Đây có lẽ là cách sống tốt nhất nửa đời còn lại
Con người đến độ tuổi nào đó, cần phải nghĩ thoáng một chút, yêu bản thân nhiều hơn một chút, thường xuyên nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp và một trái tim trầm tĩnh, rộng lượng, đây có lẽ là cách sống tốt nhất nửa đời còn lại.
Cho dù nữa đời trước có như thế nào, nữa đời về sau hãy sống thật tốt.
Nửa đời về sau, hãy học được cách trầm tĩnh
Có đôi khi bị người khác hiểu lầm, đừng tranh luận, hãy lựa chọn giữ im lặng. Trong cuộc sống, có rất nhiều chuyện đúng sai khó có thể nói rõ ràng, thậm chí căn bản là không có hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai.Cho nên, nếu không muốn nói, thì đừng nói. Khi mà có nói nhiều cũng vô ích, có lẽ im lặng là lời giải thích tốt nhất.
Lời Kinh Thánh
Thursday, February 14, 2019
Nửa đời về sau…
CÔ ĐƠN
Cô đơn là
cho đi mà không có người nhận, là muốn nhận mà chẳng có ai cho. Cô đơn là chờ đợi, mà cái mình chờ đợi chẳng
xảy đến. Như hai bờ sông nhìn nhau mà vẫn
nghìn trùng cách xa bởi dòng sông, nên cô đơn là gần nhau mà vẫn cách biệt. Không phải cách biệt của không gian mà là
cách biệt của cõi lòng. Bởi đó, vợ chồng
có thể cô đơn bên nhau.
Càng gần
nhau mà vẫn cách biệt thì nỗi cô đơn càng cay nghiệt. Đã cay nghiệt mà vẫn phải gần nhau thì lại
càng cô đơn hơn.
Người ta gần
nhau mà vẫn có thể xa nhau, vì trong cuộc đời, mỗi người đều có hai thế giới. Thế giới riêng trong cõi lòng tôi và thế giới
ngoài vũ trụ. Thế giới tâm hồn tôi sụp đổ
thì thế giới bên ngoài thành hoang vắng, vô nghĩa. “Lòng buồn cảnh có vui đâu
bao giờ.” Vì thế, tôi có thể cô đơn giữa
đám đông. Cả vườn hoa chẳng có nghĩa gì
nếu không có loài hoa tôi kiếm tìm. Người
đưa thư trở thành thừa thãi nếu không có cánh thư tôi đang chờ mong. Chỉ một cánh hoa của lòng tôi thôi cũng đủ
làm cho cả khu đồi thành dễ thương. Chỉ
một cánh thư thôi cũng đủ làm cho bầu trời xanh thăm thẳm. Làm gì còn cô đơn nữa nếu đã có bắt gặp.
Làm gì khi bị người khác hiểu lầm? Đây mới đúng là câu trả lời của trí giả.
Khi chúng
ta gặp phải những sự tình không như ý, chẳng hạn bị người khác làm tổn thương,
hiểu lầm, vu oan hay chửi bới, những lúc đó ta phải làm gì? Dưới đây là câu trả
lời của bậc trí giả.
Làm người
phải giống như núi, nhìn được vạn vật mà cũng bao dung được vạn vật.
--Bị người
khác hiểu lầm, phải làm sao?
Khi bị người
khác hiểu lầm, ai cũng muốn giải thích, nhưng khi ấy, không nói gì lại là một
loại độ lượng.
Sự tình thật
hay giả, thời gian sẽ cho câu trả lời tốt nhất.
CHO ĐI TRƯỚC HAY NHẬN LẠI TRƯỚC ?
Có một người đàn ông bị lạc một mình trên sa mạc. Đang lúc sắp chết khát thì ông phát hiện ở xa xa có một túp lều tranh.
Ông khốn khổ lê từng bước tới đó. Tới túp lều tranh này, ông nhìn bốn phía xung quanh rồi mừng rỡ phát hiện ra ở trong một góc tối của túp lều có một chiếc máy bơm nước đã cũ và rỉ sắt.
Ông bước nặng nề tới rồi cầm cái cần bơm và bắt đầu dùng sức ép nó xuống. Nhưng rồi, sau một lúc cố gắng rồi lại một lúc cố gắng hết sức mà cũng không thấy có giọt nước nào chảy ra cả.
Lòng người ta là giấy, chứ không phải vàng đá
-
Là giấy nhưng sao người ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa?
Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi
là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nâng niu, giữ gìn cho nhau để
tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời?
Tôi muốn được kể một câu chuyện:
Chuyện xưa kể rằng, có một đạo sĩ nổi tiếng thần thông,
trong một lần ngao du sơn thuỷ, thấy một phụ nữ đang quỳ bên một ngôi mộ mới, vừa
khóc vừa quạt. Lấy làm lạ, đạo sĩ đến hỏi sự tình. Mới hay rằng, người dưới mộ
là người chồng vừa khuất của thiếu phụ.
