“Các ngươi muốn người ta làm cho mình thể nào,hãy làm cho người ta thể ấy.” (Lu-ca 6: 31)
Dù khi chơi, lái xe hoặc làm bếp đều có những qui luật chúng ta phải theo để được an toàn cũng như thành công. Tôi nhớ rất rõ một việc xảy ra gần nhà tôi ở Montreat , North Carolina vài năm trước đây. Con đường giữa Black Mountain và Asheville được mở rộng từ hai thành bốn đường xe chạy. Nhiều tuần lễ trong thời gian thực hiện công trình, con đường không có các vạch sơn phân định cho nên vào một đêm kia, một tai nạn lưu thông thảm khốc đã xảy ra làm cho năm người thiệt mạng. Hiển nhiên, lý do là vì vạch sơn qui định không được vẽ xuống rõ ràng.
Kinh Thánh dạy rằng cuộc sống Cơ-đốc phải được tăng trưởng liên tục. Khi được tái sinh, bạn được sinh vào trong gia đình Ðức Chúa Trời. Chúng tôi hiện có 16 cháu nội ngoại mà đứa nào cũng quí. Mỗi đứa cháu đều là một thành viên được chấp nhận và trân trọng trong đại gia đình. Ðây chính là cách nhìn của Ðức Chúa Trời về bạn. Ngài muốn bạn lớn lên, tăng tiến và trưởng thành trong Chúa Cứu Thế Giê-xu. Nếu bạn còi cọc, chậm lớn hay cứ mãi mãi là một em bé, là một người lùn thuộc linh thì đây là tình trạng trái tự nhiên, ngược lại với qui luật của Ðức Chúa Trời. Trong 2 Phi-e-rơ 3:18, Kinh Thánh dạy rằng chúng ta phải tăng trưởng, bao hàm có sự phát triển vững chắc, lớn lên không ngừng và gia tăng khôn ngoan.
Ðọc Kinh Thánh Hàng Ngày
Ðể tăng trưởng đúng mức và có đời sống thuộc linh mạnh khỏe, Cơ-đốc nhân cần tuân giữ một số qui định sau đây. Trước hết, bạn phải đọc Kinh Thánh hàng ngày.
Ðây là một trong những đặc ân lớn nhất của bạn. Ðời sống thuộc linh của bạn cần thực phẩm. Loại thực phẩm nào? Thực phẩm thuộc linh. Bạn tìm thực phẩm thuộc linh này ở đâu? Kinh Thánh là lời Ðức Chúa Trời bày tỏ Chúa Cứu Thế là Bánh Sống cho linh hồn đói khát và là Nước Sống cho trái tim khô hạn. Nếu không có lương thực dưỡng linh mỗi ngày, tâm linh bạn sẽ bị bỏ đói, bạn sẽ mất hết sinh lực thuộc linh. Kinh Thánh dạy, “Hãy ham thích sữa thiêng liêng của đạo, nhờ đó anh em sẽ được tăng trưởng” (1 Phi-e-rơ 2:2). Hãy đọc Kinh Thánh, học Kinh Thánh, suy gẫm Kinh Thánh và học thuộc lòng Kinh Thánh. Chín mươi lăm phần trăm những khó khăn trong cuộc sống làm Cơ-đốc nhân có thể truy nguyên từ tình trạng thiếu đọc và học lời Chúa.
Giả sử như có một nhà khảo cổ tìm được một tập nhật ký của Thành-Cát Tư-Hãn hay của A-lịch-Sơn Ðại Ðế, hay những bức thư tình của Cleopatra. Hay giả sử như các phi hành gia Hoa-Kỳ khám phá được những thủ bản bí mật trong chuyến đi bộ trên mặt nguyệt cầu. Lúc đó bạn có thể hình dung cảnh người ta chen chúc tranh nhau vào các tiệm sách khắp nước Mỹ tìm mua những sách in lại các tác phẩm đó! Trong khi ở đây, chúng ta có một quyển sách chính Ðức Chúa Trời viết cho nhân loại, thế mà đó lại là quyển sách bị những con người mệnh danh là văn minh, hoặc chỉ trích hay không thèm để mắt vào.
Ở một số vùng trên thế giới, con người không được tự do tụ họp đọc và học Kinh Thánh với những tín hữu khác. Thật ra, ở hầu hết các nơi, con người thực sự đói khát Lời Ðức Chúa Trời! Tôi nhớ lại câu chuyện của một nhạc sĩ người Hoa tại Hoa lục đã tin Chúa và trưởng thành mạnh mẽ nhờ đọc từng trang Kinh Thánh do một người bạn vô danh nào đó xé ra và gởi lén vào cho anh. Có những câu chuyện khác về những tù nhân sống sót suốt hai mươi hay ba mươi năm lao động khổ sai, có lúc bị tra tấn trong các trại tập trung, nhưng đã ra khỏi trại với tâm trí bình thản, hoàn toàn không hề cay đắng đối với những người đã ngược đãi họ.
Thêm một câu chuyện nữa về quyền năng của Kinh Thánh thể hiện trong một bệnh viện tâm thần tại Hoa Kỳ. Một thanh niên bị giữ điều trị trong bệnh viện tâm thần viết cho chúng tôi hỏi xin một quyển Kinh Thánh. Tiến trình phục hồi và lành mạnh hẳn khởi sự từ khi anh nhận được Kinh Thánh rồi bắt đầu đọc. Ngày nay anh đã có gia đình và sống cuộc đời tự lập!
