Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Thursday, February 24, 2022

ĐÔI VỢ CHỒNG CON CÒ-


 

Vạn vật đều có tình: Cò đực mỗi năm lặn lội chục ngàn cây số về với bạn đời--
-
Thiên nhiên thần kỳ ảo diệu, trong giới động vật có nhiều hiện tượng kỳ lạ đã được xác thực, nhất là sự thể hiện tình cảm của động vật, luôn làm người ta phải cảm thán “vạn vật đều có tình”.
Ở Croatia có hai con cò tên là Malena và Klepetan, câu chuyện về chúng vẫn luôn được người dân bản địa truyền tụng say sưa suốt 17 năm nay.
Klepetan bay đến Croatia, cùng đoàn tụ với cò cái bị thương là Malena.
25 năm trước, một người dân tên là Stjepan Vokić ở Slavonski, một thị trấn nhỏ của Croatia, đã vô tình phát hiện được một con cò cái bị thương do thợ săn bắn trúng và không thể bay được nữa. Ông liền cứu giúp nó và hết lòng chăm sóc, còn xây tổ và đặt tên cho nó là Malena.
Nhiều năm sau, vào một ngày ông ngạc nhiên phát hiện ra, có một con cò bay đến đậu lên tổ của Malena, từ đó về sau hai con cò trở thành bạn của nhau.
Điều kỳ diệu nhất chính là, từ đó trở về sau, con cò đều đúng ngày 24 tháng 3 hàng năm, hoặc chỉ xê dịch khoảng 1 hay 2 ngày, là lại bay đến bên cạnh Malena, liên tiếp mấy năm không gián đoạn. Stjepan Vokić đặt tên cho con cò đó là Klepetan.
Stjepan Vokić nói điều thú vị chính là mỗi khi Klepetan sắp trở về, Malena đều có dự cảm từ trước, nên luôn trong tư thế nghển cổ để chờ đợi, kiên nhẫn ngẩng đầu nhìn về phương xa.
Năm 1993, Stjepan Vokić đã phát hiện ra Malena ở bên cạnh hồ nước, ông đã cứu giúp và chăm sóc nó.
Mỗi lần chúng gặp nhau sẽ kéo dài từ mùa xuân đến mùa hè, mãi cho đến cuối tháng 8 khi bắt đầu vào mùa thu, con cò đực lại phải lên đường, trải qua quãng đường bay rất dài khoảng 13000km về phía Nam (Châu Phi) để tránh đông.
Trải qua 17 năm như vậy, hai con cò cứ gặp nhau vào cuối tháng 3, sau đó xa nhau 8 tháng rồi lại gặp lại, chỉ có năm 2016 là bị chậm gần 6 ngày.
Hai con cò thể hiện tình cảm lúc chia tay cũng thật đặc biệt. Stjepan Vokić nói: “Mỗi khi đến lúc phải chia tay, Klepetan sẽ đứng quay lưng về phía Malena, liên tục như vậy 3 ngày. Malena không thể bay theo được nên chỉ còn cách kêu to để thể hiện tình cảm của nó, nó cứ kêu như vậy đến 10 ngày”. Về sau, Malena mới chấp nhận sự thật là Klepetan đã đi xa, lúc đó nó mới thôi kêu trong đau khổ.
Người bên ngoài nhìn thấy cảnh này thật cũng không đành lòng. Vì để cho Malena có thể mau chóng vượt qua đau buồn, Stjepan Vokić sẽ lái xe chở nó đi câu cá, cố gắng để phân tán sự chú ý của nó. Đợi đến khi tâm tình của nó bình ổn lại, Stjepan Vokić liền mang nó về trong phòng để giữ ấm, bởi vì cò không thể nào chịu được lạnh.
Thiện tâm của Stjepan Vokić đã giúp tạo nên một giai thoại tình yêu vạn dặm giữa con cò cái Malena và chồng của nó là Klepetan.
Tình yêu của Malena và Klepetan cũng đã đơm hoa kết trái, chúng đã có tổng cộng hơn 40 cò con, Stjepan Vokić cũng chăm sóc chúng rất tận tình, bởi vì mẹ của chúng bị thương nên không cách nào lo cho đàn con được.
Stjepan Vokić hàng năm đều chuẩn bị một rổ cá, để nghênh đón “con trai” trở về, để cho nó bổ sung tinh lực sau quãng đường bay dài mệt mỏi.
Hơn nữa, “con trai” và “cha già” cũng rất ăn ý với nhau – Stjepan Vokić khẳng định với mọi người, “con trai” mỗi lần trở về thì việc đầu tiên làm là đi kiếm cá ăn, bởi vì “chỗ nào có cá thì chỉ mình nó biết rõ!”.
Cuộc gặp gỡ này, tạo động lực cho Stjepan Vokić mỗi năm đều lên tiếng phản đối nạn săn bắn cò, hy vọng có thể gây sự chú ý của chính phủ và người dân. Ông rất lo lắng, nếu có một ngày nào đó Klepetan bị bắn trọng thương trên đường, và không thể trở lại được nữa, như vậy thì đoạn duyên phận này sẽ phải chấm hết.
Tình yêu của Malena và Klepetan cũng đã đơm hoa kết trái, chúng đã có tổng cộng hơn 40 cò con.
Hàng năm, Klepetan phải bay từ phía Nam châu Phi qua bán đảo Somalia, bán đảo Sinai, sa mạc Iraq, rồi mới trở về được Croatia. Vì tình yêu của mình, Klepetan đã không sợ hành trình gian nguy, thật khiến cho người ta cảm động.
Chẳng trách, câu chuyện tình yêu của cặp cò này đã trở thành nét đặc sắc của thị trấn nhỏ nơi đây. Truyền thông báo chí cùng hàng trăm vạn người dân Croatia hàng năm đều kéo đến đây, để mong có thể trực tiếp nhìn thấy cặp “Ngưu Lang Chức Nữ“ hội ngộ, xem Klepetan có đúng hạn trở về bình an hay không. Giây phút gặp gỡ đó không ai có thể kìm lòng được.
Minh Huy biên dịch
Nguồn: Internet

