Câu chuyện về vườn 'Thơm' (Dứa, Khóm)Người làm chứng : Một giáo sĩ tại Dutch New Guinea
Tôi và gia đình quyết định sống chung với dân làng người Thượng. Một ngày nọ tôi quyết tâm mang về chỗ tôi ở mấy bao cây thơm giống. Dân làng tại đó biết làng mình mới mọc lên vườn thơm, nhưng không ai biết giống cây từ đâu đem đến. Bởi vì tôi đã nhận 100 cây thơm giống từ bộ truyền giáo hải ngoại mang đến. Để trồng vườn thơm tôi nghĩ cần tìm một nông dân làm thuê. Người nông dân đó thay tôi để chăm sóc các cây trong vườn. Hiển nhiên, tôi trả lương làm thuê cho anh ta. Lương làm thuê được trả không chỉ gồm muối, mà còn những thứ anh ta xin. Những khóm thơm bắt đầu xanh tươi và như chuẩn bị sản sinh những trái thơm ngon ngọt sau nhiều ngày tháng. Sau 3 năm vườn thơm trở nên sum suê và bắt đầu có trái non. Sống trong làng sâu trong núi nên thiếu những trái cây và rau quả của miền đồng bằng cho nên gia đình chúng tôi them ăn những trái khóm chín mộng. Cuối cùng mùa thu hoạch thơm sau ba năm chờ đợi sắp đến. Nhưng dù thèm song phải đợi quả sắp chín, đợi đến mùa thu hoạch mới hái được. Trước ngày thu hoạch, gia đình chúng tôi đèo nhau ra cánh đồng thơm để tính xem ngày mai mình đem về cách nào. Tuy nhiên, quá đổi ngạc nhiên, vườn thơm chỉ còn lại gốc mà thôi, không còn một trái nào trên khóm cả. Dân trong làng đã bẻ hết từ mấy hôm trước rồi. Họ biết chúng tôi dự định thu hoạch nên đã hái trộm trước.
Quá đổi giận dữ dù sự giận dữ đó là việc không thích đáng với cương vị giáo sĩ như tôi. Tôi nói với cả làng: “Các vị quá đáng, chúng tôi đã 3 năm bỏ mọi thứ để có vườn thơm này, vậy mà ai trong làng lại làm chuyện này. Lần sau nếu ai còn làm nữa thì tôi nhất định thưa lên tòa án đấy”. Trong mấy năm nay tôi và vợ tôi đã mở trạm y tế từ thiện từ quỹ truyền giáo cho làng này. Nghĩa là khám chữa bệnh miễn phí cho tất cả dân làng. Chúng tôi giúp họ trị bệnh, tư vấn cho gia đình, giúp đỡ những con cái nhỏ của họ. Nhưng bởi vì bản thân tôi ích kỷ, chỉ biết lợi ích riêng mình, và vì muốn được ăn những trái thơm chín mộng nên trước sự ăn trộm trắng trợn này tôi quyết định đóng cửa trạm xá để cảnh cáo dân làng.
Một vài đứa trẻ của làng bị bệnh chết, chúng tôi bỏ mặc. Vì giữa núi rừng hoang dã nên nước độc, khí độc rất nhiều, muỗi mồng cũng bay đầy khắp chốn nên rất nhiều người bị bệnh nhiễm độc, đau phổi, truyền nhiễm… Nhiều người có con bị xưng phổi ho sặc sụa đến gõ cửa nhà chúng tôi để xin thuốc. Tôi nói “Không được. Dân làng đã đãi chúng tôi thật tệ, ăn cắp cả vườn thơm mà không để lại một trái nào. Quý vị hãy coi lại hành vi của quý vị đi.” Người ấy phân bua: “thằng nào ăn cắp chứ tôi đâu có, sao đổ thừa hết cho chúng tôi”. Nhìn thấy họ khổ sở và than siết nên chúng tôi quyết định ngày hôm sau mở lại trạm xá với mạng lệnh: “không ai được trộm thơm nữa”.
