Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Friday, June 29, 2012

Sự Sợ Hãi



Saturn moon Dion closup_1.jpg
Bạn có cho mình là một người tự do không? Chắc hẳn là như vậy, nhưng có thể ở trong trí bạn, bạn có thể tự hỏi, tôi có thật sự tự do không? Chúng ta sống trong một xứ sở có một di sản giàu có, một xứ sở có nhiều tự do nhưng có nhiều người không sống một cuộc đời tự do. Họ bị trối buộc bởi những dây xích vô hình, ngăn cản họ thực hiện hết được tiềm năng của mình. Những xiếng xích của họ được tạo nên b ởi những mắc xích, được nung trong lò lửa của sự sợ hãi. Một khi cảm xúc ghê gớm này đã chiếm lấy tấm lòng của một người, việc loại bỏ nó rất khó, nhưng vẫn có thể làm được. Dù sợ hãi là một điều mạnh mẽ, nó không mạnh hơn quyền năng của Chúa Jesus. Chúa Jesus bảo những môn đồ của Ngài: “Nếu các ngươi hằng ở trong đạo ta, thì thật là môn đồ ta; các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi” Giăng 8: 31
Làm cách nào chúng ta có thể thoát khỏi sự nô lệ cho sự sợ hãi. Chỉ có một cách đó là bởi đức tin nơi Chúa. Nhưng trước khi chúng ta có thể làm điều này, chúng ta phải đi đến chỗ nhận thức rằngchúng ta phải chiến đấu với một kẽ thù ghê gớm và cần đến sự giúp đỡ của Chúa. 
Tôi không sợ hãi.
Đứa bé trai đưa mắt nhìn mẹ nó và nói: “Con không sợ, con muốn cắm trại ở ngoài sân với bạn con”. Mẹ nó mềm lòng khi suy nghĩ lại. Nó sẽ ở trong khu vực sau nhà có hàng rào. Bà có thể lắng nghe biết được mọi động tác của nó và chắc chắn là bà sẽ không ngũ. Canh chừng để biết chắc là đứa bé và bạn của nó được an toàn. Và nếu chúng cần gì, chúng có thể chạy vào trong nhà dễ dàng.

Và điều này xãy ra đúng như thế. Vào khoảng 2 giờ sáng, bà nghe tiếng cửa sau mở ra và đóng lại. Bà mẹ ngồi dậy, mặc áo khoác vào và vội vã đi xuống nhà dưới để xem chuyện gì xãy ra. Khi bà bật đèn dưới nhà bếp lên bà thấy con trai bà và hai đứa bạn nó, cầm túi ngũ trên tay cùng với một túi bánh chocolate.

Cảm nhận được sự bối rối của chúng, bà hỏi :”có chuyện gì vậy con”, đứa bé trả lời; “Con không biết đó là điều gì, nhưng nó gầm gừ với tụi con. Tụi con có thể nghe được lúc ở trong sân”.

Có thể đó là một con chó lớn, một con cáo hoang hay một con hay một con gấu lớn. Cố để không cười những điều này. Bà mẹ nói: “Vậy sao các con không ngũ ở trong nhà rồi đến sáng trở ra lều’. Mẹ sẽ làm bánh lệt cho các con khi các con thức dậy”. Điều này làm các đứa nhỏ phấn khởi hẳn lên.

Bà mẹ không muốn nói cho chúng biết là việc gặp một con cáo hay một con gấu là việc khó có thể xãy ra, nhất là khi chúng sống trong một khu động đúc ở thành phố.

Sự sợ hãi tấn công không báo trước. 
head rest_1.jpgNó cám dỗ chúng ta tin vào những điều không thể xãy ra được, nhưng điều này khiến chúng ta cảm thấy tuyệt vọng. Mỗi ngày chúng ta được dội vào đầu những lời và những sứ điệp có khả năng gây nên những tư tưởng sợ hãi trong chúng ta.

Hãy xem tin tức và chắc hẳn là bạn sẽ nghe một tường trình bi quan về tình hình kinh tế, và nhiều điều khác nữa khiến cho bạn sợ hãi trong lòng.

