Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Saturday, April 11, 2020

Cơm Việt trợ sức bác sĩ ở Mỹ


Kể từ khi 'đại họa' bệnh dịch virus COVID-19 từ Vũ Háng, Trung Quốc ập vào nước Mỹ, khiến hai phụ nữ gốc Việt gặp nhau mỗi ngày, cùng nhau tiếp sức thức ăn cho các y bác sĩ tuyến đầu, vì hai phụ nữ gốc Việt sống ở San Jose biết nhau từ lâu nhưng thỉnh thoảng tình cờ họ mới gặp nhau.
Y bác sĩ bệnh viện Kaiser gửi hình chụp chung với các phần cơm Việt Nam - Ảnh: NVCC
Đi giao cơm tới bệnh viện nào cũng nhận được những ánh mắt, nụ cười của áo trắng áo xanh, phấn chấn khiến tôi quên hết mệt nhọc và thêm động lực.
Chị Phan Tiểu Vân
Đó là chị Nguyễn Thị Minh Huyền, chủ nhà hàng Phở Hà Nội - một nhà hàng Việt Nam rất có tiếng ở Cupertino, San Jose, California, cung cấp suất ăn miễn phí.
Còn chị Phan Tiểu Vân, một người kinh doanh ở San Jose, đại diện kết nối đưa những suất ăn đến các bác sĩ đang chạy đua với thời gian để cứu chữa bệnh nhân.
Những hộp cơm dán lời cảm ơn

KHÔNG KHÍ GIÁ BAO NHIÊU???


Sau khi trở nên khá hơn trong bệnh viện, cụ ông 83 tuổi ở Italy được thông báo phải trả tiền cho máy thở trong một ngày, và ông già đã khóc. Bác sĩ khuyên ông đừng khóc vì hóa đơn nhưng rồi bác sĩ phải khóc khi nghe ông trả lời.
Ông nói:
"Tôi không khóc vì số tiền tôi phải trả. Tôi có thể trả tất cả số tiền này. Tôi khóc vì tôi đã hít thở không khí của Đất Trời trong 83 năm mà chưa bao giờ trả tiền cho nó. Giờ tôi mới biết phải mất 5000Eu để sử dụng máy thở trong bệnh viện trong một ngày. Bạn có biết tôi nợ Trời Đất bao nhiêu không? Tôi đã không cảm ơn thiên nhiên vì điều đó trước đây”.
Sự thật của tin tức không thể được xác minh, nhưng những lời của ông đáng để chúng ta suy ngẫm. Khi chúng ta hít thở không khí một cách tự do mà không bị đau đớn hay bệnh tật, không ai coi trọng không khí. Chỉ khi chúng ta vào bệnh viện, chúng ta mới có thể biết rằng ngay cả việc thở oxy bằng máy thở cũng phải trả tiền!
Hãy trân trọng thời gian chúng ta còn có thể thở tự do!
'' Em đừng mãi đi xa tìm hạnh phúc
Hãy yên ngồi nhận diện ở chung quanh
Hạnh phúc đến từ những điều bình dị
Mỗi bình minh.. hít thở.. sống yên lành..''
Như Nhiên
TTT

Cây Vĩ cầm Cũ


-
Người bán đấu giá trong lòng thầm nghĩ:
“Một cây vĩ cầm cũ, mòn có giá trị là bao,
ta có nên phí thì giờ với nó hay không nhỉ?”
Nhưng tay vẫn giơ cao, môi vẫn nở nụ cười,
anh ta cất tiếng rao:
“Thưa quí ngài, tôi phải định giá bao nhiêu?
Có vị hào khách nào, xin vui lòng khởi giá giùm tôi!”
“Một đô, một đô. Tôi vừa mới nghe hai?”
“Hai đô, hai đô. Có ai trả là ba?”
“Ba đô lần thứ nhất, ba đô lần thứ hai,
ôi, sao lại cứ ba thôi!”

