Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Friday, November 2, 2018

KHOA HỌC VÀ KINH THÁNH

Sứ đồ Phao-lô xác chứng “Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn” ( 2Tm 3:16). Và Sứ đồ Phierơ cũng đã khẳng định “Thánh linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời” (IIPhi  1:21). Thánh kinh mang bản chất nhân tính bao gồm chữ viết, văn phạm, văn mạch, văn hoá, văn chương, lý luận, hoàn cảnh lịch sử, địa lý, v. v… Ngoài ra Kinh thánh còn mang bản chất thần tánh như vô ngộ, có thẩm quyền, hiệp nhất và huyền nhiệm. Vậy giữa khoa học và Kinh thánh có hoà hợp nhau không?

Sự hoà hợp giữa khoa học và Kinh thánh là gì? Mat 12:40 đề cập đến Giô-na ở trong bụng cá ba ngày ba đêm. Một câu chuyện mà nhiều người nhận thấy khó tin, vậy mà Chúa Giê-su đã tin nhận câu chuyện ấy. Trước đây người ta nghĩ rằng chẳng có con cá nào to đủ để nuốt trọn một con người, tuy nhiên ngày nay người ta biết rằng loại cá nhà táng, loại cá mập trắng lớn và cá voi có thể làm điều đó. Các sinh vật biển nầy có thói quen mửa ra những thứ trong bụng nó trước khi chết.

Blaise Pascal - Pensées Tư Tưởng Cho Thời Đại Của Chúng Ta

(phần 2)
Sự Nhận Thức Của Con Tim
Pascal sống trong thời đại bộc phát của chủ nghĩa duy lý.  Sự soi rạng (khải thị) của tôn giáo hay của thiên thượng bị lâm vào tình trạng khó khăn.  Lý luận của con người trở thành cỏi nguồn của sự thật.  Trong lảnh vực của niềm tin tôn giáo, nhiều người đề cao lý luận và công nhận quan điểm thần luận về Thượng Đế.  Tuy nhiên, có vài người vẫn nghi ngờ.  Họ không tin khả năng của sự khải thị lẫn lý luận.

Mặc dầu Pascal không thể theo phe với những người đa nghi, cũng như ông không thể nhập bọn với những người duy lý.  Thay vì tranh luận rằng sự khải thị là nguồn tốt hơn lý luận về sự thật, ông tập trung vào sự hạn chế của lý luận.(Pascal muốn nói đến tiến trình lý luận.  Ông không từ bỏ những mạnh lực thật sự của lý luận, vì dầu sau đi nữa, ông cũng là một nhà khoa học và toán học)  Mặc dầu tiến bộ của khoa học làm gia tăng sự hiểu biết của con người, nhưng nó cũng làm cho con người nhận thấy mình hiểu biết quá ít.  Vì thế, qua lý luận của chúng ta, chúng ta phải công nhận có những giới hạn cho sự lý luận của nó.  Pascal nói, "Bước cuối cùng của lý luận là sự nhìn nhận có vô số điều ra ngoài vòng lý luận."   Kiến thức của chúng ta ở vào khoảng giữa điều biết chắc chắn và hoàn toàn ngu dốt.  Pascal tin điều đó.  Điều cuối cùng là chúng ta phải biết khi nào phải xác nhận điều gì là đúng, khi nào nên nghi ngờ, và khi nào phải quy nạp vào thẩm quyền. 
Ngoài khó khăn về kiến thức hạn hẹp của chúng ta, Pascal cũng còn ghi chú rằng lý luận của chúng ta rất dễ bị rối bời do sự cảm nhận của chúng ta và cản trở do sự đam mê của chúng ta. 