Ngán thay, trước khi chết có trăng trối lại rằng đến khi mộ
khô thì người vợ trẻ hãy tái giá. Người thiếu phụ vì thế mới ở đây, quạt cho mộ
nhanh khô. Người đạo sĩ động lòng, mới hoá phép giúp cho thiếu phụ, ngôi mộ thoắt
cái đã khô như những ngôi mộ cũ. Người thiếu phụ vui vẻ cảm ơn đạo sĩ để về
nhà, nơi người tình mới của mình mong đợi.
Người đạo sĩ về nhà, đem chuyện kể với vợ của mình. Vợ của đạo
sĩ chê cười người đàn bà kia thật bạc tình. Được một thời gian, bỗng dưng người
đạo sĩ mắc phải bạo bệnh, liệt giường và tạ thế. Trước khi nhắm mắt mới trăn trối
lại rằng hãy giữ quan tài đủ bảy bảy bốn chín ngày rồi hãy an táng. Người vợ
khóc vâng lời.
Wednesday, February 13, 2019
PHẬN TÙY TA CHỌN
Dừng Chân Lần Thứ Ba
--NHÌN LẠI
Giô-sép và Môi-se, hai cuộc đời
tương phản. Người thì lớn lên trong một gia đình Do thái điển hình, kẻ lại được
trưởng thành trong vàng son Ai-cập. Giô-sép trãi qua tuổi thanh xuân của mình
nơi ngục thất, còn tuổi thanh xuân của Môi-se thì nhẹ lướt chốn hoàng cung.
Giô-sép suýt là nạn nhân của một vụ giết người, còn Môi-se thì chạy trốn vì tội
sát nhân. Giô-sép được thăng chức lên hàng thủ tướng tại Ai-cập, trong khi đó
Môi-se bị ‘giáng cấp’ từ một vị trí tương đương như vậy!
PHẨM CÁCH NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA
1 Timothe 1-3
Thơ Timothe thứ nhất là một trong ba
Thơ tín Mục vụ, được Phao-lô viết cho Timothe, người lãnh đạo hội thánh Chúa tại
Epheso, cũng là con thật của ông trong đức tin (1:2).
Là một người hầu việc Chúa còn rất
trẻ, đâu chừng trên dưới 30 tuổi, Timothe phải đối diện với đủ thứ áp lực, căng
thẳng, chống phá cùng những thách thức trong vai trò của một người chăn bầy. Và
để giúp cho học trò của mình không … nản lòng chiến sĩ, không … nghỉ chơi,
Phao-lô phải nhỏ to ‘mách nước’ thôi.
Đa-vít -14-
--Đa-vít trở thành người chủ của gia đình (2 Sam
3: 1-5)
Ở Hếp-rôn, Đa-vít trở thành một người cha - nhiều
đứa con trai được sinh ra cho ông ta. Từ con trai của bà A-bi-ga-in (ông ta vẫn
sẽ ở với người phụ nữ này!), Về Kê-li-áp, chúng ta không còn nghe thấy gì nữa.
Hoặc là anh ta chết sớm hoặc anh ta không bị lây nhiễm bởi tinh thần nổi loạn của
anh em mình. Trong số sáu người con trai được đề cập trong câu 2-5, ba người đã
bị sát hại (Am-nôn, con đầu lòng, rồi đến Áp-sa-lôm, con trai yêu thích và
A-đô-ni-gia). Nói chung, cuộc sống gia đình của Đa-vít không được tốt. Con gái
của ông ta bị anh trai cùng cha khác mẹ hãm hiếp; Hai người con trai của ông muốn
tranh chấp ngai vàng của nhà vua và vợ cũ là Mi-canh đã coi thường ông. Đa-vít
là một vị vua và vị tướng tài giỏi, một nhà thơ và nhà ghi chép kinh thánh vĩ đại
- nhưng có nhiều thứ trong nhà anh ta bị xáo trộn!
CHÚA ĐI CÙNG VỚI CON
Mời xem Video Clip : CHÚA ĐI CÙNG VỚI CON
Nhạc Hoa_Lời Việt : Mỹ Dung
Trình bày : Kim Nguyên
Vùng tệp đính kèm
CON TIN CHÚA ƠI
*Mời xem Video Clip : CON TIN CHÚA ƠI
Sáng tác : Lm Duy Thiên
Trình bày : Cẩm Vân
Vùng tệp đính kèm
TÌNH YÊU KHÔNG DỜI ĐỔI
Nhân ngày Tình Yêu (Valentine's Day) 14/2 năm nay, chúng ta suy nghĩ đến sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời – Đấng Tạo Dựng loài người và thiết lập hôn nhân cho người nam và người nữ: Adam và Eva nơi Vườn Địa Đàng Eden phước hạnh thuở xưa, để tìm hiểu Ý Chỉ tốt lành của Chúa về tình yêu của Ngài đối với loài người và Ý muốn của Chúa cho chúng ta trong tình yêu và hôn nhân.