Ðừng chỉ đọc lướt qua từng chương để thỏa mãn lương tâm nhưng hãy giấu Lời Chúa trong lòng. Một đoạn ngắn được nghiền ngẫm kỹ lưỡng ích lợi cho linh hồn hơn khối lượng nhiều đọc vội. Ðừng nản lòng khi bạn thấy mình không hiểu hết. Có một số người không đọc, viện cớ Kinh Thánh “khó hiểu quá.” Nếu không đọc, sách nào bạn cũng sẽ thấy khó hiểu! Trong Kinh Thánh, hãy đọc những phần đơn giản trước. Bạn không thể cho em bé sơ sinh ăn thịt bò ngay trong ngày đầu mà phải cho em bú sữa!
Tôi đề nghị bạn khởi sự với sách Tin Lành Giăng trước hết. Khi đọc, Ðức Thánh Linh sẽ làm cho từng đoạn Kinh Thánh sáng lên. Ngài sẽ soi rọi vào những từ khó hiểu và làm rõ những ý nghĩa mập mờ. Dù không thể nhớ hay hiểu hết, bạn cứ tiếp tục đọc, vì chính việc đọc Lời Chúa có tác dụng thanh tẩy đối với tâm trí và tấm lòng bạn. Xin đừng để điều gì chiếm chỗ việc quan trọng thường nhật này.
Những lời Kinh Thánh thuộc lòng có thể gợi lại trong trí những lúc bạn không có Kinh Thánh bên cạnh - những đêm không ngủ, khi lái xe, lúc đi xa, thời điểm phải có những quyết định quan trọng... Lời Kinh Thánh sẽ an ủi, hướng dẫn, sửa dạy, khích lệ - nghĩa là đáp ứng mọi nhu cầu tức thời. Bạn nên cố học thuộc lòng càng nhiều câu Kinh Thánh càng tốt.
Học Cầu Nguyện
Qui định thứ hai, bạn cần học bí quyết cầu nguyện. Khởi đầu những lời cầu nguyện của bạn có thể ngập ngừng, vụng về, không rõ ràng, nhưng rồi Ðức Thánh Linh là Ðấng sống trong bạn sẽ giúp đỡ, dạy dỗ bạn. Mỗi lời cầu nguyện bạn dâng lên đều được đáp ứng. Câu trả lời của Chúa có thể là “có”, “không” hay Ngài muốn bạn “chờ đợi.” Dù thế nào bạn cũng sẽ được Chúa trả lời.
Cầu nguyện là tương giao, truyền đạt. Ðối tượng đáp ứng đầu tiên của trẻ thơ là cha mẹ. Em không hỏi xin điều gì cả, em chỉ nhoẻn miệng cười khi thấy cha mẹ cười, em lên tiếng u ơ khi cha mẹ nói chuyện với em, nhưng những đáp ứng đó đã làm cả nhà vui sướng! Cũng vậy, bạn có thể hiểu được những đáp ứng đầu tiên của chúng ta với Ðức Chúa Trời sẽ làm Ngài vui sướng đến đâu!
Những lời cầu xin của bạn luôn luôn phải nằm trong khuôn khổ “Ý Cha được nên.” “Hãy vui thỏa nơi Chúa Hằng Hữu thì Ngài sẽ ban cho ngươi điều lòng mình ao ước” (Thi-Thiên 37:4). Vui thỏa nơi Chúa cần phải đi trước việc thành đạt điều lòng mình ao ước. Chính lòng thỏa nguyện nơi Chúa sẽ hướng dẫn những ước muốn của chúng ta và từ đó Ðức Chúa Trời mới có thể ban cho điều chúng ta khẩn nguyện.
Xin nhớ rằng bạn có thể cầu nguyện bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi nào. Lúc đang rửa chén, làm vườn, trong sở, tiệm buôn hay ở sân chơi, thậm chí cả trong trại giam nữa. Khi cầu nguyện bạn biết rằng Ðức Chúa Trời lắng nghe! Chúng tôi có người bạn trong danh sách tử tội. Anh cầu nguyện cho chúng tôi mỗi sáng giữa khoảng 4 đến 6 giờ và điều này thật đã khích lệ chúng tôi rất nhiều.
Bạn nên tập cầu nguyện có hệ thống. Cầu nguyện kết hợp với học Kinh Thánh đem lại một đời sống Cơ-đốc khỏe mạnh. Kinh Thánh dạy chúng ta “cầu nguyện không thôi.” Nếu bạn dành riêng những thì giờ cầu nguyện đặc biệt trong ngày thì lãnh vực vô thức trong đời sống bạn sẽ được dằm thắm trong tinh thần cầu nguyện giữa khoảng các giờ cầu nguyện chuyên biệt đó. Nếu mỗi sáng thức dậy bạn quì gối nói qua quít vài ba câu thì không đủ; cần phải có những thì giờ nhất định ở riêng với Chúa. Ðối với một số bà nội trợ bận rộn hoặc những người chìm ngập trong cảnh sống đầu tắt mặt tối thì việc dành riêng thì giờ cầu nguyện như trên có thể là việc bất khả. Nhưng đây chính là chỗ mở ra cho việc “cầu nguyện không thôi.” Chúng ta có thể cầu nguyện đang khi làm việc và như đã nói, chúng ta có thể cầu nguyện bất cứ lúc nào ở bất cứ nơi nào.
