Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Saturday, July 30, 2011

KHOA HỌC MINH HỌA 6

KHOA HỌC MINH HỌA  6


1.Vài điều lạ lùng
Chúng ta đọc Ê-sai 25: 1 “Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là Đức Chúa Trời tôi. Tôi tôn sùng Ngài, tôi ngợi khen danh Ngài, vì Ngài đã làm những sự lạ lùng, các mưu định từ xưa của Ngài đều thành tín và chân thật”. Đức Chúa Trời đã làm nhiều điều lạ lùng. Tôi thích dùng vài giờ đồng hồ để lượt qua vài điều lạ lùng mà Ngài đã làm. Ngài đã làm nên con nhện với các đặc tính riêng biệt. Rồi Ngài đã làm nên cây sái cổ, hay hồng mộc (sequoia) với kích thước kinh khủng của nó. Rồi đến hoa tím bé nhỏ diễm lệ và mềm mại. Ngài đã sáng tạo mẫu tuyết với sự xếp đặt có sáu điểm, mỗi hoa tuyết có hình sáu cánh, mỗi góc 60 độ. Ngài sáng tạo tinh thể muối mà luôn luôn được tạo thành với sáu cạnh hoàn hảo, bằng các góc 90 độ. Ngài đặt lông trên chim chóc và da cho con voi, vảy vi cho cá và không có gì cho anh em. Làm sao Chúa biết đầy đủ để làm điều đó? Tại sao Ngài làm điều đó? Ngài có lý do chính đáng, vì Ngài biết con người sẽ được sống dưới mọi loại tình trạng, bất cứ nơi nào Ngài đưa anh ta đến. Nên Ngài đưa chúng ta vào thế giới mà không có gì trên thân mình, đến nỗi chúng ta có thể mặc lấy các vật đúng thích hợp theo một loại hoàn cảnh nào đó mà chúng ta được đặt vào.

2.Sự thai nghén
Bạn có biết rằng trong mọi hình thức thai nghén – sự tạo thành sự sống, hay sự sinh sản trong tất cả đời sống động vật, rằng trong mọi trường hợp thời kỳ mang thai đều chia chẵn cho 7 chăng? Số ngày ấp trứng chim sẻ, hay trứng chim ưng, trứng cá sấu, tất cả đều chia được cho 7. Số ngày cho mèo con, cho voi, hay em bé, hay bất cứ loài có vú nào khác đều chia được cho 7. Bây giờ, hỡi các anh em là các nhà theo thuyết tiến hóa, hãy lắng nghe -  thậm chí không một ai đã tìm thấy con đười ươi hay con hắc tinh tinh hay bất cứ đời sống của loại khỉ nào khác gần với thời kỳ mang thai của em bé loài người. Anh em đã nắm điều đó chăng? Loài phát triển rất cao của các hạng loại khỉ có cùng thời kỳ mang thai với loài khỉ thấp thỏi nhất, còn hình thức thấp hèn hơn hết của đời sống con người, những kẻ sinh trong các xứ mọi rợ, trong hạng loại tồi tệ nhất của tội lỗi, đều có cùng thời kỳ mang thai với những người được các kẻ có văn hóa, sinh ra trong các trường đại học của xứ này. Anh em có thể tìm được móc mắc xích sai sót ở đâu? Nơi đâu có sự liên kết nào đó giữa đời sống loài khỉ và đời sống nhân loại? Điều này phi lý và hoàn toàn không thể.

3.Vài sự kiện nổi bật
Tôi xin đề cập trong vương quốc động vật rằng sự đều đặn của các thời kỳ mang thai minh chứng cách quyết định rằng một Đức Chúa Trời hằng sống, toàn tri và toàn năng đã có lệnh truyền hoàn bị về sự hình thành sự sống.
Trứng con bọ khoai lang ấp trong bảy ngày hay một tuần lễ. Trứng chim ở đảo Canary trong 14 ngày, trứng gà mái 21 ngày, trứng vịt 28 ngày, trứng loài vịt rừng 35 ngày, còn trứng cá sấu Bắc Mỹ ấp 63 ngày, trứng đà điểu, trứng két đều cũng y như vậy. Trứng rắn được ấp 49 ngày. Xin vui lòng chú ý mọi trường hợp này đều là bội số của 7.

Thời kỳ mang thai của chuột nhắt là 14 ngày và chuột thường là 21 ngày. Thời kỳ cho một con mèo là 56 ngày, con chó là 63 ngày. Ngựa được tạo ra trong 273 ngày và cá voi trong 392 ngày. Con gấu được tạo nên trong 182 ngày và con nai trong 252 ngày. Con người được tạo thành trong 280 ngày.
Bạn sẽ lại ghi nhận tính đều đặn trong các bội số của 7 trong tất cả các sự sinh đẻ này.
Trong vương quốc quặng mỏ, chúng ta tìm thấy rằng các tinh thể muối luôn luôn là các hình lập phương hoàn hảo, còn các tinh thể đường không bao giờ có các hình lập phương.

Để bày tỏ tình yêu của Ngài đối với chúng ta, Đức Chúa Trời phá một trong các định luật của Ngài về các hóa chất. Ai cũng biết nóng làm nở ra, lạnh làm co lại. Điều này là thật cách thực tiễn đối với mọi bản thể. Tuy nhiên trong trường hợp của nước, tức là oxygen (dưỡng khí) và hydrogen (khinh khí), Chúa làm một điều dị thường. Nước theo một luật tổng quát, co lại đang khi trời lạnh hơn đến khi đến 34 độ F. Vào điểm này một sự thay đổi dị thường xảy ra, nước bắt đầu nở to. Càng lạnh hơn, nó càng lớn hơn. Năng lực nở giãn này rất mạnh đến nỗi nó sẽ dễ dàng phá tung bê-tông và kim khí. Đức Chúa Trời làm điều này để an ủi và chăm sóc chúng ta. Nếu nước tiếp tục co lại khi nó có băng, nước đá sẽ rơi xuống đáy, và vào mùa đông mọi ao hồ, sông ngòi sẽ là chất đặc đóng băng. Cá sẽ bị giết chết và sẽ không còn nước để uống trong mùa hè. Chúa rất nhân từ khi phá định luật của Ngài để che chở và dự trù cho dân Ngài. Mọi hiện tượng này minh chứng sự chăm sóc thương yêu của một Đức Chúa Trời có Vị phẩm.

4. Đức Chúa Trời rất đáng kinh ngạc của chúng ta
Sự việc treo lớn nhất trong mọi sự việc treo là sự treo thứ nhất được ghi chép trong kinh thánh. Gióp, người sống trong thời Áp-ra-ham, đã viết: “Chúa trải bắc cực ra trên vùng trống và treo trái đất trên không không” (Gióp 26: 7). Anh em có chú ý Ngài đã treo nó trên cái gì chăng? Ngài làm nên trái đất từ không không và rồi Đức Chúa Trời đã treo nó trên không không. Anh em có cẩn thận ghi nhận các lời đó chăng? Chỉ có một mình Đức Chúa Trời thiết thực, cá thể, có thân vị, hằng sống và thông minh mới có thể làm nên hàng triệu sự vật trên trái đất từ không không, và sau đó treo chúng trên một không gian trống và trên không không. Bạn có thực sự tin rằng Ngài đã làm chăng? Có lẽ anh em là dân nói rằng không có Đức Chúa Trời có ngôi vị, hay không có Đức Chúa Trời cá thể, thích giải nghĩa thế nào một “ý tưởng” hay “tâm trí” hay “sự thật”, hay “tình yêu” hay “cái vô hạn” hoặc bất cứ sự vật trừu tượng không thấy được nào đó, đã có thể tạo nên trái đất từ không không và sau đó treo nó trên không không.

Có 103 nguyên tố hóa chất (tác giả giảng năm 1931) mà do các hình thức và tổ hợp khác nhau của chúng hình thành trái đất này. Đức Chúa Trời đã dựng nên vàng cho vẻ đẹp, nhôm cho sự chói sáng, sắt cho sức mạnh. Đức Chúa Trời đã tổ hợp các nguyên tố này với các nguyên tố khác để ban cho chúng ta thóc lúa, thực vật, trái cây, bông hoa và hàng triệu sản vật khác. Đức Chúa Trời sẽ lấy không không mà làm nên vạn vật, rồi Nài lấy vạn vật mà treo trên không không. Mọi điều này được ban cho để khích lệ đức tin chúng ta.
5.Chúng đã bắt đầu từ đâu?
Có 103 nguyên tố hóa học trong trái đất này mà tôi biết – bây giờ do các sự khám phá có thể có thêm – nhưng có 103 đã được ghi chép. Chúng đã bắt đầu ra sao? Ai làm ra chlorine, fuorine, hydrogen, oxygen, nay nitrogen trước nhất? Chúng từ đâu mà đến? Không khí gồm 21% oxygen, 79% nitrogen và Đức Chúa Trời làm tổ hợp đó trước nhất. Nếu không có Đức Chúa Trời, điều đó đã bắt đầu ra sao? Những ai trong anh em mà có học môn hóa học đều biết có 4 sự tổ hợp  của oxygen và nitrogen cách khác, và đều độc hại, chúng sẽ giết anh em. Nếu Đức Chúa Trời không giữ gìn tỉ lệ đó, bạn và tôi sẽ không sống được.