CÁ LỘI NGƯỢC DÒNG


Cuối giờ Sinh học 7, để mở rộng và củng cố kiến thức cho học sinh, cô giáo nêu câu hỏi:
‒ Em nào biết, vì sao cá thích lội ngược dòng?
Một học sinh giơ tay, đứng lên:
‒ Thưa cô, theo em biết, khi bơi xuôi theo dòng nước, cá khó đớp mồi, khi bơi ngược dòng chỉ cần há miệng ra, thức ăn đã lọt vào cổ họng.
‒ Chính xác, phải ăn để sống. Ý kiến khác?
Một học sinh khác:
‒ Thưa cô, một số loài cá, ví dụ như cá hồi, theo bản năng lội ngược dòng tìm về thượng nguồn sông, suối để đẻ trứng, duy trì nòi giống.
‒ Rất đúng. Để bảo tồn gien sự sống. Còn ý nào nữa không?
‒ Thưa cô, để dễ thở ‒ cá hô hấp chủ yếu là bằng cách cho nước đi qua mang để lấy oxy, và nếu lội ngược dòng thì nước qua mang sẽ nhiều hơn, oxy cũng nhiều hơn.
‒ Rất đúng, cũng vì cái sống. Còn gì nữa?
Cả lớp trầm ngâm suy nghĩ một chút. Và, một em đứng lên:

TÌNH CẢM THIÊNG LIÊNG.!!!...


Năm cô 6 tuổi, cô mất cả bố lẫn mẹ, họ bị tai nạn ô tô trong lần về quê thắp hương cho ông bà nội.
6 tuổi, cô chưa thể hiểu hết mọi chuyện đang xảy ra trong gia đình, cô chỉ biết khóc suốt ngày vì bố mẹ không quay về.
Cô còn một người anh trai tên là Nam, cậu bé 14 tuổi, dáng người to cao giống bố. Lúc bố mẹ mất, cậu không khóc, không gào thét mà chỉ ôm chặt cô em gái vào lòng cho đến khi ngủ thiếp đi.
Suốt ngày cô đều theo sau anh trai đòi bố, đòi mẹ; cô không thích ăn cơm nửa sống nửa chín của anh trai nấu, không thích mặc bộ đồ nhăn rúm anh trai giặt,…
Kể từ ngày hiểu ra rằng bố mẹ mãi mãi không về, cô bắt đầu dựa dẫm vào anh trai vì sợ anh lại bỏ cô mà đi.
Đêm hôm đó, trời đã rất muộn, rất muộn nhưng cô không chịu ngủ mà ngồi dậy kéo anh trai và hét to: “Em muốn gặp mẹ!”.

TỔNG THỐNG DONALD J TRUMP VÀ KẺ THÙ


Giữa bối cảnh tang tóc cho Hoa Kỳ và cho cả thế giới vì đại dịch Coronavirus từ Vũ Hán, Tổng thống Donald J. Trump đang chiến đấu không ngưng nghỉ, trước những kẻ thù đang tìm mọi cách để ám hại ông.
Kẻ thù giương chông đặt bẩy ông ngày đêm, kẻ thù vây hãm ông không ngơi!
Nhưng có ai thấy Tổng thống Donald Trump nói những lời mạt sát kẻ thù đang quậy phá, có ai thấy Tổng thống tức giận vì kẻ thù nói lên những câu phẩn nộ? Không! Tất cả là không! Thiên Chúa ở cùng ông!
Ngược lại, hình như tất cả những lần kẻ thù gào thét sự thù hận vào ông, Tổng thống hầu như bỏ ngoài tai tất cả, vẫn tiếp tục hành động, vì ông hành động không phải cho ông, không phải cho gia đình ông, không phải cho lợi ích riêng tư của ông, nhưng ông hành động vì nước Mỹ, cho người dân Hoa Kỳ, và cả cho thế giới nữa.