Ma quỉ sẽ đánh phá chúng ta trong từng giờ cầu nguyện. Nó sẽ khiến cho con khóc, điện thoại reo, có người gõ cửa đến thăm... nghĩa là sẽ có đủ thứ trở ngại cho giờ cầu nguyện, nhưng mong bạn cứ cương quyết giữ vững, đừng nản chí. Không bao lâu bạn sẽ thấy giờ cầu nguyện trở thành những giây phút thỏa nguyện nhất trong cuộc sống và bạn sẽ trông đợi cho đến giờ được đến quì nơi chân Chúa hơn bất cứ điều gì khác. Thiếu sự cầu nguyện hàng ngày, liên tục, có hệ thống, đời sống bạn sẽ khô cằn, chán nản, không kết quả. Không cầu nguyện liên lỉ bạn chẳng bao giờ biết được sự bình an sâu kín bên trong Ðức Chúa Trời rất muốn ban cho bạn.
Nhờ Cậy Thánh Linh
Qui định thứ ba: bạn cần thường xuyên, liên tục nhờ cậy Ðức Thánh Linh. Cần nhớ rằng Chúa Cứu Thế sống trong bạn là qua Ðức Thánh Linh. Thân thể bạn bây giờ là nơi cư trú của Ngôi Ba trong ba ngôi Ðức Chúa Trời. Bạn không được phép nhờ Ngài như sai bảo người gíup việc, nhưng phải xin Ngài ngự vào làm mọi sự, xin Ngài cầm quyền tể trị toàn thể đời sống bạn. Hãy thổ lộ với Ngài tất cả những yếu đuối, bất năng, bất ổn, không đáng tin của con người bạn. Hãy đứng tránh sang một bên để Ngài quyết định, chọn lựa mọi sự cho đời sống bạn. Khi biết Ðức Thánh Linh cầu nguyện cho chúng ta (Rô-ma 8), thì dù là người yếu đuối nhất chúng ta cũng thấy thật được an ủi.
Bạn không thể nào giữ mình trong nếp sống Cơ-đốc vì chỉ Ðức Thánh Linh mới có thể giúp bạn. Nhưng nếu bạn vật lộn, tranh đấu, vùng vẫy thì rất khó cho Ngài. Xin hãy để tâm hồn bạn thư giãn và an nghỉ trong Chúa. Hãy buông bỏ tất cả mọi căng thẳng nội tâm cùng mọi loại mặc cảm. Hãy nhờ cậy Ngài hoàn toàn, đừng băn khoăn lo lắng về những quyết định quan trọng, hãy để Ngài quyết định cho bạn. Ðừng lo lắng về ngày mai - Ngài là Ðức Chúa Trời của tương lai, Ngài đã thấy kết cuộc ngay từ lúc khởi đầu. Ðừng lo lắng về những nhu cầu của đời sống vì Ngài lúc nào cũng có mặt để lo liệu và chu cấp cho bạn. Cơ-đốc nhân đắc thắng thực sự là người thay vì căng thẳng, lo lắng, tranh chiến nội tâm thì hoàn toàn tin cậy rằng Ðức Chúa Trời đang cầm quyền tể trị và chắc chắn cuối cùng sẽ thắng. Khi nương nhờ Ðức Thánh Linh bạn sẽ thấy nhiều tật bệnh trong thân xác cũng như trong tinh thần sẽ cùng với bao nhiêu âu lo, tranh chiến, căng thẳng tan biến đi. Cho dù khó khăn của chúng ta là gì, hoàn cảnh ra sao, chúng ta cần phải nhớ rằng “Chúa Giê-xu là Ðấng chiến thắng,” nói theo ngôn từ của Corrie ten Boom, một anh thư đức tin trong thời Ðức Quốc Xã.
Ði Nhà Thờ Ðều Ðặn
Qui định thứ tư: Bạn cần quyết tâm tập thói quen đi nhà thờ đều đặn. Cơ-đốc Giáo là tôn giáo của tình thân hữu. Theo Chúa Giê-xu có nghĩa là yêu thương, công chính, phục vụ, và tất cả những điều này chỉ có thể thành đạt và thể hiện qua những mối quan hệ xã hội. Những mối quan hệ xã hội này được thấy trong Hội Thánh.
Có Hội Thánh hữu hình và hội thánh vô hình. Hội Thánh vô hình bao gồm tất cả các tín hữu chân chính suốt qua lịch sử Hội Thánh cho đến tận thế. Hội Thánh hữu hình bao gồm các giáo hội Cơ-đốc giáo, cả công giáo lẫn tin lành, trong đó giáo hội tin lành có nhiều hệ phái. Lời Chúa trong Kinh Thánh dạy chúng ta rằng, “Chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm...” (Hê-bơ-rơ 10:25). Cơ-đốc nhân cần tương giao - mối tương giao của anh chị em trong Chúa.
Hội Thánh hữu hình là Hội Thánh của Chúa Cứu Thế trên đất. Ðây là nơi chúng ta họp lại để thờ phượng Ðức Chúa Trời, để học hỏi Lời Ngài và để thông công với các tín hữu khác. Kinh Thánh gọi Hội Thánh là “thánh quốc,” “dân thuộc riêng về Ðức Chúa Trời,” “người nhà của Ðức Chúa Trời,” “đền thờ của Chúa,” “nơi ngự của Thánh Linh Ðức Chúa Trời,” “thân thể Chúa Cứu Thế.” Ðây là những ngôn từ hình bóng, những biểu tượng hay hình ảnh dùng để chỉ thị thực tại thuộc linh của hội thánh.