Voi đã bắt đầu y như hoa tử la lan như thế nào? Củ cải đỏ bắt đầu y như rắn và bản thể loài người bắt đầu y như muỗi như thế nào? Hãy nói cho tôi về điều đó. Ô, con người ngu dại biết bao khi tin vào loại vô lý đó.
Chúng ta đọc Khải thị 20: 11 rằng: “Các từng trời và trái đất qua đi”. Chúng đầy dẫy tội lỗi, độc ác và tà ác. Đức Chúa Trời phải xóa sạch. Sẽ không có gì mới, vì các ngôi sao sẽ hiện hữu trở lại. Chúng ta không biết chúng đến từ đâu. Chúng ta không biết nơi chúng phát sinh nhưng chúng đều có cùng sự tổ hợp hóa học như nhau: 95% sắt, 4% kền và 1% pha trộn của cobalt (bạch kim) và magnesia./.
(nguồn: Dr. Walter L. Wilson)




Friday, July 29, 2011

Suối nguồn tuổi trẻ- Một bí quyết cổ truyền ( bài 4)

Suối nguồn tuổi  trẻ-  Một bí quyết cổ truyền ( bài 4)
                           Peter Kelder

Thức thứ tư

Ông Bradford kể: "Lần đầu tiên thực hành thức thứ tư nầy, tôi đã cảm thấy rất khó khăn. Nhưngrồi một tuần sau, nó trở nên đơn giản như những thức khác.

Suối nguồn tuổi trẻ- Một bí quyết cổ truyền ( bài 3)


Suối nguồn tuổi  trẻ-  Một bí quyết cổ truyền ( bài 3)
                           Peter Kelder


Thức thứ nhất

Ông Bradford nói tiếp: "Thức thứ nhất nầy là một phương pháp tập rất đơn giản. Mục đích cấp kỳcủa nó là làm cho các luân xa xoáy nhanh trở lại. Bạn thường bắt gặp động tác nầy ở những trẻ em khi chúng chơi đùa.

Suối nguồn tươi trẻ- Một bí quyết cổ truyền (bài 1)

Suối nguồn tươi trẻ-  Một bí quyết cổ truyền (bài 1)


                       

Lời nói đầu

Không phải bất cứ ai cũng có thể đọc cuốn sách tuyệt vời, đơn giản nầy. Bạn chỉ có thể đọc nó một khi bạn đã chấp nhận cái ý niệm lạ lùng cho rằng sự lão hóa là một tiến trình có thể đảo ngược và một khi bạn tin tưởng rằng "Suối Nguồn Tươi Trẻ" là một bí quyết có thực. Ngược lạibạn cứ cho rằng những điều vừa kể là không thể có được, thì việc đọc cuốn sách nầy chỉ làmbạn tốn công mất thời giờ vô ích mà thôi. Mặt khác nếu bạn chấp nhận rằng điều "không thể có
được" là thực sự nằm trong tầm tay bạn, thì bạn sẽ được tưởng thưởng nhiều điều phong phú.

Theo như tôi biết, quyển "Suối Nguồn Tươi Trẻ" của Peter Kelder là cuốn sách duy nhất đã cungcấp cho chúng ta một thông tin vô gía về 5 phương pháp thể dục của người Tây Tạng xa xưa. Năm phương pháp nầy chính là bí quyết để duy trì sự tươi trẻ, sức khoẻ và sinh lực. Từ hang ngàn năm qua, những bài tập nầy đã trở thành những nghi thức thần kỳ được giữ kín trong các
tu viện ẩn náu trên dãy Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn). Cách đây hơn 40 năm, năm phương thức tập luyện nầy lần đầu tiên đã gây được sự chú ý của phương Tây qua cuốn sách của ÔngKelder. Nhưng rồi sau đó cuốn sách cùng nguồn thông tin lạ lùng và qúy báu của nó đã biến mấtvà bị quên lãng. Vì vậy mục tiêu của cuốn sách nầy là đưa thông điệp của Ông Kelder trở lại vớicông chúng, hy vọng rằng nó sẽ mang lại nhiều hữu ích cho độc gỉa.

Cho đến nay, chẳng ai có thể khẳng định rằng câu chuyện về ngài Đại Tá Bradford do ÔngKelder kể lại là điều có thật, hay là tưởng tượng, hoặc là sự pha lẫn của cả hai. Tuy vậy giá trịcủa thông điệp mà Ông Kelder gửi lại cho chúng ta là điều hoàn toàn có thực. Qua kinh nghiệmcủa bản thân tôi cũng như qua các thư từ và ý kiến của những người đã đọc và thực hànhphương pháp nầy trên toàn thế giới, thì 5 thức nầy vẫn cón giữ được tính công hiệu của nó.
Tôi không hứa hẹn với bạn rằng, chỉ trong một ngày luyện tập, bạn có thể trẻ lại 50 tuổi, hoặc 5 phương pháp của người Tây Tạng nầy có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ lên đến 125 tuổi; nhưngtôi biết chắc rắng chúng luôn luôn mang đến cho người luyện tập chúng một thể xác trẻ trungtráng kiện và một tinh thần thanh xuân thư thái. Nếu bạn đều đặn thực hành 5 thức tập thể dụcnầy mỗi ngày, thì chỉ trong 30 ngày hoặc ít hơn, bạn sẽ nhận thấy kết qủa ngay. Nếu kéo dài
trong 10 tuần lễ, thì kết qủa lại càng rõ nét; và đây cũng là dịp thích thú để bạn có thể nghe bạnbè và người thân trầm trồ nhận xét rằng trông bạn trẻ trung và khỏe mạnh ra.

Nếu 5 thức thể dục nầy thực sự mang lại kết qủa, thì câu hỏi quan trọng mà chúng ta phải nêu ralà: Tại Sao? Tại sao những bài tập đơn giản như thế lại tạo ra được một tác động sâu sắc đối vớitiến trình lão hóa của cơ thể?
Ở đây tôi muốn ghi nhận rằng, những gì mà Ông Kelder đã giải thích cho chúng ta trong cuốnsách nầy là hoàn toàn phù hợp với những phát hiện mới đây của khoa học. Những bức ảnh củakhoa học gia Kirlian cho chúng ta thấy cơ thể của con người được bao quanh bởi một điệntrường hoặc một “hào khí” và như thế gợi lên cho chúng ta cái ý niệm là chúng ta đang được“nuôi dưỡng” bởi một thứ năng lượng nào đó đang thấm đẫm vũ trụ. Và chúng ta cũng thấy rằngbức ảnh về vầng “hào khí” mà Kirlian chụp từ một người trẻ trung, khỏe mạnh thì hoàn toàn khácvới bức ảnh của một người gìa nua, bệnh hoạn.

Từ ngàn năm nay, phương Đông vẫn quan niệm cơ thể con người có 7 trung tâm năng lựctương ứng với 7 tuyến nội tiết. Hormone được sản xuất từ những tuyến nầy, giữ nhiệm vụ điềuhướng mọi hoạt động của các cơ quan nội tạng. Những phát hiện gần đây của ngành y khoa đã minh chứng rằng ngay cả tiến trình lão hóa cũng là do hormone điều hướng. Hình như vào tuổidậy thì, tuyến yên bắt đầu tạo ra một hormone chết. Cái “hormone cheat" nầy xem chừng đã xenvào tế bào để sử dụng các hormone có ích, như hormone tăng trưởng chẳng hạn. Kết qủa là tếbào và các cơ quan nội tạng của chúng ta dần dần suy thoái và kết thúc bằng cái chết. Nói cáchkhác tiến trình lão hóa bắt đầu gióng lên tiếng chuông gọi hồn của nó.

Nếu 5 thức tập luyện nầy có thể tái lập lại sự quân bình cho 7 trung tâm năng lực của cơ thể nhưÔng Kelder đã qủa quyết như thế, thì sự sản xuất hormone cũng trở nên điều hòa, cân đối vàđồng thời giúp cho tế bào được sinh sôi, trù phú như thuở chúng ta còn rất trẻ. Như vậy bạn cóthể trông thấy và cảm nhận rằng bạn đang “trẻ hơn ra” theo ngày tháng.

Bạn có thể chấp nhận hoặc bất đồng với quan điểm nầy. Và khi bạn đọc cuốn sách nầy, bạn sẽtìm thấy nhiều điều hợp ý hoặc bất hợp ý. Nhưng có một điều quan trọng mà tôi muốn nói vớibạn đó là: đừng để cho sự bất đồng ý đưa bạn rời xa cái cốt lõi của cuốn sách - những lợi ích màbạn sẽ gặt hái qua việc thực hành 5 phương thức tập thể dục nầy - bởi chính qua thực hành bạnmới có thể xác định được sự công hiệu của chúng.
Như bất cứ một phần thưởng nào, bạn chỉ gặt hái được thành qủa một khi đã trả gía bằng chínhnỗ lực của chính mình. Đều đặn mỗi ngày, bạn phải dành ra một ít thời gian và năng lực để luyệntập 5 thức nêu ra ở đây. Nếu sau ít tuần, vì mất kiên trì và không còn thấy thích thú nữa, bạn chỉthỉnh thoảng tập luyện đôi chút, thì bạn không nên trông chờ có được những kết qủa tốt đẹp.
May thay, nhiều người đã tạo cho mình thói quen tập luyện hàng ngày 5 phương thức nầy và họcảm thấy không những dễ dàng mà còn thích thú nữa.

Một điều khác mà tôi muốn nói với các bạn là, một khi bạn đã đọc cuốn sách nầy và quyết định đivào con đường tập luyện, thì bạn hãy tâm niệm hai điều sau. Thứ nhất hãy nhận thức rằng mìnhcó đầy đủ khả năng vươn lên thành một con người có cái nhìn vượt hẳn người khác. Nếu không tâm niệm như thế, cuốn sách nầy hẳn sẽ không mang lại cho bạn sự hấp dẫn.                                         Thứ hai, bạn phảinhận thức rằng mình xứng đáng để đạt được những gì mình ao ước là được tươi trẻ và sinhđộng. Bởi tất cả những ai chán nản, mặc cảm, cho rằng mình bất xứng, đều có thể là những người chẳng bao giờ được nhận lãnh những phần thưởng của cuộc đời.
Một khi bạn biết tự tin, biết nâng cao gía trị của chính mình và một khi bạn thấy rằng mình xứngđáng để nhận lãnh tất cả những gì tốt đẹp nhất mà đời sống có thể trao tặng thì như thế bạnđang thực sự biết yêu thương chính mình. Chỉ khi đó bạn mới có một cảm giác tốt lành về conngười của chính bạn và điều nầy sẽ tác động và làm cho tiến trình phục hồi của bạn diễn ra rấtnhanh.
Những ai tự chê ghét chính mình hoặc cho rằng mình không thể gánh vác một trách nhiệm gì thìnhư thế chỉ làm cho tuổi gìa và bệnh hoạn tăng nhanh sức tàn phá của chúng. Ngược lại, nhữngai biết làm cho mình trở nên trù phú bởi lòng yêu thương chính họ, thì sẽ làm cho mọi sự trở nênkhả hữu.