Trạm xá được mở lại chưa bao lâu thì những cây khóm có trái mới nhô lên chưa cao lại bị ăn trộm tiếp. Tôi tức quá mới nói: “các người ác vừa vừa thôi chứ”. Vì vậy, chúng tôi quyết định thuê người tìm hiểu xem ai đã làm việc đó. Cuối cùng, họ tìm ra người mà chúng tôi thuê trồng những khóm thơm là kẻ trộm. Tôi kêu người đó lại mắng: “Anh kia, anh đã làm điều ác, anh có biết không? Chúng tôi đã trả lương cho anh hậu như vậy mà sao anh đối đãi tệ với chúng tôi vậy?” Anh này cự lại: “Luật của làng là ai trồng thì người cho đó hưởng. Tay tôi đã trồng những khóm thơm này thì tôi được hưởng nó chứ!”. Tôi nói: “nhưng ta đã trả tiền thuê cho anh thì thơm thuộc về tôi, anh không biết luật đó sao”. Anh này phản đối: “ông không có trồng thì ông không hưởng được đâu”. Tôi nổi nóng: “anh nói cái gì kỳ cục vậy”. Nhưng tôi suy nghĩ, mình ở rừng núi heo hút này thì phải theo luật rừng ở đây, chứ biết sao! Vì thế, tôi đề nghị: “Vậy thì, tôi cho anh nữa phần đất, anh hưởng trong phần đất đó thôi. Còn lại một nữa là của tôi. Được không?” Anh ta gật gù có vẻ chìu ý. Thế nhưng, đến vụ mùa thì tôi chẳng thu hoạch được trái nào, bị ăn trộm hết cả.Tôi lại suy nghĩ: “Kệ cho hắn hết cho rồi. Mình bảo hắn dọn sạch hết cây thơm đi. Mình sẽ tự trồng vườn mới”. Vì thế, tôi kêu anh ta lại nói: “Ta cho anh hết thơm đó, anh đi mà thu hoạch và đem hết về vườn nhà anh. Bỏ đất trống lại cho tôi”. Anh ta nói, vậy thì ông phải trả tiền thu dọn cho tôi. Tôi tức đỏ mặt vì không biết nói sao với anh chàng nông dân quá đáng này. Anh ta nói tiếp: “Chính ông nhờ tôi thu dọn vườn cho ông thì ông phải trả lương thì tôi mới làm chứ”. Thực ra, khu vườn vẫn thuộc quyền của tôi nên để trồng mới thì phải thuê người dọn. Tôi thấy anh tôi biện minh có lý nên nói: “Được, tôi cho anh lương một ngày công. Anh mau mà dọn hết cái của anh đi cho khuất mắt tôi”. Lúc ấy, anh ta lại biện giải: “Gấp quá tôi chưa chuẩn bị được khu đất mới. Ông phải cho tôi phần lương mấy ngày để chuẩn bị đất mới rồi tôi sẽ dọn những gốc thơm này về vườn tôi”. “Cút khỏi đây ngay”, tôi cáu quá, đuổi anh ta đi.