Không gì có thể thay thế cho việc đi nhà thờ. Là môn đồ chân chính của Chúa Giê-xu bạn sẽ thấy những lý do bỏ nhóm như trời nóng quá hay lạnh quá, trời mưa hay trời tuyết... là những lý cớ không xứng đáng đối với người tín đồ thật. Có nhiều người bảo rằng họ có thể ở nhà sáng Chúa Nhật và thờ phượng Chúa trong lòng. Người nào làm như thế là đã không dâng cho Chúa sự thờ phượng Ngài có quyền đòi hỏi, vì Chúa đã tạo dựng chúng ta không chỉ có tâm trí và tấm lòng mà cả thân xác nữa; vì vậy cả thân xác và tâm trí đều cần phải cùng tham dự vào việc dâng lên Chúa hành động thờ phượng toàn diện.
Tuy nhiên ở một số các quốc gia ngày nay việc nhóm họp tại nhà thờ không được khuyến khích. Trong nhiều năm, tín hữu đã buộc phải hội họp riêng tại các tư gia, giới hạn trong vòng các thành viên trong gia đình và có thể thêm một vài người bạn nữa. Thí dụ như ở Trung Hoa, chính quyền đã cho phép mở cửa lại một số nhà thờ trước đây bị đóng cửa và sự kiện tín hữu chen chúc đến nhóm chật ních cho thấy những điều mới nói ở trên là đúng. Cơ-đốc nhân cần lẫn nhau. Chúng ta cần hội họp lại để thờ phượng Ðức Chúa Trời, và không gì có thể thay thế được việc đi nhóm họp thờ phượng Chúa.
Trong khi đó tôi nghĩ chúng ta cũng nên biết ơn đối với hội thánh điện tử. Nhiều người phải ở trong các bệnh viện, các nhà dưỡng lão hay ngay cả trong các nhà tù là những nơi chỉ có thể thờ phượng Chúa qua phương tiện truyền hình hay truyền thanh. Nhưng rồi cũng có một số người tuy không ở trong các hoàn cảnh đặc biệt trên nhưng bảo rằng họ có thể ở nhà nghe giảng qua đài truyền thanh hay truyền hình, thay thế cho việc đi thờ phượng Chúa ở nhà thờ. Ðiều này không đủ. Bạn không đi nhà thờ chỉ để nghe giảng. Bạn đi nhà thờ để thờ phượng Ðức Chúa Trời, để phục vụ Ngài cũng như để tương giao với các tín hữu khác. Bạn không thể là một Cơ-đốc nhân hạnh phúc, thành công mà không trung tín, trung thành trong hội thánh. Trong Hội Thánh, bạn có nơi để phục vụ Chúa, vì chúng ta được Chúa cứu để phục vụ Ngài. Cơ-đốc nhân hạnh phúc là Cơ-đốc nhân phục vụ.
Trở Nên Chứng Nhân Cơ-đốc
Qui định thứ năm: bạn cần trở thành một chứng nhân Cơ-đốc. Nếu bạn trung tín thực hành bốn qui tắc trên thì qui tắc thứ năm này sẽ được thực hiện một cách tự nhiên, giống như nếu cứ tiếp tục rót trà, tách nước sẽ tràn ra.
Cách đây ít lâu tôi nghe có người thắc mắc không biết cách làm chứng nào quan trọng hơn, làm chứng bằng đời sống hay làm chứng bằng Lời Chúa? Và câu trả lời là, “Ðối với máy bay, cái cánh nào quan trọng hơn? Cánh bên phải hay cánh bên trái?” Nghĩ rằng câu trả lời đó rất hay cho nên một ngày kia khi đang lái xe đưa mấy giáo sĩ đi ăn trưa, tôi đã lặp lại lời trên. Một giáo sĩ lên tiếng bảo rằng, “Câu nói đó hay thật, nhưng không đúng.” Tôi ngạc nhiên hỏi bà nói như vậy có nghĩa gì. Bà trả lời, “Trong suốt cả Kinh Thánh Ðức Chúa Trời chỉ hứa ban phước cho Lời Ngài, chứ không cho cách sống của chúng ta: ‘Lời ta sẽ không trở về vô ích mà sẽ làm xong công tác ta sai khiến nó... Ai có lời ta, hãy rao giảng cách trung tín.’” Tôi nhận ra bà giáo sĩ này đã nói lên chân lý. Chúng ta chịu trách nhiệm với Ðức Chúa Trời về cách sống của chúng ta nhưng chính là Lời Chúa mới được Ðức Chúa Trời hứa ban phước và điều này giải thích tại sao một nhạc sĩ trong một nước cộng sản khi nhặt được một trang Kinh Thánh đã nhờ đó mà được hoán cải. Cũng như một viên bộ trưởng y tế Bồ Ðào Nha khi trở về nhà trong một ngày mưa lầy lội, thấy một mảnh giấy giắt vào giầy, gỡ ra, đọc được ít lời Kinh Thánh và đã tin nhận Chúa.
Là Cơ-đốc nhân chúng ta được Chúa chỉ định và sai phái làm đại sứ của Vua muôn vua. Hãy để lá cờ nước Trời bay cao trên nóc tòa đại sứ. Giả sử viên đại sứ Hoa Kỳ tại Mạc Tư Khoa ra lệnh hạ cờ Mỹ xuống vì người Nga không thích lá cờ đó. Chắc chắn viên đại sứ sẽ tức khắc bị triệu hồi ngay. Ông ta không còn xứng đáng đại diện cho nước Mỹ nữa.
Nếu chúng ta không sẵn sàng để lá cờ Cơ-đốc nhân bay trên nhà chúng ta, trên sở làm, ngoài cửa tiệm, nơi lớp học thì chúng ta không còn xứng đáng làm đại sứ cho Chúa Cứu Thế! Chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng và cho mọi người chung quanh biết chúng ta là Cơ-đốc nhân. Chúng ta phải làm chứng nhân cho Chúa Cứu Thế.