Liệu năm thức tập bí truyền của Tây tạng nầy sẽ mang lại cho bạn những gì?

Trông trẻ hơn

Ngay sau ngày đầu tập luyện, tôi đã thấy khác hẳn. Bây giờ tôi đang bước sang tuần thứ tư. Mỗi ngày tôi cảm thấy mình trẻ và tràn trề sức sống hơn.
-- Dolores H., Chelan, WA
Chỉ sau 5 tuần, những đường nét và dấu tích của sự gì à nua nơi con người tôi biến hẳn. Và tôiđã đạt được điều thích thú nhất: tuy tôi đã 40 tuổi vậy mà giờ đây nhiều người đoán tôi khoảng35, 29 hoặc ngay cả 26 tuổi. Qủa đúng là 5 thức tập đã phát huy tác dụng của chúng. Vậy tất cảnhững gì mà bạn cần phải làm là thực hành 5 thức tập nầy và không bao lâu sau bạn sẽ thấymình trẻ và đẹp trở lại. Tôi thành thật tri ân những gì mà Suối Nguồn Tươi Trẻ đã mang lại cho
tôi.
-- Barbara Crockett, Las Vegas, NV
Theo đuổi 5 thức tập nầy trong hơn một năm, tôi trông trẻ ra rất nhiều.... có người bảo trông tôitrẻ hơn 15 tuổi. Hai mắt cá chân của tôi, trước đây yếu kém, giờ vững mạnh hẳn. Con người củatôi trở nên nhanh nhẹn và mềm mại.
-- La Mae Lemkuil, Oostburg, WI
Tôi không những cảm thấy trẻ trung, mà bất cứ ai đã từng biết tuổi tôi (73 tuổi) đều cho rằng tôitrẻ lại hơn 20 tuổi. Một bác sĩ bạn tôi cho biết, tuy ông vẫn mỗi tuần chạy bộ từ 15 đến 20 dặm,nhưng tôi trông vẫn trẻ hơn ông nhiều. Với những ai muốn chặn đứng tiến trình lão hóa, tôikhuyên họ nên đọc cuốn sách nầy.
-- Jack Smith, Grass Valley, CA
Sau 3 tháng luyện tập 5 thức nầy, tôi kinh ngạc trước những cảm nghĩ của các bạn tôi. Họ muốnbiết bằng cách nào tôi có thể tìm lại được sự trẻ trung như thế, một số cho rằng tôi trông trẻ hơnra 15 tuổi. Tôi thật sự thích thú khi hiểu rằng Suối Nguồn Tươi Trẻ là điều có thật.
-- Bernard Davis Liberty, NY

Tóc mọc trở lại

Thời gian trước đây tôi rụng tóc khá nhiều đến nổi đầu gần như hói. Bây giờ tóc tôi đã mọc trở lạivà mái tóc tôi dày rậm hẳn.
-- Henry Van Olst, Hawthorne, NJ
5 năm sau khi tôi đều đặn tập luyện những thức của Tây Tạng nầy, các bác sĩ gia đình khi trôngthấy tôi, đã thốt lên, "Cụ làm gì mà thay đổi dữ thế? Tụi tôi biết cụ đã 75 tuổi vậy mà dáng điệuvà phong thái của cụ trông cứ như lứa tuổi 40. Tóc cụ nay không còn bạc trắng, thưa thớt màchuyển sang muối tiêu và dày rậm hẳn. Xin cụ cho chúng tôi biết đâu là bí quyết?" Tôi đưa chohọ xem cuốn Suối Nguồn Tươi Trẻ và cho họ mượn. Thú thật từ đó tôi không còn trông thấy
cuốn sách đâu nữa.
-- H.B. McCauley, Tularosa, NM
Khi tôi bắt đầu bước vào tập 5 thức nầy thì râu tóc tôi hầu như bạc trắng và da dẻ tôi xanh xao.Tôi trông chẳng khác gì một ông lão. Giờ đây thân thể tôi cường tráng, da dẻ hồng hào và râutóc tôi xanh đen trở lại. Ngoài ra tôi có thể đọc sách mà không cần dùng kính, điều mà trước đâytôi chẳng thể.
-- Chas. Hamilton, Thusand Oaks, CA

Dồi dào sinh lực
Từ 15 năm nay, tôi đã theo đuổi nhiều phương pháp tập thể dục, nhưng chưa từng thấy mộtphương pháp nào công hiệu bằng 5 thức của Tây Tạng nầy... Sau 5 tuần luyện tập, tôi cảm thấydồi dào sinh lực và đây là một điều không thể ngờ !
-- Joe Alexander, Fayetteville, AR
Chỉ sau vài tuần luyện tập, tôi đã cảm thấy dồi dào sinh lực. Tôi phấn chấn trước những thànhqủa gặt hái !
-- Myra C. Yakima, WA
Với một số bệnh nhân đến khám, tôi khuyên họ đọc cuốn Suối Nguồn Tươi Trẻ và sau đó họ trởlại gặp tôi với nhũng báo cáo khả quan. Bản thân tôi trước đó ba tuần, tôi bắt đầu tập 5 thức củaTây Tạng nầy. Sau 9 ngày tập, sức khỏe và sức chịu đựng của tôi gia tăng rất nhiều. Tôi có thểkhiêng những vật nặng lên cầu thang mà không thấy mệt mỏi. Một chuyên gia về dinh dưỡnggần đây cho tôi biết ông đã tập các thức nầy từ 4 tháng nay và thấy khỏe hơn lên, tuy rằng ông là
một nhà điền kinh và thường xuyên cử tạ; ngoài ra bạn bè của ông ta cũng nhận thấy rằng ôngtrẻ hẳn ra. Tôi rất tin tưởng vào Suối Nguồn Tươi Trẻ và quyết tâm theo đuổi suốt đời 5 thức tập
nầy.
-- Bác Sĩ Stanley S. Bass D.C Ph.C Brooklyn, NY

Trí nhớ tốt hơn

Trí nhớ của tôi trước đây rất tồi, đến nỗi đôi khi tôi phạm phải những lầm lẫn đáng hổ hẹn. Giờđây sau khi đã đều đặn thực hành các thức tập nầy trong suốt hai tháng, tôi thấy đầu óc sángsuốt hơn và đồng thời cũng cảm thấy khỏe mạnh hơn. Các bạn bè đều thấy sự thay đổi nơi tôi.Tôi rất sung sướng khi biết rằng ở tuổi 62, tôi đang trẻ ra thay vì gìa đi.
-- Adeline Neveu, Yakima, WA
Ở tuổi 83, tôi không còn sức sống và chẳng tha thiết gì trên đời. Tôi nghĩ rằng mình chẳng cònsống bao lâu nữa. Thế rồi tôi có đọc cuốn sách Suối Nguồn Tươi Trẻ của Peter Kelder và thựchành 5 thức đã nêu trong sách. Chỉ một thời gian ngắn sau khi tập, trí nhớ tôi đã có những tiếnbộ đáng kể, khả năng ghi nhớ tăng 50%. Tôi cảm thấy yêu đời và sinh động hơn. Mọi người đềunhận thấy là tôi trẻ hẳn ra. Suối Nguồn Tươi Trẻ qủa là thần kỳ. Biết được 5 thức tập nầy qủa là
điều may mắn cho tôi. Giờ đây tôi đã thay đổi rất nhiều và càng ngày tôi càng không ngừng tiếnbộ. Cuốn sách nầy là điều cần thiết cho mọi người.
-- E.B.K. Miller, Buxton, NC

Tăng cường sự dẽo dai, bền bỉ

Trước đây mỗi ngày tôi đi làm về, tôi luôn luôn cảm thấy mệt đừ, ngay cả sau khi đã nghỉ ngơi vàngủ kỹ vào những ngày cuối tuần. Kể từ khi thực hành 5 thức nầy, tôi cảm thấy minh mẫn và đầysinh lực. Sự thay đổi đã xảy ra một cách tuyệt đối, tưởng chừng ngoài sức tưởng tượng.
-- Linda Felder, Silver Spring, MD
Mỗi buổi sáng khi vào lớp, tôi thường đờ đẫn, buồn ngủ; ngoài ra tôi học cũng không mấy tiếnbộ. Sau khi thực hành 5 thức tập tôi cảm thấy tươi tỉnh hơn và học hành tiến bộ hơn. Tôi khônghiểu phải chăng đây là một lối giải thích có phần siêu hình không, nhưng tôi tin chắc là 5 thức tậpđã phát huy tác dụng của chúng. Tôi thành thạt cảm ơn Ông Kelder!
-- Mark Perkins, Lansing, MI