Tôi nói với nhà tôi: “Em yêu! Không còn cách nào khác. Mình sai người nhà nhổ bỏ tất cả những khóm thơm cũ đi, bỏ thành đống như rác vậy. Ai muốn thì đem mà trồng. Mình mua giống mới làm lại từ đầu. Và cả nhà với người làm bếp chịu cực khổ dọn dẹp đống cây khóm cũ. Sau đó, mua giống mới về trồng lại từ đầu.Trước ngày trồng mới tôi nhóm họp dân làng lại, và nói: “Bây giờ, trước mặt quý vị tôi sẽ đưa lương cho ai trồng cây và chăm sóc vườn cho chúng tôi. Thay vào đó, quý vị phải nhớ rằng thu hoạch thuộc quyền chúng tôi. Không ai được ăn trộm. Được không.” Dân làng la lên: “luật chúng tôi không chấp nhận điều đó. Ai trồng và chăm sóc thì người đó được quyền ăn”. Tôi nói lại: “Tôi không có thời gian để làm vườn, tôi còn nhiều việc phải làm. Dân làng thì đông, còn tôi thì đơn độc. Các ông phải giúp tôi. Tôi giúp các ông điều các ông cần. Nhưng hãy để quyền ăn trái cho tôi. Được không?” Họ bắt đầu bàn với nhau: “nếu ông ta cung cấp dao rựa cho mình thì mình để ông ta ăn trái vậy”. Tôi bắt đầu ghi hợp đồng để làm chứng cớ. “Ai sẽ được quyền ăn trái của vườn thơm này”, tôi hỏi. Họ đáp “gia đình ông”. Quý vị đã nhận được dao rựa theo yêu cứ rồi chứ “Đúng”. “Quý vị giữ gìn dao rựa cho tốt nhé”. Họ nói với theo “nhưng nếu chúng tôi mất dao rựa rồi thì chúng tôi có quyền ăn trộm đấy”.
Cuối ba năm lại trôi qua, mọi việc bình yên cả. Chúng tôi an tâm vì có hợp đồng trong tay. Tôi nói với vợ: “kỳ này, mình được ăn thơm sau bao năm trông chờ rồi. Chúng ta phải cảm ơn Chúa cho chúng ta những trái thơm ngọt liệm này”. Tuy nhiên, chuyện gì đã xảy ra? Chúng tôi lại không được ăn vì dân làng lại tiếp tục ăn trộm nữa. Tôi rình và thấy họ đem những cây có trái ngon về vườn của họ. Tôi phải làm gì đây? Không thể đóng cửa trạm xá nữa vì không thể chịu được lương tâm cắn rứt trước những sinh mạng bị bệnh mà chết trước mắt. Tôi bắt đầu suy nghĩ mình đóng cửa hàng bán mọi thứ cần thiết duy nhất của lành như: “muối, gạo, thức ăn, dụng cụ làm nông…” Tôi nghĩ sao làm vậy để “bỏ tật họ cứ ăn cắp trái thơm của tôi”. Chúng tôi đóng cửa hàng lại. Họ nói “Ông ta bảo mình bỏ chổ này đi vì chúng ta không tìm đâu được gạo, muối, đồ dùng cần thiết. Ông ta không cho mình sống ở đây rồi”. Cuối cùng, họ lũ lượt khăn gói ra đi tìm đến khu vực khác có chỗ tiệm tạp hóa để sống.
Tôi khoái quá vì từ nay không còn ai ăn trộm của mình. Không ai khuấy rối mình nữa. Mình ăn đã những trái thơm chín mộng trên cây. Ngồi ăn những miếng thơm tỏa mùi thơm phức. Thế nhưng, chúng tôi không còn cơ hội để truyền giáo nữa vì hết thảy bỏ chúng tôi mà đi. Lòng buồn rười rượi tôi nói với vợ tôi rằng: “Mình ạ. Chúng mình ở nước mình thì lúc nào ăn thơm mà chả được. Thế nhưng, mình đâu phải bỏ quê hương, bỏ mọi thứ để tìm đến đây tranh đấu đến cùng để ăn được trái thơm này, phải không?”. “Nếu muốn vì ăn thơm thì thôi về nước, chứ đi truyền giáo nữa làm gì?”
Trong lúc ngồi buồn thui giữa rừng sâu với những căn lều hoang phế thì thấy một người đang tìm về làng cũ để lấy vật dụng bỏ quên. Tôi nói với người ấy: “Kêu dân làng về đi. Chúng tôi sẽ mở cửa hàng tạp hóa lại cho”. Dân làng bắt đầu trở về khi nghe tin chúng tôi mở cửa hàng.
