Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Friday, June 29, 2012

Những Bức Thư Chân Tình Bí Mật



"Nhiều người cầu xin Chúa làm nhẹ đi gánh nặng của họ hơn là cầu xin Ngài làm mạnh mẽ thêm cái lưng của họ" 

Vào một ngày mùa Thu, đứa con tám tuổi của tôi, tên là Andy, bị chứng đau cuống họng.  Chúng tôi đi đến gặp bác sĩ cho trẻ con.  Bác sĩ cho con tôi thuốc rồi cho nó đi về nhà.  Nhưng vài ngày sau đó, bệnh tình của Andy trở nên nặng hơn.  Có lúc, nó bị khó thở đến nỗi tôi phải đưa nó gặp đến phòng cấp cứu trong bệnh viện.  Nghi rằng nó bị xuyễn, ở bệnh viện người ta chụp hình phổi của nó. 


Đó là lúc cuộc đời của chúng tôi hoàn toàn thay đổi.  Các cô y tá dẫn Andy và tôi đi vào một phòng nhỏ.  Ra khỏi không khí căng thẳng của phòng Cấp Cứu, mọi sự như có vẻ quá yên lặng.  Một cái yên lặng phập phồng.  Dường như các bác sĩ và các cô y tá đang to nhỏ về chúng tôi.  Một cô y ta hỏi tôi có muốn gọi chồng tôi đến không.  Tôi liền gọi chồng tôi.  Khi chồng tôi đến, cả ba chúng tôi ngồi trong phòng bác sĩ chờ đợi.

beach wildflower.jpgKhông có ngôn từ trong nào thay đổi đời sống chúng tôi bằng cái chữ: Ung Thư.  Bác sĩ giải thích hình quang tuyến phổi của Andy cho biết nó bệnh bướu trong bạch huyết cầu của nó ở trong phổi.  Nói rõ hơn hai phần ba phổi của nó chứa đầy những cái bướu ung thư này, gây ra sự căng thẳng khó chịu trong ngực và tim của nó.  Thình lình, đứa con trai tám tuổi mạnh khỏe của tôi không còn khoẻ mạnh nữa!

Đang còn bị chưng hững, chúng tôi ngồi nghe bác sĩ giải thích miệng cứng đơ không biết nói gì.  Việc gì xẩy ra bây giờ.  Andy phải ở trong bệnh viện năm ngày để cho các bác sĩ thử hết cách này đến thử cách ngạch nghèo khác, cố gắng tìm cách nào hay nhất để chữa bệnh cho Andy.  Tôi ở lại bệnh viện, cố gắng làm đủ mọi điều để xoa dịu cái khó chịu trong người mà Andy phải chịu.  May mắn thay, những nỗ lực của tôi hình như có hiệu lực phần nào.

Suốt năm ngày ở bệnh viện, Andy nhận được tám mươi lăm lá thư.  Từ lớp học của nó, từ toán hướng đạo mà nó tham gia, từ bạn bè của nó, và từ gia đình, từ xa cho đến gần - thật là một sự dồn dập ưu ái quá sức mơ tưởng của nó.  Tôi thật cảm động lẫn yên ũi về sự quan tâm nâng đỡ khích lệ và tình yêu thương mà Andy nhận được.  Và tôi cũng rất ngạc nhiên về sự thật quan tâm lưu ý của Andy đến những bức thư này.  Nó đọc đi đọc lại những bức thư nhiều lần và nếu bạn bè nó có viết hơi khó đọc, nó nhờ tôi đọc đi đọc lại cho nó.

Rồi năm ngày trong bệnh viện cũng trôi qua, Andy được xuất viện và cho về nhà để bắt đầu một cuộc chiến đấu cho cuộc đời nó - phải cuộc chiến đấu cho sự sống còn của nó.  Nhưng những bức thư không còn gởi đến nữa.  Sự đỗ dồn thư từ mới đầu trở thành một sự nhỏ giọt.  Chỉ có vài bức thư gởi đến bệnh viện được hoàn đến cho nó.  Tôi hiểu rõ tại sao có chuyện như vậy.  Không phải là người ta không còn lưu ý hay không quan tâm đến Andy nữa, họ chỉ không biết phải viết cái gì.  Làm sao người ta có thể viết một bức thư chúc "chóng bình phục" cho một cậu bé tám tuổi khi nó không chắc còn sống đến ngày sinh nhật tới của nó?