CHUYẾN XE ĐỊNH MỆNH & SỰ LẠ LÙNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

(Chuyện có thật từ bài giảng của Mục sư Trần Mạnh Hùng Berlin)

Một ngày kia, buổi sáng thứ Bảy đẹp trời tại Berlin với thời tiết bên ngoài khoảng 7-8 độ C, Mục sư đi thăm viếng và truyền giảng tại Leipzig (cách Berlin 200km) cùng với ba cộng sự trên chiếc ô tô của mình.
Xe đang bon bon trên đường bỗng nhiên “bụp”, người ta báo rằng chiếc xe bị nổ lốp trước. Mục sư cho xe vào vệ đường, trong lòng đầy bực tức lắm vì anh chị em ở Leipzig đang chờ đợi và bao nhiêu chương trình kế hoạch đã lên đành phải bị bỏ dở. Thời gian chờ xe đến cứu hộ là 5 giờ đồng hồ, mệt và rét. Mục sư lầm bầm với Chúa: “Chúa ơi! Vì sao lại thế? Vì sao lại thế?
Khi về đến nhà trong lòng vẫn chưa hết bực bội Mục sư lập tức tra cứu: “Nếu đi đường mà bị nổ lốp thì điều gì sẽ xảy ra?”
Câu trả lời: “Nổ lốp sau - đi vào viện. Nổ lốp trước – đi về nơi xa lắm (chết)”
Nếu chạy 120km/giờ sẽ đi về nơi xa lắm…
 
Vị Mục sư giật mình nhớ lại: Đường từ Berlin đi Leipzig cho phép chạy 130km/giờ. Mục sư đang chạy với tốc độ 130km/giờ bỗng nhiên thấy đường đang sửa. Mục sư nhìn thấy ba lần số 50, nghĩa là đoạn này chỉ cho phép chạy 50km/giờ. Mục sư bèn giảm tốc độ xuống 50km/giờ. Chạy được vài km trong đoạn đường đang sửa ấy thì lốp xe nổ.
Mục sư đặt câu hỏi: “Wow! Tại sao không nổ trước đó, không nổ sau đó mà lại nổ đúng chỗ chạy chậm? – Để cho mình không chết!”
Câu hỏi thứ hai Mục sư tự hỏi: “Tại sao lại nổ lúc đi mà không nổ lúc về? (Thường thì buổi thăm viếng và truyền giảng sẽ kết thúc vào 10h đêm và đi thường 3 giờ đồng hồ mới về đến Berlin). Nếu lúc đi không bị làm sao, buổi truyền giảng diễn ra và kết thúc lúc 11h đêm và xe bị nổ lốp trên đường về, sau đó phải chờ thêm 5 giờ đồng hồ nữa mới có xe cứu hộ giữa thời tiết đêm khuya giá lạnh như vậy thì có lẽ mọi người sẽ chết rét.”
Vị mục sư lập tức nhận ra 2 điều: 
 