Nhưng tôi suy nghĩ kỹ cách để giữ vườn mà họ không ăn trộm được. Tôi đi mua một con chó săn vừa to vừa dữ để giữ vườn. Không ai dám vào vườn, và cũng không dám bước vào tiệm chúng tôi. Họ cũng nuôi chó nhưng bởi thiếu ăn nên chết đói hay bị con chó của tôi cắn chết. Tôi cho con chó săn ăn những thức ăn sống và thượng hạng nên nó dữ lắm. Nhiều người thèm thuồng thức ăn của chó mà thôi cho nó ăn. Vị bác sĩ của trạm xá nói với tôi: “Tôi sẽ không chữa cho ai bị chó nhà anh cắn đâu nhé!”. Tôi lấy lời đó dọa dân làng: “trạm xá tôi không chữa cho ai bị chó nhà tôi cắn đâu nhé!? Dân làng thường né tránh nhà chúng tôi.
Tôi suy nghĩ: nếu bỏ con chó thì dân làng lại đến nhà mình; thế như mãi mãi vườn thơm sẽ không giữ được. Có phương pháp nào hiệu quả hơn không? Suy nghĩ hoài mà không tìm ra được câu giải đáp.
May mắn thay, năm Sabát đến với gia đình chúng tôi. Trở về tổ quốc chúng tôi có cơ hội tham dự những kỳ hội thảo. Và tôi tỉnh thức rằng tất cả mọi điều và mọi thứ mình đang có dâng hết cho Đức Chúa Trời.
Kinh Thánh chép: “Hãy ban cho thì các người sẽ nhận được. Nếu chắt lót cho mình thì sẽ mất hết. Hãy dâng tất cả điều mình cho Chúa, thì Ngài làm phong phú cho các ngươi.” Đây chính là nguyên lý căn bản mà tôi được Chúa tỉnh thức. Tôi quyết tâm: “Phải rồi. Mình đâu có thiệt hại gì. Dù mình không ăn được những trái thơm nhưng mình có quyền dâng cánh đồng thơm cho Chúa. Ngài là chủ vườn, Ngài sẽ làm điều Ngài muốn.” Sự hy sinh của tôi đâu có đáng gì. Hy sinh là sự từ bỏ những gì quý giá nhất của mình. Chúa Giêxu đã hy sinh sinh mạng cho tôi, thì tôi phải vì bầy chiên của Chúa mà hy sinh tất cả gì mình cho là quý nhất thì cũng đâu đáng gì.
Trở về làng truyền giáo tôi thắc mắc không biết Đức Chúa Trời có cách nào để quản lý cánh đồng thơm mà tôi dâng cho Ngài. Lòng tôi tự nhủ “Vậy, mình yên lặng xem Chúa dùng biện pháp gì!” Vì thế, một đêm nọ tôi một mình đi đến vườn thơm, đó là lúc mà người trong làng rời cánh đồng và vườn tược của mình để trở về nhà chuẩn bị cho bữa tối. Đứng tại cánh đồng thơm tôi cầu nguyện “Lạy Chúa! Chúa thấy những khóm thơm tươi xanh hay không? Con vì những trái cây mà phải khổ sở tranh đấu trong nhiều tháng ngày, đã phải lớn tiếng để đòi quyền sở hữu nó. Con đòi quyền lợi chính đáng. Thế nhưng, con nhận thấy con đã sai lầm. Bây giờ con thừa nhận sự sai lầm đó, và tuyên bố Ngài mới là chủ vườn thơm này. Con dâng nó lại cho Ngài. Bây giờ! Xin Chúa tùy ý sử dụng nó theo cách Ngài lấy làm phải. Chúa cho con được ăn con cảm ơn Chúa, Chúa cho những người dân làng ăn con cũng lấy làm vui. Con không còn quyền quyết định nữa.”