Thân thể thon gọn

Chỉ sau 11 tuần thực hành 5 thức tập, cơ thể tôi trước đây nhão và chảy xệ, đã nhanh chóng sănchắc và mềm mại. Ngoài ra còn một điều làm tôi ngạc nhiên đó là tôi có được một cảm giác tự tinvà quân bình. Tôi thấy mình nhẹ nhàng và nhanh nhẹn như hồi còn 20 tuổi. Đồng thời tôi cũngcảm thấy dồi dào sinh lực và phấn chấn hơn. Một người bạn của tôi bảo rằng 5 thức nầy giúp tahòa nhập với suối nguồn sung mãn của vũ trụ và loại bỏ mọi tiêu cực.
-- Assya Humesky, Ann Arbor, MI
5 thức nầy giúp tôi vững mạnh các cơ bắp và loại bỏ những lớp mỡ dư thừa. Giờ đây tôi thấy rấtkhỏe khoắn và tôi tin sẽ đạt được nhiều tiến bộ hơn. Suối Nguồn Tươi Trẻ là cuốn sách hữu íchcho mọi người.
-- Charles Knowers, Los Angles, CA
Lớp mỡ ở hai cánh tay tôi đã biến hẳn và giờ đây chỉ còn làn da khá săn. Với những ai bị chứngbéo phì, tôi khuyên họ nên tập 5 thức nầy. Các bạn chỉ cần thực hành chúng với một tinh thầncởi mở, đón nhận và rồi kết qủa sẽ đến với các bạn.
-- V.T. Placerville, CA

Chữa trị viêm khớp

Xương bánh chè và xương chậu của tôi đã trở về với khớp cũ một cách tự nhiên. Sau nhiều nămthuốc thang chữa trị không kết qủa, tôi không ngờ mình có thể lành hẳn.
-- Bontina. Z., Phoenix, AZ
Sau 6 tháng đều đặn thực hành 5 thức, chứng viêm khớp nơi hai đầu gối tôi biến hẳn. Tôi rấtmừng vì đã may mắn đọc được cuốn Suối Nguồn Tươi Trẻ.
-- Fred Schmidt, Tavares, FL
Sau 10 ngày tôi nhận ra rằng các ngón tay tôi không còn đau nhức vì viêm khớp nữa. Ngoài ra,tóc tôi cũng xanh đen trở lại ở phía trán, nơi trước đây bạc trắng. Và tôi cũng cảm thấy dồi dào sinh lực.
-- Helena Sutherland, San Anselmo, CA

Chữa trị các chứng viêm xoang

Vì thường xuyên nhức đầu vì xoang nên tôi đã tìm đọc cuốn Suối Nguồn Tươi Trẻ và sau khithực hành những thức tập đó, chứng nhức đầu của tôi không còn. Đây là một phép lạ ở Virginia,một bang mà chứng nhức đầu vì xoang xem ra khá phổ biến.
-- Helga Vorda, Reston, VA
Mỗi sáng tôi không còn phải đến sở làm với một lỗ mũi chảy nước. Xoang mũi tôi dần dần thôngsuốt. Tôi không thể nói hết nỗi vui mừng của tôi !
-- Ron Mc Intosh, Eden, NY

Chữa trị đau nhức

Do trước đây bị thương nên trong suốt 38 năm, sau đó tôi thường xuyên đau nhức đầu gối trái.Một năm sau khi đều đặn thực hành 5 thức, đầu gối tôi đã trở lại bình thường. Bây giờ tôi có thểxoay cẳng chân mà không gặp một khó khăn nào. Ngoài ra trong giai đoạn đầu khi thực hành 5thức, tôi cũng loại bỏ được chứng đau nhức dữ dội ở vai và cánh tay.
-- Charles Pabis, Fayette City, PA
Hơn 6 tháng nay tôi đau nhức ở hai cẳng chân đến nỗi mỗi lần trước khi đi làm tôi phải uống haiviên thuốc chống đau nhức và mỗi chiều đi làm về, tôi cũng phải uống thêm 2 viên nữa. Sau 2tuần thực hành 5 thức tập, chứng đau nhức của tôi không còn. Giờ đây sau 1 tháng thực hành,tôi có thể làm việc và chơi thể thao mà không cần đến một viên thuốc nào nữa.
-- T. Spencer DC, St. Paul, MN
Một chấn thương cột sống đã gây trở ngại cho sự sinh hoạt của tôi và làm tôi đau đớn trong suốtmấy năm trời. Tôi chẳng thiết sống nữa cho đến khi đọc được cuốn Suối Nguồn Tươi Trẻ. Giờđây tôi đã hết đau đớn, có thể đi lại dễ dàng và tìm được một việc làm ở trường mẫu giáo.
-- Lynna Turnbow, Reno, NV

Chữa trị các chứng bệnh về tiêu hóa

Thực hành 5 thức nầy, tôi thấy sự tiêu hóa thức ăn trở nên tốt hơn, đồng thời đầu óc tôi cũngminh mẫn hơn. Suối Nguồn Tươi Trẻ qủa thật là thần kỳ!
-- Arthur I. Philadelphia, PA
Tôi xác nhận 5 thức nầy đã mang lại những kết qủa tích cực. Vài tuần sau khi thực hành, chứngloét dạ dày của tôi hầu như lành hẳn.
-- Harriette B. Phoenix, AZ
Tuy không thực hành 5 thức, nhưng tôi tuân theo cách ăn uống nêu ra trong sách và đạt đượcnhững kết qủa đáng kể. Người tôi trông tươi tốt và trẻ hẳn. Mỗi khi gặp bạn bè, họ thường khen về dáng vẻ trẻ trung của tôi. Tôi xem chừng ăn ít thức ăn và không thèm ăn vặt như trước đâynữa.
-- Frances M. Turner,Los Angles, CA
Đây là một trong những cuốn sách hay nhất mà tôi được đọc. Tôi mong mọi người trên thế giớibiết về nó.
-- Nina Stewart, Gloucester, MA

                                                                            (còn tiếp)



Thursday, July 28, 2011

KHOA HỌC MINH HỌA 5

KHOA HỌC MINH HỌA 5

ÁNH SÁNG

Truyền 8: 17 chép: “Ta cũng thấy mọi công việc của Đức Chúa Trời, và hiểu biết người ta không thể dò được mọi việc làm ra dưới mặt trời, dầu chịu cực nhọc ngần nào đặng tìm biết, cũng chẳng tìm được; và dầu cho người khôn ngoan tưởng rằng sẽ chắc biết, thì cũng chẳng tìm được”. Câu này nói rằng chúng ta tìm được điều mình biết, đó lại là điều mình không biết đủ. Thật lạ lùng khi chúng ta đến chỗ khám phá rằng mình biết quá ít về các điều lạ lùng mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta biết. Sa-lô-môn nói về các điều kỳ diệu mà chúng ta không bao giờ có thể nắm được.
Thí dụ, chủ đề “ánh sáng”. Có chừng 14 loại ánh sáng khác nhau (năm 1931). Bạn có chú ý sự khám phá mới đây tại Anh quốc về một loại ánh sáng ném ra từ một bóng đèn, và không xuất hiện như ánh sáng  cho đến khi nó chạm vào vật gì đó chăng? Ánh sáng này được quân đội dùng để khám phá máy bay địch đến gần trong đêm tối. Bóng đèn xoay về phía tiếng động, các tia sáng tiến đến tiếp xúc đối tượng, lập tức vật đó sáng lên và hiển lộ. Theo cách này, các nhà quan sát có thể định vị và thấy được đối tượng trên bầu trời, mà ánh sáng không tự bày tỏ nó đến từ đâu. Đây là một trong các việc kỳ lạ của khoa học, mà không ai có thể giải thích hay hiểu được.
Không ai biết điều gì sẽ xảy ra ngày mai. Máy thu thanh là một điều kỳ diệu. Một số bạn có thể nghe tiếng tôi giảng qua đài, khi bạn đang ngồi trên ghế quay. Tôi đang giảng từ lầu ba của tòa nhà Kansas City Star. Kẻ khác đang lái xe cũng có thể nghe tiếng nói của tôi từ trong chiếc xe của anh ta. Anh em có thể nghe đến khi anh em đến khu vực có dây điện cao thế, nơi có từ trường mạnh, dìm tiếng nói của máy thu thanh, nên anh em chỉ nhận được âm thanh vo vo, không ích gì khi cố hiểu điều đó.
Làm sao con mèo luôn có thể tìm đường về nhà nó? Hãy bỏ nó vào bao bố, đem thả trong rừng, nó sẽ tìm đường về. Tại sao? Bạn có hiểu điều gì làm cho nó về nhà? Hãy hỏi những người không tin gì cả, hỏi về những gì họ hiểu, làm thế nào điều này xảy ra, yêu cầu họ giải thích cho bạn.
Sắt và vàng từ đâu mà có? Hãy hỏi nhà theo thuyết tiến hóa. Từ bùn phát triển chăng? Kinh thánh nói rằng Đức Chúa Trời làm nên chúng và đặt chúng trong các lớp đất bồi trong trái đất. Có dị thường chăng khi các vật từ bầu trời rơi xuống, các lưu tinh, lại không chứa đựng các kim loại quí giá, nhưng chỉ có các kim loại hèn mạt, phần lớn là sắt? Tại sao hồ Trinidad, nơi xuất hiện nhựa đường, mặt hồ không bao giờ thấp xuống. Con người xuống hồ lấy nhựa chất đầy toa xe, móc vào lỗ thủng để lấy nhựa lên, nhưng tức thì các lỗ thủng đầy ngay, mực độ nhựa dâng lên bằng chiều cao trước, nhưng không bao giờ cao hơn mức nguyên thủy trước khi lấy nhựa. Đây là một trong các huyền nhiệm của Đức Chúa Trời. Chúng tiếp nhận bằng niềm tin và cám ơn Ngài về điều đó.
Tại sao gà mái cứ ở rất gần bên trứng nó đẻ, canh chừng trứng rất cẩn thận? Khi các trứng của nó nở ra, gà mái chăm sóc đàn gà con. Nhưng con cá sấu miền Bắc Mỹ đặt trứng của nó trong chỗ đất cát, ra đi, bỏ trứng và không ao giờ trở lại. Cá sấu không lưu tâm các con, không chú ý hoặc chúng có nở hay không, khi chúng nở rồi, nó cũng không để ý bất cứ điều gì cho các con bé bỏng của nó. Bạn có thể giải thích tại sao một con vật chỉ chăm sóc trứng mình, còn con kia chễnh mãng không? Chúng ta có thể hiểu điều đó chăng? Không, có nhiều điều chúng ta không biết, nhưng chúng ta tin và tiếp nhận bằng đức tin.