NỖI BUỒN LỚN NHẤT CỦA TUỔI GIÀ LÀ PHẢI THẬN TRỌNG VỚI CON


Con lớn lên, nhiều kiến thức hơn, dần thiếu kiên nhẫn và xem thường cha mẹ, khiến họ trở thành một "con nhím" thận trọng.
Một độc giả kể lại: "Tôi mua cho mẹ một chiếc điện thoại thông minh. Mẹ nhờ tôi dạy cách sử dụng. Tôi đã chỉ cho bà cách tải các ứng dụng, sau đó bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc. Thế rồi mẹ vào, bà lại hỏi về một phần mềm mới. Lát sau, khi tôi đang xoay sở với đống việc, bà ở bếp than thở vọng ra rằng bà không thể dùng được chiếc máy mới. Dòng ý tưởng công việc bị cắt ngang khiến tôi bực dọc, tôi chạy vào bếp và gắt lên với mẹ. Bà ngước lên nhìn tôi khổ sở: "Hay là thôi, mẹ vẫn dùng điện thoại cũ". "Tùy mẹ, mẹ muốn thế nào cũng được", tôi sốt ruột bước ra ngoài, để mẹ một mình với cái điện thoại đời mới.
Đêm khuya hôm ấy, khi chuẩn bị đi ngủ, tôi nhận được tin nhắn của mẹ: "Con à, mẹ đã già. Mẹ quên nhanh điều người khác nói. Mẹ cũng không nhớ cả điều mẹ đã nói. Lúc nấu cơm, có khi mẹ quên cả cắm phích. Con có thể kiên nhẫn hơn với mẹ không?”.
Những dòng mẹ viết làm mắt tôi ướt nhòe. Tôi biết, mẹ không dám nói chuyện trực tiếp với tôi nên đã nhắn tin. Tôi dằn vặt mình: Giá có thể kiên nhẫn hơn một chút nữa.

CHUYỆN NGHE TỪ KHU NHÀ TRỌ NGHÈO


Hôm qua là ngày đầu tiên chúng tôi bắt đầu triển khai việc tặng cơm cho các khu nhà trọ công nhân lao động nghèo. Bên cạnh việc phát hơn 1.000 suất cơm tại 3 quán Nụ Cười 4,7,8 (và vẫn tiếp tục cho đến hết thời gian “giãn cách XH”), chúng tôi cùng Liên đoàn lao động một số quận ven (Gò Vấp, Thủ Đức, 12) đến các khu nhà trọ công nhân phát 1000 suất cơm cho người mất việc và người lao động tự do đang ngồi co ro trong nhà vì...cách ly.
Đến những khu nhà trọ công nhân này, dù mấy năm gần đây tôi chủ yếu đi về đồng bằng không đến đây, tôi bỗng gặp lại một không gian cũ quen thuộc hòi còn làm những phiên chợ "Hàng Việt vào công nhân". Vẫn là nghèo và bức bối buồn: chúng nằm ở cuối các con hẽm sâu vùng ven, những căn hộ nhỏ hẹp tối tăm nóng bức toát lên màu rỉ sét cũ kỹ, trống trãi, tuềnh toàng chỉ đủ che mưa nắng cho những người bán sức lao động lấy đồng lương còm cõi.
Đến từng nhà rồi mới thấy mình vô duyên, trao 2 suất cơm, còn đưa con nhỏ, còn ông bố bệnh, còn bà mẹ già?