Lúc tổ phụ loài người chưa phạm tội, đời sống của ông Adam và bà Eva chắc là vui vẻ và hạnh phúc vì có Chúa ở cùng “Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn…”,có lẽ là Chúa thường đến thăm viếng, chuyện trò với ông bà. Ban đầu khi thiết lập hôn nhân thánh, Chúa đã ban chế độ “một chồng một vợ”. Tuy nhiên, Thánh Kinh phong tục cho thấy có sự đa thê và trải dài lịch sử của loài người trong tất cả cộng đồng xã hội đều có những trục trặc trong hôn nhân, và những sự bất trung thường xảy ra vì cớ tội lỗi đã đi vào thế gian, hủy hoại nền móng của gia đình và gây ra nhiều đau khổ cho loài người chúng ta.
Dấu hiệu ở trong CHÚA
Giăng 15:1-7
“Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được”. (câu 4)
Vì sao Chúa Giê-xu dùng hình ảnh cây nho để ví sánh mối liên hệ giữa
Ngài với Cơ Đốc nhân? Nếu một nhánh nho không liên kết với gốc thì sẽ ra
sao? Đời sống Cơ Đốc nhân muốn kết quả thì phải thế nào?
Cây nho là hình ảnh quen thuộc và tiêu biểu cho dân Do Thái. Do đó, Chúa Giê-xu đã dùng hình ảnh này để ví sánh mối liên hệ giữa Ngài với những người tin Chúa. Ngài phán: “Ta là gốc nho thật,” và tiếp tục lặp lại: “Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh” để nhấn mạnh Ngài chính là nguồn của sự sống mà mỗi Cơ Đốc nhân được ví như nhánh nho cần phải gắn liền với Ngài. Chắc chắn người Do Thái hiểu rõ rằng một nhánh nho muốn kết quả phải gắn liền với gốc nho để nhận lấy nhựa sống mà tăng trưởng và sinh trái. Vì thế, Chúa lấy hình ảnh đó nhắc nhở họ phải liên kết với chính Ngài như nhánh nho gắn liền với gốc nho để được kết quả. Một nhánh nho không tự mình kết quả được nếu không dính vào gốc nho (câu 4). Cũng vậy, một Cơ Đốc nhân nếu không sống trong mối liên hệ với Chúa thì đời sống sẽ không kết quả, vì Chúa phán “ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được” (câu 5).
Cây nho là hình ảnh quen thuộc và tiêu biểu cho dân Do Thái. Do đó, Chúa Giê-xu đã dùng hình ảnh này để ví sánh mối liên hệ giữa Ngài với những người tin Chúa. Ngài phán: “Ta là gốc nho thật,” và tiếp tục lặp lại: “Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh” để nhấn mạnh Ngài chính là nguồn của sự sống mà mỗi Cơ Đốc nhân được ví như nhánh nho cần phải gắn liền với Ngài. Chắc chắn người Do Thái hiểu rõ rằng một nhánh nho muốn kết quả phải gắn liền với gốc nho để nhận lấy nhựa sống mà tăng trưởng và sinh trái. Vì thế, Chúa lấy hình ảnh đó nhắc nhở họ phải liên kết với chính Ngài như nhánh nho gắn liền với gốc nho để được kết quả. Một nhánh nho không tự mình kết quả được nếu không dính vào gốc nho (câu 4). Cũng vậy, một Cơ Đốc nhân nếu không sống trong mối liên hệ với Chúa thì đời sống sẽ không kết quả, vì Chúa phán “ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được” (câu 5).
Monday, February 11, 2019
Đa-vít -12-
Đa-vít và thảm họa ở Xiếc-lác (1 Sam 30)
Đa-vít đã để lại phụ nữ và trẻ em ở Xiếc-lác Ziklag
(nơi mà Đức Chúa Trời không muốn ông ta sống) để tham chiến với A-kích chống lại
Israel. Bây giờ A-ma-léc xâm chiếm Xiếc-lác bắt phụ nữ và trẻ em. Đó có thể là
một chiến dịch trả thù (xem 1 Sam 27: 8).
Chúng ta học được từ câu chuyện này: Chúng ta
không thể tin vào sự bảo tồn nếu chúng ta đến những nơi mà chúng ta không được
Chúa thỏa lòng. Chúng ta chỉ có thể yêu cầu sự bảo vệ của Chúa một cách công
khai nếu chúng ta đi trên đường của Ngài.
Subscribe to:
Posts (Atom)