Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Saturday, October 1, 2011

Người Xây Dựng Hôn Nhân (9)

Kinh nghiệm chấp nhận người bạn đời dựa trên sự tha thứ . Sự tha thứ lại dựa trên việc sẵn sàng xem hành vi chướng đời của người phối ngẫu theo quan điểm của Kinh thánh.
Mary gây cho Bill khó chịu. Bill cảm thấy bất bình, nhưng khẳng định quyết định của anh là chăm sóc cho vợ, mặc kệ cái chướng đời của cô ta.



Hình 4
Sự kiện (Hành vi gây hấn của người bạn đời ) Bực tức tha thứ Quyết định Tiếp tục chăm sóc Không có hình phạt
Giả dụ như Bill, người chồng bị gây hấn vẫn cứ cố nỗ lực tha thứ cho Mary, tìm cách đưa quan niệm về tha thứ này vào thực hành. Liệu anh ta có thể đến gần hơn với sự chấp nhận nhiệt tình và sâu sắc của vợ mình không? Sau nhiều nỗ lực chân thành đi theo việc chọn lựa tha thứ và chăm sóc, tôi thoáng nghĩ không biết anh có cảm nhận một sự bất toàn trong việc tha thứ của mình không, thái độ hết sức sắc bén khiến ngăn chận sự chấp nhận đầy trọn, phong phú của người vợ. Có lẽ anh ta muốn thuật lại cảm giác bị bắt buộc khó chịu trong việc chăm sóc. Lần gặp sau đó, Bill thuật cho nhà tư vấn: “Tôi có thể tha thứ cho vợ tôi về những điều cô ấy làm, nhưng tôi không quên được. Tôi vẫn sẵn lòng đối xử đẹp với cô ấy dù tôi không cảm thấy thiện cảm lắm. Vâng, tôi biết rằng quyết định tha thứ và chăm sóc không đòi hỏi phải có nhiều thiện cảm, nhưng tôi không thể quên điều Mary đã làm” Anh nói tiếp: “Và mỗi lần nghĩ đến điều ấy, tôi lại thấy giận và thất vọng. Nếu tôi tiếp tục cư xử tốt với cô ấy, liệu những giận hờn có phôi pha không? Tôi không cảm thấy thật sự chấp nhận cô ấy khi nào tôi còn điên tiết lên. Nhưng tôi không biết làm thế nào với sự cay đắng cả. Nỗ lực tha thứ cô ấy bằng quyết định tha và chọn phương án chăm sóc cô ấy không giúp được gì cho tôi trong vấn đề này”.

 Nếu chúng ta muốn giúp người chồng cáu kỉnh này thật sự chấp nhận vợ anh ta, chúng ta phải làm cho anh hiểu rõ thêm về sự tha thứ. Có phải tha thứ được định nghĩa hoàn toàn trong quyết định tha thứ và chọn chăm sóc không? Chúng ta phải làm gì với nỗi giận và áp lực cứ đè nặng dù đã cố hết sức gạt bỏ việc gây hấn ra khỏi tâm trí? Có phải cứ mỗi lần nó xuất hiện, chúng ta lại chôn nó xuống, mong rằng dần dà chúng ta sẽ quên chăng? Có dễ quên không? Nhiều người bị xúc phạm khi hỏi những câu hỏi trên đã gặp phải một trong hai câu trả lời. Câu trả lời đầu hoàn toàn không thỏa mãn, còn câu thứ hai không đầy đủ. Trả lời 1: “Đức Chúa Trời quên tội lỗi chúng ta khi Ngài tha thứ cho chúng ta. Chúng ta cũng có thể và phải quên những vi phạm của người khác khi tha cho họ”. Trả lời 2: “Việc tiếp tục thực hành sự tha thứ (chẳng hạn như: quyết định tha và tiếp tục chăm sóc, không đòi phải có hình phạt cho người gây sự) dần dần sẽ khiến người bị gây sự xem việc gây rắc rối như một khoảng khắc không quan trọng của lịch sử vì không gây ra cảm giác gì cả; dần dà tâm trí sẽ loại bỏ nó khỏi ý thức, giống như một chuyện tầm phào”. Trong Gieremi 31:34, Giê Hô Va phán: “Ta sẽ tha thứ sự gian ác chúng nó và chẳng nhớ tội chúng nó nữa”. Có người tìm được sự trợ lực từ câu này cho Trả lời 1, đó là tha thứ thật sự bao gồm việc quên. Nhưng vấn đề đâu có dễ giải quyết như thế. Hoàn toàn có khả năng câu đó không hàm ý rằng Đức Chúa Trời quên tội lỗi chúng ta như cách một người mắc bệnh quên, không nhớ được tên mình.

 Việc mất trí nhớ như thế không có phẩm chất gì, mà chính là không có khả năng nhận thức được một sự kiện, một thiểu năng trong vận hành tâm trí. Nhưng tâm trí của Đấng toàn tri thì không có điểm mù nào. Khúc Kinh thánh ấy có thể liên hệ đến lẽ thật là Đức Chúa Trời nhân từ của chúng ta chọn cách không nhớ đến những tội lỗi nghịch cùng chúng ta nữa, nghĩa là, Ngài sẽ không đề cập đến vấn đề ấy nữa. Vì công lao cứu chuộc của Chúa Jêsus Christ nên Đức Chúa Trời đã xóa nợ cho chúng ta và không còn đòi hỏi chúng ta phải trả nữa. Vì món nợ đã được trả rồi. Việc “quên” tội lỗi của chúng ta đã được tôi xác nhận từ trước: tha thứ bao hàm ý muốn tha cho phe bị cáo khỏi phải nếm trải hậu quả xứng đáng với việc quấy của họ. Lời khuyên nên quên một việc quấy người ta đối với mình, theo như cách Đức Chúa Trời “quên” tội lỗi chúng ta, không đề cập đến vấn đề thấy tức giận khi nhớ lại việc quấy. Nó cũng chỉ đề cập đến lời khuyên nên quyết định tha thứ và chọn việc chăm sóc. Vấn đề cay đắng vẫn còn nguyên. Lời khuyên nên quên một việc quấy không giúp chúng ta hiểu về sự tha thứ và lời khuyên này cũng dễ gây nản lòng. Nếu hiểu theo nghĩa đen, lời khuyên như thế bảo rằng chúng ta hoặc làm hỏng phần chứa đựng trí nhớ trong não chúng ta, hoặc đưa vào chứng quên có chọn lựa trong suốt quá trình ức chế bệnh lý. Lẽ tất nhiên, không ai lại ra những phương thuốc như vậy cả. Nhưng một số người trong cộng đồng Cơ Đốc dường như ngụ ý rằng ém kỹ cái nắp núi lửa của sự giận dữ bằng sự tập trung chọn lựa (chọn nghĩ đến những sự kiện vui vẻ mà thôi) sẽ giải quyết vấn đề. Không, làm như vậy sẽ không giải quyết được gì. Nỗ lực đè nén cảm xúc chỉ đem lại sự cay đắng trầm trọng thêm và khiến sự bày tỏ càng to tát trong những tội lỗi tinh tế hơn là thù nghịch công khai. Kết quả thường là một tập hợp sự đau nhức thân thể, đau đớn, khó chịu gia tăng, ăn hấp tấp hoặc vô vàn sự bày tỏ khác về việc muốn từ bỏ cơn giận. Thế còn phần Trả lời 2 thì sao? Sự gây hấn có dễ dàng bị quên lãng như mình ăn gì cách đây ba ngày không? Lời khuyên này nhắm đúng vào việc xóa bỏ khỏi trí nhớ sức mạnh của đau buồn nhằm cố tìm ra sự khơi dậy tiêu cực. 

Tuy nhiên, theo ý tôi, nó đã không đạt được mục đích. Có phải liên tục thực hiện những hành vi tử tế đối với người gây hấn sẽ dần dần đưa đến những cảm giác ấm áp không? Một sự chấp nhận không cay đắng có triển khai qua những hành động yêu thương đối với người bạn đời gây hấn không? Để nhận ra giới hạn của kiểu “những cảm xúc tuôn trào từ hành động”. Xin xem lại sơ đồ trong hình 2. Hình 2 bắt đầu bằng sự kiện có ý n ghĩa đối với nhau, chuyển sang Đáp ứng Tình cảm Cơ bản rồi đi qua phần Đánh giá Sự kiện và rồi đi đến Đáp ứng Tình cảm Phái sinh. Có 5 điểm chính được phác họa trong hình này: Con người đáp ứng lại những sự kiện có ý nghĩa với nhau bằng cả quyết định lẫn cảm tính . Quyết định có thể là chăm sóc phục vụ dù có bị chống đối hoặc vận dụng do bị gây hấn và tổn thương; vì quyết định có được từ sự chọn lựa tự do, chúng ta phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Đáp ứng tình cảm cơ bản (hay tức thời) đối với một sự kiện sẽ hoặc là thích thú hay bất mãn . Cảm thấy thế nào còn tùy vào bản chất của sự kiện. Và vì chúng ta không kiểm soát được cảm tính nào sẽ bộc phát nên chúng ta không phải chịu trách nhiệm (khen ngợi hay chê trách) về cảm tính của mình. Đáp ứng tình cảm cơ bản đối với một sự kiện sẽ nhanh chóng biến thành đáp ứng tình cảm Phái sinh (hoặc trung gian), một cảm xúc có thể có tội mà cũng có thể không: a) Thích thú có thể biến thành phụ thuộc (có tội) hoặc thỏa lòng (không có tội) b) Bất mãn có thể biến thành cay đắng (có tội) hoặc thất vọng (không có tội) Nếu một tình cảm cơ bản phát triển thành tình cảm Phái sinh có tội hay vô tội không tùy thuộc vào bản chất sự kiện mà tùy nơi sự đánh giá . Nếu chúng ta đánh giá một sự kiện thích thú là có liên quan đến nhu cầu của mình, thì tình cảm Phái sinh sẽ là phụ thuộc . Nếu chúng ta đánh giá một sự kiện thích thú là có liên quan đến nguyện vọng của mình, tình cảm Phái sinh sẽ là thỏa lòng . Nếu chúng ta đánh giá một sự kiện bất mãn là có liên quan đến nhu cầu của mình, tình cảm Phái sinh sẽ là cay đắng . Nếu chúng ta đánh giá một sự kiện bất mãn là có liên quan đến nguyện vọng của mình, tình cảm Phái sinh của chúng ta sẽ là thất vọng . Chúng ta cùng xem lại điều xảy ra khi một người bị gây sự. Sự kiện đòi phải có quyết định (giống như một phản ánh) và sự kiện tạo nên một cảm xúc. Giả định rằng Bill, người chồng bị gây hấn, thật lòng muốn chấp nhận cô vợ gây sự Mary của mình. Cứ cho rằng anh ta quyết định tha thứ và cố gắng để quên. Nếu quyết định tha thứ của anh cho thấy một chọn lựa chân thành hơn là do bổn phận, Bill sẽ không quấy nhiễu vợ mình bằng những trả đũa cố tình. Nhưng chọn lựa như thế không phải dễ. Giả sử sự gây hấn của Mary xuất phát từ sự ngoại tình tái đi tái lại. Vì cô thật lòng ăn năn, Bill quyết định tha thứ cho vợ và tìm cách khôi phục lại cuộc hôn nhân. Trong khi tư vấn, Bill kể rằng anh thường “chia sẻ” với vợ nỗi bàng hoàng của mình mỗi khi nhớ lại việc cô ngoại tình. Anh hỏi: “Chia sẻ cảm xúc với Mary là không đúng sao?” Tôi trả lời: “Còn tùy mục đích của anh khi chia sẻ cảm xúc. Tất cả mọi việc anh làm đều phải nằm trong khuôn khổ mục đích, đó là chăm sóc phục vụ. Kể cho Mary nghe rằng anh phải tranh chiến với ký ức về tội lỗi của cô sẽ càng chồng chất mặc cảm và bực mình lên cô ấy. Tôi nghi rằng anh có ý định dùng sự “chia sẻ” của mình để trừng phạt cô ấy về những điều cô ta đã làm. Nhưng quyết định tha thứ và chăm sóc của anh đòi hỏi anh không được nhắc đến tình cảm bị tổn thương của anh”. Yếu tố đầu tiên trong sự tha thứ là một quyết định chặt chẽ, là không áp đặt một hình phạt nào trên người gây sự. Điều này bao hàm một sự nhạy bén tinh tế đến những phương cách tinh vi có thể mâu thuẫn với quyết định đó.