Blaise Pascal "Pensées" Tư Tưởng Cho Thời Đại Chúng Ta

(phần 1)
   
   Khi tôi còn đi học ở trung học và đại học, cái tên Blaise Pascal cứ thỉnh thoảng lại đến với những môn học của tôi như  toán, vật lý, xác suất...Rồi khi học ở Berkeley, Mục Sư Earl Palmer của nhà thờ tôi đi, thưòng hay nhắc tới Blaise Pascal vì Pascal là một trong những anh hùng của ông, không phải vì ông là một nhà toán học, vật lý gia, ... nhưng còn là một tư tưởng gia Cơ Đốc có ảnh hưởng sâu đậm đến triết lý Cơ Đốc của thời đại hôm nay.  Nhờ vậy tôi mới biết được một khía cạnh khác đầy thích thú của Blaise Pascal và về đời sống thuộc linh của ông.  Tôi biết được câu nói nỗi tiếng trong quyển sách có tựa đề "Pensées" của Pascal "The heart has its own reason, which reason does not know.  A thousand things declare it."  Nhưng có lẽ quý thính giả đọc giả biết đến một câu nói khác của Pascal mà chúng ta đã nghe từ thời tiểu học, "Con người là một cậy sậy, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ." Những tư tưởng này càng khiến tôi muốn biết thêm về đời sống đi với Đức Chúa Trời của Pascal và mối liên hệ thuộc linh giữa ông với Đức Chúa Jesus Christ. 

  Pascal được sanh ra vào ngày 19 tháng Sáu năm 1623 tại Clemont, Pháp Quốc, và di chuyển đến Ba-lê năm 1631.  Mẹ của ông mất sớm khi ông mới lên ba tuổi, và ông được người cha nuôi nấng.  Cha ông là một nhà toán học đáng nễ trọng, và đích thân lo việc giáo dục cho ông.

Thursday, November 1, 2018

Kho báu vô giá

 Sau khi khám phá ra 33 sáng tác bất hủ của nhạc sĩ Johann Sebastian Bach vào trung tuần tháng 12 năm 1984, giáo sư Christoph Wolff thuộc viện đại học Harvard có tuyên bố rằng: «Khám phá nầy cho chúng ta thấy càng chịu khó tìm tòi, chúng ta càng kiếm được nhiều bản nhạc quý giá».

Ba mươi ba (33) sáng tác của Bach mà giáo sư Wolff mới khám phá được nằm lẩn lộn trong rất nhiều tài liệu viết tay của gia đình họ Bach đã được một người mang từ Đức qua Mỹ và tặng cho viện đại học Yale cách đây hơn 100 năm. Ngoài 33 sáng tác nầy của Johann Sebastian Bach, người ta cũng khám phá được một số bản nhạc của hai nhạc sĩ khác trong gia đình họ Bach, là Johann Michael Bach và Johann Christoph Bach. Ở đây chúng ta không bàn về thân thế và sự nghiệp của gia đình họ Bach, hay của riêng Johann Sebastian Bach là người được tạp chí Newsweek số ra ngày 24-12-1984 gọi là nhạc sĩ tài ba nhất thế giới. Điều chúng ta muốn nói ở đây là việc giáo sư Christoph Wolff đã khám phá ra một số sáng tác quý giá mà suốt mấy trăm năm đã nằm mốc meo không được ai biết, và khi vừa khám phá ra các sáng tác nầy, giáo sư Wolff đã nói: «Nếu càng chịu khó tìm tòi, chúng ta càng kiếm được nhiều bản nhạc quý giá».

Ba-bên

Ba-bên\ Babel. Babel (Cổng của Đức Chúa Trời).
Sau cơn nước lụt độ một trăm hai mươi năm, dòng dõi Nô-ê bàn nhau xây một cái thành và một cái tháp ở Si-nê-a. Nim-rốt là người đứng đầu việc nầy. Chúa soi thấu lòng kiêu ngạo đó của họ, bèn làm cho lộn xộn tiếng nói. Họ thôi công việc xây cất thành. Vì thế thành đó là Ba-bên, chỗ Chúa làm cho tiếng nói lộn xộn (Sáng 10:10; 11:1-9). Chỗ đó nền cũ hãy còn; sau trở nên thành Ba-by-lôn trứ danh. Trong thành có tháp, tên gọi là Bên, chắc được xây lên trên nền cũ sót lại đó. Tháp làm hình vuông, có tám bực, ngoài có thang vòng để trèo lên được. Đó là chỗ đặc biệt thờ lạy thần Bên, trong chứa vật báu, là những khí dụng đã cướp lấy của đền thánh ở Giê-ru-sa-lem đem đến (IISử 36:7; Giê 51:44).
Tiến sĩ Scofield viết về truyện nầy trong Sáng 11; rằng: Lịch sử Ba-bên (lộn xộn) hiệp một rõ rệt với lịch sử Hội Thánh bề ngoài.

