Song ThaoTháng 5 là tháng tôm hùm của dân Canada chúng tôi. Không hiểu tại những thành phố của các tỉnh bang khác ra sao chứ Montreal chúng tôi là…hội. Chợ búa thi nhau hạ giá, nhà nhà đua nhau dẫn tôm hùm về nhà, không phải để nuôi, mà là để nhậu. Ông Luân Hoán thường chậm chạp, chuyện chi cũng vậy, nhưng chuyện tôm hùm là ổng xoải chân chạy trước. Khi ông trưng hình những chú tôm hùm đỏ hồng trên đĩa vào một ngày tháng 5 thì tôi mới giật mình. Tôm nằm đã thấy mát mắt, ông còn đính kèm thơ nữa. Tôi đã nhiều lần tiết lộ là ông này rất kén ăn. Không thịt gà, không cá, không mực và không ngay cả với nước mắm. Vậy nhưng tôm hùm thì hợp khẩu.quanh đi quẩn lại thủy chungheo, bò, rau, quả... hợp cùng ngọt chuacon trong đồng, toàn bộ thuacon dưới biển, tôm vừa miệng, ngontoàn bộ có tám loại tôm:đất, sắt, sú, thẻ, he, hù, càng-xanhtôm-tích thứ tám, khôn lànhbỏ khỏi khoái khẩu, vẫn thành “tôm gia”.Nhả “tôm học” này chỉ rành một thứ cong cong. Chỉ một thứ cũng làm ông Hồ Đình Nghiêm nhìn với đôi mắt liếc xéo. Ông ngứa tay comment: “Chàng không khoái đồ hải sản, tôm thì xa-va. Mới đi nghễ ngoài chợ về, thấy giá ghi 15.99$ một lbs. (Sáng ăn khoai cho nó lành)”.Thấy chuyện tôm om sòm như vậy, tôi không im ắng chi được. Kể cũng lạ. Ông Hồ Đình Nghiêm là người biết nhiều chuyện đông tây kim cổ, mỗi ngày ông nhảy vào Facebook vài lần vung vít đủ thứ chuyện trong đó có chuyện chợ búa ông rành như chuyện ông lận trong lưng, vậy mà chuyện giá cả tôm hùm thì ông lại thua. Đang tháng 5, tôm hùm lềnh khênh ngoài chợ, làm chi có cái giá trên trời như rứa. Các chợ tiếp nối nhau sale tùm lum, chỉ nửa giá, sao ông này không biết chi mô. Tuần đó, chợ IGA đang sale tôm hùm chỉ có 7,77$ một lbs. Thứ năm, ngày bắt đầu giá mới trong tuần của các chợ, tôi đã tới IGA khênh về vài chú. Tôi vốn không phải là đệ tử của tôm hùm, chỉ một con là khựng lại. Ông Luân Hoán khoe có thể ăn một lúc tới hai ba con. Nhưng dân Montreal mà tháng 5 không ăn tôm hùm là dân nhà quê nên tôi cũng phải ăn cho đúng trào lưu. Tội nghiệp ông Hồ Đình Nghiêm, tôi vào mách ông là tôm tại chợ IGA chỉ 7,77$ một lbs. Lúc đó chỉ còn hai ngày nữa là hết sale. Ông người Huế Hồ Đình Nghiêm ít khi nhanh nhưng chuyện tôm tiếc thì ông nhảy phong phóc. Ông ra IGA bắt về ba chú. Ăn xong, vừa bụng, ông thơ:Con chim thì ta biết nó bayCon cá thì ta biết nó lộiNhưng lobster là con gìTa buộc phải tìm nó nhai chơiNhà văn Song Thao vừa máchChợ IGA đang sale 7 đô 77 xu một lbsLobster là tiếng Anh-Cát-Lợi, homard là tiếng Phá-Lang-Xa, đích thị để chỉ con tôm hùm. Mang danh là tôm…chúa sơn lâm nên tôm hùm là thứ to xác. Ông xứ Huế Hoàng Xuân Sơn, cảnh giác ông bạn đồng hương Hồ Đình Nghiêm:Cụ mi dám vọc tôm hùmCó khi trở chứng hắn cum thấy bàKhà khà khà!Cái thứ “hùm” mà ông nhà thơ họ Hoàng cảnh báo ông nhà văn họ Hồ coi chừng bị cum kích thước cỡ răng? Thứ cồ nô nhất là trên 6 ký, thứ tép riu cũng nửa ký. Homard bán tại các chợ là thứ tươi sống bò lổn ngổn trong các hồ nước. Dân ta khoái thứ ngọ nguậy này trong khi dân tây lại sợ. Vậy nên các chợ có bán thứ hấp chín bên cạnh thứ sống nhăn răng. Khi dân ta ra quầy tính tiền, tôm cựa quậy lạo xạo trong bao giấy khiến các em đầm giữ két sợ xanh mặt. Trong tình cảnh này, khách cũng như người tính tiền đều muốn đẩy tôm đi cho nhanh. Tôi đã nhiều lần định hỏi các em tóc vàng sợi nhỏ này nhưng ngại. Không biết vì họ sợ hay thương. Các em đầm có tình thương bao la lắm. Thương chó thương mèo là chuyện khỏi phải bàn. Các em thương cả rùa, rắn, trăn, chuột. Khi còn đi làm, tôi có cô đồng sự còn thương cả khỉ. Dĩ nhiên tôi chẳng dại chi mà hỏi giữa người và khỉ em thương con chi hơn. Vậy thì chuyện thương homard chẳng phải là chuyện không thể.Cuối tháng 5 năm ni, trên báo chí tại Montreal, rộ lên chuyện thương tôm hùm. Bà Shahrzad Adle đi chợ Métro thấy tôm hùm được bỏ vào những bao nhựa, để trong tủ lạnh không nắp đậy chứ không cho chúng tung tăng trong những bồn nước nên thắc mắc. Bà đưa lên báo: “Có vài chợ không dùng những bao đặc biệt giữ tôm hùm nên tôm bị lèn chật trong bao. Thậm chí các bao này không có lỗ hở cho tôm thở nữa!”