CÁC LOẠI ÁNH SÁNG CÓ MÀU SẮC

“Mọi sự ban cho tốt đẹp và mọi ân tứ trọn vẹn đều đến từ trên, từ nơi Cha của các sứ sáng mà xuống, trong Ngài chẳng có sự biến cải, cũng chẳng có bóng dời đổi” (Gia 1: 17).
Chúa chúng ta được gọi là “Mặt trời công nghĩa”. Chúng ta biết rằng Ngài là ánh sáng chúng ta và là sự sống chúng ta. Vì vậy, mặt trời được ban cho như một thí dụ và bài học bổ túc, dạy dỗ chúng ta về các vẻ đẹp của Christ. Mặt trời duy trì mọi loại sự sống vật lý – các tia sáng ấm áp của nó sản xuất năng lực. Thật vậy, nó là ánh sáng sự sống theo nghĩa vật lý.
Ánh sáng này của mặt trời không chỉ duy trì mọi sự sống, nhưng ban ánh sáng cho sinh hoạt. Nó làm biểu lộ những vật mà không có nó đều ở trong tối tăm. Ánh sáng mặt trời đầy dẫy các màu sắc của một màu rất mực đẹp đẽ, mà xuyên qua máy phân quang nhà thiên văn nói như có các kim loại, khí và các nguyên tố khác trong mặt trời. Các màu sắc này của ánh sáng mặt trời ở trong sự quân bình hoàn hảo: 3 phần màu vàng, 5 phần màu đỏ và 8 phần màu xanh da trời, tất cả đưa ra sự đỏ hồng hòa hợp, như vàng. Có vinh quang trong ánh sáng này, hay ho như câu chuyện đối với các nhà khoa học, các đặc chất của nguồn gốc cũng như vậy. Có dị thường chăng khi Cha của các sự sáng, Đấng làm nên mặt trời, lại bảo chúng ta hãnh diện về nó, hầu chúng ta hiểu và biết Ngài? Ánh sáng khải thị tính chất Ngài được tìm thấy qua cõi thiên nhiên, mà chúng ta có thể thấy. Còn kinh thánh, ánh sáng mà chúng ta đọc, và Đấng Christ sống trong lòng chúng ta.
Thậm chí, làn sóng điện của các màu sắc cũng có ý nghĩa. Càng đến gần màu đỏ thấy phát ra các làn sóng rung động. Huyết của Christ nói lên câu chuyện mà không có ánh sáng nào khác có thể làm được, đó là về tình yêu của Cứu Chúa chúng ta. Màu sắc này nói lên cách rất lớn tiếng cùng tội nhân bị thuyết phục mắc tội. Màu xanh da trời rọi thành tia tử ngoại và quang tuyến x. Chỉ có một tầm rất hạn hẹp của màu này là có thể thấy được. Vì sự nắm bắt và khải tượng của chúng ta về quyền năng đời đời của Đức Chúa Trời bị giới hạn bởi tâm trí loài người hữu hạn của chúng ta. Màu thiên thanh nói lên quyền năng vĩnh cửu, thiên thượng của Đức Chúa Trời.
Màu vàng nói lên vinh quang và thần đức của Ngài; màu đỏ tía về quyền chủ tể của Ngài; màu xanh lá cây nói về ân điển và các ban tứ của Ngài. Thật thích thú khi đề tài đáng yêu này, Cha của các sự sáng được Đức Chúa Trời chúng ta ban cho, liên hệ đến các ban tứ của Ngài. Trái đất đã được chuẩn bị và ban cho con người, nó có màu xanh lá cây. Chúng ta chờ đợi tìm thấy màu sắc mạnh mẽ hơn hết trong mặt trời, là màu nói lên ân điển Ngài, và ngợi khen Đức Chúa Trời, tìm được rồi – vì ánh sáng mặt trời thì mạnh mẽ hơn hết trong phần màu xanh lá cây của quang phổ. Có chép rằng ngai ân điển được cầu vồng lục bửu thạch bao quanh, và màu sắc đó ở trong đồng cỏ xanh lá cây mà Đấng Chăn Chiên dẫn dắt chúng ta. Lục bửu thạch (emerald) màu xanh lá cây của cỏ non.

MỘT LOẠI ÁNH SÁNG XẤU

Ánh sáng mà các tôn giáo xấu cung cấp cho công chúng có thể ví sánh như sự chói sáng như ngọn đèn có khí Na-tri (sodium) phát ra. Cuộc triển lãm được tổ chức trong một căn phòng mà trên 4 phía vách tường treo đầy những mẫu vẽ tri thức. Có chấn song rộng màu đỏ, các mảnh vải băng kim tuyến có sọc màu cam, các hình chữ nhật màu thiên thanh và các bức họa khác hòa lẫn. Khi tắt các ngọn đèn có ánh sáng thông thường và bật đèn có khí na-tri lên, một số màu sắc trên bức tường đã biến mất. Chúng ta bị trung lập hóa, mất hiệu lực bởi các tia sáng đặc biệt phát ra từ đèn điện có khí na-tri này. Khi ngọn đèn này được tắt đi và ánh sáng thông thường bật lên, các màu sắc lại thấy được trên tường như trước. Điều đó giống các loại ánh sáng sai lầm phát ra từ các tôn giáo giả mạo. Trong ánh sáng dị thường của họ, địa ngục biến mất khỏi Kinh thánh, các sự phán xét cũng không còn thấy nữa, cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời bị xóa bỏ, thần tánh cá thể của Jesus biến mất và sự hình phạt kẻ ác cũng không còn./.

KHOA HỌC MINH HỌA 4

KHOA HỌC MINH HỌA  4

NHỮNG BÀI HỌC TỪ THÂN THỂ CHÚNG TA

1.THÂN THỂ:
   Điều thích thú là ghi nhận rằng tai chúng ta được dựng nên theo một cách hầu cho chúng chỉ có thể nghe những âm thanh trong các giới hạn rung động nào đó. Nếu chúng ta đã nghe hết mọi âm thanh có trong bầu không khí, chúng ta sẽ bị xao lảng biết bao. Chúng ta sẽ điên loạn. Nên sự nhân từ của Đức Chúa Trời được bày tỏ khi Ngài tạo các loại tuyến để giữ đôi mắt chúng ta ẩm ướt đến nỗi các mí mắt sẽ nhắm và mở cách dễ dàng. Ngài đặt tuyến khác trong miệng, đến nỗi miệng sẽ luôn luôn ẩm ướt hầu bơ đậu phọng sẽ không dính chặt vào miệng, hay mật ong không bám vào nướu răng chúng ta.
   Chúng ta cũng tri ân cách sâu xa vì Đức Chúa Trời đã suy nghĩ ra một kế hoạch tạo ra bộ phận phân loại trong ruột của chúng ta, nhờ nó các chất độc trong thức ăn và các chất vô ích có thể được tách bỏ khỏi thức ăn có giá trị, và do đó chúng được bài tiết khỏi thân thể. Thật là kinh khủng vì mỗi người không phải xé thức ăn ra từng mảnh hầu chỉ hấp thụ những phần có giá trị. Dĩ nhiên, chúng ta không bao giờ có thể làm nổi điều đó.
   Chúng ta cũng có thể suy nghĩ về sự nhân từ của Đức Chúa Trời khi Ngài không bao giờ cho phép một người có tóc màu xanh lá cây, lông mày màu hồng, và tóc may màu xanh dương. Tạo sao điều nầy không xảy ra? Ai có thể giải thích điều đó? Chắc chắn mọi điều nầy minh chứng cách xác định rằng có một Đức Chúa Trời có thân vị, Đấng yêu thương chúng ta tất cả và Ngài chăm sóc cõi sáng tạo của Ngài.

2. HUYẾT:
   Lại nữa sự sắp xếp dòng huyết minh chứng rằng có một Đức Chúa Trời thông minh cách kỳ diệu và cẩn thận, Ngài có bổn phận về phần đó trong thân thể chúng ta. Huyết phải đi qua hai lá phổi để tiếp nhận dưỡng khí; nó cũng phải đi qua khu vực của ruột để nhận lãnh thức ăn. Tuy nhiên, thức ăn chứa đựng nhiều vật dơ bẩn, nên máu phải chảy qua lá gan và hai quả thận để được tinh sạch và phong phú. Rồi dĩ nhiên, vì có chừng 12 dặm chiều dài của mạch máu trong thân thể, nên phải có sự sắp xếp về việc bơm máu đầy đủ để đẩy máu chạy qua mọi phần bất kể tình thế nào—trái tim.

3. TRÁI TIM:
   Khi chúng ta đang đứng thẳng, máy bơm của quả tim phải đẩy máu chạy đến đỉnh đầu và chạy xuống lòng bàn chân. Đôi khi dân chúng chỏng cẳng lên trời, đầu chúi xuống đất, khi ấy sự vận hành ngược lại. Trái tim không hề thiếu sót. Đức Chúa Trời đã tạo ra chiếc máy bơm kỳ diệu nầy. Nó không cần bộ phận kiểm soát lưu lượng hay lên ga. Nó cứ tiếp tục phục vụ cách trung tín, và chúng ta không cần làm gì cho nó. Chắc chắn Đức Chúa Trời của chúng ta là một Đức Chúa Trời làm phép lạ. Ngài làm cho trái tim có tiếng đập đầu tiên. Người mẹ không cần làm gì cho nó khi sinh con. Ngài sẽ truyền lệnh cho trái tim đập tiếng đập cuối cùng và không ai có thể ngăn cản nó. Đây là Đức Chúa Trời, Đấng đã phán, “ hỡi con, hãy dâng lòng con (trái tim tâm lý) cho Ta” (Châm 23:26).