Ba-by-lôn

I. Lịch sử.-- Cứ theo lời chép trong bảng đất hoặc bảng đá, thì có thể chia lịch sử Ba-by-lôn làm sáu thời đại lớn:
Một là thời đại các thành: Dân tộc kiều ngụ sớm hơn hết ở Ba-by-lôn có lẽ là giống Cúc (Sáng 10:6). Về sau, có giống Sem tiến vào, nhưng họ đến từ khi nào và phương nào thì đến nay cũng không thể biết được. Cứ như bảng đất đã chép, thì trước khi Ba-by-lôn mở mang thành nước, dân cư đó họp thành từng bộ lạc: Những người ở trong thành ấp, đều nương cậy ở một vách thành để được bền vững. Cho nên mới có tên gọi là thời đại các thành. Đến khi số người và súc vật của các bộ lạc nhiều lên, họ bèn tranh cạnh nhau về bãi chăn nuôi và việc mua bán. Cuối cùng họ xâu xé lẫn nhau! Ba-by-lôn cũng là một trong các thành. Sở dĩ Ba-by-lôn vùng dậy lập được thành nước cũng là vì nó tiêu diệt nhiều bộ lạc khác. Trong các thành có một thành tên gọi BABYLONIA xây bên vịnh Ba-tư, phía tây của sông Ơ-phơ-rát. Cách vài chục hoặc vài trăm cây số về mặt đông, tây và bắc cửa thành, còn có năm cái thành nhỏ. Người ta đào trong đó được bảng đất đủ tài liệu để giúp trong việc khảo cứu. Trong đống hoang tàn ở đó, phát hiện vô số cổ tích. Xem kỹ, thì biết văn hóa họ đã phát triển sớm. Ngoài đó còn có hơn năm, sáu thành nữa, song không biết rõ. Tóm lại, thành Ba-by-lôn dấy lên là từ sau khi các thành nói trên suy sụp, mà dường như cùng một thời với thành Cha-ran như có nói trong Sáng 11:31. Còn việc các thành tranh chiến, cứ coi trong bảng đất, thì có lẽ trải qua nhiều năm cho đến lúc Ba-by-lôn diệt hết các thành mới thôi.

Ba-la-am

Người Phê-thô-rơ, con Bê-ô (Dân 22:5; Phục 23:4). Ba-la-am được Ba-lác, vua Mô-áp, sai sứ vời đến để rủa sả người Y-sơ-ra-ên hầu cho sau nầy tiêu diệt được họ trong chiến trận. Song Ba-la-am được cảm động bởi Đức Thánh Linh của Chúa trong khi cỡi lừa cái và bị lừa cái ngăn trở (Dân 22:22-41); chẳng những ông ta không rủa sả, mà lại còn làm bài ca để chúc phước cho nữa (Dân 22:1--24:1-). Về sau, Ba-la-am bày mưu giúp Ba-lác bằng cách: để phụ nữ Mô-áp cám dỗ dân Y-sơ-ra-ên làm sự thông dâm, lạy hình tượng, vì thế Ba-la-am cũng bị giết (Dân 25:1-9; 31:8, 16:1- Giô 13:22; IIPhi 2:15; Giu 11; Khải 2:14). Trong truyện nầy thấy: "Đối cùng kẻ thánh sạch, Chúa sẽ tỏ mình thánh sạch lại; đối cùng kẻ trái nghịch, Chúa sẽ tỏ mình nhặt nhiệm lại" (Thi 18:26).