Những cơ quan truyền thông tin tức thường phát thanh với mục đích tạo một phãn ứng về mặt cảm xúc từ người xem, người nghe, hay người vào mạng lưới của họ để gia tăng số khán thính giả, họ đưa ra những tin tức gậy nên phãn ứng sâu rộng từ quần chúng. Do đó, nếu có sự sơ hãi, điều này dể lây lan.

Theo quan niệm thế gian, tương lai có vẻ đen tối, nhất là khi bạn xem xét hoàn cảnh của bạn, tách rời khỏi niềm tin nơi Chúa. Vấn đề là nếu bạn làm như vây, sự sợ hãi sẽ xâm chiếm lòng bạn, nói với lòng bạn điều tê hại nhất sẽ xãy ra và sẽ là điều bạn không thể tượng nổi. Đừng tin những lời ma qủi dối gạt. Bản tin buổi tối không thể cho bạn một cái nhìn trọn vẹn về thưc tại và dĩ nhiên là không phải theo quan điểm của Chúa và hãy nhớ rằng không có điều gì mà ma qủi thì thầm vào tai bạn, thì được dựa trên lẽ thật của lời Chúa. Sách Giăng 8:44 có chép rằng:

Các ngươi bởi cha mình, là ma quỉ, mà sanh ra; và các ngươi muốn làm nên sự ưa muốn của cha mình. Vừa lúc ban đầu nó đã là kẻ giết người, chẳng bền giữ được lẽ thật, vì không có lẽ thật trong nó đâu. Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối.

Trong khi chúng ta phải đối diện với những tình trạng nghiêm trọng của lịch sử của quốc gia chúng ta, chúng ta không đứng một mình, Chúa ở với chúng ta và Ngài luôn nắm quyền kiểm soát.

smooth sailing_1.jpgSứ đồ Phao-lô khám phá điều này một cách mới mẻ trong một giai đoạn khó khăn trong chức vụ của ông. Vào lúc cuối của chiến truyền giáo lần thứ nhì của ông, ông đang ở Cộrinhtô, ông đã rời Athen để tới Maxêđoan. Nhưng có một điều xãy ra đã khiến ông gần như bị vấp ngã trong đức tin. Những người Do Thái chống lại sự dạy dỗ của Phao-lô, đến độ họ chống cự và khinh dễ ông. Phao-lô đã quá chán về sự cứng cỗi của họ. Ông tuyên bố rằng: “ông sẽ không đi đến người Do Thái trước,nhưng ông sẽ giảng của Chúa cho người ngoại”. Công vụ 18: 5-6.
Mỗi lúc Phao-lô gặp chống đối từ những người lảnh đạo Do Thái, trong nhiều trường hợp ông suýt bị nguy đến tánh mạng. Ông mệt mỏi và cảm thấy cô đơn và chán nãn, dễ bị tấn công bởi sự sợ hãi. Một đêm khi ông ngũ thiếp đi Đức-Thánh-Linh phán với ông: “Đừng sợ chi; song hãy nói và chớ làm thinh; ta ở cùng ngươi, chẳng ai tra tay trên ngươi đặng làm hại đâu; vì ta có nhiều người trong thành nầy” Công vụ 18: 9-10.

Ở đây chúng ta thấy một trong những sứ đồ lớn nhất phải chiến đấu với sự sợ hãi, nhưng những câu Kinh-Thánh kế tiếp không nhắc đến điều này nữa. Tại sao? Phao-lô đã thay đổi trọng tâm. Ông phải đối diện với sự sợ hãi và quyết định loại bỏ nó. Đó có phải là điều mà ông có thể tự xuất mình làm được không? Chắc chắn là không, không có cách nào mà ông có thể vượt qua sự lo lắng nếu không có sự đảm bảo tìm thấy ở trong Đức-Chúa-Jesus-Christ. Một khi Đức-Thánh-Linh phán với lòng ộng vấn đề được giải quyết vì Phao-lô biết chỉ có một điều mà ông cần phải làm, hoàn tất công việc mà Chúa đã giao cho ông.