 Sau khi Bill hiểu và thực hiện quyết định tha thứ, anh vẫn còn có thể gặp phải nan đề kiềm chế cảm xúc và khả năng quên. “Tôi phải làm gì với tất cả những cảm xúc giận dữ, tổn thương trong tâm tôi? Tôi có thể bắt mình yêu đương với vợ, nhưng không thể không nghĩ đến lúc cô ta ăn nằm với người đàn ông khác. Tôi không thể chịu được! Nó làm tôi chẳng còn hứng thú ái ân gì. Nhiều lúc tôi mất đi khả năng cương cứng và không yêu đương gì được. Cho dù tôi có thể tiếp tục ái ân đi nữa, thì Mary vẫn nhận ra - rất nhạy để nhận ra - rằng có gì đó trục trặc. Làm sao tôi tẩy cho sạch những tư tưởng ấy khỏi đầu óc tôi đây? Cho đến khi nào tôi không còn nghĩ đến vụ ngoại tình của cô ấy, hoặc ít nhất không nản chí khi nghĩ đến điều đó, thì tôi mới có thể thật sự chấp nhận Mary. Đến đây tôi thắc mắc không biết một thái độ tha thứ thích hợp có đủ để trung hòa hồi ức về sự xúc phạm hay không. Chúng ta thử xét xem việc gì sẽ xảy ra nếu Bill cố gắng lao động trong sự tin quyết rằng hồi ức của anh ta sẽ phai nhạt dần. Nếu Bill thấy cay đắng, thất vọng, khó khăn của anh ta có liên quan đến việc đánh giá sai lầm sự kiện vợ anh thiếu chung thủy. Tình cảm cơ bản là bất mãn đã trở thành cay đắng, thì Bill hiểu sai rằng sự cố đó xảy ra cho thấy anh không đủ khả năng làm trọn chức năng đàn ông của mình. Thế thì để chữa khỏi cay đắng, cần đổi mới tư duy chứ không phải tái tận tâm nỗ lực . Sự cay đắng của anh vẫn còn đó, trừ phi anh học cách xem tội lỗi của vợ như một trở ngại đối với điều anh muốn, hơn là một đe doạ đến điều anh cần. Không có một số lượng “hành vi tha thứ” nào có thể biến đổi cay đắng thành thất vọng, vì nguyên nhân trực tiếp của sự cay đắng là do đánh giá sai lầm sự kiện, chứ không phải những hành vi đáp ứng sai lầm đối với sự kiện. Tuy nhiên,giả sử Bill cứ giữ quyết định tha thứ mà không sửa chữa sự đánh giá lầm lẫn của mình, thì điều gì xảy ra cho sự cay đắng? Nhiều người sẽ cho rằng những tình cảm phẫn uất nầy dần dà có thể bị dồn nén và họ cảnh báo nguy cơ những tình cảm ác hiểm nầy có thể bung ra bằng những phương cách khác. Nhưng theo như tôi hiểu về chức năng tâm lý, sẽ chính xác hơn nếu nói rằng ký ức về sự kiện bị đè nén, chứ không phải cảm xúc về sự kiện . Điều nầy rất quan trọng, dù có tính cách kỹ thuật. Cảm tính không thể bị đè nén. Chúng ta có thể thất bại trong việc xả ra những căng thẳng của cơ thể được gọi là cảm tính, và điều nầy có thể được mệnh danh là”ức chế cảm xúc”; nhưng những cảm xúc- trạng thái mơ hồ của ý thức chủ quan- tự chúng không thể bị đè nén. Mặc dù cảm xúc không thể bị đè nén, nhưng tư tưởng lại có thể bị. Ký ức về sự kiện tạo nên cảm xúc có thể không được chú ý. Chúng ta chỉ việc loại nó ra ngoài tâm trí mình.

 Chúng ta có thể chọn không để ý đến sự kiện rắc rối, được thôi thúc bởi một nguyện vọng không muốn nếm trải nỗi đau do hồi ức gây ra. Càng thực hành, chúng ta càng thành thạo trong việc chọn lựa hướng đến những tư tưởng vui vẻ hơn ( hoặc ít nhất cũng đỡ đau khổ hơn). Nhưng việc ức chế làm được gì? Bao lâu Bill còn xem sự ngoại tình của Mary như là hủy hoại ý nghĩa của anh trong vai trò một người đàn ông, thì anh không nắm được ý nghĩa của việc tin cậy vào Đức Chúa Trời trong tình huống như thế này. Điều anh tin quyết rằng sự tôn trọng của Mary là chủ yếu đối với việc anh tự chấp nhận chưa bị thách thức, do vậy, mục tiêu đáp ứng nhu cầu qua một ai đó, không phải Chúa Giê-xu Christ sẽ vẫn ám ảnh anh. Nhà tư vấn, khi chỉ hướng dẫn cho khách hàng cay đắng của mình nên quyết định tha thứ cho người bạn đời có lỗi, đã không thành công trong việc đẩy mạnh sự trưởng thành chỉ qua sự nương cậy vào Chúa mà thôi. Ong ta chỉ thành công trong việc cổ vũ cho một sự tiếp cận miễn cưỡng trong sự chăm sóc khiến đôi vợ chồng không đạt nổi mục tiêu hiệp một trong Christ. Tiềm ẩn bên dưới nỗ lực của Bill trong việc đối xử tử tế với Mary là ý thức trống rỗng rằng có gì đó không ổn. Càng cương quyết hơn thì chỉ là chiến lược bất toàn nhằm thúc đẩy sự hiệp nhất bao gồm sự chấp nhận thật sự. Cần có một sự đổi mới tâm trí - thay đổi việc đánh giá sự kiện gây hấn. Nếu nghiêm túc tôn trọng quyết định tha thứ mà không thành công trong việc nêu lên những vấn đề về đè nén ký ức (những ký ức ngăn cản sức mạnh tạo nên những cảm xúc cay đắng) thì giải pháp là gì? Yếu tố thiếu mất chính là việc tái đánh giá sự kiện để xem Đ.C.T. nhìn nhận vấn đề ấy như thế nào - như là bất hạnh nhưng không liên quan đến sự an toàn và ý nghĩa của một người. Chuyển từ viễn cảnh sai lạc sang đúng đắn là trọng tâm của việc tha thứ.

VIỆC THA THỨ --- ĐIỀU KIỆN -
Tha thứ thật sự thì khác với tha thứ không trọn vẹn trong sự đánh giá sự kiện xúc phạm là có liên quan đến nguyện vọng có người đồng tịch đồng sàng yêu thương nhau hơn là nhu cầu an toàn và ý nghĩa của mình.Mấu chốt để “quên ” một sự kiện xúc phạm là đánh giá sự kiện cho đến khi mình thấy nó không quan trọng so với mục đích của mình. Cay đắng sẽ phải nhường chỗ cho thất vọng( có thể chấp nhận) nếu quyết định cứ tha thứ được đính kèm bởi sự suy gẫm được Thánh Linh hướng dẫn về lẽ thật rằng nhu cầu của chúng ta được đáp ứng đầy trọn trong Đấng Christ.

