Theo các nhà khảo cổ và nhà giải nghĩa Kinh
thánh thì nhân loại tại tháp Ba-bên phân tán vào khoảng thế kỉ 23 TCN. Những
người khai sáng ra dân tộc Trung Hoa (Hán tộc) cũng sáng chế ra chữ Hán vào khoảng
thời điểm đó. Chữ Hán của Trung quốc không phải là khải thị của Kinh thánh,
nhưng nhiều học giả tin rằng chữ Hán giải thích phần nào những lẽ thật trong
Sáng thế kí từ chương 1 đến 11.
Vào ngày tết Nguyên đán, đa số người Hoa đều
treo hình chữ phước trước cửa nhà mình. Cơ Đốc nhân Việt nam cũng bắt chước
hành động đó và có lòng cầu mong “PHƯỚC” vào nhà mình.
-
“Trước hết cần tìm hiểu từ Phúc (Phước) trong nền văn hóa của chúng ta. Từ “Phúc” viết
theo chữ Hán ( 福
) gồm có bốn chữ, là một bản ghi tượng hình còn được bảo tồn trong chữ
viết Trung Quốc chỉ về tình trạng hạnh phúc ban đầu của loài người. Chữ thứ nhất
bên trái là bộ kỳ ( 示
) chỉ về thần ( 神 ) tức Ông Trời, Đức Chúa Trời hay
Thiên Chúa. Bên phải có 3 chữ là: Nhất ( 一 ) là một; khẩu
(口 ) là miệng hay người (nhân khẩu); điền (田) là ruộng, ruộng vườn. Kết hợp bốn chữ trên
thành từ Phước ( 福
) có nghĩa là: Một người có ruộng vườn và có Thiên Chúa ở bên cạnh. Như
vậy, người xưa quan niệm người được phước là một người không chỉ có tài sản ruộng
vườn, đất đai mà còn có mối quan hệ với Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa của mình, là
nguồn phước, bởi con người là sinh vật tâm linh, “linh ư vạn vật”. (Trích https://httlvn.org/phuoc.html).