breakpoint_1.jpgAndy cảm thấy bị cô hoạnh.  Nó quá bị bệnh hoạn nên không thể đến trường học và cũng không thể chơi đùa với bạn bè của nó.  Suốt ngày nó phải đi những chuyến đến bệnh viện để chụp hình quang tuyến và trãi qua việc chữa bệnh hóa học.  Một điều nó cầu mong là nhận được thư từ.  Nhưng không có thư từ đến.  Một ngày nọ nó hỏi tôi, "Có phải mọi người không còn yêu thương con nữa không mẹ?"
"Ồ, không phải vậy đâu, cục cưng của mẹ ơi," tôi vừa lau nước mắt vừa trả lời cho nó, "người ta cũng có những việc khác phải làm..."  Lúc đó tôi tự nhũ trong lòng tôi không thể làm gì nhiều cho nó, nhưng tôi có thể làm cho nó có chút thoải mái.  Đứa bé đầy can đảm này không phải chiến đấu cho cơn bệnh hoạn của nó một cách đơn độc.  Tôi quyết định nó phải nhận được thư từ bằng cách trở thành "người bạn chân tình bí mật của nó."

Tôi có được nhiều thích thú viết thư cho Andy.  Tôi gởi cho nó những tấm thiệp buồn cười ngỗ nghĩnh với đầy màu rực rỡ vui nhộn, đôi khi tôi để lại ở cho người gởi những địa chỉ bịa ra, nhiều khi tôi không để gì cả.  Khi khác tôi gởi những món quà nho nhỏ hay những hình hoạt họa bỏ trong hộp nhỏ đựng thức ăn cereal.  Tôi tin chắc không ai khám phá ra những việc này. Nhiều khi tôi cũng có vẻ tự mản vì tôi dấu được Andy việc đó.  Đôi khi tôi giã đò hỏi chợt Andy, "Ồ, có phải món đồ đó do người bạn chân tình gởi đến không?"  Andy vội trả lời, "Đúng, con thắc mắc người đó là ai?"  Tôi vội quay nhìn đi chỗ khác để dấu đi nụ cười dí dởm của mình.

Rồi một ngày kia, Andy trao cho tôi một bao thư bên ngoài có đề hàng chữ "Gởi cho người bạn chân tình của tôi."  Nó bắt tôi hứa là phải đem đến cho người đó.  "Chỉ có người bạn chân tình của con đọc được nó,"  Tôi khẩn khoản hứa với nó và để bức thư đó qua một bên.

Khi nó ngủ thiếp đi, tôi mở bức thư, lấy ra một bức hình của Andy và nhìn nó cẩn thận.  Đó chỉ là một bức hình của Andy, óng ánh đầy màu sắc.  Nhưng chỉ có một chút khác lạ làm cho tim tôi như muốn ngừng đập là ở chỗ người họa sĩ hay ký tên có chữ ký của Andy: P.S. Mẹ, Con Yêu Mẹ!

Nó đã biết!  Cái điều mà tôi tưởng là bí mật không còn bí mật nữa!  Nhưng mặc dầu cả hai chúng tôi đều biết đều gì đang xẩy ra, chúng tôi không ai nói gì cả.  Nó chỉ là một chút lật ngược cờ trong trò chơi của hai chúng tôi.

Trò chơi của chúng tôi tiếp tục thêm ba năm rưởi nữa.  Trong suốt những năm lên xuống đầy sóng gió đó - chữa trị, thuyên giảm, tái phát, chữa trị thêm nữa - cái điều duy nhất Andy ngóng chờ mỗi ngày trong cuộc đời nó là thư từ.  Khi nó nghe tiếng chân người đưa thư đến, đó là lúc trong ngày tôi thấy Andy mĩm cười.

Làm người bạn chân tình cho Andy là một điều phước hạnh Chúa ban cho tôi.  Nó cho tôi có một sứ mạng, một điều gì đó tôi có thể làm được trong một tình trạng mà tôi hầu như bó tay.  Tôi cầu nguyện và đỗ hết trí sáng kiến để gởi cho Andy những bức thư chân tình, những tấm thiệp, hay những món quà nho nhỏ.  Nó làm cho Andy có được một hy vọng đặc biệt, và nó đem lại cho cả hai chúng tôi một chút nghỉ ngơi thoải mái sau những tiêm chích và những cơn điều trị.