KHÔNG THA THỨ
Hình 5 Sự kiện xúc phạm Chọn lựa Hành động trừng phạt Đáp ứng Tình cảm Cơ bản Quyết định 2 Vận dụng có ngụy trang Đánh giá Sự kiện Quyết định 1 Không tha thứ Đáp ứng Tình cảm Thứ yếu
THA THỨ KHÔNG TRỌN VẸN
Hình 6. Sự kiện xúc phạm Chọn lựa Hành động Tử tế Đáp ứng Tình cảm Cơ bản Bất mãn Quyết định 2 Chăm sóc Đánh giá Sự kiện có liên quan đến nhu cầu Quyết định 1 Tha thứ Đáp ứng Tình cảm Thứ yếu Cay đắng

THA THỨ THẬT
Hình 7. Sự kiện xúc phạm Chọn lựa Hành động Tử tế Quyết định 2 Chăm sóc Đánh giá Sự kiện có liên quan đến nguyện vọng Đáp ứng Tình cảm Cơ bản Bất mãn Quyết định 1 Tha thứ Đáp ứng Tình cảm Thứ yếu Cay đắng dần dần thay bằng thất vọng

Chúng ta cần xem xét quá trình đánh giá lại sự kiện xúc phạm để thấy rằng chúng có gây tổn thương nhưng không nguy hại. Tôi xin lập lại điều khởi đầu của phần này: Kinh nghiệm chấp nhận người bạn đời dựa trên sự tha thứ . Sự tha thứ lại dựa trên việc sẵn sàng xem hành vi chướng đời của người phối ngẫu theo ngữ cảnh của Kinh Thánh . Tuy hãy còn tranh chiến với sự cay đắng, Bill la to “Tôi sẵn sàng! Tôi muốn đánh giá lại sự xúc phạm của Mary để tôi có sự tha thứ trọn vẹn. Tôi phải làm thế nào đây? “ Câu hỏi của Bill nhằm muốn biết làm thế nào chúng ta có thể tạo ra một ý nghĩa mới cho 1 sự kiện. Câu trả lời nằm trong một nguyên tắc nghe có vẻ phức tạp nhưng thật ra khá đơn giản: Ý nghĩa của một sự kiện được định đoạt tùy theo bối cảnh được hiểu như thế nào . Nói cách khác, tôi sẽ đánh giá ý nghĩa của một sự kiện bằng những thuật ngữ thích hợp với bối cảnh diễn ra sự kiện. Giả sử vợ tôi nói những lời như: “ Làm ơn đi đi! “ ý nghĩa câu này đối với tôi sẽ tùy thuộc vào bối cảnh lúc nói. Nếu tôi về đột ngột trong lúc vợ tôi đang gói quà tặng tôi trong phòng khách, câu đó có nghĩa khác. Tuy nhiên, nếu sau một cuộc bất đồng tưng bừng mà cô ấy yêu cầu tôi đi thì câu này lại mang ý nghĩa khác. Với nguyên tắc này trong đầu, bạn thử nghĩ xem việc đặt một sự kiện gây rối vào ngữ cảnh của Kinh Thánh thì sẽ biến đổi ý nghĩa của sự kiện ấy ra sao. Ai xem một sự kiện xúc phạm là có liên quan đến nhu cầu cá nhân thường phạm phải 3 sai lầm khi cố bao bọc bối cảnh xung quanh sự kiện:

 Họ không nhận thức được ( cách sâu sắc) rằng tình yêu của Chúa Jêsus khiến họ an toàn và nằm trong mục đích của Chúa, họ sẽ có ý nghĩa thật sự. Họ có khuynh hướng cho rằng mình xứng đáng được đối xử tốt hơn những gì người ta đối với họ, rõ ràng họ không nhận thức được điều mà sự công bình đòi hỏi nơi con người tội lỗi. Họ quá chú tâm đến nhu cầu của riêng mình đến độ họ gần như không còn thấy nhu cầu của người khác. Để học đượcrằng sự xúc phạm chỉ liên quan đến nguyện vọng của chúng ta, sự kiện này phải được xem xét trong bối cảnh có thể sữa chữa từng sai lầm này. 1. Chúng ta phải nắm vững lẽ thật rằng nhu cầu của chúng ta được đáp ứng trong Đấng Christ bằng cách suy tưởng đến sự thịnh vượng của chúng ta trong Ngài,tương tự như cách tự tin rằng chúng ta vẫn có giá trị dù ngay lúc chúng ta thấy mình bị hắt hủi và vô dụng, và chọn cách sống phản ánh địa vị của chúng ta. Tra xem Kinh Thánh và suy nghĩ về những điều chúng ta tra cứu được là cần thiết. Khi tâm trí chúng ta hình dung lại những điều người bạn đời đối xử với chúng ta,chúng ta phải mạnh mẽ tự nhủ rằng dù có việc gì xảy ra đi nữa cũng không thay đổi sự thật là tôi được an toàn trong Đấng Christ và có ý nghĩa trong chương trình của Ngài. Điều mấu chốt là đừng bao giờ để cho hồi úc về sự kiện xúc phạm cứ ám ảnh tâm trí chúng ta mà không lập tức tự nhắc nhở rằng “ nhu cầu của chúng ta được đáp ứng trong Đấng Christ “ 2. Chúng ta phải phản ánh lại mức độ chúng ta được tha thứ trongMat Mt 18:21-35, Đức Chúa Trời bảo chúng ta phải thật lòng tha thứ cho nhau. Chủ đề của đoạn Kinh Thánh là: Sự tha thứ cho người khác phải tự nhiên xuất phát từ ý thức và lòng cảm tạ vì Chúa đã tha thứ cho chúng ta. 

Chúng ta không bao giờ đòi hỏi được đối xử tốt hơn vì cho rằng mình xứng đáng được như thế; vì cuộc đời chúng ta đáng bị hình phạt đời đời. Tuy nhiên Đức Chúa Trời đã tha thứ cho chúng ta và ban cho chúng ta niềm vui vĩnh cữu. Khi nhớ lại tội lỗi của mình được Đức Chúa Trời tha thứ, chúng ta phải ngẫm lại việc xúc phạm mà người bạn đời gây ra cho mình. Chỉ có người nào cảm nhận và tri ân sự tha thứ của Đức Chúa Trời dành cho mình mới có thể chân thành tha thứ cho người khác. 3. Phaolô dạy chúng ta phải quan tâm đến ích lợi của tha nhân, xem người khác quan trọng hơn mình( Philíp 2: 3-4 ). Mỗi khi Bill nhớ đến sự phản bội của Mary, anh cũng phải nhớ đến nhu cầu của cô ấy. Thay vì cứ tập chú vào điều cô làm tác động đến anh như thế nào ( tìm kiếm cho chính mình ) , anh phải chọn phản ánh tâm trạng tranh chiến , bất ổn cô có thể đang đương đầu (tìm kiếm cho cô ấy ). Điều này rất khó. Người ta thường thông thạo trong việc nhận ra những tổn thương của chính mình và giữ một khỏang cách an toàn khỏi nỗi đau của kẻ khác. “ Tôi biết là cô ấy đau, còn tôi thì sao? Tôi cũng bị tổn thương vậy! “ Trạng thái của bạn sẽ thay đỗi khi người phối ngẫu, mới chọc tức bạn sáng nay, được đưa cấp tốc vào bệnh viện vì bảy cơn đau thắt ngực. Khi chúng ta xem người bạn đời của mình không chỉ là những người thỉnh thoảng gây tổn thương cho chúng ta, nhưng như những người cũng có tổn thương, khi đó thái độ của chúng a sẽ từ từ chuyển từ chỗ xem sự xúc phạm của họ là to tát sang nhìn nhận rằng những điều đó chỉ là nhỏ nhặt tầm thường, so với dịp tiện chúng ta có thể chăm lo cho nhu cầu của họ. Sự nhận thức ấy sẽ không bao giờ triển khai trừ phi có 1 quyết định vững vàng để tha thứ và chăm sóc. Việc tha thứ khởi đầu với một quyết định nhưng tiếp tục do sự đánh giá lại. Hai sơ đồ cuối sẽ tóm tắt phần thảo luận này:

Hình 8.
Cũng cố bối cảnh không đúng theo Kinh Thánh . Đánh giá sai lầm sự kiên xúc phạm . Sự kiện xúc phạm “ Điều ấy xúc phạm tôi “ “ Tôi xứng đáng được hơn thế “ “ Tôi cần bạn trăm năm của tôi khiến tôi cảm thấy an toàn và ý nghĩa.

Hình 9.
Cũng cố bối cảnh theo Kinh Thánh - Đánh giá đúng sự kiện xúc phạm . Sự kiện xúc phạm “ Vợ( chồng ) tôi bị tổn thương như thế nào ? “ “ Tôi đã tha thứ rồi “ “ Nhu cầu của tôi được đáp ứng trong Đấng Christ “
Kết Luận

Viên gạch xây dựng 3 là chấp nhận. Chấp nhận người bạn đời của mình không có nghĩa là thích thú tất cả mọi điều họ làm. Chấp nhận người bạn đời không chỉ là trung tín với lời hứa nguyện dấn thân chăm sóc. Chấp nhận người bạn đời bao gồm công việc sâu sắc hơn là quyết định tha thứ khi bị xúc phạm, gây hấn. Sự chấp nhận đích thực đòi hỏi một sự sẵn lòng chịu tổn thương, cơ hội thuận tiện cho sự hắt hủi đau lòng đễ đạt đến mức độ chấp nhận này, chúng ta phải liên tục tha thứ cho người bạn đời mỗi khi họ gây tổn thương cho chúng ta. Và việc tha thứ đòi hỏi chúng ta xem việc tệ hại nhất mà người bạn đời đối với chúng ta như hoàn toàn chẳng có liên can gì đến nhu cầu cá nhân cơ bản của chúng ta cả. Với chân lý ấy trong tâm trí chúng ta, chúng ta sẽ chăm sóc người bạn đời cách thoải mái, không sợ áp lực ngay cả khi họ làm chúng ta đau lòng.

 Đó chính là sự chấp nhận người bạn đời. Khi định nghĩa Sự hiệp nhất toàn vẹn như là bí quyết của hôn nhân và mô tả ba viên gạch xây dựng dựa trên nền tảng, chúng ta đã bỏ ngỏ nhiều câu hỏi mà chưa có lời giài đáp. Những thắc mắc này dính líu đến trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình nhằm đat đến sự hiệp nhất: Vâng phục chồng có ý nghĩa gì? Với cương vị làm đầu, người chồng có quyền quyết định thay vợ không? Một số những phương cách tạo nên truyền thông cởi mở hơn để người vợ cảm thấy mình được yêu và người chồng thấy mình quan trọng là gì? Khi có một bức tường ngăn cách 2 người bạn đời, làm sao để phá đổ? Họ có nên nói thẳng đến vấn đề không? Ai sẽ nói trước? Giả sử có một trong hai người không cởi mở thì sao? Những thắc mắc này và thắc mắc khác sẽ được giải quyết trong một quyển sách khác lúc chúng ta đi tìm sự hiệp nhất toàn vẹn trong hôn nhân.