Philip Doddridge

(1702-1751)
Tín hữu tân tòng nào cũng ưa thích bài Thánh ca "Ngày vui vẻ" (Thánh Ca Việt Nam số 210). Tưởng cũng nên tìm hiểu một ít về tác giả của bài Thánh ca đó. Ông Philip Doddridge sanh ngày 26-7-1702, tại Luân đôn, Anh quốc. Ông là con trai út của một thương gia tại Luân đôn. Lớn lên trong một gia đình Cơ Đốc, cha mẹ ông là những tín đồ trung tín và rất sốt sắng. Sau này ông làm Mục sư cho một Chi hội nhỏ của Anh quốc giáo. Năm 1729, sau khi được phong chức, ông đến Northampton mở một trường huấn luyện cho những người muốn hầu việc Chúa. Trong đời sống phụng vụ của ông, ông đã được Chúa ban cho tài năng ân tứ đặt biệt để sáng tác 374 bản Thánh ca, bình thường các Thánh ca này được dùng trong các buổi thờ phượng công cộng và hát theo thể hát đuổi. Đến năm 1755, tập Thánh ca hoàn chỉnh ra đời. Những bài hát nổi tiếng trong quyển tập này là "Ngày vui vẻ" "Hark! The Glad Sound", "The Saviour Comes", O God of Bethel". Đặt biệt thánh ca "Ngày Vui Vẻ" (O happy day) đã cảm động lòng người và kêu gọi họ quay về với Đấng Christ để tận hưởng niềm vui khôn tả. Vì bài hát này là một từng trải của chính tác giả khi trở lại cùng Chúa. Nhà truyền giáo danh tiếng D. L. Moody thời sinh tiền rất hay dùng Thánh ca này để cho Hội chúng hát khi ông truyền giáo Tin lành ở một vùng nào. Trong mộ chiến dịch tại Luân Đôn, khi ca đoàn và Hội chúng đứng lên hát bài "Ngày Vui Vẻ" thì Thánh Linh đã cảm động hàng ngàn người trở lại cùng Chúa, trong đó đó có người phụ nữ khốn khổ đến hỏi một nhân viên của đoàn truyền giảng phương cách để được cứu, thì ông ấy đáp hãy tin Chúa Giê-xu thì bà sẽ được cứu. Bà này cùng với hàng ngàn người khác đã tìm được ơn tha thứ và cứu rỗi của Chúa sau đó. Không ai không vui mừng, sung sướng khi chọn Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa cho đời sống mình, lại không thích thú những lời ca này.
Ngày vui hơn hết, ngày tôi tin Chúa.
Tôn Giê-xu Christ, làm Cứu Chúa mình
Từ đây tôi mãi mừng vui ca múa
Đi khắp muôn nơi truyền bá tin lành
Ngày vui vẻ, ngày sung sướng
Khi Chúa rửa tôi, sạch hết mọi đường..."
Ông Philip Doddridge về Nước Vinh quang Chúa năm 1751

Dwight Lyman Moody

(1837-1900)
Dwight Lyman Moody là một người có ân tứ thuyết giảng Phúc Âm chinh phục linh hồn hư mất quán quân và đáng chú ý nhất trong thế kỷ 19 không có ai phủ nhận được; mặc dầu phần đầu cuộc đời ông chẳng có tín hiệu nào tỏ ra hứa hẹn cho sự nghiệp đó cả.
Ông D. L. Moody sanh ngày 5-2-1837, là con trai thứ sáu trong chín người con của gia đình Thanh giáo ở Hạt Northfield, tiểu bang Massachussett, Hoa kỳ. Thân phụ ông là Sadwin và mẹ là bà Betsy Holton Moody. Moody sớm mồ côi cha nên mẹ ông phải chống chọi với cảnh cơ hàn để nuôi đàn con nheo nhóc; lúc ấy Moody được 4 tuổi. Tự nhiên gia đình này lâm vào cảnh vật chất nguy kịch. Do đó Moody không được học hành bao nhiêu và cũng chẳng có kiến thức về văn hóa nào đáng kể. Dẫu vậy thân mẫu Moody là một phụ nữ đầy lòng tin kính Chúa và có thừa nghị lực để không vì quá khốn cùng lo cho đời sống gia đình mà thiếu sự quan tâm đến đời thuộc linh của các con mình đâu.