Tôi nghĩ trò chơi của chúng tôi là một chút giải khuây cho giai đoạn đen tối lo âu trong cuộc đời chúng tôi.  Thời gian này còn u tối ảm đạm hơn khi chúng ta thật cần tiền và việc tôi không lái xe được.  Mỗi ngày trong suốt thời gian điều trị cho Andy, Andy và tôi phải thức dậy sớm trước khi mặt trời mọc để đón chuyến xe buýt sớm nhất trong ba chiếc xe buýt để đến bệnh viện nơi Andy chụp hình quang tuyến.  Sau khi chụp quang tuyến xong, thường làm Andy choáng váng bị bệnh, chúng tôi phải đáp một chuyến xe buýt khác để đến một bệnh viện khác cho Andy chịu việc chữa trị hóa học, việc này làm cho Andy cảm thấy bệnh hoạn hơn.  Sau đó chúng tôi phải đi ba chuyến xe buýt trở về nhà. Thường khi chúng tôi phải xuống xe buýt trước khi chuyến xe đến trạm chúng tôi muốn ngừng vì Andy cảm thấy quá khó chịu và cần thở chút không khí trong lành và đứng vững trên mặt đất.  Chúng tôi phải đứng chờ ở ngoài không khí lạnh lẽo cho đến khi Andy cảm thấy dễ chịu hơn để lên chuyến xe buýt khác.  Thường khi thay vì đi ba chặng xe buýt, chúng tôi phải đi đến sáu bảy chặng như vậy.

Andy bị bệnh trong thân thể, còn tôi bị ốm trong tâm tư.  Nhiều khi tôi đánh thức nó dậy không muốn nỗi để bắt đầu cái chu kỳ hàng ngày.  Một ngày kia, chúng tôi đang đứng chờ ở một trạm xe buýt để đón chuyến xe tới, một chiếc xe chạy nhanh vượt qua, làm văng lên chúng tôi vũng nước xình lầy trên đường.  Tôi quỳ gối xuống bên cạnh Andy, lấy khăn giấy trong bóp ra lau cái mặt nó dính đầy tuyết đông dơ bẫn.  Tôi than thở không ngớt, "Thật tội con tôi quá, thật tội con tôi quá!"

Nghe vậy, Andy nói với cái giọng trách móc, "Mẹ than thở làm chi vậy?"
"Ồ Andy, mẹ hối tiếc nhiều chuyện lắm.  Mẹ trách rằng mẹ không biết lái xe.  Mẹ tiếc rằng mẹ không có tiền để đi Taxi.  Mẹ trách rằng sao trời quá lạnh.  Mẹ bực rằng sao con quá bệnh như vầy.  Mẹ luôn cầu nguyện, nhưng nhiều khi mẹ chỉ biết nói với Chúa, "Tại sao là con?"

Không chần chờ một chút, đứa con trai tám tuổi của tôi nói vội lại, "Chúa vạch mấy tầng mây ra và nhìn xuống mẹ rồi Ngài nói, ‘Tại sao không phải là con?'"

Một cách kinh ngạc, tôi nhìn Andy chừng chừng.  Nó không có chua xót chút nào, tôi ngẫm nghĩ.  Theo nó, những cái khó khăn hỗn độn là chuyện xẩy ra một cách bình thường.  Nếu nó có thể chịu đựng được, tôi cương quyết cũng chịu đựng được như nó.  Tôi sẽ tỏ ra can đảm như Andy và không còn phí một chút thời giờ thắc mắc tại sao sự việc xẩy ra cho chúng tôi nữa.

Việc đó không đến nỗi quá khó như tôi tưởng.  Tôi bận rộn làm người bạn chân tình bí mật cho Andy cho đến khi nó qua đời, nhưng khi nó đã quá khuất, thật là khó cho tâm tư của tôi.  Ngày mà tôi phải soạn lại những thứ của nó thật là đau lòng cho tôi.  Khi tôi kéo cái tủ quần áo của nó ra, tôi thấy có một cái hộp đựng giầy, chứa đầy những cái thư từ "người bạn chân tình" gởi cho Andy.  Tất cả những thư đó từ người bạn chân tình.  Tôi đang cố gắng vượt qua cái buồn tủi chán nản trong nước mắt thì tôi nhận thấy một tập địa chỉ trong cái hộp đó.  Trong đó có khoảng hai mươi cái tên - tôi nhận ra đó là những trẻ con Andy đã đi trại hè năm trước đó.  Tất cả những trẻ em đó đều bị bệnh ung thư.  Tôi xem đó là một mối ưu tư của Andy cho chúng, sự ưu ái của nó.  Vì vậy để tưởng niệm nó, tôi quyết định viết thư cho từng đứa trong danh sách đó.

Hầu như là chuyện quá thường tình cho tôi, viết một cái thư lẫn thẫn tiếu ngạo như hang trăm bức thư tôi đã viết cho Andy.  Tôi viết vài bức thư mỗi tuần và ký tên ở cuối thư:  Bạn của em, Linda.

Tôi không mong nhận được một thư trả lời nào.  Nhưng trước khi tôi viết được cho gần phân nửa trong danh sách đó, tôi nhận được một lá thư gởi đến cho tôi.  Mở ra, tôi đọc được hàng chữ: Cám ơn, cám ơn, cám ơn nhiều lắm đã viết thư cho em.  Em không ngờ rằng có người biết em còn sống.  Jeffrey.