Friday, September 30, 2011

Người Xây Dựng Hôn Nhân (8)

 

Đến thời điểm này thì người vợ đang hoang mang kia thắc mắc có lẽ tôi, với vai trò chuyên gia tư vấn, đang ủng hộ việc ly dị hay ly thân chi đây. Thật ra tôi không hề đề nghị đều gì đại loại như vậy. Bà ấy phải vâng phục chồng và nỗ lực trong việc chăm sóc ông ấy.
Nhưng trừ phi ở trong một mức độ sâu kín nào đó bà ấy ao ước muốn làm một người vợ hiền, còn không thì những cố gắng của bà ấy chẳng khác gì cuộc tổng dượt của một kịch bản có sẵn. Điều đó chẳng giúp ích gì cho việc thể hiện vai trò người vợ hiền. Chúng ta có thể thắc mắc tại sao một người vợ lại muốn chăm sóc cho một ông chồng trái tính khó chịu, lạnh lùng, cự tuyệt. Bị áp lực phục tùng theo mạng lịnh của Kinh thánh thì không đủ. Xin nhớ lại trường hợp người đàn ông đang chết đói lại có một người hàng xóm đói. Giả dụ bạn đoan chắc với ông ta rằng đang có một bữa tiệc thịnh soạn chuẩn bị đặc biệt cho ông ta. Như để chứng tỏ là sẽ có một tương lai sáng lạn chờ đợi ông ta, bạn mời ông ta làm món tôm cocktail khai vị và một món thịt filê bò ngon nhất ăn làm mẫu. Tưởng tượng thêm là bạn cam đoan với ông ta rằng có đủ thịt cho mọi người ăn chán chê thì thôi. Khi ông ta nhìn sang bên kia hàng rào nhà ông hàng xóm xanh mướt gầy yếu kia, giả định rằng cái điều gây ấn tượng nhất nơi ông ta là nhu cầu của ông hàng xóm và rằng chính sự nhận thức bộc phát này làm lu mờ tất cả những ký ức về những lần cãi vả trước đây, liên quan đến việc mượn những cái máy cắt cỏ và những buổi tiệc tùng ồn ào. Thử tưởng tượng thêm một bước nữa đi. Giả dụ rằng người chủ bữa đại tiệc yêu cầu ông ta mang một miếng thịt bò sang cho người hàng xóm rồi mời ông hàng xóm sang dự tiệc. Không lẽ ông ta sẽ trả lời kiểu: “Ờ, tôi không muốn, nhưng tôi cho rằng làm thế là đúng. Thôi được rồi, tôi sẽ đem đi” sao? Hay là ông ta sẽ ba chân bốn cẳng chạy sang nhà bên cạnh mang theo tin mừng rằng thức ăn đầy tràn, sẵn sàng nhiệt tình chia sẻ miếng thịt để thuyết phục người hàng xóm cùng dự tiệc chung với mình? Cuộc hôn nhân Cơ Đốc, dựa trên sự chu cấp của Đức Chúa Trời cho nhu cầu của chúng ta, cũng giống như thí dụ này. Tất cả các nhu cầu của tôi đều được đáp ứng đầy đủ trong Đấng Christ. Sự giàu có của thiên đàng là của tôi. Tôi được kêu gọi niềm tin như thế. Và Đức Chúa Trời cũng cho tôi nếm thử cái đang chờ đợi tôi trong tương lai để khích lệ niềm tin của tôi. Điều đáng buồn là có ít Cơ Đốc nhân thật sự nếm trải và thấy rằng Đức Chúa Trời là thiện hảo. Niềm vui thông công với Đấng Christ và phục vụ trong danh Ngài không còn là một thực tế xúc động đối với nhiều Cơ Đốc nhân vì họ không dấn thân đủ cho Ngài. Nhưng những ai từng đặt cược hoàn toàn cho Đấng Christ đều biết về niềm vui và sự bình an Ngài ban. Đức Chúa Trời bảo tôi nên chia sẻ với người khác những gì Ngài ban cho tôi. Với cái nhìn rõ ràng của một người đã được thỏa mãn cơn đói phần nào hiện nay và sẽ được no đủ trong tương lai, tôi có thể thấy bên dưới những gì vợ tôi gây bực mình cho tôi là nhu cầu của nàng, y như những thức ăn tôi đang thưởng thức. Lòng tôi thấy thương cảm. Tôi cảm thấy ước ao được là công cụ của Đức Chúa Trời để tạo hy vọng trong tâm nàng hầu đem sự thỏa mãn cho cơn đói của nàng. Tôi xin tóm tắt điều này trong một câu: nếu tôi đã kinh nghiệm giải đáp cho những khao khát sâu thẳm của mình trong Christ, thì tôi sẽ có thể nhìn vượt quá những khát khao của mình để nhận ra nhu cầu của vợ mình. Và khi tôi thấy được nhu cầu của nàng, những kinh nghiệm về sự thỏa đáp của Đấng Christ sẽ tạo nên trong tôi một khát khao sâu lắng, nhằm đem lại sự thỏa mãn tương tự trong vợ mình. Điều có vẻ lý thuyết này có vẻ tao nhã hơn những thực tế của việc tranh cãi hàng ngày không? Sự kiện khiến chúng ta chú ý như là vượt quá nếp sống bình thường, là chúng ta thường sống dưới mức nếp sống bình thường của Cơ Đốc nhân bao xa. Bình thường thì Cơ Đốc nhân đều phải nếm trải và thấy rằng Đức Chúa Trời là thiện hảo. Rồi, vì cớ tin chắc vào sự thiện hảo của Ngài và thỏa lòng với chương trình của Ngài trên đời sống chúng ta, chúng ta đều xem chính mình như công cụ trong sự phục vụ. Sự hiểu biết về hôn nhân cách đúng đắn như là sự kêu gọi vào sự phục vụ cao hơn, sẽ khiến chúng ta nhìn vào những nhu cầu sâu kín nhất của người phối ngẫu và trân trọng cơ hội độc đáo chúng ta có, để có thể vươn tới những nhu cầu ấy trong những phương cách đặc biệt. Vì cớ không kinh nghiệm được sự thỏa lòng do an nghỉ trong sự thiện hảo của Đức Chúa Trời, nên chúng ta quay sang tìm kiếm sự đáp ứng nhu cầu nơi người bạn đời. Khi họ không làm chúng ta thỏa lòng, khổ nỗi chắc chắn là thế, chúng ta rút lui đến một khoảng cách an toàn nhằm giảm thiểu sự khó chịu của mình. Nhưng vì là “những Cơ Đốc nhân - sống theo - Kinh thánh”, chúng ta cứ tiếp tục làm tròn những trách nhiệm đối với hôn nhân cách cao thượng, trong tinh thần vâng phục của một kẻ tử đạo, tin rằng Đức Chúa Trời sẽ thán phục sự tận tụy trong bổn phận của chúng ta. Những Cơ Đốc nhân nào thử nghiệm Đức Chúa Trời bằng cách thuận phục ý chỉ của Ngài, thường xuyên xét lại những động cơ của mình để xem thử lúc nào mình tự bảo vệ, thay vì chăm sóc phục vụ, những người ấy đang nếm trải sự thiện hảo của Đức Chúa Trời. Những người này ngày càng thấy sự dấn thân tận hiến trong hôn nhân là dịp tiện để theo đuổi những nguyện vọng sâu kín nhất của mình, để đi theo con đường tốt đẹp và để mời người bạn đời của mình cùng đi. Lời hứa nguyện hôn nhân của họ không bị xem như một bổn phận bị ép buộc phải hoàn thành.