4.HỆ THỐNG VÔ DẦU MỠ CỦA CHÚNG TA:
   Một bằng chứng tuyệt vời khác về sự nhân từ của Đức Chúa Trời được tìm thấy trong sự việc Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một hệ thống vô dầu mỡ kiện toàn. Thân thể chúng ta dẫy đầy các khớp nối; những khớp nối nầy phải được vô dầu mỡ. Chúng ta đặt thức ăn vào miệng và mọi khớp nối đều được vô dầu mỡ, không cần cố gắng gì cả.
   Giả sử, mỗi một người chúng ta phải mang theo một lọ dầu mỡ để vô dầu các đầu khớp. Việc làm chúng ta sẽ phức tạp biết bao! Chúng ta sẽ luôn luôn bỏ sót vài khớp nối nào đó và chúng ta sẽ thoát nạn, cùng sẽ vất vả khi tìm thì giờ để vô dầu phần khớp nối đó. Có Ai, ngoại trừ Đức Chúa Trời hằng sống trên trời, bao giờ cũng suy nghĩ trước và sắp xếp một hệ thống tinh diệu như vậy để gìn giữ mọi đầu khớp của chúng ta được vô dầu mỡ cách đúng đắn chăng?

5. KHỦY VÀ ĐẦU GỐI:
    Chúng ta nên cảm tạ, vì cớ chúng ta không có các đầu khớp phổ thông cho cặp khủy tay của chúng ta. Làm sao bà mẹ nhấc cái xoong nhỏ khỏi cái lò, nếu đầu khớp khủy tay không có “cái thắng” ở phía sau để giữ cánh tay không đưa quá đà về phía sau? Bạn có cảm tạ rằng đầu gối của bạn không phải là khớp nối phổ thông? Làm sao bạn có thể đứng thẳng hay bước đi nếu không có “cái thắng” để giữ cho đầu gối không luôn luôn chúi xuống?

6. HÀM RĂNG:
   Chúng ta nên cảm tạ biết bao vì cớ hàm răng chúng ta rất cân đối. Bạn không cần làm gì cho nó. Bà mẹ nhân từ của bạn cũng vậy. Tổng Thống không bao giờ lên kế hoạch cho hàm răng trong bất cứ chương trình diễn tiến nào của ông ta. Hàm răng mọc lên theo cách đó, vì có một Đức Chúa Trời yêu thương, có thân vị, một Đức Chúa Trời có suy tư, một Đức Chúa Trời đã biết cách ấn định hầu người ta sẽ được sinh ra theo lối đó. Hàm răng được sắp xếp theo đường lối đúng đắn cách chính xác. Bạn khó dùng răng hàm tách hạt bắp ra khỏi trái bắp. Chắc chắn bạn không thể cắn thịt bò bíp-tết bằng răng khôn. Sự khôn ngoan sẽ chỉ dẫn bạn không cố sức làm như vậy.

7. CÁI MŨI:
   Há bạn không nghĩ rằng Đức Chúa Trời rất nhân từ khi Ngài đặt cái mũi bạn trên gương mặt và nó chúc đầu xuống chăng? Nếu mũi bạn quay đầu lên, mỗi khi có mưa, bạn bị chết đuối và mỗi khi bạn hắt hơi, nó sẽ thổi rớt nón của bạn. Đức Chúa Trời không có ý định cái mũi làm vật hứng bụi, nên Ngài đặt nó vào vị trí đúng.

8. HAI CÁI CHÂN:
   Chúng ta đến vài sự việc thích thú khác. Khi Đức Chúa Trời đã ban cho hai chân sau của con voi thường đưa về phía trước, há không dị thường khi chân lạc đà cũng bước đi như vậy? Giả sử qua cùng tiến trình tiến hóa (như các nhà tiến hóa tuyên bố) các chân sau của nó lại đưa về phía sau? Rồi khi Đức Chúa Trời làm nên bò cái-- ô, tha thứ tôi—khi bò và ngựa “được tiến hóa”, các chân sau của chúng đã hướng về phía sau, nhưng khi con voi bước theo chất nguyên sinh của chúng để lấy ý tưởng là điều phải làm cho hai chân sau phải đi về phía trước.
   Dĩ nhiên, Ngài đã không có ý tưởng nào rằng con voi đang khi đi thì rất to lớn, đến nỗi nó đã không thể bỏ lập trường mà không dùng hai chân trước bước tới trước. Nó không biết rằng, nguyên sinh chất nghèo nàn, chỉ bởi ngẫu nhiên, hai chân sau được tạo nên để đi về phía trước nữa.
   Bạn thấy con voi rất to và nặng nề, nó không bao giờ có thể chỉ nhấc lên hai chân mà thôi. Bây giờ con bò cái nhấc hai chân sau lên trước, nên nó không cần dựa nương trên cặp vú của nó. Con ngựa nhấc hai chân trước lên trước, và con voi nhấc hai chân trước lên trước. Đức Chúa Trời,  Đấng đã làm cho con voi thích hợp để chở đồ vật nặng nề, Ngài cũng có thể mang vác gánh nặng của bạn. Bạn muốn để cho Ngài mang vác không?

9. HAI CÁNH TAY VÀ HAI CÁI CHÂN:
   Tại sao hai cánh tay của bạn luôn luôn có cùng chiều dài, và hai chân cũng như vậy? Có thể nào một chân ngắn và chân kia thì dài hơn không? Hay một cánh tay lại dài hơn cánh tay kia? Điều gì ngăn trở chúng, điều gì chận đứng chúng, đến nỗi cả hai cánh tay đều có cùng chiều dài? Bạn hiểu điều đó không? Tôi đề nghị là chúng ta nên lột nón, cúi đầu và thưa, “Chúa của tôi ôi, Ngài đã làm điều đó”.

10. CÁI CỔ:
   Bạn có biết rằng mọi con vật mà có cổ thì cổ đó luôn luôn có 7 miếng xương, ngoại trừ con cá voi màu xanh dương, chỉ có 6 miếng xương chăng? Nhưng cổ chim sẻ có 7 miếng xương, con ngỗng đều có 7 miếng xương cổ, và con hươu cao cổ, con rùa bé nhỏ, con mèo, con chó cũng như vậy. Và thực vậy, cổ của bạn cũng có 7 miếng xương. Mọi con vật có cổ đều có đủ 7 miếng xương cổ, ngọai trừ con cá voi màu xanh dương—và tôi không biết tại sao cổ của cá voi nầy chỉ có 6 miếng xương.
    Bây giờ bạn hãy cho tôi biết làm sao nguyên sinh chất biết rằng hươu cao cổ sẽ hoạt động tốt khi nó có 7 miếng xương? Hươu cao cổ có 7 khúc xương cổ to lớn, các thú vật khác có xương cổ nhỏ hơn, tất cả đều 7 miếng xương.
   Bạn cho tôi biết làm sao nguyên sinh chất biết điều đó? Há đường lối không lạ lùng sao khi chúng ta phát triển bởi di truyền, bởi môi trường hay bởi quá trình chọn lọc tự nhiên? Điều đó thật diệu kỵ̀.
(̣Dr. Walter Wilson)

  

KHOA HỌC MINH HỌA 3

KHOA HỌC MINH HỌA 3

SỰ CHĂM SÓC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

   1. Sự Chăm Sóc Của Đức Chúa Trời:
   Nê hê mi 9:6, “ôi chỉ một mình Chúa là Đức Giê-hô-va, có một không hai, Chúa đã dựng nên các tầng trời, và trời của các từng trời, cùng toàn cơ binh của chúng, trái đất và các vật trên đất, biển và muôn vật ở dưới biển; Chúa bảo tồn những vật ấy, và cơ binh trên các từng trời đều thờ lạy Chúa”. Ba tỉ sao, và không biết bao nhiêu mặt trăng, hộ tinh và Đức Chúa trời dựng nên trái đất và mọi vật trong đó; con ong, côn trùng, chim chóc, động vật và sâu bọ; tất cả các loài vật mà Ngài đã làm nên. Đức Chúa Trời đã làm nên các biển, và mọi loài trong đó—tất cả các loài cá và bò sát-- ồ vô số vật trong biển. Nếu bạn muốn có vài ý tưởng về chúng, chỉ cần du hành qua bể nuôi cá trong thành phố New York, bạn có thể thấy nhiều vật kỳ diệu từ biển sâu, có ở đó. Nhưng đó chỉ là một giọt nước trong thùng so với những gì Đức Chúa Trời có trong biển—song le “Chúa bảo tồn những vật ấy”.
    Tôi thường suy gẫm về sự kiện Đức Chúa Trời bảo tồn động vật, và tôi kinh ngạc về những gì Ngài đã làm cho chúng. Thí dụ, con cú là chim bay ban đêm. Nó bay trong màn đêm để tìm mồi, nhưng nó không bay nhanh bằng nhiều loài chim khác. Đức Chúa Trời đã trang bị loài chim nầy cách đặc biệt, vì lông nó rất mềm mại, hai cánh của chim ưng và diều hâu cứng, cũng thật vậy với nhiều loài chim khác, nhưng con cú rất mềm mại, để giúp nó sống loại cuộc sống đặc biệt của nó. Nó rình mò quanh quẩn về đêm để tìm thức ăn, nên nếu nó gây ra tiếng động, con mồi sẽ kinh hãi và trốn thoát.
   Loài chim humming rất bé bỏng, cặp cánh bay vo vo, song le Đức Chúa Trời đã ban cho nó sự nhanh nhẹn khi bay, nên nó có thể tự vệ--ô nó bay nhanh biết bao!
   Rồi có con tê giác da dày, và con cá bụng trắng, đến nỗi loài cá khác bơi phía dưới nó, nhưng không thể nhìn thấy nó.
   Đức Chúa Trời là Đấng bảo tồn lớn lao, hãy để Ngài làm Chúa của bạn và Đấng bảo tồn bạn, nhờ đó bảo tồn hồn bạn đến đời đời.