THẾ GIỚI VỪA MẤT ĐI MỘT BÁC SĨ ĐẠI TÀI


Thật đau buồn khi được tin một vị bác sĩ giải phẫu thần kinh thiên tài, đáng kính đã qua đời vì dịch Covid-19 ở New York .
Bác sĩ James T. Goodrich đã từng phụ trách nhóm 40 bác sĩ tiến hành cuộc giải phẫu kéo dài 27 tiếng đồng hồ, tách rời hai anh em song sinh Jadon và Anias McDonald dính hộp sọ tại bệnh viện Montefiore vào năm 2016 khi cặp sinh đôi này chỉ mới 13 tháng.
Bác sĩ Goodrich đã làm việc hơn 30 năm tại bệnh viện Montefiore Einstein và là Trưởng Khoa Phẫu thuật Thần kinh Nhi tại Montefiore. Ông cũng là giáo sư phẫu thuật thần kinh lâm sàng khoa Nhi tại Đại học Y khoa Albert Einstein.
Bác sĩ Goodrich là người tiên phong trong lĩnh vực cứu chữa trẻ em có tình trạng thần kinh phức tạp. Ông đã điều trị và tách thành công những cặp song sinh dính liền như cặp song sinh Jadon và Anias McDonald.
Bác sĩ đã qua đời hôm 30/3/2020 sau các biến chứng của bệnh Covid-19. “Chuyên môn và tài năng đứng sau trái tim nhân hậu và tư cách của ông ấy,” Tổng Giám đốc bệnh viện, Bác sĩ Philip Ozuah đã ghi trong thông báo

Người cha đưa cơm hộp


Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
Đồng nghiệp ăn thử cơm cha nấu, khen rất ngon. Nhưng nó cảm thấy trong lời khen ấy, có chút gì như khinh thường. Đúng vậy, khinh thường. Một người cha chỉ biết nấu cơm, chỉ biết chịu khổ chịu cực không biết cách hưởng thụ cuộc sống.

TÔI SỐNG ĐỂ KỂ LẠI: CHÍNH NGÀI ĐÃ CHỮA LÀNH CHO TÔI !


Một người sống sót sau khi bị lây nhiễm coronavirus đã kể lại câu chuyện của mình trên báo chí và các kênh truyền hình Mỹ Fox News, CNN…
Ông Clay Bentley được chẩn đoán dương tính với triệu chứng khó thở. Sức khỏe ông xuống rất nhanh, phổi ông chứa đầy dịch.
“Nhưng mọi thứ thay đổi” – ông nói – “sau khi tôi kêu cầu Chúa và Ngài đã bước vào phòng bệnh, thở một luồng hơi vào phổi tôi”. Clay Bentley – một cảnh sát trưởng về hưu ở Georgia – chia sẻ câu chuyện về sự phục hồi kỳ diệu của mình sau trận chiến đầy cam go với coronavirus.
Clay tin rằng ông bị nhiễm virus sau khi tham dự một buổi họp mặt tại Quảng trường Tự do ở Cartersville, Georgia, Mỹ. Mọi thứ diễn biến rất nhanh. Ông đến bệnh viện ngay sau đó vì “không thể thở nổi” – ông kể – “Nhưng các bác sĩ lại cho tôi xuất viện với lời kết luận: viêm phổi thông thường”.
Tuy nhiên, ông Clay phải nhanh chóng quay lại bệnh viện vài ngày sau khi tình trạng tệ hẳn. Bệnh viện lại làm xét nghiệm và xác nhận ông dương tính với coronavirus.
“Tôi nằm viện suốt 12 ngày. Vào khoảng ngày thứ 5 hoặc thứ 6 gì đó, các bác sĩ nói: Chúng tôi xin lỗi, chúng tôi đã thử mọi cách” – Clay nhớ lại – “Chúng tôi đã thử tất cả các loại kháng sinh cho ông, thực hiện tất cả các xét nghiệm…” – một bác sĩ kết luận: “Tình trạng của ông khá tệ” – rồi họ tiếp tục lấy chất lỏng ra khỏi phổi Clay…

NGỦ TRONG QUAN TÀI


Tôi tin rằng nếu các bạn trong giới được thiên hạ gọi là “nghèo” thì các bạn ít nhất cũng đã một lần than “không có một xu dính túi”. Thế nhưng, tôi biết trong túi bạn vẫn còn chút ít tiền lẻ. Với tôi, khi vợ tôi trút hơi thở cuối cùng tại bịnh viện Phạm Ngọc Thạch, thì “không có một xu dính túi” đối vơi tôi nó chính xác trăm phần trăm! Trong lúc tôi ôm vợ tôi khóc ngất thì một thiên thần áo trắng nhỏ nhẹ nói: “Chú chuẩn bị đem cô về đi!”. Đem về? Nhưng đem về bằng cách nào đây? Sau hai tháng, bao nhiêu tiền bạc ít oi tôi đã dành mua thức ăn cho vợ bồi bổ, còn tôi thì chỉ ăn bánh mì không, uống nước phông tên ở nhà vệ sinh cầm hơi qua ngày, nên cơ thể đã bị tàn phá nhanh chóng không khác gì vi trùng Koch tàn phá buồng phổi vợ tôi.