Điểm 3: Không thể đổ lỗi cho người bạn đời khi chúng ta tôn trọng lời hứa nguyện hôn nhân mà chẳng thấy vui vẻ gì . Lỗi là do chúng ta thất bại trong sự nương cậy vào sự thiện hảo của Đức Chúa Trời . Điểm thứ ba tất nhiên xuất phát từ hai điểm trên: không có thái độ nào ngoan cố hơn là đổ lỗi cho ai đó, hay điều gì đó vì mình thiếu trái Thánh Linh. Kinh thánh quả quyết rằng vui mừng là kết quả của sự hành động của Thánh Linh trong đời sống chúng ta. Khi chúng ta thuận phục theo sự chỉ đạo của Ngài. Tuy nhiên, khi bực bội hoặc nản lòng ngăn trở niềm vui của chúng ta, lập tức tâm trí chúng ta hướng đến một ai đó đã gây ra điều này. Trong tâm trạng cho rằng chỉ có mình là đúng đắn, chúng ta tự nhắc (và nhắc cả chuyên gia tư vấn) về những điều chúng ta phải chịu đựng. Đằng sau việc đổ lỗi cho người bạn đời là một giả định tinh vi, phi Kinh thánh: chúng ta thiếu niềm vui là do lỗi của người bạn đời. Nếu anh ấy hay cô ấy thay đổi, thì tôi sẽ vui thích vai trò người chồng đáng yêu hay một người vợ thuận phục ngay thôi. Niềm vui được xem như kết quả từ thái độ và hành vi của người bạn đời, chứ không phải là trái của Thánh Linh. Tuy nhiên, phần lớn hạnh phúc chủ quan của tôi tùy thuộc vào cách vợ tôi đối xử với tôi. Tôi có một người vợ yêu thương, tôn trọng tôi và tôi hoàn toàn tận hưởng sự nhiệt tình và hỗ trợ của cô ấy. Do thái độ của cô ấy đối với tôi, tôi có thể tôn trọng sự dấn thân yêu thương cô ấy với một cảm giác dễ chịu, thích thú. Nếu cô ta lại công kích tôi, tôi biết chắc rằng lời hứa nguyện yêu thương cô ta như Đấng Christ yêu Hội thánh sẽ bị thử thách nặng nề. Cho dù tôi có nương cậy Chúa vững vàng đến đâu để có thể tiếp tục trung thành chăm sóc vợ như một người chồng yêu dấu đi nữa, thì niềm vui đặc trưng của sự chăm sóc vợ tôi trước khi cô ta lạnh nhạt với tôi cũng sẽ biến mất hoặc phôi phai. Nếu vậy thì niềm vui của tôi ở đâu? Nếu nó không còn, thì tôi có gì không đúng khi cho rằng tôi mất vui vì vợ tôi thay đổi thái độ? Nếu tôi có bộc lộ một tinh thần thất bại, buồn thảm khi duy trì sự hứa nguyện yêu thương cô ta, chằng lẽ tôi không được đổ lỗi cho vợ vì mình không vui vẻ sao? Mặc dù niềm vui sướng khi ôm ấp một người vợ cũng yêu thương mình không còn nữa, việc mất vui khi chăm sóc phục vụ trong hôn nhân cũng phản ánh qua việc tôi không còn tin rằng chương trình của Đức Chúa Trời dành cho đời sống tôi là tốt đẹp nữa. Bao lâu mà chương trình của Ngài còn bao gồm một người vợ đáng yêu, bấy lâu tôi không gặp khó khăn trong việc tin tưởng vào sự thiện hảo của Đức Chúa Trời. Nhưng khi Ngài bảo tôi yêu một phụ nữ khước từ mình, thì tôi phải có một đức tin khổng lồ mới có thể tiếp tục tin rằng chương trình của Ngài là tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu tôi cứ tiếp tục tin tưởng như thế, niềm vui trong sự phục vụ của tôi vẫn còn. Vị giáo sĩ được Chúa thưởng cho công khó bằng nhiều linh hồn tiếp nhận Chúa quay trở về Hội thánh quê hương vui mừng rạng rỡ làm chứng lại ơn phước Chúa ban. Còn vị giáo sĩ cũng khó nhọc nhưng không thấy kết quả rõ ràng thì không thể có cùng một niềm vui thích như vậy. Nhưng ông này không cần phải cúi mặt trở về quê. Dù nỗi đau thất vọng là rõ ràng và có thể gây ra tranh chiến thuộc linh cũng như tự phê bình, nhưng đầy tớ trung tín của Chúa có lý do để vui mừng trong sự đoan chắc rằng mỗi một hành động vâng lời vì danh Chúa cũng đủ được xem như hoàn tất mục đích đã định và khiến Chúa mỉm cười. Tôi thú thật rằng tôi thích được làm vị giáo sĩ với chức vụ gặt hái khả quan, cũng như tôi thích được làm chồng của một người vợ đáng yêu. Nhưng cho dù được chúc phước với những hoàn cảnh vui vẻ hay bị thử thách đau đớn, thì nền tảng cuối cùng của sự vui mừng của Cơ Đốc nhân vẫn giống nhau: tin chắc rằng sự trung tín của chúng ta đẹp lòng Chúa và được Ngài sử dụng tùy theo chương trình tốt đẹp của Ngài, Vì chương trình của Ngài là thiện hảo nên sự vâng lời đem lại niềm vui cho Cơ Đốc nhân chân thật. Một số cặp vợ chồng đến văn phòng tôi gần đây, đã lắc đầu khi tôi đề cập đến những khái niệm này với họ. Sự dạy dỗ này rất khó. Không dễ xây dựng (hay tái thiết) cuộc hôn nhân trên niềm tin chắc chắn rằng ân điển của Đức Chúa Trời là đủ để tiếp tục vâng lời (Viên gạch xây dựng 1) và đủ để tôn trọng lời nguyện ước với niền tin khẳng định rằng chương trình của Đức Chúa Trời là thiện hảo (Viên gạch xây dựng 2). Sự khó khăn nằm một phần ở chỗ chúng ta không hiểu được rằng Đức Chúa Trời có đủ khả năng: chúng ta nản lòng với nan đề và rồi bỏ cuộc và phần kia của vấn đề là nhận thức giới hạn và lay động của chúng ta rằng Đ.C.T. là thiện hảo: chúng ta mất đi khát khao chân thật là đi theo sự chỉ dẫn của Chúa. Nhưng một vài trở ngại khiến không thể vui vẻ và kiên trì trong sự chăm sóc phục vụ của chúng ta là do hoang mang không biết xử lý thế nào đối với những xung đột trong mối quan hệ hôn nhân của mình. Điều này dẫn đến viên gạch xây dựng thứ 3, là chủ đề của chương tiếp theo.

Viên gạch thứ 3: SỰ CHẤP NHẬN

Trước khi chúng ta mời người giám sát công trình đến đánh giá cơ cấu hôn nhân của chúng ta, thì một viên gạch xây dựng khác cần được đặt lên trên hai viên kia. Một người chồng chán nản mà tôi biết, có vẻ như sẵn sàng nắm được những quan điểm về ân sủng và dấn thân, nhưng ông ta vẫn đối diện với một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ông nói với tôi: “Tôi tin rằng Đức Chúa Trời hoàn toàn có đủ khả năng biến bất cứ tai họa nào thành phước hạnh. Chính niềm tin này đã giữ tôi không bỏ mặc cuộc sống gia đình tôi. Tôi cũng ý thức rằng Đức Chúa Trời là thiện hảo và chương trình của Ngài rất tốt đẹp. Và tôi cũng thật sự muốn đi theo sự hướng dẫn của Chúa cho vai trò làm chồng của mình. “Nhưng tôi nói thật với ông! Ông đã giúp tôi nhiều để tôi có thể thấy được những ý niệm về ân điển đầy đủ và khát nguyện dấn thân, nhưng vợ tôi đôi lúc cũng khiến tôi điên tiết lên - Cô ấy làm những việc khiến tôi nổi cáu. Tôi cho rằng ai cũng cáu trong trường hợp ấy. Phòng ngủ chúng tôi chẳng bao giờ được dọn dẹp. Chén bát bỏ trong chậu cả mấy ngày. Còn cô ấy thì bận đem thức ăn cho mấy người hàng xóm đau yếu và tham dự lớp học Kinh thánh dành cho phụ nữ. Cô ấy ít khi nghe tôi lắm. Cô ấy còn thường dạy khôn tôi bằng vài ba câu Kinh thánh mới học được. “Tôi đã cố hết sức để chịu đựng. Thật thế đấy! Tôi đã kiên trì, tôi tự nguyện giúp đỡ công việc nhà, tôi cố không trách móc phê bình gì. Tôi đã nhiều lần dọn dẹp nhà bếp tươm tất mà không phàn nàn gì. Tôi cũng mua quà tặng cô ấy nhưng tôi chẳng được cái gì cả! Sau khi làm việc cực nhọc tại cái lò áp suất ấy, tôi đâu cần phải bước vào một ăn nhà bừa bộn, mà hoang mang không biết mình có cơm ăn không nữa. “Nếu tôi cho rằng tôi cảm thấy một hình thức chấp nhận chân tình nào của cô ấy thì tôi gặp rắc rối ngay - bởi vì tôi không thấy gì cả! Ở một cấp độ, thì tôi chân thành muốn chăm sóc cô ấy và tôi nỗ lực thật sự; nhưng ở một cấp độ khác thì cô ta đang khiến tôi điên tiết lên! Tôi phải làm gì với sự chán nản đây?” Cho dù mối quan hệ có thân mật đến mức nào hay sự hứa nguyện của họ có vững vàng đến đâu đi nữa, tất cả những cặp vợ chồng cũng đôi lúc thấy người bạn đời của mình quấy rầy hay điên tiết. Thế thì làm thế nào chấp nhận , chứ không phải chỉ chịu đựng, một người bạn trăm năm bẳn tính hoặc khó chịu? Khái niệm về ân sủng của Đức Chúa Trời và sự thiện hảo của Ngài không có câu trả lời thích đáng. Kinh thánh yêu cầu chúng ta làm hơn, làm nhiều hơn là chịu đựng lẫn nhau. Chúng ta được chỉ bảo phải chấp nhận nhau như Đức Chúa Trời chấp nhận chúng ta (RoRm 15:7). Chúng ta phải chịu đựng lẫn nhau trong tình yêu, và điều này khác với việc phản ứng lại người bạn đời của mình bằng tiếng thở dài nhẫn nhục (Eph Ep 4:32). Chúng ta phải bày tỏ những trái Thánh Linh như yêu thương, nhịn nhục, nhân từ (GaGl 5:22). Những mối quan hệ Cơ Đốc phải chứa đựng một điều gì đó hơn là sự sẵn sàng duy trì mối quan hệ, nhờ có ân điển nâng đỡ của Đức Chúa Trời. Chúng đòi hỏi nhiều hơn chứ không chỉ là sự dấn thân chăm sóc lẫn nhau. Dù sao chúng ta cũng được mong đợi phải chấp nhận nhau. Chúng ta phải thấy rằng sự chấp nhận đòi hỏi chúng ta phải vượt quá sự khát khao muốn chăm sóc. Vị giáo sĩ chăm lo cho người bị bịnh phong có thể duy trì công tác ở một ngành ít hấp dẫn nhất nhờ vào sức lực từ sự dấn thân sâu đậm với Chúa và với những người cùng khốn. Nhưng để chấp nhận một con người bệnh tật lở lói như thế thì lại là một vấn đề khác, nhất là nếu người bị bệnh phong ấy lại có một tinh thần cay đắng, vô ơn. Một người chồng phải làm gì khi vợ mình là nỗi chán ngán của Hội thánh, khi ở mỗi lần nhóm họp của hội chúng, những thánh đồ lật đật chạy tránh khỏi phải nghe những lời huyên thuyên triền miên của cô ta? Chấp nhận một người vợ khó ưa mang ý nghĩa gì? Bạn cứ thử nghĩ đến cảnh ngộ của một phụ nữ thanh lịch có người chồng rất phàm ăn: ăn liên tục không ngưng nghỉ, chỉ ngưng lúc cần phải dọn chỗ cho một muỗng thức ăn đầy ắp khác. Dù bà ấy có thể cố gắng duy trì lời hứa nguyện với người bạn đời sau nhiều tranh chiến, thì không thể kết tội bà nếu bà cảm thấy ngượng ngùng và bẽ bàng. Thực tế hàng ngày trong cuộc sống với người phối ngẫu không toàn hảo khiến cho việc chấp nhận lẫn nhau trở thành một thử nghiệm nghiệt ngã. Tuy nhiên hôn nhân Cơ Đốc đòi hỏi một sự chấp nhận nhau hoàn toàn, chân thành và chắc chắn, dù hành vi không thể chịu được của họ làm cho việc ấy thành khó khăn. Bây giờ chúng ta sẽ xem ý nghĩa của việc thêm phần chấp nhận (viên gạch xây dựng 3) vào ân sủng và dấn thân (viên gạch xây dựng 1 và 2). Chúng ta sẽ khởi sự với hai điểm chính. Điểm 1: Có một sự khác biệt giữa chấp nhận người bạn đời và tận hưởng người bạn đời; điều trước là một yêu cầu,còn điều thứ nhì là một phước hạnh. Điểm 2: Kinh nghiệm chấp nhận người bạn đời tùy thuộc vào việc tha thứ, điều này lại phụ thuộc vào sự sẵn sàng xem hành vi chướng tai gai mắt của người bạn trăm năm trong ngữ cảnh Thánh kinh.