Và như thế, tôi đã dâng trọn lên Đức Chúa Trời. Dân làng theo cách thường lệ vẫn đến ăn trộm thơm. Thấy cảnh đó tôi nghĩ thầm: “Chúa chắc cũng bó tay với những người này rồi”. Tuy nhiên, một ngày nọ dân làng đến với tôi và nói rằng: “Ông bây giờ dường như đã là Cơ đốc nhân rồi thì phải, đúng không?” Khi nghe câu đó trong lòng tôi nói thầm: “Hả! Tôi đã trở nên Cơ đốc nhân đã hơn 20 năm, chứ nói gì kỳ vậy”. Nhưng tôi ráng chịu đựng, nên rạ hỏi: “Tại sao các anh nói thế?” “Bởi vì, bây giờ chúng tôi ăn trộm thơm của ông mà ông không nổi nóng như lúc trước.” Đây thật là bài học lớn cho tôi. Thật vậy, tôi đã bày tỏ đời sống kinh nghiệm Phúc âm. Họ dạy cho tôi biết phải yêu thương nhau, thân mật với nhau, chia sẽ nổi niềm cho nhau chứ không nên đòi quyền lợi mà tranh đấu.
Một thanh niên có vẻ đăm chiêu đứng lên ái ngại hỏi tôi: “Điều gì khiến ông không còn nổi nóng và giận dữ như trước nữa vậy?” “Tôi không còn là chủ vườn nữa. Các anh trộm những trái trong vườn nhưng tôi đâu còn lý do nào để mà giận”. Một thanh niên khác tỏ vẻ thắc mắc hơn lên tiếng: “Ông đã cho ai cánh đồng đó rồi hả?” Rồi quay sang nhau hỏi: “Ổng cho mày hả” “Không, ổng đâu có cho tôi bao giờ”. “Vậy thì, ổng cho ai. Chúng ta đã ăn cắp của ai nhỉ?” “Tôi đã giao vườn cây cho Thượng Đế rồi”. “Thượng Đế hả? Vậy Thượng Đế không ở trong vườn sao?” “Đức Chúa Trời có trong vườn hay không ở trong thì tôi đã giao cho Ngài rồi”.Họ trở về nhà của mình. Họ bàn với nhau: “Ông ta nói đã giao vườn cho Thượng Đế rồi. Vậy chúng ta là người ăn trộm của Thượng Đế còn gì. Tại sao ông ta làm như thế?” “Ừ, đúng rồi. Có lẽ vì thế mà Thượng Đế chẳng cho tôi săn được con heo rừng nào cả ngày hôm nay.” “Còn tôi, chắc là vì ăn trộm của Chúa nên con trai bị bệnh mấy ngày này không hết”, người khác nói. “Đúng rồi, chính vì vậy mà vợ tôi đau bụng đẻ mà sanh không được”, kẻ khác thú nhận. “Vậy chúng ta biết lý do mình phải chịu rồi” Nếu vườn thơm là của Thượng Đế thì mình chẳng nên vào vườn đó ăn trộm nữa. Phải không?” Vị bô lão trong làng đề nghị. Họ không ăn trộm vì sợ Thượng Đế phạt.
Sau đó, trái bắt đầu nở gai, trở vàng. Rồi cả cánh đồng thơm ngát mùi trái cây chín. Cư dân tại đó tìm đến tôi và đề nghị “Ông thầy gì đó ơi! Trái cây chín đầy đồng, sau khi đi mà thu hoạch. Bỏ uổng quá”. Lúc ấy, tôi nói: “Đâu phải của tôi. Của Chúa rồi”. “Thế nhưng bỏ không nó hư thối hết làm sao?” “Vậy thì các anh em cùng ra đồng thu hoạch cho Chúa đi” Thế rồi, cả làng cùng ra đồng hái thơm. Sau đó đem hết về để ngoài sân nhà tôi. Tôi đem chia cho từng nhà. Cả nhà tôi tối đó cũng quây quần trong mâm cơm với những món từ trái thơm. “Lạy Chúa, Chúa cho chúng con những trái thơm này, trước khi dùng chúng con tạ ơn Cha”.