Cô y tá quay đi, không bao lâu cô trở lại chìa cho tôi vài tờ giấy, rồi lại nhắc: “Chú thu xếp về sớm!”. Tôi nghẹn ngào: “Tôi không còn xu nào hết cô ơi!”.
Đối phó trước tình cảnh khó khăn nầy, tôi chỉ biêt khóc rống lên! Phải chi vợ tôi chết trễ hai ngày thì đỡ biết mấy, vì ngày mai là ngày tôi có thể bán máu! Tôi nói “có thể” là vì thời gian quy định hai lần bán máu của tôi là vào ngày mai! Bán máu 1 lần thì chi phí sinh hoạt nửa tháng ở nhà thương và gởi về cho bà ngoại các con tôi mua gạo cùng thời gian ấy khỏe ru!
Vào thời điểm khốn khó chung, “bán máu” gần như là một cái “nghề” của nhiều người! Đây là một trong hơn chục “nghề” mà tôi đã làm trong suốt 20 năm kể từ khi vợ lâm bệnh, qua đời, và kéo dai khi con tôi lên đại học.

Bài Học Về Sự Nóng Giận-

Một hôm, một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá.
Người đánh cá nói: “Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.”
Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định gi.ết người đánh cá ngay lập tức.
Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận.”
Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống.
“Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đo chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.”
Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn.

MỘT CÂU CHUYỆN ĐÁNG SUY NGẪM

MỘT CÂU CHUYỆN ĐÁNG SUY NGẪM
CÔ VỢ XINH ĐẸP VÀ NGƯỜI THỢ MỎ
Thật là một câu chuyện đáng đọc... mắt tôi đã nhòe đi khi đọc đến những dòng cuối cùng..
Cô ấy 30 tuổi, người xinh đẹp, nước da trắng, thân hình nhỏ gọn, nhưng số mệnh cô không được tốt, trước tiên là sinh hạ một cô con gái đần độn, sau đó nữa thì, năm cô 29 tuổi, chồng cô mất. Về sau, cô đã quyết định tái giá, cô gả cho một người đàn ông lớn hơn cô 15 tuổi.
Cô không chịu nổi khổ, huống hồ còn phải dẫn theo cô con gái đần độn. Điều quan trọng là, ông ấy là một người thợ mỏ, thu nhập bao nhiêu thì không nói, chỉ là nếu như xảy ra tai nạn, thông thường nạn nhân sẽ được bồi thường bảy, tám trăm triệu.
Cô đã nghèo khổ đến sợ rồi, nếu không, tại sao xinh đẹp như vậy lại muốn gả cho một người có chút tật ở chân cơ chứ. Ông ấy vừa già vừa khó coi, miệng méo mắt lệch…
Ông ấy cũng biết rằng bản thân mình không xứng, nhưng vẫn cảm thấy giống như có được báu vật vậy…
Số tiền ông kiếm được, toàn bộ đều đưa hết cho cô, nhưng mỗi tháng cũng chỉ khoảng 3 triệu, trừ đi các khoản chi dùng cho cơm ăn áo mặc thì cũng chẳng còn lại bao nhiêu.
Cô thật sự không can tâm, cô con gái ngốc của cô sau này còn phải dùng đến tiền nữa, bản thân không muốn sống với ông cả đời như vậy. Khai thác khoáng sản, đâu đâu cũng dễ xảy ra tai nạn như vậy, tại sao ông ấy lại không gặp phải nhỉ?