Điểm 1: Sự dị biệt giữa chấp nhận và tận hưởng Không có gì quan trọng cho nỗ lực xây dựng hôn nhân của chúng ta hơn là sự đánh giá thực tiễn xem chúng ta đang ở đâu. Chỉ khi nào chúng ta nhìn nhận nan đề, chúng ta mới tìm kiếm giải pháp. Vì có Đức Chúa Trời có đủ khả năng xử lý bất cứ nan đề nào, chúng ta không nên tránh né đề cập đến nan đề chúng ta đương đầu. Hôn nhân đôi lúc cũng bao gồm việc chung sống với một con người khiến cho chúng ta tức điên lên, một người khó chịu, đáng chán, đáng ghét. Nó sẽ không khiến chúng ta cố sức nỗ lực tạo nên sự hòa hợp nhiều hơn, nếu chúng ta lẳng lặng không đề cập đến những kinh nghiệm ấy, bằng cách tập chú vào những điểm tốt của người bạn trăm năm hoặc tự nhủ rằng chúng ta phải nhân từ. Cuộc hôn nhân nào cũng có những phút giây đầy kịch tính, khi một trong hai người bực tức người kia, có lúc trầm trọng, có lúc không đến nỗi. Do đó chúng ta phải hiểu thế nào là chấp nhận một người bạn đời hay gây hấn. Bước đầu tiên để có được giải đáp là xem thử việc gì xảy ra khi chúng ta bị xúc phạm. Ít nhất có hai đáp ứng có thể nhận ra: một quyết định và một cảm xúc . Khi người phối ngẫu làm cho chúng ta bực bội hoặc gây thất vọng cho chúng ta, chúng ta có thể quyết định hoặc tiếp tục dấn thân chăm sóc hoặc rút lui đằng sau bức bình phong tự vệ. Phản ứng tự nhiên thường là một ước muốn giảm đau và tránh những sự cố tương tự. Chúng ta có thể xuôi theo cảm hứng bất chợt, và rồi theo đuổi một cuộc tình nhằm tìm cho mình chút thư giãn (hoặc bớt bực bội) hay chúng ta chủ động chọn mục tiêu tiếp tục chăm sóc mà không cần quan tâm đến cái giá phải trả. Quyết định trước mắt sẽ là vận dụng để đáp ứng nhu cầu của chúng ta hay phục vụ cho nhu cầu của người bạn trăm năm. Đáp ứng thứ hai của chúng ta đối với một tình huống giữa hai người là cảm xúc. Chúng ta cảm thấy một điều gì đó. Nếu tình huống đó tốt lành, chúng ta thấy an tâm; nếu tình huống ấy có tính cách đe dọa và dữ dằn, chúng ta lo ngại. Chúng ta có những cảm xúc vui vẻ hoặc âu sầu tùy thuộc hoàn toàn vào bản chất của sự kiện. Đó không phải là vấn đề chọn lựa. Tôi không thể chọn cảm thấy trìu mến nếu vợ tôi xúc phạm tôi; và tôi cũng không thể chọn cảm thấy vui vẻ khi cô ấy khen ngợi thán phục tôi. Cảm xúc không phải là kết quả trực tiếp của một sự chọn lựa, nhưng là một đáp ứng tự nhiên đối với một tình huống. Điều này phải rõ ràng. Cho dù chúng ta chủ động chọn phó thác những nhu cầu cá nhân sâu kín nhất của mình cho Chúa lo (Hiệp nhất Tinh thần) và mặc dù có quyết định chăm sóc phục vụ cho người bạn đời (Hiệp nhất Tâm hồn) , những sự kiện không vui vẫn gây ra những cảm xúc không vui. Chúa Jêsus khóc tại mộ Laxarơ. Nhưng Ngài lại cùng với các Thiên sứ, vui mừng trước sự qui đạo của Xachê. Bản chất của sự kiện định đoạt cảm xúc. Nói chung, những sự kiện sẽ khơi dậy một trong hai cảm xúc chính yếu. Bất cứ cảm xúc đặc thù nào mà chúng ta có được cũng thích ứng nhiều hay ít đến những phạm trù cảm xúc cơ bản là thích thú hoặc bất bình . Một vài sự kiện không gây tác động bao nhiêu đến cảm xúc; thí dụ: tôi không thấy thích thú hay bất bình gì khi vợ tôi mua một bàn chải đánh răng mới. Mối bận tâm của tôi không nằm ở những sự kiện tương đối vô cảm ấy; nhưng tôi tập chú vào những hành động có thể kích động một sự đáp ứng tình cảm có thể nhận rõ được. Chúng ta hãy gọi hành vi của một người đối với người bạn đời là sự kiện , một hành động cụ thể mà đối tượng cho rằng có thể gợi nên một phản ứng xúc cảm. Xin nhớ rằng việc chúng ta thấy thích thú hay bất bình đối với một sự kiện hoàn toàn tùy thuộc vào bản chất của sự kiện. Chúng ta cũng không có trách nhiệm đối với cảm xúc có được. Lời khuyên của ông Giacơ trong Gia Gc 1:2: “Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn” không có nghĩa là những người thiêng liêng không cảm thấy đau lòng khi họ gặp phải sự hắt hủi. Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta như những con người sống trong xã hội với những đầu dây thần kinh tương ứng. Khi ai đó đá vào chân tôi, tôi phải cảm thấy đau. Nếu tôi không cảm thấy gì cả, thì chắc chắn là có gì sai trật với cái chân của tôi. Cũng vậy, nếu tôi từng trải sự hắt hủi mà lại thấy thích thú thì tâm hồn tôi có điều trục trặc rồi. Thật vô lý khi người phụ nữ cảm thấy mình có tội do bực bội vì bị chồng chỉ trích gay gắt. Cảm thấy thanh thản khi bị hắt hủi thì không phải là bằng chứng của tâm tánh thiêng liêng, mà là sự xáo trộn tâm lý hoặc thiêng liêng giả tạo. Điểm thứ nhất của tôi có thể nói cách đơn giản như sau: chúng ta đáp ứng lại một sự kiện về hành vi của người bạn đời với một quyết định chăm sóc phục vụ hay vận dụng (hoàn toàn tùy theo sự chọn lựa) và với một cảm xúc thích thú hay bất bình (hoàn toàn phụ thuộc vào bản chất của sự kiện). Xin chú ý rằng quyết định bao gồm một hành động hướng về phía sự kiện và cảm xúc là đáp ứng xuất phát từ sự kiện . Chú thích : Một vài tư duy hiện nay cho rằng tất cả các sự kiện đều trung tính . Theo quan điểm này , những sự kiện trở thành thích thú hay bất bình hoàn toàn do sự xác định của chúng ta . Nói như thế tức là cho rằng chúng ta sống trong một thế giới vô nghĩa vô luân . Đối với người Cơ Đốc , điều này không thể chấp nhận được . Trong một thế giới được tạo dựng và quản trị bởi một Đức Chúa Trời có vị cách , Ngài có một bản tính bất biến , nên sự kiện nào phản ánh bản tánh của Ngài được xem là tốt , còn sự kiện nào đi ngược lại bản tính của Ngài thì bị xem là xấu . Một hành động yêu thương được xem là một sự kiện thích thú vì Đức Chúa Trời là tình yêu ; còn một hành động ghét bỏ bị xem là bất bình vì trái với bản tính của Đức Chúa Trời .
Sự kiện (hành vi của người bạn đời) Quyết định 1. Chăm sóc 2. Vận dụng Cảm xúc 1.Thích thú 2. Bất bình Khi các đôi vợ chồng nghe diễn giả tại các buổi hội thảo về hôn nhân chỉ dẫn nên chấp nhận nhau, tôi thắc mắc không biết có bao nhiêu người thấy mình nên cảm thấy thích thú mỗi phút giây được ở bên người bạn đời. Tuy vậy, khi vợ hay chồng đối xử tệ với bạn, thì bất bình là tất nhiên và không tránh khỏi. Nếu chấp nhận đòi hỏi phải có sự thích thú, thì không thể nào chấp nhận người chồng hay vợ đối xử tệ bạc với mình. Nếu những ông chồng xem việc chấp nhận đi kèm với thích thú, có lẽ họ sẽ rút khỏi cuộc hội thảo và giải thích với vợ rằng nếu họ cư xử dễ thương hơn, thì việc chấp nhận họ đâu có thành vấn đề. Tôi tin rằng các bà vợ cũng sẽ phản ứng tương tự. Khi việc chấp nhận người bạn đời bị lẫn lộn với việc thích thú người bạn đời, thì người này cứ đổ lỗi cho người kia về việc thiếu chấp nhận (ý nói là thích thú) trong hôn nhân. Kinh thánh yêu cầu chúng ta chấp nhận người bạn đời của mình. Rõ ràng Chúa cho rằng chúng ta có thể chấp nhận người bạn đời mà mình không thích thú gì. Chấp nhận phải khác với thích thú. Dù sao tôi cũng có thể chấp nhận người bạn đời dù hành vi của cô ấy đôi lúc thích thú hoặc bất bình. Nếu người phối ngẫu của tôi đối xử tử tế với tôi, tôi có thể xem việc tôi thấy thích thú như một phước hạnh chính đáng. Nhưng dù người bạn đời có khiến tôi thích thú hay bất bình, tôi vẫn xem việc chấp nhận cô ấy như một điều kiện. Nếu chấp nhận không liên quan gì đến đáp ứng xúc cảm của chúng ta như thích thú hay bất bình, thì nó liên quan đến cái gì? Dường như dễ thấy là việc chấp nhận có liên hệ mật thiết với quyết định của chúng ta để chăm sóc hơn là vận dụng, và rằng chúng ta tự do chăm sóc phục vụ cho dù đó là con người khó chịu nhất, nếu chúng ta muốn. Nhưng chấp nhận người bạn đời không chỉ là một sự quyết định dấn thân chăm sóc. Có thể vẫn hoàn toàn không do dự trong việc chọn chăm sóc mà trên thực tế không chấp nhận người bạn đời. Sự chăm sóc phục vụ chân tình có thể tiếp tục với một chút e dè, do dự khiến có một khoảng cách giữa người chăm sóc và đối tượng chăm sóc. Có một cái gì đó không xác định được đã rõ ràng ngăn trở sự hòa hợp sâu xa trong mối quan hệ. Có sự thiếu chấp nhận. Nếu việc chấp nhận không thể xác định như là những xúc cảm cơ bản mà chúng ta cảm thấy về người bạn đời của mình, và nếu điều ấy vượt quá quyết định duy trì cách vững chắc sự dấn thân chăm sóc của chúng ta, thì chấp nhận một người nào đó nghĩa là gì? Để hiểu được một cách trọn vẹn việc làm sao chấp nhận một người bạn đời đôi lúc rất khó ưa, chúng ta phải xem xét quan điểm Thánh Kinh về sự tha thứ.