2. Sự Bảo Vệ Của Chim Chóc:
    Mọi động vật đều có phương tiện riêng để tự vệ và tấn công; chúng đều có phương pháp riêng để kiếm thức ăn và đường lối riêng để xây tổ, hay “tư gia” cho mình. Tôi chỉ đề cập một số phương pháp và phương tiện bảo vệ đó.
   Con nhím với bộ lông ống của mình, được an toàn với sư tử, chó sói hay thú vật khác. Thậm chí con rắn sẽ tự sát khi tấn công con nhím; khi ấy nhím cuộn tròn như quả banh. Do màu sắc của mình, con chàng hiêu trộn lẫn với cảnh vật và khó thấy. Chim cút bởi tốc độ chạy của nó bằng cách làm rung động lá cây với đôi cánh, làm bối rối người săn bắn để nó trốn an toàn. Chồn hôi bên Mỹ--tôi không cần nói nhiều về người bạn nầy. Hắn tự giới thiệu cho mình. Màu xám của con thỏ làm cho nó lẫn lộn với khung cảnh.
   Khi thỏ mẹ chuyển con cái đi, Đức Chúa Trời cất khỏi nó mọi mùi thân thể, nên sau khi đi rồi, nó không để lại ấn tượng nào trên đất, nên không có chó sói hay chó nào có thể theo sau mùi hương của nó. Các chim mái có màu sắc tối hơn, trú ẩn thích hợp với khung cảnh đến nỗi chúng được che chở đang khi nuôi con. Các con trống thường có màu sắc sáng rỡ. Chim trĩ mẹ làm mất mùi thân thể mình khi nó nuôi gia đình đến nỗi, nó khó bị săn đouổi qua mùi hương. Đây chỉ là vài thí dụ. Cuộc sống đấy dẫy các điều nầy. Tôi tin tưởng rằng bất cứ nhà hoài nghi nào bây giờ cũng sẽ chịu thuyết phục rằng có một Đức Chúa Trời hằng sống và một Cứu Chúa hằng sống sẵn sàng cho mọi tội nhân.

3.Sự Bảo Vệ Của Loài Động Vật:
   Trong giới động vật, chúng ta thấy cùng chân lý.  Không thú vật nào ở nhà có thể tự vệ. Mọi thú vật rừng có thể tự vệ dễ dàng. Đức Chúa Trời biết rằng loài người sẽ bảo vệ gia súc vì cớ chúng có giá trị. Loài người cần cừu, gà, bò, ngựa, heo và ngỗng, nên chúng không cần tự vệ. Tuy nhiên ai mong muốn rắn, sư tử, chó sói, chồn, nên chúng phải tự vệ và chắc chắn sẽ tự vệ giỏi. Nên trong những việc của Đức Chúa Trời, cơ đốc nhân phải sống đời kỉnh kiền, không có thể làm các điều kẻ bất kỉnh làm. Người thế giới nói dối, lừa đảo, ăn cắp, sát nhân, biển thủ, đàn áp, lừa dối để đạt mục tiêu. Tuy nhiên cơ đốc nhân tùy thuộc nơi sự nhân từ của Cha diệu kỳ và sự chăm sóc của Đấng Chăn Chiên lớn của bầy chiên, để đưa anh em an toàn qua cuộc sống. Cơ đốc nhân được ví sánh như chiên, chớ không phải cọp.

4. Thêm Các Bài Học:
   Chúa khiển trách chúng ta vì sự cầu xin nhỏ bé của mình bằng cách nói cùng chúng ta rằng Ngài có thể làm “dư dật vượt quá mọi sự chúng ta cầu xin và suy tưởng” (Eph. 3:20).
   Tại xứ Palestine có đá hình tròn hay đá bể theo màu sắc, tương tự ổ bánh. Một cậu bé không biết sự khác biệt khi thấy đá và tưởng ăn cũng tốt, để làm thỏa mãn cơn đói, nhưng người cha biết tốt hơn, và không cho cậu lấy đá. Cá được ám chỉ đến trong bài học nầy là con lươn. Cậu bé đã thấy mẹ nấu lươn ăn ngon miệng. Bây giờ cậy thấy rắn. Nó trông giống con lươn, cậu chắc rằng nó ăn ngon, ngưng người cha biết rõ, nên cấm cậu. Theo Lu ca 11: 12, hai năm sau, Chúa thêm thí dụ khác. “Trong các ngươi có ai làm cha, mà con xin bánh lại cho đá chăng? Hoặc xin cá lại cho rắn thay vì cá chăng? Hoặc xin trứng lại cho bò cạp chăng?” Tại đây cậu bé thấy bò cạp, nó cuộn tròn để sẵn sàng đốt, trông giống cái trứng. Cậu bé nghĩ là cái trứng và ăn ngon, nhưng người cha biết rõ, nên ngăn trở cậu. Từ các minh họa nầy, chúng ta học rằng những điều có vẻ hấp dẫn với chúng ta sẽ thường gây đau đớn và tổn hại nếu chúng ta chiếm lấy chúng. Chúng ta hãy thờ lạy Đức Chúa Trời, khi Ngài phán “không” cùng chúng ta.

5. Con Rùa Và Con Cá Sấu Bắc Mỹ:
   Có hai con vật không bao giờ ngừng lớn lên: con rùa và con cá sấu.Chúng càng sống bao lâu, chúng càng to lớn bấy nhiêu. Ai chăm sóc? Tuy nhiên, nếu bò, ngựa hay gà ngừng lớn lên, chúng ta sẽ chăm sóc nhiều. Chúng ta không muốn cây dây tây cao lớn như cây hồ đào. Chúng ta hoan hỉ khi dưa hấu lớn trên đất, và sơ-ri lớn lên trên cây.
   Sự sống chúng ta được chúc phước bởi sự kiểm chế của Đức Chúa Trời về khổ lớn theo bản chất.Vì cớ Ngài  rất diệu kỳ chỉ đạo sự trưởng tiến thiên nhiên.Chúng ta nên tin cậy Ngài đầy trọn khi Ngài sắp xếp cuộc đời ta cách đúng đắn.

6. Khuôn Khổ Loài Vật:
   Có loài chuột nhắc luôn luôn cùng cở thực tiễn. Tại sao nó không lớn lên cách bất thường? Kế đến là con chuột thường, cùng loài thú vật, loài gậm nhắm. Nhưng con chuột càng to, luôn luôn thấy nó cùng khuôn khổ, không bao giờ như con mèo. Con mèo luôn luôn dừng lại cùng cở, khi lớn đầy đủ. Làm sao ta có thể ngăn nó lớn bằng con chó? Con chó, như bạn thấy đó, là con vật lơn hơn—và trong gia đình chó, chúng ta luôn luôn trông chờ tìm được con chó đầu đàn (berger) theo khổ, loại chó nhỏ ở khổ khác, và loại chó dữ và khỏe có khổ khác nữa. Hãy hỏi các nhà theo thuyết tiên hóa, tại sao các con chó nầy không vượt sự cân xứng. Há chúng ta không suy nghĩ sẽ kinh ngạc khi thấy con chó to bằng con bò sao? Rồi con chiên, bò, ngựa đều cùng cở. Há không dị thường khi chính Đức Chúa Trời đã đo lường các điều nầy, không có lời giải thích nào khác dưới mặt trời, không ai có thể đáp các câu hỏi mà Chúa đặt ra cho Gióp. Ai đã đặt giới hạn của chúng nó?

7. Phép Lạ Về Lương thực:
   Xem Thi thiên 104:27-28, “mọi sinh vật ấy trông đợi Chúa để Ngài ban thức ăn cho chúng phải thì. Chúa ban cho chúng và chúng nhận lấy; Chúa xòe tay ra khiến chúng được no nê các vật tốt”, nơi đó tác giả thi thiên nói về thú vật và cá. Thật là lạ lùng, khi trong tay Đức Chúa Trời có lương thực cho muôn vật trên đất. Giả sử bạn có phận sự nuôi chuồn chuồn. Bạn nuôi nó bằng thứ gì? Bạn biết nó ăn gì chăng? Bạn có biết vật gì làm nó ăn không tiêu chăng? Hay bạn có biết điều gì nuôi con bọ rệp, hay nuôi dưỡng các con tiêu thân màu xanh bay quanh đèn ban đêm chăng? Ngày kia tôi thấy con bọ màu vàng có sọc đen quanh thân nó. Bạn biết nó ăn gì chăng? Bạn biết con mọt ăn gì nhỉ? Tôi không ngụ ý các con vật gậm nhắm áo mùa đông của bạn, nhưng các con lớn hơn, bay quanh về đêm, và ở trước máy tỏa nhiệt xe hơi của bạn. Bạn há không thấy rằng không thể nuôi dưỡng côn trùng sao? Con sâu ăn vật gì? Đức Chúa Trời xòe tay ra, chúng được nuôi dưỡng vật tốt lành, tức là bằng cái gì tốt đẹp đối với chúng. Cua ăn một vật và sò hến ăn vật khác; loài chim khác nữa.
   Đức Chúa Trời đã ban cho mọi con vật sống sự ngon miệng riêng, và Ngài ban cái gì đó làm thỏa mãn sự ngon miệng đó. Bạn có nghĩ điều đó chăng? Đức Chúa Trời đã nghĩ rồi. Há Ngài không ban lương thực cho bạn sao? Nếu bạn bệnh, luôn luôn có vài loại thức ăn mà bạn nhận thấy Đức Chúa Trời đã dự bị. Nếu bạn khỏe mạnh, bạn có thể ăn mọi vật để trên bàn, ngoài trừ cây mướp tay (okra). Nếu không khỏe bạn có thể ăn xúp, nếu vừa nhổ răng bạn có thể uống sữa. Bạn có thể thấy rằng Đức Chúa Trời đã khôn ngoan dự trù mọi vật mà một người cần và chúng từ bàn tay tốt lành của Đức Chúa Trời mà đến.