Một – Xe nổ ở đoạn đường cho phép chạy 50km/giờ để cứu ông và cộng sự.
Hai – Xe nổ lúc đi chứ không phải lúc về để “tiếp tục cứu”.
Mục sư liền lớn tiếng: “Tạ ơn Chúa! Tạ ơn Chúa! Bây giờ con không hỏi vì sao, vì sao nữa!”
BÀI HỌC QUA CÂU CHUYỆN
“Đức Giê-hô-va phán: Ý-tưởng ta chẳng phải ý-tưởng các ngươi, đường-lối các ngươi chẳng phải đường-lối ta. Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường-lối ta cao hơn đường-lối các ngươi, ý-tưởng ta cao hơn ý-tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu.” (Ê-sai 55:8-9)
Nhiều khi, việc gì đó xảy đến với chúng ta, chúng ta thường hỏi vì sao để cố gắng giải thích hết thảy mọi trường hợp xảy ra. Và chính vì vậy mà chúng ta sẽ không bao giờ nhận được hết các câu trả lời.
Chúa dạy chúng ta, thay vì tìm câu trả lời cho các câu hỏi vì sao thì hãy dùng sự cảm tạ mà bước vào các cửa của Ngài. Sự cảm tạ là mời Ngài bước vào hoàn cảnh của chúng ta. Sự cảm tạ là công bố Ngài là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của chúng con, chúng con thuộc về Ngài, chúng con là dân sự Ngài, là bầy chiên của đồng cỏ Ngài. Có nghĩa là Chúa đang tể trị trong hoàn cảnh mà chúng ta đang gặp.
Vậy hãy cảm tạ Chúa trong mọi hoàn cảnh và bạn sẽ kinh nghiệm được quyền năng của Ngài, sự Lạ lùng của Ngài dành cho bạn trên đời sống bạn.
Nguyện Chúa ban phước cho bạn. Amen
Ekip thực hiện
Nguồn tư liệu: Mục sư Trần Mạnh Hùng
Biên tập câu chuyện: Sarah

Gióp (Job) 1:21


Mình lọt lòng mẹ trần truồng
Khi về lòng đất một tuồng đó thôi
Chúa cho rồi Chúa thu hồi
Lòng tôi ca ngợi không thôi danh Ngài.

 Tôi trần truồng lọt khỏi lòng mẹ, và tôi cũng sẽ trần truồng mà về; Ðức Giê-hô-va đã ban cho, Ðức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Ðức Giê-hô-va!
"Naked I came from my mother's womb, and naked I will depart. The LORD gave and the LORD has taken away; may the name of the LORD be praised."
Louis Segond (1910)
Je suis sorti nu du sein de ma mère, et nu je retournerai dans le sein de la terre. L'Eternel a donné, et l'Eternel a ôté; que le nom de l'Eternel soit béni!
Desnudo salí del vientre de mi madre y desnudo volveré allá. El SEÑOR dio y el SEÑORquitó; bendito sea el nombre del SEÑOR.
我赤身出於母胎,也必赤身歸回;賞的是耶和華,收取的也是耶和華。耶和華的名是應!
Ngã xích thân xuất ư mẫu thai, dã tất xích thân quy hồi; thưởng tứ đích thị Da Hòa Hoa, thu thủ đích dã thị Da Hòa Hoa. Da Hòa Hoa đích danh thị ứng đương xưng tụng đích!
Xích [Thổ Phiệt Quyết Bát ]
Thai [Nhục Đài (Tư Khẩu)] 
Quy [Truy (Phiệt Lữ) Chỉ Trửu (Kí Mịch Cân)]  [Đao Kí]
Thưởng [Thượng (Tiểu Quynh Khẩu) Bối] 
Tứ [Bối Dịch (Nhật Vật)] 
Thu [Củ (Quyết Cổn) Phộc]
Xưng [Hòa Trảo Nhiễm (Quynh Thổ)]
[Hòa Nhĩ]
Tụng [Công Hiệt] 

Sunday, February 20, 2022

MÙA XUÂN BÍ MẬT..