Cầm bức thư trong tay, tôi ngẫm nghĩ - như tôi đã từng thẫn thờ trước đây, khi tôi trông coi Andy - thật là đơn độc làm sao khi phải chống cự cơn bệnh với hết sức lực nhưng lại bị cô đơn.  Hai câu trong bức thư tóm lược hoàn cảnh trơ trọi và chán nản của nhiều trẻ em phải đương đầu với bệnh ung thư.  Với đời sống còn quá ngắn ngủi trên đời này, các em thường nghĩ không ai biết các em còn sống...và có lẽ không ai để ý đến.

Tôi không nghĩ tôi có dự định viết những thư này một cách thường xuyên, dầu cho đó là thú vui đi nữa - Tôi cũng không thể tưởng cái hành động nho nhỏ này thay đổi đời sống của tôi mãi mãi.  Tôi vẫn còn nuối tiếc con tôi, tôi không thể nghĩ được làm sao tôi có thể thức dậy mỗi sáng, làm bánh mì nướng...để sống bình thường.  Bây giờ tôi nhận ra tôi phải sống hơn lẽ thường tình - bắt đầu kiếm thêm giấy để viết thư.

Tôi bắt đầu tìm kiếm mấy tấm thiệp đầy vẻ vui nhộn, đi mua mấy cái hộp ăn sáng có đồ chơi ở trong đó.  Mùa Giáng Sinh năm đó tôi mua hai mươi cái trộn hình (jigsaw puzzle) tôi nghĩ bạn của Andy sẽ thích và gởi đến cho chúng.  Tôi chỉ có chút ít tiền, nhưng số tiền ít ỏi tôi dành dụm được để mua tem thư.  Tôi thật có nhiều thú vị trong kế hoạch cho việc viết những bức thư này.

Rồi tôi để một bảng ghi tên ở bệnh viện mà Andy đã nằm điều trị, xem có em nào muốn nhận được thư.  Tin đồn từ miệng chuyền miệng kia, chẳng bao lâu tôi viết cho trên ba trăm em một cách thường xuyên.  Việc này trở thành hơn là một thú vui, hơn là một dự án - tôi cảm thấy như tôi phải sống để làm điều đó.

Dĩ nhiên, sau đó tôi thành lập một tổ chức gọi là "Thư Yêu Thương".  Ngày hôm nay có hơn sáu mươi người tình nguyện, dâng hiến thời giờ của họ để làm tươi sáng đời sống của những trẻ em đang bị bệnh nguy ngập, trẻ em với những chứng bệnh hiễm nghèo như bệnh AIDS, bệnh bại và bệnh ung thư; nạn nhân của những vụ phỏng, tai nạn, và nạn nhân của việc bạc đải.

Tôi biết có những trẻ em ở trong hoàn cảnh như thế, nhưng trước khi Andy bị bệnh, việc đó hầu như không có đá động gì đến tôi.  Ngày hôm nay, qua những Thư Yêu Thương, mỗi tuần có hơn một ngàn trẻ em nhận được những bức thư, thiệp, và những gói quà.  Chúng tôi tổ chức Giáng Sinh hai lần một năm, và làm như vậy nữa vào tháng Bảy cho tất cả những trẻ em có thể không còn sống cho đến khi mùa Đông đến.

Để thực hiện "Những Thư Yêu Thương" tiến hành điều đặn là sự cố gắng khó khăn về tài chánh.  Và thật là thương tâm khi chúng tôi mất đi một trẻ em mà chúng tôi đặt lòng yêu thương.  Nhưng kinh nghiệm dạy tôi công tác này quan trọng như thế nào.  Một em gởi cho chúng tôi cái "thư Yêu Thương" chúng tôi gởi cho nó, và tôi đóng khung treo nó trong văn phòng chúng tôi.  Nó vẻ một tấm chăn với những màu sắc rực rỡ và viết phía dưới tấm hình đó, "Những bức thư yêu thương như tấm chăn làm cho em ấm lại."  Tôi thích thú nhìn cái hình đó mãi.  Nó làm cho tôi nhớ lại những ngày tôi làm người bạn chân tình cho Andy, và tình yêu thương đến từ hộp thư với những bức thư đầy màu sắc và những hình vẽ vui nhộn và địa chỉ bịa ra mà không có người đưa thư nào có thể tìm ra.  Nhưng dĩ nhiên, tình yêu thương đâu có cần địa chỉ gởi lại, bởi vì nó luôn được gởi đến người gởi - và còn gia tăng nhiều hơn nữa.

Linda Bremner