NGÀI ĐEM TÔI LÊN

-“Trà đá đây!...Ai trà đá hôn?”
Tiếng rao của cô gái nhỏ nhắn có nước da ngăm đen như chìm vào mớ âm thanh hỗn độn của khu Chợ Lớn sầm uất. Giữa dòng người ồ ạt như nước chảy, cô gái tất tả ngược xuôi với bình trà đá trên tay, cố chen, cố lấn để kiếm sống trong các khu chợ, bến xe, không phải chỉ để nuôi mình, mà còn cưu mang cả đàn em nheo nhóc ở nhà.
Buổi xế chiều… k
-“Trà đá đây!...Ai trà đá hôn?”
Tiếng rao của cô gái nhỏ nhắn có nước da ngăm đen như chìm vào mớ âm thanh hỗn độn của khu Chợ Lớn sầm uất. Giữa dòng người ồ ạt như nước chảy, cô gái tất tả ngược xuôi với bình trà đá trên tay, cố chen, cố lấn để kiếm sống trong các khu chợ, bến xe, không phải chỉ để nuôi mình, mà còn cưu mang cả đàn em nheo nhóc ở nhà.
Buổi xế chiều… khi những lon trà đã được gom lại, tấm thân mảnh mai ấy lại tiếp tục bươn bả trong các khu chợ vải với rổ quýt trên tay. Nhanh nhẹn, lanh lợi và chịu khó… nhưng tất cả những cái đó cộng lại, cũng không thể nào đem cô gái ra khỏi số phận hẩm hiu.

TÔI NÓI LỜI THA THỨ

Cảm ơn Chúa, Ngài đã sống lại 
để cuộc hôn nhân đã chết của chúng tôi 
nay cũng được sống trong Ngài.
Suốt hai mươi lăm năm đời sống của gia đình chúng tôi chẳng khác nào địa ngục trên đất. Chồng tôi dường như ngày nào cũng say mèm và người đầu tiên anh đánh đập tàn nhẫn mỗi khi bước về nhà là vợ anh. Chính tôi là người phải chịu những trận đòn dã man không thương tiếc. Thậm chí khi tôi mang thai đứa con trai đầu lòng, anh dùng dây điện quất tôi mỗi khi không bằng lòng về một điều gì đó, tôi hoảng sợ, sợ anh đánh trúng đứa con trong bụng nên quì lạy van xin anh tha thứ cho tôi; anh chỉ cười khẩy, phạt tôi bò quanh nhà với nồi nước lạnh trên lưng, không được làm đổ, anh có vẻ thích thú với trò chơi mới lạ, cầm cây roi lăm lăm trong tay anh nói:

Johann Gutenberg- Máy In

Một cô gái quê can đảm đứng lên tập họp quân đội gần tan rã của nước Pháp kháng chiến chống lại các lực lượng xâm lược Anh quốc; một nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ chiến thắng Constantinople và mở rộng một đế quốc có thể nói là lâu bền nhất trong nghìn năm thứ hai của thế giới; một thủy thủ người Y-ta-li đã vượt biển Đại Tây vào năm 1492.  Ba người nổi danh âý là nữ anh hùng Jeanne d’Arc của Pháp, Hoàng Đế Mehmet thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ và Christopher Columbus, người tìm ra châu Mỹ, danh bất hư truyền trong lịch sử thế giới. Nhưng chính là nhờ một nhân vật cùng sống trong thế kỷ 15 đã sáng chế ra một phương cách cách mạng, không những chỉ phổ biến tên tuổi và công nghiệp của họ,  nhưng còn đưa hiểu biết và phát minh của loài người đi khắp thế giới nữa. Người ấy là Johann Gutenberg.

Làm sao tôi biết, kinh thánh là Lời Đức Chúa Trời ?


