Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Friday, November 2, 2018

KHOA HỌC VÀ KINH THÁNH

Sứ đồ Phao-lô xác chứng “Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn” ( 2Tm 3:16). Và Sứ đồ Phierơ cũng đã khẳng định “Thánh linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời” (IIPhi  1:21). Thánh kinh mang bản chất nhân tính bao gồm chữ viết, văn phạm, văn mạch, văn hoá, văn chương, lý luận, hoàn cảnh lịch sử, địa lý, v. v… Ngoài ra Kinh thánh còn mang bản chất thần tánh như vô ngộ, có thẩm quyền, hiệp nhất và huyền nhiệm. Vậy giữa khoa học và Kinh thánh có hoà hợp nhau không?

Sự hoà hợp giữa khoa học và Kinh thánh là gì? Mat 12:40 đề cập đến Giô-na ở trong bụng cá ba ngày ba đêm. Một câu chuyện mà nhiều người nhận thấy khó tin, vậy mà Chúa Giê-su đã tin nhận câu chuyện ấy. Trước đây người ta nghĩ rằng chẳng có con cá nào to đủ để nuốt trọn một con người, tuy nhiên ngày nay người ta biết rằng loại cá nhà táng, loại cá mập trắng lớn và cá voi có thể làm điều đó. Các sinh vật biển nầy có thói quen mửa ra những thứ trong bụng nó trước khi chết.


Có những lời ký thuật, rất hết sức xác thực, về những con người trong thời buổi hiện đại đã bị nuốt trọn bởi những loài cá lớn nầy và sau đó được giải cứu mà vẫn sống. Một thuỷ thủ người Anh bị ngã qua mạng tàu, bị con cá nhà táng nuốt chửng, đã sống một ngày rưỡi trong bụng con cá lớn nầy. Con cá bị săn đuổi, bị đánh bắt và người đàn ông nầy được lấy ra khỏi bụng cá, bất tỉnh nhưng vẫn còn sống. Câu chuyện nầy nói lên sự hoà hợp giữa khoa học và Kinh thánh.
A. THIÊN VĂN HỌC:
   Trái đất hình tròn và không có vật chống đỡ: Ê-sai đã mô tả trái đất hình tròn “The circle of the earth: Vòng trái đất”. Trong tiếng Hê-bơ-rơ chữ “Khug” được dịch là vòng tròn, hoặc hình cầu, giống như quả cầu, là điều chính xác không ai chối cải được.
Dân Hê-bơ-rơ, dân tộc cổ xưa, duy nhất tin rằng trái đất hình tròn chứ không phải hình dẹp. Cách đây 2700 năm Ê-sai đã được Đức thánh linh cảm thúc và viết lên quả đất hình tròn: “Ngài Đấng ngự trên vòng trái đất” (Es 40:22). Ngày nay nhờ khoa học tiến bộ các em bé học lớp ba cũng biết xác chứng quả đất hình tròn.
Niềm tin về trái đất lơ lửng giữa khoảng không, không được chống đở bởi một vật gì đã không được khám phá ra, cho đến thế kỷ thứ 15 mới được đề cập đến. Tuy nhiên giới khoa học chưa chấp nhận, mãi cho đến thế kỷ thứ 17 mới nhận ra lẽ thật. Trong lúc đó Giop  26:7 mô tả “… Ngài treo trái đất trong khoảng không không” (He hangs the earth on nothing).
Các ngôi sao vô số không thể đếm được: Từ ngàn năm xưa có những con người yêu mến thiên văn học, họ tìm cách đếm những ngôi sao:

- Hipparchus sống vào 150 T. C. đã đếm không tới 3000 ngôi sao.
- Ptolemy sống 150 S. C. đã đếm được 1058 ngôi sao.
- Kepler sống vào 1571-1630 đã đếm được 1005 ngôi sao.
- Galileo sống vào 1609 đã phát minh ra viễn vọng kính và khám phá ra rằng các ngôi sao không thể đếm được.
Ngày nay chúng ta biết rằng mặt trời là một trong số 100 tỉ ngôi sao trong dãy Ngân hà (Ngân hà: Dải sáng màu trắng nhờ vắt ngang bầu trời, do các ngôi sao li ti hợp thành, thường nhìn thấy trong những đêm trời quang, Tự điển VN), và các thiên hà khác (Thiên hà: tập hợp rất nhiều ngôi sao, hàng trăm tỉ, trong đó Hệ Mặt Trời chỉ là một bộ phận rất nhỏ) cũng có số lượng ngôi sao tương đương như vậy. Lời Đức Chúa Trời qua các tiên tri đã nói rất đúng: “Người ta không thể đếm được cơ binh trên trời, và lường cát dưới biển” (Gie  33:22). Đức Chúa Trời hứa chúc phước cho Áp-ra-ham, một con người lại là một người già yếu, sanh ra muôn vàn con cháu, đông như sao trên trời, như cát bãi biển, không thể đếm được (He 11:12).
B. KHÍ TƯỢNG HỌC
   Vòng hơi nước: Cách đây gần 4000 năm, Kinh thánh đã nói về vòng hơi nước tức sự vận hành của nước bốc hơi, ngưng tụ, thành mây, thành mưa hoặc thành tuyết rơi xuống đất, để rồi lại bốc hơi. Dầu vậy các nhà khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ quá trình nầy, cho mãi đến thế kỷ 19, kiến thức khoa học gia tăng họ mới thấu hiểu được sự vận hành của vòng hơi nước. Trong lúc đó, Giop  36:27-28 đã xác chứng: “Vì Ngài thâu hấp các giọt nước: Rồi từ sa-mù (mist) giọt nước ấy bèn hoá ra mưa. Đám mây đổ mưa ấy ra, nó từ giọt sa xuống rất nhiều trên loài người”. Những giọt mưa nầy rơi rớt xuống mọi nơi để rồi mọi sông đều đổ vào biển, song không hề làm cho đầy biển; nơi mà sông thường chảy vào, nó lại chảy về đó nữa (Tr 1:7).

Sự tuần hoàn của không khí: Luồng chuyển vận của gió và không khí không được các nhà khoa học khám phá. Cách đây 100 năm, các nhà khoa học mới sử dụng những quả bóng thời tiết ở độ cao để khám phá ra rằng hơi ấm bắt đầu ở tại xích đạo, tràn xuống hai cực, nó lạnh đi và rơi xuống bề mặt của trái đất, là nơi một lần nữa nó lại tràn về xích đạo để bắt đầu lại chu trình nầy. Sự kiện nầy đã được Gióp và vua Sa-lô-môn đề cập đến:
Giop 28:25 “Chúa định hướng cho các luồng gió và đặt biên giới cho các đại dương” (Theo bản diễn ý). Một bản khác dịch “Ngài định sức nặng cho gió”. Gióp nói tiếp “Chúa sai bão tố từ phương nam, và lạnh giá đến từ phương bắc” (37:9 Bản diễn ý).
Sa-lô-môn cũng đồng một quan điểm như Gióp “Mặt trời mọc, mặt trời lặn, nó lật đật trở về nơi nó mọc. Gió thổi về hướng nam, kế xây qua hướng bắc; nó xây đi vần lại không ngừng, rồi trở về vòng cũ nó” (Truyền 1:5-6). Tiến sĩ Lê Hoàng Phu dịch “Mặt trời mọc, lặn, xoay vần không dứt. Gió thổi nam, thổi bắc, quanh đi vòng lại”.