Chúng ta nói về Chúa bằng hai cách: qua đời sống và bằng lời nói - cả hai cách này phải cùng thực hiện song hành. Mục đích của Ðức Chúa Trời cho bạn và tôi sau khi chúng ta được hoán cải là để chúng ta bày tỏ về ân sủng và quyền năng cứu chuộc của Chúa Giê-xu. Chúng ta là những cảm tử quân của Chúa Cứu Thế, Chúng ta phải là chiến sĩ của Ngài.
Chúa Cứu Thế phán, “Ai xưng ta ra trước mặt thiên hạ, ta sẽ xưng người đó ra trước mặt Cha ta trên thiên đàng” (Ma-thi-ơ 10:32). Sách Công Vụ 28:32 mô tả một khung cảnh vô cùng cảm động. Sứ đồ Phao-lô bị giam giữ tại Rô-ma, nhưng từ sáng đến chiều, “khuyên bảo” những người đến thăm về Chúa Giê-xu. Ðối với mỗi người chúng ta, đây là việc phải làm hàng ngày, như thí dụ của Chúa Giê-xu, “Có một người đi ra gieo giống...”
Cậu bé phát tin tại công ty Western Union không được phép có một sáng kiến riêng nào. Bổn phận duy nhất của cậu là chuyển các bức điện tín đến tay người nhận. Có lẽ cậu không thích một số các tin tức đó - có những tin buồn, những tin làm người nhận nản chí, mất tinh thần. Nhưng cậu không được phép dừng lại dọc đường bóc thư ra xem rồi sửa đổi nội dung. Bổn phận của cậu chỉ là đưa tin.
Là Cơ-đốc nhân chúng ta có Lời Ðức Chúa Trời. Vị Tổng Tư Lệnh bảo chúng ta, “Hãy đi, đem sứ điệp này cho thế giới đang hấp hối.” Một số người trong chúng ta bỏ qua, không lưu tâm gì đến mệnh lệnh này. Một số khác bóp méo sứ điệp, thay thế bằng sứ điệp của mình. Có người lại bớt đi, cắt xén một phần sứ điệp. Người khác lại phao lên rằng Chúa nói vậy nhưng không phải vậy đâu! Có người lại bảo những sứ điệp đó không phải của Chúa nhưng do những con người bình thường viết ra mà chính họ cũng không rõ nội dung.
Chúng ta cần nhớ rằng nhiều thế kỷ trước sứ đồ Phao-lô đã khuyên giục các Cơ-đốc nhân chỉ nên dạy Lời Chúa mà thôi. Nên nhớ rằng chúng ta gieo giống. Dù có những hạt giống rơi trên đất cứng, số khác rơi nhằm bụi gai, nhưng công việc của chúng ta vẫn là tiếp tục gieo giống. Chúng ta không ngừng gieo chỉ vì thấy một số thế đất không triển vọng.
Chúng ta đang cầm đèn và phải để ngọn đèn tỏa sáng! Dù có thể đó chỉ là một ngọn nến hắt hiu trong bóng tối mênh mông, chúng ta vẫn có bổn phận phải để đèn chiếu sáng.
Chúng ta đang thổi kèn báo động. Giữa những tiếng ồn ào hỗn loạn tại chiến trường, tiếng kèn nhỏ của chúng ta tưởng như tắt lịm, nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục thổi để cảnh tỉnh những người đang ở chỗ hiểm nguy.
Chúng ta đang nhóm lên ngọn lửa. Giữa một thế giới lạnh cóng đầy hận thù, ích kỷ, ngọn lửa nhỏ của chúng ta dường như không thấm vào đâu, nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục giữ cho mồi lửa không tàn.
Chúng ta đang đập búa. Mỗi nhát búa dường như chỉ làm cánh tay tê dại, nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục. Amy Carmichael ở Ấn Ðộ có lần hỏi một thợ đục đá nhát búa nào làm vỡ tảng đá, anh ta trả lời, “nhát đầu và nhát cuối, cùng với những nhát ở giữa!”
Chúng ta có bánh cho thế giới đang đói khát. Con người dường như đang ăn những thứ khác và không chịu chấp nhận Bánh Hằng Sống, nhưng chúng ta vẫn cứ phải ban ra, cứ phải phân phát cho mọi linh hồn.
Chúng ta có nước cho những người chết khát. Chúng ta phải đứng lên kêu to, “Hỡi những ai đang khát hãy đến suối nước.” Ðôi khi họ không thể đến và chúng ta phải đem đến cho họ. Chúng ta phải kiên trì, không bao giờ bỏ cuộc, tiếp tục sử dụng Lời Hằng Sống!
Chúa Giê-xu bảo rằng nhiều hạt giống chúng ta gieo tìm được đất tốt, mọc lên và kết quả. Chúng ta phải là những chứng nhân trung tín. Kinh nghiệm hứng khởi nhất con người từng biết là đưa dắt được một người đến với Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Tôi coi việc giúp người khác hiểu biết ơn cứu rỗi của Chúa Cứu Thế là một đặc ân và lúc nào cũng thấy vui sướng khi biết có người nghe Tin Lành, tiếp nhận Chúa Cứu Thế và được ân sủng Ngài biến cải. Ðây là điều có giá trị hơn tất cả tiền bạc trên thế gian. Không có một niềm hạnh phúc nào, một kinh nghiệm nào, một cuộc phiêu lưu lãng mạn nào có thể so sánh với nỗi sung sướng khi đưa dắt được một người đến với Chúa.