stellar view_1.jpgMa qủi dùng nhiều điều để chia trí chúng ta, và ngăn cản chúng ta đạt được tiềm năng tối đa của chúng ta. Và sự sợ hãi là một trong những vũ khí nó thích dùng nhất. Ma qủi luôn bồi thêm vào sự sợ hãi, những lời làm nãn lòng, và  những lời kết án. Bạn không thể làm được điều đó, bạn không được huấn luyện, người khác sẽ nghĩ thế nào nếu bạn thất bại. Và đó là chiến thuật của ma qủi ở Côrinhtô. Nó biết nó sẽ phải đối diện với sự thất bại hoàn toàn, nếu Phao-lô thành công. Do đó nó tìm cách khiến Phao-lô có sự sợ hãi. Lời hứa thành tín của Chúa ban cho vào đúng lúc là sự khích lệ mà Phao-lô cần để tiếp tục rao giảng Tin-Lành.

Những bước cần để vượt qua sự sợ hãi
Nếu bạn muốn vượt qua sự sợ hãi, bước đầu tiên là nhận biết và thừa nhận sự sợ hãi của bạn. Hãy thú nhận: “Lạy Chúa, con cảm thấy sợ hãi, và con không biết phải làm sao? Xin chỉ con cách nào để con có thể tiến bước từ thời điểm này”.

Kế tiếp xin Chúa cho bạn thắng được sự sợ hãi. Khi bạn càng hiểu mối quan hệ mình với Chúa, bạn sẽ liên hệ với Ngài thân mật hơn. Mức độ tin cậy của bạn gia tăng, và bạn sẽ bắt đầu để ý đến những cách mà Ngài làm việc trong đời sống bạn và trong những hoàn cảnh.

Trước khi qua đời, Phao-lô đã hướng dẫn một lời đặc biệt cho Timôthê trong II Timôthê 1:7: “Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát, bèn là tâm thần mạnh mẽ, có tình thương yêu và dè giữ.
Sự sợ hãi không thích hợp cho những người tin Chúa, nó chỉ xuất hiện khi chúng ta có phãn ứng sai, với sư thất vọng và sự thử thách. Chúa muốn bạn chiến thắng, không phải bị ray rức bởi sự lo âu. Hãy để Chúa loại bỏ sự sợ hãi ra khỏi đời sống bạn. Ngài có thể đặt bạn ở trong một hoàn cảnh đáng sợ, mà bạn cảm thấy mất quyền kiểm soát. Nhưng bạn không cần lo lắng, bởi vì Đấng đã hứa không bao giờ lìa bỏ bạn, đang nắm giữ cuộc đời bạn, trong bàn tay đầy năng quyền của Ngài.Sau khi bạn đã trao những lo lắng của mình cho Chúa, hãy suy gẫm lời Ngài. Đavid hiểu được sức mạnh mà ông có được qua những lời hứa của Chúa. Ông viết trong Thi-thiên 27:1-3 rằng:

Đức Giê-hô-va là ánh sáng và là sự cứu rỗi tôi:Tôi sẽ sợ ai? Đức Giê-hô-va là đồn lũy của mạng sống tôi:Tôi sẽ hãi hùng ai?Khi kẻ làm ác, kẻ cừu địch và thù nghịch tôi, xông vào tôi,Đặng ăn nuốt thịt tôi,Thì chúng nó đều vấp ngã. Dầu một đạo binh đóng đối cùng tôi,Lòng tôi sẽ chẳng sợ; Dầu giặc giã dấy nghịch cùng tôi,Khi ấy tôi cũng có lòng tin cậy vững bền”.

 Nếu bạn muốn có một lòng tin cây mạnh mẽ, hãy học Kinh-Thánh, áp dụng những nguyên tắc của Chúa trong đời sống bạn và bước đi mỗi ngày với Ngài bởi đức tin. Khi bạn giấu lời Ngài trong lòng bạn, bạn sẽ có ánh sáng của lẽ thật Ngài để hướng dẫn bạn, khộng phải chỉ cho những hoàn cảnh hiện tại, nhưng cũng cho cõi đời đời.

Thúy Anh chuyển ngữ theo “Fear” by Charles Stanley trích trong In Touch tháng 7, 2009