Trong những tháng năm sau đó dân làng thường tìm đến nhà tôi, nghe những điều tôi đọc từ Kinh Thánh mà tôi nói là Lời của Thượng Đế cho họ. Từng ngày tháng tôi kinh nghiệm được sự biến hóa, nên họ cũng bắt chước theo mà được thay đổi. Không lâu sau đó phần đông người trong làng trở nên Cơ đốc nhân chân chính.
Tôi thật đã thấy rõ khi tôi dâng hết cho Chúa thì Ngài thật đã hành động. Ngài làm điều mà tôi không tin nổi ở mắt mình nữa. Tôi chỉ biết cảm tạ Chúa và vâng phục Ngài trọn vẹn mà thôi.
Một ngày kia, con trai của tôi bệnh nặng, rất nguy cập. Trong hoàn cảnh đó chúng tôi không thể tìm được thầy thuốc nào giữa đêm trong rừng sâu núi thẳm. Trong giây phút đó tôi nhận thức một điều. Đó là nguyên lý của sự tận hiến. Tôi đã cầu nguyện: “Lạy Cha! Con dâng con của con cho Chúa. Chúa muốn nó sống hay về với Ngài thì tùy ý Cha”. Thật ra, đây là việc dâng cho Chúa khó hơn là dâng vườn thơm trước đó. Lòng tôi chuẩn bị sẵn sàng việc Chúa rước đứa con trai duy nhất của mình về Thiên Đàng. Thế nhưng, trong đêm đó con tôi hết sốt và được khỏe mạnh.
Nhiều người dân mang nhiều đồ đến nhờ chúng tôi sữa vì nghĩ chúng tôi có nhiều dụng cụ thợ mộc. Tôi đã cầu nguyện với Chúa: “Chúa ơi! Thời giờ của con là của Chúa. Nếu Ngài muốn con dùng thời gian của con để sửa bàn, sửa ghế thì con sẽ vâng phục.” Bởi việc này ngày một nhiều nên thời gian dịch Kinh Thánh cũng giảm đi. Thế nhưng, nhiều người trở lại tin Chúa hơn trước. Họ nói với nhau: “ông thầy này đúng là môn đồ Đấng Christ. Vì ông không tiếc gì vì yêu thương và chăm sóc chúng ta.”
Rồi một ngày kia, tôi đang sửa cái ghế bị gãy. Một người dân đi ngang thấy vậy, dành sửa “để tôi giúp cho ông”. Sau khi sửa xong thì tôi đưa một ít đồ ăn để trả công, nhưng anh ta nói “Thôi. Ông đã sửa cho tôi cái tủ ở nhà. Tôi bây giờ sửa cho ông cái ghế thì có đáng gì đâu”. Tôi thật sự cảm động vì đây là lần đầu tiên người làng không chịu nhận trả công. Họ đã bắt đầu biết ban cho, kết quả bắt đầu thể hiện rồi đấy.
Trong lúc đọc Kinh Thánh Chúa đã cho tôi dạy cho tôi sau. Và tôi biết được là tại sao trong gần 5 năm qua tôi không được hưởng. Vì Ngài muốn tôi dâng cho Ngài, đến năm thứ năm mới được phép ăn. Vậy mà tôi có biết, lại đi tranh đấu với cư dân.
Lời Chúa dạy:
“Khi các ngươi sẽ vào xứ Canaan, và đã trồng các thứ cây trái rồi, hãy coi các trái chiếng nó không sạch, như chưa chịu phép cắt bì; trong ba năm các ngươi hãy coi nó không sạch, chớ nên ăn; nhưng qua năm thứ tư, các trái nó sẽ nên thánh làm của lễ khen ngợi Đức Giêhôva. Qua năm thứ năm; các ngươi phải ăn trái, hầu cho cây thêm hoa quả: Ta là Giêhôva, Đức Chúa Trời của các ngươi.” (Lêvi ký 19:23-25). TNPA |