Điểm 2: Kinh nghiệm chấp nhận người bạn đời dựa trên sự tha thứ . Sự tha thứ lại dựa trên việc sẵn sàng xem hành vi chướng đời của người phối ngẫu theo quan điểm của Kinh thánh . Mary gây cho Bill khó chịu. Bill cảm thấy bất bình, nhưng khẳng định quyết định của anh là chăm sóc cho vợ, mặc kệ cái chướng đời của cô ta. Tuy vậy, vẫn còn thiếu một điều gì đó. Bill biết đó là gì và Mary rồi cũng nhận ra. Dù anh ước ao chăm sóc vì anh muốn vâng lời Chúa, nhưng những nỗ lực yêu thương của anh rất máy móc. Anh ý thức một áp lực lạ lùng trong việc chăm sóc khiến những hành động trong vai trò người chồng của anh giống như đóng kịch, giống như anh đang thủ vai một người khác cho đúng với kịch bản. Khi anh cầu nguyện về sự giả tạo của mình đối với Mary, Bill ý thức sự cay đắng tiềm ẩn trở nên mạnh mẽ hơn mỗi lần anh nhớ lại những gì Mary đã gây ra cho anh. Anh nhận thức rằng thái độ đầy cảm tính của anh đối với Mary đã ngăn chặn bất cứ điều gì đem lại sự hiệp nhất. Thế là Bill quyết định rũ bỏ cơn giận này để anh có thể thật tình chấp nhận Mary. Nhưng anh không thể chấp nhận con người mà anh từng cay đắng. Trước hết anh phải dập tắt ngọn lửa cay đắng để cho sự nhiệt tình thư thái dẫn đến việc muốn chăm sóc, một khát khao yêu thương vợ mình không phải chỉ dựa trên sự thiện hảo của Đức Chúa Trời mà còn dựa vào sự quan tâm sâu sắc của anh đối với vợ. Bill tìm đến một chuyên gia tư vấn Cơ Đốc để hỏi: “Làm sao tôi có thể vượt trên nỗi cay đắng để mối quan tâm của tôi đối với Mary là do sự chấp nhận sâu sắc của tôi đối với nàng?” Nhà tư vấn trả lời: “Lý do khiến anh vẫn còn giận là vì anh chưa tha thứ cho lỗi lầm của cô ấy. Sự cay đắng cho thấy việc tha thứ chưa hoàn tất.” Bill nghiệm lại lời khuyên của nhà tư vấn và đi đến kết luận rằng tha thứ cho Mary là bước cần thiết nếu anh thật sự chấp nhận cô. Xin bạn chú ý đến định nghĩa của sự chấp nhận được nhấn mạnh trong tiểu đề: chấp nhận một người nghĩa là chúng ta chăm lo cho người đó mà không oán giận hay cảm thấy bị bắt buộc khi phải làm như vậy . Nói cách khác, chấp nhận bao gồm cả hai phương diện trong sự đáp ứng của chúng ta đối với một sự kiện: (1) quyết định muốn chăm sóc. (2) không có những cảm xúc có thể xen vào việc chăm sóc. Yếu tố thứ nhất chỉ đơn giản là một sự lựa chọn giữa hai điều: hoặc chăm sóc hay vận dụng. Yếu tố thứ hai phức tạp hơn - Không ai có thể “vứt bỏ” sự cay đắng theo lời yêu cầu. Tuy nhiên, để có thể thật sự chấp nhận một người từng gây bực tức cho chúng ta, thì dù sao chúng ta cũng phải thoát khỏi những cảm tính thù địch có từ việc người kia gây ra. Làm thế nào tôi có thể trở nên “không cay đắng” và nhờ đó mà chấp nhận? Kinh thánh đưa ra một chữ hết sức đơn giản để làm giải pháp. Để chuyển từ cay đắng sang từ tâm, từ nhân từ bắt buộc sang yêu thương rộng lượng, đòi hỏi phải có sự tha thứ. Để biết chính xác sự tha thứ gồm có những gì và việc tha thứ sẽ trừ tận gốc những hạt giống giận hờn ra sao là điều rất ích lợi. Chúng ta cần xem xét căn nguyên của những cảm xúc cay đắng. Các bạn hãy nhớ lại phần đề cập đến hai nhu cầu cơ bản của chúng ta: an toàn và ý nghĩa. Vì nhu cầu của chúng ta được đáp ứng đầy đủ trong mối quan hệ với Đấng Christ, nên chúng ta có thể đến với cuộc đời bằng những nguồn lực tỏa ra sự đầy trọn. Sự tự do Chúa Jêsus ban cho chúng ta bao gồm việc tự do khỏi mọi đòi hỏi nơi người phối ngẫu. Chúng ta sẽ bị tổn thương khi người bạn đời hắt hủi hay không tôn trọng chúng ta, nhưng tình yêu của Chúa và mục đích của Ngài dành cho chúng ta sẽ gia thêm năng lực để chúng ta có thể tiếp tục ban cho, dù nhận lại rất ít ỏi. Do đó, chúng ta có thể duy trì mục tiêu chăm sóc thay vì vận dụng, dù người bạn đời là những người khó ưa nhất. Tuy nhiên, dù tôi có nói rằng mình không cần gì nơi người bạn đời thì tôi vẫn khao khát một số điều nơi người ấy. Tôi muốn tình bạn, sự hỗ trợ tình cảm, sự tôn trọng, khen ngợi, thỏa mãn tình dục và hơn thế nữa. Vì tôi mong chờ một số điều nơi vợ tôi nên hành vi gây bực tức của nàng vẫn đủ sức làm tổn thương tôi và khiến tôi bất bình. Nếu tôi chẳng muốn gì nơi vợ tôi, thì việc vợ tôi không còn cảm tình với tôi nữa sẽ không gây đau đớn gì. Nhưng tôi có mong một vài điều từ nàng, và tôi phải mong. Khi không nhận được điều mình mong đợi, nhất thiết tôi sẽ phải bất bình, nhưng làm thế nào tổn thương và bất bình lại biến thành cay đắng? Trong những quyển sách về tư vấn trước đây của tôi, tôi đã gợi ý rằng việc chúng ta đánh giá một sự kiện sẽ ấn định những cảm xúc đặc thù về sự kiện ấy. Một sự kiện xảy ra. Nếu tôi tin rằng sự kiện ấy là một đe dọa nghiêm trọng cho con người thể chất hoặc vị phẩm tôi, tôi sẽ cảm thấy lo lắng vô cùng và tức giận lắm. Tuy nhiên, nếu tôi tin rằng sự kiện ấy tuy đau lòng nhưng không gây nguy hại cho chính tôi, tôi sẽ cảm thấy bực bội và có lẽ phát cáu nhưng không lo lắng lắm. Sau đây là ví dụ làm sáng tỏ nguyên tắc này. Khi bác sĩ bước ra khỏi phòng mổ với nét cau mày âu sầu, người chồng đang chờ đợi sẽ tự nhiên thấy một sự trống trải dễ sợ. Nhưng giả sử đó lại là một người đàn ông vướng vào một vụ ngoại tình và đang mong có cơ hội kết thúc cuộc hôn nhân của mình cách êm thắm. Cũng sự kiện ấy (cái nhíu mày của bác sĩ phẫu thuật) sẽ gây nên một cảm xúc hoàn toàn khác, có lẽ là một chút buồn rầu cộng với một chút nhẹ nhõm (cái nhíu mày cho biết bà vợ đã chết), nhưng do ý nghĩa của sự kiện đối với người chồng (mất một người thân yêu, hoặc một cơ hội để bước vào mối quan hệ hằng ao ước một cách nhẹ nhàng). Mặc dù bản chất của sự kiện có thể ấn định sự đáp ứng tình cảm là tích cực hay tiêu cực (thích thú hay bất bình ) việc đánh giá sự kiện của cá nhân sẽ tác động đến nội dung và cường độ đặc biệt của đáp ứng tình cảm . Chúng ta dò xem Bill làm gì khi Mary chọc tức. Phản ứng tức thời và cần có của Bill là bất mãn. Chúng ta gọi đó là Đáp ứng Tình cảm Cơ bản. Ngay khi sự kiện gây bất bình xảy ra, Bill sẽ đánh giá sự kiện, thường là tự động không suy nghĩ. Anh ta sẽ nhận thức rằng sự kiện có liên quan đến hoặc nhu cầu, hoặc nguyện vọng của mình. Nếu Bill tin rằng lòng tự trọng của mình phụ thuộc vào sự nhìn nhận của Mary, thì anh ta sẽ nhầm lẫn xem hành vi gây hấn của Mary như một sự đe dọa thật sự đối với nhu cầu có ý nghĩa của mình. Mong rằng Bill đã hiểu hành vi của Mary không có liên quan gì đến nhu cầu của anh ta, vì Đấng Christ đã chứng tỏ Ngài là đầy đủ. Nếu niềm tin này đủ sâu sắc, Bill sẽ không còn lo ngại ch