BẰNG CHỨNG BÊN NGOÀI:
Bằng chứng bên ngoài có nghĩa là những thực tế bên ngoài Kinh Thánh bày tỏ rằng Kinh Thánh là một nguồn cung cấp những dữ kiện giá trị đáng tin cậy.
Bằng chứng về khoa học:
Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh được Kinh Thánh là sai. Nhiều người sẽ nói rằng, “Kinh Thánh không phải là một quyển sách thuộc về khoa học mà chỉ nhằm cung cấp một cái nhìn tôn giáo hay tâm linh trong vũ trụ nầy mà thôi.” Lời tuyên bố trên hàm ý rằng sự mô tả mang tính khoa học tự nhiên chỉ nhắm đến mục tiêu phục vụ cho tôn giáo nên không thể mong đợi sự chính xác tuyệt đối nơi những mô tả nầy. Vì thế, chúng ta được bảo đừng tin cậy vào những chi tiết mang tính khoa học mà chỉ tìm kiếm những lời dạy dỗ mang tính đạo đức hoặc tôn giáo mà thôi.
Sự suy nghĩ nầy là sai lầm bởi vì nó vô lý. Làm sao chúng ta có thể khẳng định được phần nào đúng và phần nào không đúng. Nếu chúng ta không thể tin cậy một vài phần nào đó trong Kinh Thánh thì chúng ta cũng không thể tin cậy vào những sứ điệp về đạo đức hay thuộc linh mà Kinh Thánh mang lại. Lý do chúng ta không thể tin cậy vào những sứ điệp thuộc linh là vì chúng ta không có một nền tảng căn bản để biết điều nào là đúng và xác đáng cho đời sống của chúng ta và điều nào là không chính xác để không phải tuân theo một cách nghiêm túc.

Phương Pháp Tẩy Sạn Mật Và Gan Rất Hiệu Qủa


Đây là một phương pháp rất hửu hiệu và kết qủa một trăm phần trăm qua việc tẩy sạn gan và mật. Nhiều ngýời nhờ biết và xử dụng đã không phải đi gỉải phẩu gan hay mật vì sạn. Nhiều ngýời cho biết sau khi tẩy sổ gan và mật xong thí ăn được, ngủ được, những chứng bệnh nhức đầu hay allergy cũng tan biến và tăng xong cũng hạ thấp.
Đừng hỏi là tôi có sạn không? Ai ai cũng có sạn cả, hoặc nhiều hoặc it, khi bị đau nhói trong người đễ đi nhà thương khám bệnh mới biết có sạn, thỉnh thoảng không còn kịp để giải phẩu. Cách tốt nhất là chúng ta giúp đở chính mình, sống khoẻ và yêu mến Chúa hơn và không phải lo giải phẩu gì sạn.
Sau đây là một phương cách đơn giản để giúp tẩy sạn trong mật, gan và sổ bao tử ruột già và ruột non.

CHỈ CHỜ CHẾT

Chúa Giê-xu chữa lành cho một người Hồi giáo
Giới thiệu: Lúc 34 tuổi, Nasir Siddiki, một doanh nhân thành công, đã tạo được một triệu đô đầu tiên của mình, nhưng tiền bạc của ông không có ý nghĩa gì khi phải nằm cách tuyệt vọng trên giường bệnh. Ông được chẩn đoán là một trường hợp bệnh zona xấu nhất chưa từng được nhận vào Bệnh viện Toronto. Hệ thống miễn dịch của ông đã ngừng làm việc và các bác sĩ chỉ còn có cách chờ ông qua đời. Đây là lời làm chứng của ông về sự thăm viếng đặc biệt của Chúa Giê-su và sự chữa lành lạ lùng mà Ngài mang đến cho ông.
Sáng hôm sau tôi tỉnh dậy trong một căn phòng không có vi khuẩn trên tầng thứ tám của bệnh viện, da của tôi nóng cháy như có ai đó đã dội xăng vào mình tôi và đốt. Tôi cảm thấy lửa đốt từ trong ra ngoài.