1, tức là sự phục hồi quan hệ giữaĐức Chúa Trời và loài
người. Vì Ngài là Đấng Toàn Năng, có nghĩa làNgài làm theochương trìnhNgài lập
ra mà không ai có thểáp lực để thay đổi, nên Ngài không phản ứng. Chương trình
đời đời của Ngài không bị ảnh hưởng do sự lựa chọn của một cá nhân nào cả. Toàn
bộ nhân và quả, suy nghĩ, hànhđộng, v.v.của tất cả cá nhân trên thế gian từ cổ
đại đến tương lai đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Sự lựa chọn giữa thiện và ác
của một cá nhân quyết định sự sống còn của người ấy, chứ chương trình của Đức
Chúa Trời vẫn đời đời không thay đổi. Ngài không phản ứng vì Ngài Toàn Năng;
Ngài không nhanh nhẫu trong việc xử phạt vì tình Yêu Thương Ngài muốn cho loài
người thêm cơ hội. Do vậy, nhiều khi chúng ta thấy bất công và đau khổ lan tràn
mà hình nhưông Trời vẫn im lặng [1].
Cũng chính vì Ngài là Đấng Yêu Thương nên Ngài có chương trình cứu rỗi qua sự
khổ nạn của Chúa Jesus trên thập giá [2],
để hể ai tiếp nhận Ngài là Cứu Chúa Duy Nhất, thì sẽ được cứu rỗi khỏi sự chết
đời đời.Chính Đức Chúa Jesus cũng phải chịu chung sự đau khổ mà loài người phải
chịu do hậu quả của tội lỗi, mà còn hơn thế nữa. Nhưng Ngài chấp nhận sự đau
khổ đó là giải phápcủa đời mình, mà đi xuyên qua nó một cách vâng phục Đức Chúa
Cha. Thánh Kinh dạy rằng tội lỗi là sự bất tuân Đức Chúa Trời. Chính vì sự bất
tuân của tổ phụ loài người là A-đam mà cả nhân loại phải đau khổ, thì chính sự
tuân phục của một người - Đức Chúa Jesus -cho đến chết,đểnhiều người được cứu.
Khi đọc tới đây sẽ có người nói thầm rằng chết là thoát kiếp, đâu còn biết đau
khổ là gì. Họnghĩ vậy vì họ không biết đến sự đau khổ khichết mà không biếtđến
Chúa. Đau khổchi phối cảngười tin Chúalẫn ngườichưa tin Chúa, không chừa một
ai. Nhưngđối với người tin Chúa, chúng tachấp nhận đau khổ là một hiện thực và
bằng lòng đixuyên quanóvới niềm xác tín rằng khi chúng ta bước chân vào cõi
vĩnh cửu thì đau khổ và sự chết không còn nữa. Trong khi đó ngườikhông tin Chúa
phải "trùm chăn" tự nhủ rằng đau khổ chỉ là ảo giác.Đó chính là
niềmđau khổ lớn hơn cả sựđau khổmà cả người tin lẫn người chưa tin phải chịu
chung trong thế gian. Đau khổ trong đức tin Cơ Đốc nhân không phải là mục tiêu
tối hậu phải giải quyết, mà chính là mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và người.
4- Tạ ơn Đức Chúa Trời trong đau khổ:
ýchỉ củaĐức Chúa Trờilàloài người phảiđược sống hạnh phúc vĩnh hằng,
nhưngvì mụcđíchđờiđời, Ngài vẫn đểđau khổ trên mặtđấtđể thức tỉnh loài người.
Chính Ngài cũng đau khổ khi loài người phạm tội, nhưng vìlàĐấng Công Chính,
Ngài phải thi hành án phạtkhi loài ngườiphạm tội. Thánh kinh dạy rằng hễ phạm
tội thì phải chết (tâm linh). Nhưng loài người không cần phải chết đời đời
trong hoả ngục vì Đức Chúa Jesus đã chết thế cho nhân loại trên thập giá rồi.Sự
cứu rỗi của một cá nhân bắt nguồn từ sự tiếp nhận sự khổ nạn của Đức Chúa Jesus
như là giải pháp duy nhất cho đời mình để mình được đi qua sự sống từ sự chết.
ý chícủa Đức Chúa Trời phải thắng ý chí của loài người. Bởi vậy
khi Đức Chúa Jesus sắp bị khổ hình, Ngài mới cầu nguyện với Đức Chúa Cha rằng:
"Nếu có thể được, xin Cha cất chén
đắng này khỏi con, không theo ý con, mà là ý Cha." Sự đau khổ
mà Đức Chúa Jesus phải chịu không gây rado sự va chạm giữa ý chí của Ngài và ý
chí của Đức Chúa Cha (vì Ngài giáng thế chỉ để chịu chết thế cho nhân loại)
nhưng là do tội lỗi gây ra bởi ý chí chống nghịch Thiên Chúa của loài người. Vì
loài người chống nghịch với Đức Chúa Trời nên mới có đau khổ; nhưng cảm tạ Đức
Chúa Trời vì tình yêu thương của Ngài thắng cả đau khổ và sự chết.
Sách Nhã Ca trong Thánh Kinh dạy rằng tình yêu mạnh như sự chết
(và hình thức nhẹ của nó là đau khổ). Vì vậy, đau khổ (và sự chết) là thử
nghiệm hữu hiệu nhất cho tình yêu giữa người và Thiên Chúa.Đau khổ chi phối cả
ngườitin Chúa lẫn không tin Chúa, nhưngngười tin Chúatheo gươngĐức Chúa Jesus
và các sứ đồ của Ngài cảm tạ Đức Chúa Cha ngaycả trong hoạn nạn.Đau khổ là khắc
tinh choý chí chống nghịch của người không tin Chúa, nhưng là cơ hộiđể cảm tạ
Chúa của những ngườiđầu phục Chúa vìchúng tabiếtđược - quađức tin - mọi việc
xẩy rađều cóích cho cho người yêu mến Ngài.Đối với nhân loại nói chung, đau khổ
chết chóc làm nổi bật lên những tấm gương thật sáng: Trong sự đói kém, nỗi bật
lên những gương hy sinh của những bà mẹ nhịn ăn cho con; trên chiến trường máu
lữa, nỗi bật lên nhữnganh hùng hy sinh tánh mạng mìnhđể cứuđồngđội.Trong sựrên
xiết quằng quại của cả vũ trụ này vẫn nổi bật lên những tấm tìnhyêu sáng loáng
đối với Thiên Chúa của những con người tuânphục Ngài cho đến chết.
5- Kết luận:
Đức Chúa Trời tạo ra loài người mềm yếu về thể chất, nhưng có ý
chí rất mạnh để lựa chọn, mạnh đến đổi làm loạn chống nghịch với Ngài. Sự bất
tuân của loài người là tội lỗi; hậu quả của tội lỗi là sự chết (và hình thức
nhẹ) là đau khổ.Đau khổ là khắc tinhcho ý chí củaloài ngườimà Đức Chúa Trời
dùng để thử nghiệm tình yêu của loài người với Ngài. Sự đau khổchia nhân loại
ra làm hai:Người tin Chúa cảm tạ Ngài trong hanh thông và cả trong hoạn nạn, và
được sự sống đời đời; người chống nghịch Chúarủaxả Ngài và hư mấtđờiđời. Cùng
một hoàn cảnhnhưng hậu quảđờiđời khác nhau do sự thái độ và lựa chọn khác nhau.
Lê Anh Huy