Kinh Thánh dạy rằng, “Người khôn ngoan có tài được linh hồn người ta” (Châm Ngôn 11:30). Sách Ða-ni-ên 12:3 chép rằng, “Những kẻ khôn sáng sẽ được rực rỡ như sự sáng trên vòng khung; và những kẻ dắt đem nhiều người về sự công bình sẽ sáng láng như những ngôi sao đời đời mãi mãi.” Phúc âm Ma-thi-ơ 5:13 chép rằng, “Các ngươi là muối của đất”. Muối làm cho người ta khát. Ðời sống bạn có làm cho người khác khát khao nước hằng sống không?
Chúng Ta Hãy Yêu Thương
Qui định thứ sáu: Hãy để tình thương làm nguyên tắc chỉ đạo trong đời sống bạn. Hãy để cho tình thương điều khiển. Chúa Giê-xu dạy các môn đồ, “Bởi điều này thiên hạ nhận biết các ngươi là môn đồ ta, đó là các ngươi phải yêu thương nhau.” Một chỗ khác trong Kinh Thánh cũng dạy cùng điều đó, “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau; vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời. Ai chẳng yêu thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương. Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều này: Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống. Nầy sự yêu thương ở tại đây: Ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta và sai Con Ngài làm sinh tế chuộc tội chúng ta” (I Giăng 4:7-10). Yêu thương không nhất thiết có nghĩa là tán đồng mọi sự với đối tượng yêu. Nếu Đức Chúa Trời ngồi chờ cho đến khi Ngài bằng lòng về chúng ta trước khi sai Con Ngài đến cứu chuộc thì bây giờ chúng ta ở đâu?
Trong tất cả những báu vật Đức Chúa Trời ban cho con cái Ngài, tình thương là điều lớn nhất. Trong tất cả các trái Thánh Linh, tình thương đứng đầu. Kinh Thánh dạy rằng các môn đệ Chúa Cứu Thế phải yêu thương nhau như Đức Chúa Trời đã yêu thương chúng ta đến nỗi đã sai Con Ngài chịu chết trên cây thập tự thay thế chúng ta. Kinh Thánh dạy rằng chính giây phút chúng ta đến với Chúa Cứu Thế, Ngài ban cho chúng ta tình thương siêu nhiên, qua tác động của Đức Thánh Linh tuôn đổ tình thương đó trong lòng chúng ta. Sự kiện chúng ta là Cơ-đốc nhân được thể hiện rõ ràng nhất khi chúng ta yêu thương nhau. Học được bí quyết này của Đức Chúa Trời ngay từ những kinh nghiệm Cơ-đốc đầu tiên là chúng ta đã đi được một quãng đường khá xa, tiến đến cuộc sống Cơ-đốc hạnh phúc, trưởng thành.
Hãy Làm Một Cơ-đốc Nhân Vâng Lời
Qui định thứ bảy: bạn hãy làm một Cơ-đốc nhân vâng phục. Hãy để Chúa Cứu Thế đứng đầu trong mọi lựa chọn của đời sống bạn. Hãy tôn Ngài làm Thầy, làm Chúa.
Học Cách Đối Phó Cám Dỗ
Qui định thứ tám: học cách đối phó cám dỗ. Như chúng ta đã học, cám dỗ là điều tự nhiên. Bị cám dỗ không phải là tội, chiều theo cám dỗ mới là phạm tội. Đức Chúa Trời không bao giờ đưa cám dỗ đến cho chúng ta, nhưng Ngài cho phép nó thử thách chúng ta. Cám dỗ là việc làm của ma quỉ, chúng ta có thể nhận diện bằng cách này. Một trong những phương thức đối diện cám dỗ là trưng dẫn một câu Kinh Thánh đánh thẳng vào Kẻ Cám Dỗ - nó sẽ bỏ chạy vì nó không thể chịu nổi Lời Đức Chúa Trời.
Khi Chúa Giê-xu bị cám dỗ trong sa mạc Ngài chỉ có nguồn trợ lực duy nhất là Lời Đức Chúa Trời. Ba lần Chúa tuyên bố, “Có Lời chép rằng.”
Bạn hãy nói với ma quỉ, “Đức Chúa Trời phán rằng,” nó sẽ chạy trốn. Cùng lúc đó, Chúa Cứu Thế Giê-xu qua Đức Thánh Linh sẽ chiến đấu cho bạn. Hãy làm theo cách một bé gái nói, “Mỗi khi nghe tiếng ma quỉ, cháu nhờ Chúa Giê-xu ra mở cửa.”
Mọi người đều bị cám dỗ, nhưng có người lại thích. Họ có vẻ sung sướng khi bị cám dỗ. Cầm chổi rượt đánh con chuột bạn sẽ thấy nó không giương mắt nhìn cán chổi mà tìm một lỗ trống. Bạn hãy dời mắt khỏi cám dỗ mà dán mắt vào Chúa Cứu Thế!
Có lần tôi hỏi một viên sĩ quan bộ binh khi ở ngoài mặt trận ông muốn có những người lính can đảm hay những người tuân lệnh. Câu trả lời tức khắc của ông là “Tuân lệnh!” Đức Chúa Trời muốn bạn vâng lời Ngài hơn bất cứ điều gì khác. Để vâng lời Chúa bạn phải biết mệnh lệnh của Ngài, và đây là một lý do nữa cho thấy tính chất cần thiết của việc đọc và học Kinh Thánh. Kinh Thánh là la bàn và là sách luật. Xin hãy tuân giữ những điều Đức Chúa Trời dạy bạn.