Wednesday, September 28, 2011

KHOA HỌC MINH HỌA - 8

1.Bài học từ trái cây:
Có bao giờ bạn ghi nhận ra mọi trái dưa hấu mà có đường sọc thì luôn luôn có số lượng sọc đều nhau chăng? Trái cam, bưởi, chanh và cam thanh yên đều luôn luôn có số lượng múi đều nhau. Nếu khi nào có một vách ngăn giả tạo trong trái cây loại trên, bạn hãy quan sát kỹ hơn thì sẽ thấy có một múi đang lớn lên trong phần múi đều đặn đó.
Trái chuối có sự hỉnh thành đều đặn trên một thân thẳng đứng. Hàng hay tay nải thấp nhất luôn luôn có con số đều đặn về số quả. Nải kế ít hơn một trái và cứ như vậy đến ngọn quày chuối. Thật là một bằng cớ hiển nhiên về Đấng Qui Hoạch vĩ đại!
2. Các con số đều đặn (số chẵn)
Khi Chúa chúng ta nói rằng mùa gặt có thể được thu hoạch “gấp ba chục, sáu chục  và một trăm”, Ngài không vô ý diễn tả thực sự. Tất cả sự gia tăng của thóc lúa là các con số đều đặn. Trái bắp (ngô) có con số hạt trên mặt. Mỗi bông lúa mì có một con số đều đặn về số hạt. Điều này cũng đúng với lúa mạch, lúa kiều mạch và lúa mạch nấu rượu bia. Tôi đã đếm các hạt giống trên nhiều nhánh cỏ xanh và luôn luôn tìm thấy con số đều nhau. Tôi đi đến chỗ tin rằng mọi vật mang hột giống, sản sinh hạt giống của nó theo các con số đều nhau.
Sóng biển lăn trên bãi theo định thức toán học xác định. Há các điều này không xảy ra hợp lý sao?
3.. Cỏ dại và thóc lúa:
Mọi loại cỏ dại tự duy trì và tự sinh sôi nảy nở, cỏ gai sẽ cắm vào đuôi bò và sẽ được gieo trồng khi bò dùng đuôi mình đập ruồi mòng trên lưng nó. Không có thóc lúa nào làm như vậy. Không vật gì có giá trị sẽ làm như vậy. Cây chấy rận người ăn mày, gai góc, cây thì là chó, cỏ chỉ, cỏ chát, cỏ gạo, tất cả đều tự sinh sôi nẩy nở. Không có loại nào cần trồng tỉa. Chúng không cần canh tác, tưới hay thủy lợi. Tuy nhiên điều đó không đúng với các sản vật lương thực. Khoai lang, ngô, lúa mì, củ cải tía, đậu, rau diếp, đậu đũa, lúa mạch, tất cả đều phải được chăm sóc cẩn thận, bảo vệ đúng đắn và liên tục trông nom để thu hoạch hoa lợi tốt. Cùng sự chăm sóc thắng thế trong lãnh vực luân lý. Tất cả các nết xấu đều tự sinh sôi nẩy nở. Mọi mỹ đức phải được vun trồng. Tất cả các điều tốt phải được sinh sôi nảy nở bằng sự chăm sóc, và được sự cầu nguyện cùng thức canh liên tục che chở.
4.Lá cây:
Lá cây hoặc thông thường hay không thông thường. Êsai 64:6 chép: “Chúng tôi thảy đều héo như lá”. Trong tuyên bố ngắn ngủi này chúng ta học nhiều bài học cho cuộc đời mình mà sẽ có ích lợi nhờ quan sát.
Chỉ Đức Chúa Trời có thể làm nên lá cây. Mỗi lá có sự sống, mỗi lá nói lên cây non, cây to hay khóm cây mà từ đó nó đã rơi. Trong chính mình, mỗi một lá nói lên hoặc nó là lá tươi, còn non theo ngày tháng, hay lá già đã từng kháng cự bão tố theo thời tiết, và bây giờ sẵn sàng rơi xuống. Trong phương diện này, loài người hoàn toàn giống lá cây. Có những người trẻ, năm tháng còn êm ái, lòng tự tin đáng yêu của họ, đường đi êm dịu chung với sự bồng bột của tuổi thanh xuân. Năm tháng qua dần, các điều đó tàn héo và rơi rụng như là trên cây.
5. Các lá cây:
Các lá không phải là trái. Trong kinh thánh các lá cây nói lên sự tuyên xưng và sự thú nhận mà có thể hay không có thể có trái đi theo. Chúa chúng ta đã tìm thấy một cây vả mà trên đó chỉ có lá mà thôi (Mác 11:13). Ngài trông chờ nhiều hơn là lá trong đời sống chúng ta. Ngài muốn chúng ta mang trái sai oằn cho vinh quang Ngài và để chúc phước người quanh ta.
6. Những bài học từ lá cây:
Lá cây được sinh ra để chết. Chúng xuất hiện vào mùa xuân và chúng ta biết rõ chúng sẽ rụng vào mùa thu. Quan sát chiếc lá sau khi đã rơi, chúng ta có thể nói đôi điều về các kinh nghiệm của nó đã trải qua mùa hè. Một số lá đổ, có khổ lá lớn đủ, không hư hao, màu sắc còn đẹp, sắc diện còn vinh diệu; còn số lá khác rụng, hình dạng nhăn nheo, co rút, khô héo, ngã màu vàng, và có lẽ thậm chí bị côn trùng và các kẻ thù khác gậm nhắm. Một số lá khác còn bị gió dữ xé toạc, rách nát. Tình trạng của chiếc lá nói lên hoặc có sự che chở và tiến bộ hay đó là câu chuyện của nghịch cảnh và khổ cực.
Cũng có như vậy trong cuộc đời một người nam hay người nữ mà đạt đến kết cuộc của mùa hạ lâu dài của cuộc sống. Một cơn gió mạnh thình lình, vài bệnh tật, hay tai biến có thể nhanh chóng bứt hồn người khỏi các dây ràng buộc, rồi thân thể hạ huyệt. Một số người rơi ở giữa mùa hạ  cuộc đời từ đỉnh vinh quang của ngọn cây nằm nơi ống cống của đường phố, chịu vấy bẩn tồi tệ trước thời hạn định cho họ. Một số lá cứ còn treo trên cây dù trải qua mọi bão tố của cuộc đời cứ bám đó suốt mùa đông vào cành cây, như sẽ không bao giờ rơi rụng. Đây là những người sống lâu, qua tuổi cho phép là 70, rồi đến 90, để thậm chí đạt đến danh vọng thế kỷ.
Một số vị tín đồ, họ càng cao tuổi càng trở nên cao đẹp. Số người khác luôn chúc phước sự bình an cho ai ngồi trước mặt họ. Một số vị khác phát triển các đặc điểm rất cao đẹp trong tính tình khi tóc họ càng bạc trắng, dù vẫn còn gió lạnh hung hãn, và mặt họ đầy nếp nhăn vì các nỗi sầu muộn của mùa hạ đã qua. Biết bao bài học chúng ta có thể tìm được trong lá cây!
7. Sự co rút của lá vả:
Ngày kia tôi tìm thấy một cây vả mà trên đó có đầy lá rộng khổ, mềm mại, đẹp đẽ và mượt mà. Tôi hái một lá lớn nhất trên cây đó và ghim lá đó trên tường. Nó rộng khổ như chiếc đĩa ở bàn ăn. Đến chiều tối, chiếc lá co rút lại ở mọi phía, trừ cuống lá. Bây giờ nó còn rộng bằng miệng chiếc tách uống trà. Tôi suy nghĩ thế nào Ađam và Êva đã phải cảm thấy khi các chiếc lá vả của họ kết thành khố, đã cứ co lại và rút lại mãi đến khi chúng không che được thân thể họ. Họ đã ẩn mình khỏi Đức Chúa Trời khi nhận thấy mình lõa lồ.
8. Ý thức về chiều hướng của hạt giống:
Người nông phu phải cúi đầu cảm tạ Chúa vì cớ người không cần trồng mọi hạt giống mình cho đúng chiều quay đầu lên. Thật là một việc bất năng nếu người phải đặt mỗi một hột giống xuống đất cho đúng vị trí cho hạt giống quay đầu lên. Người không hề làm được, hay thuê đủ người để gieo trồng cho hột giống đều ngước đầu lên được. Chúa hằng sống đã đặt trong mỗi một hạt giống điều đặc biệt đó, mà chúng ta gọi là “thiên nhiên”, đến nỗi hạt giống không bao giờ lộn chiều hướng. Có thể gieo đủ lại hạt giống xuống đất với bất cứ địa vị nào, chúng chắc chắn sẽ tìm đường ngoi lên ánh sáng. Nếu Đức Chúa Trời thôi thực hiện điều này, chỉ một lần thôi, trong bất cứ mùa vụ nào, sẽ có tai biến lớn dường nào cho thế giới.
9. Nước và cây cối:
Có một huyền nhiệm hứng thú trong đời sống thảo mộc, đó là sức lực nào để đưa nước vào rễ cây rồi tìm đường đi lên đến cành cây như trên ngọn và lá của cây đó. Thậm chí cây đó có thể là cây hồng mộc hay cây sái cổ (Sequoia), mọc ở tiểu bang California, cao đến 300 bộ Anh (90 mét), nước cũng du hành đến ngọn. Không ai hiểu nổi - chỉ Đức Chúa Trời có thể làm điều đó. Phép lạ này chiến thắng hấp lực và thách đố sự điều tra, vì đó là quyền năng của Chúa hằng sống.
10. Bông hoa:
Thậm chí bông hoa nở và xếp lại cũng theo các giờ đều đặn của ngày và đêm. Linnaeus, nhà thực vật học lớn của Thụy Điển, quả quyết rằng nếu ông được hiểu rõ về loại đất đai, khí hậu và độ ẩm đúng đắn, ông có thể trồng đủ loại hoa để qua đó ông có thể báo giờ giấc ngày hay đêm, bằng cách quan sát loại hoa nào nở và loại nào xếp cánh lại./.
-DR. Walter L. Wilson

KHOA HỌC MINH HỌA - 7 CON DƠI

1.      Con dơi trong kinh thánh:
Tham chiếu đầu tiên trong kinh thánh về con dơi được tìm thấy trong Lê 11, nơi Chúa nói cùng Môise về chim chóc nào tinh sạch và con nào không tinh sạch. Trong khúc này, dơi được liệt kê như chim trời. Lê 11:13-19 chép: “Trong các loài chim, những giống các ngươi phải cầm bằng gớm ghiếc, không nên ăn là: chim ưng... chim rẽ quạt và con dơi”.