Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Thursday, December 6, 2012

Mừng Chúa Giáng Trần



Trên bầu trời một vì sao chói sáng
Báo tin lành Đấng cứu thế giáng sinh
Vì yêu thương nhân loại bỏ thiên đình
Vào trần thế hóa thân người cứu chuộc

Barabbas – Phần 5b


SF



Barabbas
Tác giả: Par Lagerkvist

Người dịch: Hướng Dương


Tin! Làm sao tin được người mà chính gã đã thấy là bị đóng đinh trên một cây thập tự? Người mà bây giờ thì thân xác đã chết lâu rồi, không sống lại, và chính gã đã biết chắc?  Sự tin tưởng như thế chỉ là hoàn toàn tưởng tượng. Không có ai từ chết sống lại, kể cả ông Thầy mà họ sùng bái hay bất cứ ai khác.
Hơn nữa, chính gã, Ba-ra-ba, không có trách nhiệm gì hết trong việc chọn lựa của họ. Họ có thể chọn tên tù nào họ muốn. Và sự may rủi đã xảy ra như vậy rồi.

Huyền Nhiệm Giáng Sinh



Không xuất thân từ trần gian
Cũng không thuộc cõi người phàm tục
Chúa Giê-xu từ thiên đàng cao sang
Bước xuống cõi đời khổ đau, ô trọc
Vào một đêm huyền diệu vô cùng
Có ánh sao thần tỏa sáng khắp trời đông
Vang dội tiếng loa thiên sứ báo Tin Mừng
Và ca đoàn thiên binh ca ngợi Thượng Đế

Đức Chúa Trời Ở Cùng Chúng Ta



Một lần nữa cả thế giới lại hân hoan kỷ niệm ngày Chúa Giê-xu giáng sinh. Dòng lịch sử của nhân loại đã được chia đôi qua sự kiện Chúa Cứu Thế ra đời. Người ta nói đến khoảng thời gian trước Chúa và sau Chúa. Tuy nhiên, ý nghĩa đích thực của ngày lễ này là gì? Chúa Giê-xu giáng sinh có quan hệ gì đến cá nhân tôi? Khi Chúa Giê-xu giáng sinh, Ngài được gọi bằng nhiều danh hiệu khác nhau. Mỗi danh hiệu nói lên ý nghĩa của sự việc Chúa ra đời và trong câu chuyện Phúc Âm hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau suy nghĩ đến một trong những danh hiệu đó. Đó là danh hiệu Em-ma-nu-ên. Em-ma-nu-ên là tiếng Do Thái có nghĩa là Đức Chúa Trời ở với chúng ta. Sự việc Chúa Giê-xu giáng sinh là để làm ứng nghiệm lời tiên tri đã được loan báo bảy trăm năm trước đó. Lời tiên tri nầy như sau: Một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một Con Trai, rồi người ta sẽ gọi Con Trai đó là Em-ma-nu-ên, nghĩa là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta (Phúc Âm Ma-thi-ơ 1:23). Đức Chúa Giê-xu được gọi là Em-ma-nu-ên, Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Đức Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta trong những ý nghĩa sau đây:

Wednesday, December 5, 2012

Những Từ Ngữ Mùa Giáng Sinh--2




Kính thưa quý thính giả,
Trong mùa Giáng Sinh, chúng ta thường thấy hình ảnh của hang đá hay chuồng chiên, với hài nhi Giê-xu được đặt nằm trong máng cỏ. Có Ma-ri và Giô-sép ngắm nhìn hài nhi bên cạnh máng cỏ. Vây quanh cũng có các gã chăn chiên trong các bộ áo quần rách rưới lam lũ với những chiếc gậy đầu vòng trên tay, tương phản với ba nhà thông thái trong những y phục sang trọng rực rỡ, đang quỳ xuống để dâng lên hài nhi Giê-xu các món quà quý giá.
Địa danh “tiểu thôn Bết-lê-hem” thường được nhắc đến trong các bài thánh ca Giáng Sinh. Đây là nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu giáng sinh.

Có những sự kiện xảy ra trước đó, để rồi tại tiểu thôn này, trong một chuồng chiên, Ma-ri sinh hài nhi Giê-xu, lấy khăn bọc và đặt nằm trong máng cỏ

Những Từ Ngữ Mùa Giáng Sinh (Bài 1)


Kính thưa quý thính giả,
Chúng ta đang bước vào mùa Giáng Sinh. Không khí khắp nơi đang trở nên tấp nập và rộn ràng hẳn lên. Trên đường phố và các tiệm buôn có treo dòng chữ “Chúc Mừng Giáng Sinh” hay “Merry Christmas”. Có tiệm trưng bày cây thông Giáng Sinh, với dây đèn lấp lánh, bên cạnh các đồ trang trí thật đẹp mắt, có hình trái thông, hình hoa tuyết, có cả thiên thần mặc áo trắng tinh với đôi cánh trên hai vai, hình cây gậy đầu vòng của người chăn chiên và các chiếc vớ nhỏ xíu. Có nơi chưng ông già Nô-ên với bộ râu bạc trắng xóa, đội áo và mặc áo nỉ đỏ có viền lông trắng, mang nịt đen, đi đôi giày ống cao, trên vai mang một túi quà nặng trĩu. Người người bận rộn đi mua sắm, mua quà và mua thiệp Giáng Sinh để tặng nhau.

Bên cạnh các hình ảnh đẹp mắt của mùa Giáng Sinh, bạn và tôi cũng được nghe những từ ngữ quen thuộc đặc trưng vào mùa lễ hội lớn nhất này mà cả thế giới long trọng đón mừng. Những từ ngữ này là gì và chúng mang ý nghĩa gì?

Ngón Tay Chúa


Ơn Thương Xót

BOWA_fem1.jpg
Những  lời của bài hát “Chim sẻ mắt Chúa vẫn chú vào” do Wintley Phipps hát âm vang trong tấm lòng u buồn của tôi, như một liều thuốc xoa dịu nỗi sầu khổ của tôi. “Khi có Jesus bạn vô đối, ngày đêm khắng khít với tôi. Sao tôi còn chán, còn nghi ngờ. Sao tôi còn e mây mờ, sao thấy lòng những hoạnh hiu nay, mong ước về cõi trời ngay. Chim sẻ mắt Chúa vẫn chú vào thì Ngài há quên tôi khi nào”.

Đấng Ban Cho


pd333111_s.jpg
Khi đức tin bạn bị lung lay có  một phương thuốc đơn giản: nhớ đến Chúa.

Chúng ta thường có một khuynh hướng lạ kỳ khi những lời cầu nguyện của chúng ta được nhậm. Mặc dầu chúng ta có thể chứng kiến công việc tay Chúa làm một cách lạ lùng, chúng ta có thể lỡ mất mục đích sâu xa ở đằng sau những hành động diệu kỳ đó: Chính con người của Chúa. Hay một nói một cách khác, chúng ta yêu mến những điều Chúa làm, hơn là Đấng ở sau những việc làm đó.
Đây không phải là điều gì mới của con người.

Ðại Hạ Giá



Thời buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v...v... hạ giá! Tôi cầm mảnh bằng đại học cạ cục mãi chưa tìm ra việc làm, cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Leon Tolstoy, Tagore, Dostoievski... đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... cả thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm hỏi:
- Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?