Trở Nên Một Cơ-đốc Nhân Quân Bằng
Qui định thứ chín: bạn cần trở nên một Cơ-đốc nhân quân bằng. Có một câu nói rất hay bảo rằng, “Một số Cơ-đốc nhân quá lo nghĩ đến thiên đàng đến nỗi trở thành vô dụng trong trần gian.”
Rõ ràng, Kinh Thánh dạy chúng ta phân rẽ với tội lỗi, nhưng không có chỗ nào trong Kinh Thánh bảo chúng ta phải trở thành lập dị hay bất tự nhiên. Chúng ta cần có cuộc sống tươi sáng, cao thượng, bặt thiệp, thân thể sạch sẽ, tâm trí trong sạch, tư cách điềm đạm và khả ái. Đối với những lời tán tụng rẻ tiền, những chuyện ngồi lê đôi mách, những đàm luận nhảm nhí, những lối cười đùa nham nhở cần phải tránh như tránh rắn độc. Ngoại diện của chúng ta cần gọn gàng, sạch sẽ, dễ mến, thời trang càng thích hợp càng tốt nhưng không diêm dúa. Tất cả những gì thái quá đều phải tránh. Đời sống và phong cách của chúng ta phải tôn cao Phúc Âm làm cho đạo Chúa trở nên hấp dẫn đối với người ngoài. Như cố tiến sĩ Barnhouse từng nói, “Con người có thể không được đọc Phúc Âm trong những cuốn Kinh Thánh bìa da, nhưng họ không thể tránh đọc Phúc Âm trong đôi giày da - nghĩa là trong đời sống những người tin Chúa.”
Sống Vượt Lên Trên Hoàn Cảnh
Qui định thứ mười: bạn hãy sống vượt lên trên hoàn cảnh. Bạn như thế nào là do Đức Chúa Trời tạo dựng! Bạn ở đâu là do Ngài sắp xếp! Vì vậy bạn có thể phục vụ Chúa và tôn vinh Ngài tốt nhất là bằng chính con người bạn ở ngay tại nơi đang sống. Một số người luôn luôn nhìn sang bên kia hàng rào nghĩ rằng cỏ bên đó xanh hơn. Họ tốn biết bao nhiêu thì giờ mong cho tình hình đổi khác, cố tìm những lý do tại sao không có những thay đổi đó đến nỗi đã bỏ lỡ bao nhiêu lợi điểm, bao nhiêu cơ hội mở ra ngay trước mặt.
Xin hãy như Phao-lô khi bảo rằng “Tôi không để những việc này ảnh hưởng đến tôi, tôi không kể sự sống tôi là quí” (Công Vụ 20:24). Ông cũng bảo đã tập sống trong lúc dư dật cũng như khi thiếu thốn. Ông đã tập làm một Cơ-đốc nhân chân chính ngay cả trong những lúc lao tù. Đừng để cho hoàn cảnh vùi dập nhưng hãy tập sống bình thản trong mọi cảnh ngộ, ý thức rằng chính Chúa đang ở với bạn.
Những nguyên tắc và những gợi ý này tưởng chừng như quá đơn sơ, nhưng nếu tuân giữ, bạn sẽ thấy kết quả. Tôi đã từng thấy những điều này được thử nghiệm trong cuộc sống hàng nghìn người, tôi cũng đã trắc nghiệm trong chính đời sống tôi. Nếu được tuân giữ chu đáo, trung tín, những qui định này sẽ đem bình an, hạnh phúc, vui tươi đến cho linh hồn và tâm trí bạn, và rồi bạn sẽ học được bí quyết sống cuộc đời thỏa nguyện.
Trong tất cả những báu vật Đức Chúa Trời ban cho con cái Ngài, tình thương là điều lớn nhất. Trong tất cả các trái Thánh Linh, tình thương đứng đầu. Kinh Thánh dạy rằng các môn đệ Chúa Cứu Thế phải yêu thương nhau như Đức Chúa Trời đã yêu thương chúng ta đến nỗi đã sai Con Ngài chịu chết trên cây thập tự thay thế chúng ta. Kinh Thánh dạy rằng chính giây phút chúng ta đến với Chúa Cứu Thế, Ngài ban cho chúng ta tình thương siêu nhiên, qua tác động của Đức Thánh Linh tuôn đổ tình thương đó trong lòng chúng ta. Sự kiện chúng ta là Cơ-đốc nhân được thể hiện rõ ràng nhất khi chúng ta yêu thương nhau. Học được bí quyết này của Đức Chúa Trời ngay từ những kinh nghiệm Cơ-đốc đầu tiên là chúng ta đã đi được một quãng đường khá xa, tiến đến cuộc sống Cơ-đốc hạnh phúc, trưởng thành.
Hãy Làm Một Cơ-đốc Nhân Vâng Lời
Qui định thứ bảy: bạn hãy làm một Cơ-đốc nhân vâng phục. Hãy để Chúa Cứu Thế đứng đầu trong mọi lựa chọn của đời sống bạn. Hãy tôn Ngài làm Thầy, làm Chúa.
Học Cách Đối Phó Cám Dỗ
Qui định thứ tám: học cách đối phó cám dỗ. Như chúng ta đã học, cám dỗ là điều tự nhiên. Bị cám dỗ không phải là tội, chiều theo cám dỗ mới là phạm tội. Đức Chúa Trời không bao giờ đưa cám dỗ đến cho chúng ta, nhưng Ngài cho phép nó thử thách chúng ta. Cám dỗ là việc làm của ma quỉ, chúng ta có thể nhận diện bằng cách này. Một trong những phương thức đối diện cám dỗ là trưng dẫn một câu Kinh Thánh đánh thẳng vào Kẻ Cám Dỗ - nó sẽ bỏ chạy vì nó không thể chịu nổi Lời Đức Chúa Trời.