Chớp: Đề cập đến vấn đề nầy Gióp đã nói nhiều năm về trước: “Ai đào kinh cho nước mưa chảy, phóng đường cho chớp nhoáng của sấm sét” (Giop  38:25). Hoặc “Ai đào kinh cho nước lụt, và chỉ đường cho sấm chớp” (Diễn ý).
  Vào năm 1930, các máy chụp hình với tốc độ cao đã chụp ánh sáng của chớp. Khi chiếu lại trên màn ảnh với tốc độ chậm, các nhà khoa học đã ghi nhận rằng: Trước khi chớp phát ra với tiếng sấm kèm theo, đã có một đường phóng. Đường phóng nầy là việc thăm dò ban đầu của sức mạnh năng lượng điện đến mặt đất. Khi tia phóng đến gần mặt đất nó hút một chuỗi điện tích từ mặt đất về phía nó. Tia phóng và chuỗi điện tích gặp nhau, có một con đường chuẩn bị cho chớp xuất hiện, lập tức ánh chớp trở thành một tia sáng thấy rõ.
Điều nầy cho chúng ta thấy từ tia chớp, vòng hơi nước hay sự tuần hoàn của không khí đều được Thiên Chúa dự phòng, lo liệu, tính toán để mọi sự kiện xẩy ra trong trật tự vì Đức Chúa Trời chúng ta là Đức Chúa Trời trật tự.
C. SINH VẬT HỌC
   Tất cả các động vật tái sản sinh đều tuỳ theo loại của chúng: Từ nhiều thế kỷ nay người ta tin rằng một loài động vật có thể giao phối với động vật khác để cho ra đời một loài động mới. Điều nầy đã được chứng minh là không thể được, vì mỗi loài đều có số lượng nhiểm sắc thể khác biệt và cụ thể. Chúng là những tế bào tái sản sinh chính nó để cho ra đời con cháu. Hai loài động vật cùng một loài có thể cho ra đời loài thứ ba. Ví như con ngựa và con lừa có thể cho ra một con la, nhưng khi điều nầy xẩy ra thì thế hệ con cái không có khả năng sinh sản. Chúng không tạo được một loài mới. Một lần nữa Kinh thánh lại đúng như lời Chúa xác chứng: “… Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh các loài sống tuỳ theo loại, tức súc vật, côn trùng, và thú rừng, đều tuỳ theo loại; thì có như vậy. Đức Chúa Trời làm nên các loài thú rừng tuỳ theo loại, súc vật tuỳ theo loại, và các côn trùng trên đất tuỳ theo loại …” (Sáng 1:21-25).

  Tại sao không được kết hôn với những người bà con gần?: Loài người có hơn 300 gien khiếm khuyết gây ra những khuyết tật như: điếc, mù loà, mù màu, dư tứ chi, tứ chi ngắn, hay chảy máu, bạch tạng, tiểu đường v. v… Khi những người bà con gần kết hôn lẫn lộn, những gien khuyết tật nầy có khả năng truyền lại cho con cháu nhiều hơn. Một nan đề đặt ra con cháu của Cain và Sết, những người nầy đã kết hôn với chị em ruột của họ thì sao? Có thể vào thời kỳ mớ khai thiên lập địa dân số chưa đông, các gien khiếm khuyết nầy chưa xuất hiện trong loài người.
  Một bộ tộc tại Phi châu đã phải chịu một sự biến dạng khiến các ngón chân của họ chỉ còn lại hai ngón lớn trong hình chữ “V” như bàn chân đà điểu. Khuyết tật nầy là kết quả của việc giao phối giữa những người bà con gần với nhau. Những người đã tái định cư và kết hôn với những người không có mối quan hệ bà con gần thì sinh ra con cháu bình thường.

  Mọi xác thịt đều không giống nhau: Từ xưa cho mãi đến thế kỷ 20, các nhà khoa học đều tin rằng tất cả những loài xác thịt hầu như đều giống nhau. Mãi đến năm 1930, kính hiển vi điện tử được phát minh, các nhà khoa học mới nhận biết các tế bào đều hoàn toàn khác nhau về cấu trúc. Ngày nay ngành khoa học hiện đại đã nhận ra bốn sự phân chia của các loài xác thịt: con người, thú vật, loài cá và chim chóc. Sự phân chia nầy chính xác như Phao-lô đã nhận định “Mọi xác thịt chẳng phải là đồng một xác thịt; nhưng xác thịt loài người khác, xác thịt loài thú khác, loài chim khác, loài cá khác” (ICo1Cr 15:39). Một lần nữa lời của Đức Chúa Trời chính xác, khiến các nhà khoa học chống đối đành bịt miệng.