8. Các Phép Lạ Khác Nữa:
   Xem Thi thiên 145, nơi chúng ta đọc về bàn tay Chúa lần nữa, chúng ta tìm thấy một khúc đẹp đẽ khác trong câu 15, 16. “Con mắt muôn vật đều ngữa trông Chúa, Chúa ban cho chúng thức ăn đúng kỳ, Chúa rộng mở tay Ngài, làm thỏa nguyện mọi sinh vật”. “Chua rộng mở tay Ngài”. Vâng, Ngài làm rồi. Câu nầy bày tỏ Ngài dự bị dễ dàng biết bao. Ngài nuôi dưỡng sư tử con, Ngài nuôi loài quạ, Ngài nuôi cá chép và cá voi.- Ngài nuôi bạn.




KHOA HỌC MINH HỌA 2

  
KHOA HỌC MINH HỌA 2

1.CON NGƯỜI:
Con người là động vật duy nhất bước vào thế giới nầy mà không mặc quần áo gì. Mọi sinh vật khác đều đến đây với loại áo mặc riêng. Con rùa và con ốc sên làm cho cái vỏ, cái mai của chúng nó lớn lên. Con cá sản xuất vãy, con trừu làm ra bộ lông. Chim chóc sinh sản bộ lông vũ. Loài heo bao phủ bằng lông cứng. Nhím tạo ra lông ống; cá sấu Bắc Mỹ, voi, tê giác, trâu nước tạo ra bộ da dày như áo giáp. Nhưng con người bước vào thế giới cách trần trưồng và cứ ở như vậy cho đến khi quần áo được dự bị từ bên ngoài. Con người phải mang quần áo người khác làm ra. Loài trừu mang bộ lông trước khi bộ đồ len được làm ra. Con bò mang bộ da trước khi giày dép được chế tạo. Có các lý do cho điều nầy. Loài động vật không hầu việc Đức Chúa Trời. Chúng chỉ sống trong địa phương mình. Về mặt khác, con người được dựng nên để phụng sự Đức Chúa Trời và vì vậy chính mình phải mặc quần áo thích hợp với khu vực thế giới mà Đức Chúa Trời mong muốn anh ta sống. Anh ta có thể khoác quần áo dày cho các khu vực lạnh lẽo, hay quần áo mỏng cho các khu vực nóng nực; do đó Chúa để cho anh tự do làm cho mình thích hợp đường lối mình nên có.
   Bài học chúng ta học tập là chúng ta phải mặc quần áo sự cứu rỗi của mình từ bên ngoài chúng ta, và không thể tự mình sản xuất. Áo dài công nghĩa đến từ Đức Chúa Trời, không do tự tạo; áo đó là chính Chúa Jesus.

2. DA:
Tôi xin đề cập rằng Đức Chúa Trời đã làm nên mọi sự-- cả cây cối và động vật—với các bộ da không thấm nước. Thích thú biết bao khi lúa thóc có vỏ trấu che chở khỏi nước. Các loại hạt giống cũng được cái vỏ bao bọc chúng. Động vật có lớp da không thấm nước. Thật khó khăn biết bao nếu người nông phu phải đưa bò, ngựa, trừu, gà vào chuồng mỗi khi có mưa. Đức Chúa Trời cũng làm cho da loài động vật có tính co giãn đến nỗi nó luôn luôn vừa vặn. Nếu thú vật mập béo ra, da nó duỗi ra.Nếu con thú gầy đi, da co lại. Đức Chúa Trời làm cho da chúng nới lỏng trên thân thể, song le vẫn liên kết với mạch máu, thần kinh cùng cơ bắp, và chỉ có Đức Chúa Trời diệu kỳ mới có suy tư làm như vậy.

3. CÁI ĐUÔI:
Một số động vật thì có đuôi, số khác thì không. Một số có đuôi dài, số khác đuôi ngắn. Một số có đuôi nhẵn nhụi, số khác có đuôi lu mờ. Ếch, cóc, chuột bạch không có đuôi. Tại sao chúng không có đuôi? Ruồi không hề quấy rầy chúng, chúng không cần đuôi để đeo lên cành cây. Đức Chúa Trời dùng trí tuệ để sắp xếp toàn bộ sự việc chiếc đuôi và “câu chuyện” nầy của tôi chú ý đến vài  lý do về các cái đuôi.
   Đuôi con chó nói lên câu chuyện đáng kể. Anh em hầu như có thể hiểu cảm xúc của con chó khi quan sát cái đuôi của nó.Nếu chó sung sướng, nó ngoe nguẩy đuôi nhanh chóng. Nếu nó bị quở mắng, nó bắt đầu ngoe nguẩy chậm chạp và càng lúc càng chậm, đang khi nó nhìn vào mặt chủ nó, cầu xin sự thương xót; còn khi “đuôi nó cúp giữa hai chân”, nói lên câu chuyện buồn về sự thất bại , nó đã bị quất roi.
   Lòng tử tế giữa bò và ngựa được bày tỏ khi chúng đứng chung với nhau trên thảm cỏ suốt những ngày hè nóng nực, hai con bò hay hai con ngựa có thể đứng gần nhau, nhưng theo hướng đối diện; theo cách đó cái đuôi con nầy có thể đuổi ruồi muỗi khỏi cổ và vai con kia. Chúng chăm sóc các điều nhỏ mọn đang quấy rầy bạn mình. Chúng có mối lưu tâm về sự an lạc của nhau, chúng cổ động sự an ủi lẫn nhau. Thật phước hạnh thay, nếu chúng ta có cùng tâm trí, tìm cách gia thêm niềm vui cho nhau, và không bao giờ làm gia tăng gánh nặng cho kẻ khác.

4. CÁC CHI TIẾT:
Kinh thánh bày tỏ cách chi tiết về cái đuôi nếu, chúng ta đọc Gióp 40:12 về con trâu nước. “Nó cong (chuyển động) đuôi nó như cây bá hương”( bản 1926). Đức Chúa Trời lại ghi nhận con thú chuyển động cái đuôi của nó như thế sao? Chắc chắn Ngài có để ý. Ngài làm ra cái đuôi. Ngài đã suy nghĩ cùng vẽ mẫu tất cả các bắp thịt mà được dùng để chuyển động cái đuôi, và chắc chắn Ngài quen thuộc mọi chi tiết về cái đuôi. Chúng ta hãy nhớ, và đừng bao giờ quên, Đức Chúa Trời quan tâm mọi chi tiết của cõi thiên nhiên, Chúa Jesus sáng tạo mọi chi tiết cõi thiên nhiên.

5. NHỮNG CÁI ĐUÔI ĐẸP ĐẼ:
Có gì đẹp đẽ hơn cái đuôi của con công, hay thích thú hơn đuôi loài cầm điểu ở Úc Châu chăng? Chỉ Đức Chúa Trời có thể tạo ra một tạo vật diệu kỳ như vậy. Chiếc đuôi con công vì vẻ đẹp, và nhiều vật khác cũng như vậy. Mẫu vẽ, sự pha lẫn màu sắc, lông quăn gợn sóng, sự đan dệt mềm mại lạ lùng, tất cả đều nói lên vẻ đẹp kỳ mỹ của Chúa lạ lùng của chúng ta. Đấng làm nên các chiếc lông đẹp đẽ nầy thì còn diệu kỳ và đẹp đẽ hơn chúng rất nhiều.Không người nào có tâm trí có thể suy nghĩ việc sáng tạo quá thích thú như vậy để bổ túc cho chim chóc. Đức Chúa Trời thích cái đẹp. Ngài khao khát làm cho mỗi một cơ đốc nhân đẹp đẽ trong cuộc sống và tính tình. Ngài có thể làm điều đó. Ngài biết cách thức.
   Ngày kia tôi đã trông thấy một quang cảnh bất thường tại miền nam tiểu bang Missouri (Hoa kỳ). Một con công và một con gà tây trống đi nghênh ngang tới và lui, đang khi chúng xòe đuôi ra hết mức. Chúng tìm cách làm khéo hơn con kia, đang khi phô diễn cái đuôi đẹp đẽ của mình. Chúng thao diễn tới và lui một hồi lâu, đi sát bên nhau trên sân trại. Đang khi tôi quá thích thú quan sát chúng, thình lình tôi thấy con công cụp lông đuôi lại và nhanh nhẹn chạy xuống phía vườn cây ăn trái, rồi biến mất giữa đám cây cối. Khi hỏi tra, người chủ trại bảo cùng tôi rằng, thình lình con công nhìn xuống chân mình, mà bàn chân vốn rất xấu xí. Nó quá xấu hỗ nên chạy trốn để ẩn mình và sau hai ba ngày, nó mới trở về nhà. Có lẽ chúng ta sẽ bớt lối đi nghênh ngang và bớt kiêu ngạo, khi chúng ta đã quan sát kỹ các khiếm khuyết trong bước đi và đường lối của mình, thay vì tự khoe khoang trên kẻ khác.

6. CHIẾC ĐUÔI ĐỂ BAY:
Chim chóc bay liệng rất nhiều, như chim ưng, ó biển, bồ câu, sơn ca. Chúng dùng đuôi mình để điều khiển chuyến bay. Chúng có thể làm chậm lại, hay tăng tốc độ., và cũng có thể trôi nỗi êm ái trên làn không khí bằng cách xòe rộng chiếc đuôi. Đức Chúa Trời đã vẽ mẫu cho chúng. Đức Chúa Trời, Đấng chăm lo chim chóc, cũng chăm sóc bạn. Ngài thích hướng dẫn bạn bằng ân huệ của Ngài, cứu bạn bằng đức thương xót mình, ban Jesus Christ, Con Ngài như một quà tặng trường cữu cho bạn. Làm sao bạn có thể trông đợi lèo lái cuộc đời mình cách an toàn, hay vượt qua khỏi dòng nước sự chết mà không nhờ các dự trù phong phú mà Đức Chúa Trời đã tạo ra trong ban tứ Con Ngài chớ?

- Dr. Walter L. Wilson -