Khi Chúa Giê-xu bị cám dỗ trong sa mạc Ngài chỉ có nguồn trợ lực duy nhất là Lời Đức Chúa Trời. Ba lần Chúa tuyên bố, “Có Lời chép rằng.”
Bạn hãy nói với ma quỉ, “Đức Chúa Trời phán rằng,” nó sẽ chạy trốn. Cùng lúc đó, Chúa Cứu Thế Giê-xu qua Đức Thánh Linh sẽ chiến đấu cho bạn. Hãy làm theo cách một bé gái nói, “Mỗi khi nghe tiếng ma quỉ, cháu nhờ Chúa Giê-xu ra mở cửa.”
Mọi người đều bị cám dỗ, nhưng có người lại thích. Họ có vẻ sung sướng khi bị cám dỗ. Cầm chổi rượt đánh con chuột bạn sẽ thấy nó không giương mắt nhìn cán chổi mà tìm một lỗ trống. Bạn hãy dời mắt khỏi cám dỗ mà dán mắt vào Chúa Cứu Thế!
Có lần tôi hỏi một viên sĩ quan bộ binh khi ở ngoài mặt trận ông muốn có những người lính can đảm hay những người tuân lệnh. Câu trả lời tức khắc của ông là “Tuân lệnh!” Đức Chúa Trời muốn bạn vâng lời Ngài hơn bất cứ điều gì khác. Để vâng lời Chúa bạn phải biết mệnh lệnh của Ngài, và đây là một lý do nữa cho thấy tính chất cần thiết của việc đọc và học Kinh Thánh. Kinh Thánh là la bàn và là sách luật. Xin hãy tuân giữ những điều Đức Chúa Trời dạy bạn.
Trở Nên Một Cơ-đốc Nhân Quân Bằng
Qui định thứ chín: bạn cần trở nên một Cơ-đốc nhân quân bằng. Có một câu nói rất hay bảo rằng, “Một số Cơ-đốc nhân quá lo nghĩ đến thiên đàng đến nỗi trở thành vô dụng trong trần gian.”
Rõ ràng, Kinh Thánh dạy chúng ta phân rẽ với tội lỗi, nhưng không có chỗ nào trong Kinh Thánh bảo chúng ta phải trở thành lập dị hay bất tự nhiên. Chúng ta cần có cuộc sống tươi sáng, cao thượng, bặt thiệp, thân thể sạch sẽ, tâm trí trong sạch, tư cách điềm đạm và khả ái. Đối với những lời tán tụng rẻ tiền, những chuyện ngồi lê đôi mách, những đàm luận nhảm nhí, những lối cười đùa nham nhở cần phải tránh như tránh rắn độc. Ngoại diện của chúng ta cần gọn gàng, sạch sẽ, dễ mến, thời trang càng thích hợp càng tốt nhưng không diêm dúa. Tất cả những gì thái quá đều phải tránh. Đời sống và phong cách của chúng ta phải tôn cao Phúc Âm làm cho đạo Chúa trở nên hấp dẫn đối với người ngoài. Như cố tiến sĩ Barnhouse từng nói, “Con người có thể không được đọc Phúc Âm trong những cuốn Kinh Thánh bìa da, nhưng họ không thể tránh đọc Phúc Âm trong đôi giày da - nghĩa là trong đời sống những người tin Chúa.”
Sống Vượt Lên Trên Hoàn Cảnh
Qui định thứ mười: bạn hãy sống vượt lên trên hoàn cảnh. Bạn như thế nào là do Đức Chúa Trời tạo dựng! Bạn ở đâu là do Ngài sắp xếp! Vì vậy bạn có thể phục vụ Chúa và tôn vinh Ngài tốt nhất là bằng chính con người bạn ở ngay tại nơi đang sống. Một số người luôn luôn nhìn sang bên kia hàng rào nghĩ rằng cỏ bên đó xanh hơn. Họ tốn biết bao nhiêu thì giờ mong cho tình hình đổi khác, cố tìm những lý do tại sao không có những thay đổi đó đến nỗi đã bỏ lỡ bao nhiêu lợi điểm, bao nhiêu cơ hội mở ra ngay trước mặt.
Xin hãy như Phao-lô khi bảo rằng “Tôi không để những việc này ảnh hưởng đến tôi, tôi không kể sự sống tôi là quí” (Công Vụ 20:24). Ông cũng bảo đã tập sống trong lúc dư dật cũng như khi thiếu thốn. Ông đã tập làm một Cơ-đốc nhân chân chính ngay cả trong những lúc lao tù. Đừng để cho hoàn cảnh vùi dập nhưng hãy tập sống bình thản trong mọi cảnh ngộ, ý thức rằng chính Chúa đang ở với bạn.
Những nguyên tắc và những gợi ý này tưởng chừng như quá đơn sơ, nhưng nếu tuân giữ, bạn sẽ thấy kết quả. Tôi đã từng thấy những điều này được thử nghiệm trong cuộc sống hàng nghìn người, tôi cũng đã trắc nghiệm trong chính đời sống tôi. Nếu được tuân giữ chu đáo, trung tín, những qui định này sẽ đem bình an, hạnh phúc, vui tươi đến cho linh hồn và tâm trí bạn, và rồi bạn sẽ học được bí quyết sống cuộc đời thỏa nguyện.