Nhà tôi rất nghèo.Nhà nghèo, nên cái gì Má tôi cũng mang đi bán.Từ mấy cọng rau ngót, rau mồng tơi đến trái chuối, trái dừa, trái bưởi hay con gà, con vịt.. Má đều cho vào cái thúng con, mang ra chợ bán hết.Má nói, phải bán để dành dụm tiền cho các con ăn học.

Một hôm, đi học về, thấy Má đang nhổ lông gà, tôi chạy ào xuống, ôm cổ Má, vừa nhảy tưng tưng, vừa reo lên sung sướng:
-A! Hôm nay nhà mình được ăn thịt gà! Thích quá!
Má tôi nuôi hơn mười con gà nhưng trừ dịp Tết nhất, giỗ chạp ra, chẳng bao giờ làm thịt, nên có khi cả năm trời mới có miếng thịt gà mà ăn.
Cứ nghĩ đến dĩa gỏi gà trộn thân chuối non, tôi lại thấy cồn cào ruột gan, nước miếng chảy qua kẽ răng nuốt không kịp.Tôi nhún vai Má giục:
– Má làm thịt gà nhanh lên, con thèm lắm rồi!
Má cười:
– Tổ cha mầy, chỉ được cái nước ăn là giỏi!
Hóa ra, con gà nhà tôi bị chó táp, lúc Má phát hiện ra thì nó đã bị ăn gần hết cần cổ! Tiếc của, Má lôi cổ con chó về, lấy chiếc dép nhựa đánh cho nó mấy cái vào mõ, rồi dí mũi nó sát vào con gà chết, như nhắc không được tái phạm!?Tôi thì lại thấy vô cùng sung sướng, muốn cảm ơn con chó đáng ghét vì nhờ nó mà tôi mới có cơ hội được ăn thịt gà.
Có thịt gà, bữa cơm nhà tôi vui hơn hẳn. Mọi hôm, đến bữa, phải gọi mỏi miệng chị em tôi mới thèm về ăn cơm, nhưng hôm nay, không đứa nào bảo đứa nào, tự giác túc trực ở nhà từ lúc Má làm thịt gà cho đến lúc ăn cơm, không bước ra ngoài nửa bước.
Má tôi cứ quay vòng, hết gắp cho Ba, lại gắp cho chị em tôi, mà chẳng thấy gắp cho mình.Tôi vừa nhai ngồm ngoàm vừa hỏi:
– Ủa, sao má không ăn?
Má cười bảo:
– Tao không thích ăn thịt gà.
Ăn xong, vừa buông đũa buông chén, chị em tôi đã chạy ù đi chơi, với cái bụng no nê đầy năng lượng. Nhưng vừa chơi được một chút, tôi đã thấy khát nước, nên phải chạy về uống, có lẽ vì ăn món gỏi gà chấm nước mắm hơi nhiều.
Vừa tới cửa bếp, tôi đã phải lùi lại, nép vào sau cánh cửa.Dưới ánh sáng hơi tối của chiếc bóng đèn bị mạng nhện bao phủ, Má tôi đang gặm lại những miếng xương gà, mà chúng tôi đã ăn. Chẳng biết nó có còn dính chút thịt nào không, nhưng nhìn má gặm có vẻ như chúng rất ngon lành.
Lòng tôi thắt lại, tim tôi nhói đau! muốn chạy lại ôm Má thật chặt, nhưng sợ Má tủi nên không dám.Tôi khẽ lùi ra ngoài, chạy đến gốc cây bưởi, ngồi ôm mặt khóc!
Bây giờ, tôi đã học xong đại học, đi làm, có tiền, mỗi lần về nhà đều mua rất nhiều đồ ăn ngon cho Má ăn. Nhưng lần nào về, cũng thấy đồ ăn trong tủ lạnh vẫn còn nguyên.Tôi cằn nhằn thì Má cười bảo:
– Răng rụng hết rồi, còn đâu nữa mà ăn?
...
MẸ như một MÙA XUÂN BÍ MẬT, Thượng đế đã ban tặng cho mỗi gia đình, mà khi không còn, sự cô quạnh và tiếc nuối sẽ đeo đẳng ta đến tận cuối đời, nhắc lại trong từng giấc mơ khắc khoải.