. Vậy là bà trưng hình lên báo và lập một kháng thư trên mạng để xin chữ ký của độc giả. Phát ngôn viên của chợ Metro, bà Geneviève Grégoire, phản ứng: “Vì dịch bệnh nên chúng tôi phải thay đổi cách trưng bày homard để thuận tiện cho khách hàng lấy. Để tôn trọng giãn cách xã hội và tránh việc xếp hàng mua tại các hồ chứa tôm, chúng tôi bỏ sẵn một số tôm vào bao. Các bao này có nhiều lỗ hổng để bảo đảm tôm có đủ dưỡng khí để thở”. Một khách hàng khác, bà Patricia Bittar, phản bác: “Bà phát ngôn viên của Métro nói những bao này có lỗ đủ cho tôm thở là không đúng. Không phải bao nào cũng có lỗ thở, và tôm bị ngạt”. Luật sư Alanna Devine, chuyên về luật an sinh cho thú vật, bày tỏ ý kiến về chuyện này: “Các nghiên cứu khoa học đã xác định tôm hùm là loại có tri giác; chúng biết đau đớn. Đó là điều không cần bàn cãi thêm tuy chúng ta thường quên chuyện này vì chúng không biết phản ứng trước sự đau đớn như chó, mèo và các loài khác”. Chuyện tranh cãi lùm xùm khiến Bộ Canh Nông, Lâm Nghiệp và Thực Phẩm của tỉnh bang Québec chúng tôi phải lên tiếng. “Không có quy định rõ ràng phải tồn trữ tôm như thế nào trước khi tôm tới tay khách hàng tiêu thụ, nhưng cửa hàng phải bảo đảm giữ tôm còn sống trong hồ nước hay trong bao bì”. Có lẽ không thỏa mãn với lời giải thích này nên hai bà Shahrzad Adle và Patricia Bittar chung sức tổ chức một cuộc thắp nến cho tôm phía bên ngoài tiệm Métro Plus Domaine vào chiều tối ngày 4/6. Lời kêu gọi được post trên Facebook. Có 17 người cho biết sẽ tham dự, 31 người like. Nhưng chẳng hiểu vì sao, cuộc tập họp vì tôm hùm bị hủy bỏ. Bộ tôm hùm Canada không đáng cho người ta cất bước chăng?Lobster Canada là thứ vang danh thế giới. Nói tới tôm hùm là phải tôm hùm Canada mới được. Chúng có chi đặc biệt? Chúng sống dưới những bãi đá ngầm ở vùng biển sâu, nước trong và lạnh giá. Vì vậy chúng rất ngọt thịt và có vị thơm riêng. Mỗi miếng thịt tôm hùm như chứa cả tinh hoa của biển cả được ướp bằng vị mặn của thiên nhiên. Thịt homard chứa 17,62% protein, 0,29% lipid, 77,2% axitamine.Tôm là tổ sư cholesterone, ai cũng biết vậy. Nhưng lobster lại có hàm lượng cholesterone thấp, vậy mới đáng ăn. Suy ra thì thứ nhỏ mới đáng sợ, còn thứ... hùm lại hiền khô. Đây là một sự thật ít ai biết. Ông ký giả Vương Trùng Dương comment vào post của ông Luân Hoán : “Ngon nhưng cao mỡ”. Vậy là ông này chưa thông chuyện mỡ miếc của tôm hùm Canada! Nói chi chuyện lobster và chính trị.Chuyện chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Cộng vào năm 2018 chắc ai cũng biết. Năm 2017, Trung Cộng mua tới 217 triệu đô tôm hùm của Mỹ. Tháng 7 năm 2018, khi Mỹ tăng thuế nhập khẩu một số mặt hàng từ Trung Cộng thì Trung Công trả đũa, cũng tăng thuế nhập khẩu 25% hàng nhập cảng từ Mỹ trong đó có tôm hùm. Trung Cộng chuyển sang mua lobster Canada. Số bán tăng vọt, từ 12 triệu lên 21 triệu đô. Khoảng 98% tôm hùm Canada xuất cảng qua Trung Cộng được đánh bắt tại tỉnh bang Nova Scotia. Công nhân đánh bắt tôm hùm ở Nova Scotia phải làm việc cật lực 14 tiếng mỗi ngày, 7 ngày một tuần mới đủ lượng hàng xuất khẩu.Tỉnh bang Nova Scotia nằm bên bờ đông của Canada không xa với tỉnh bang Québec của chúng tôi. Vậy nên chuyện du lịch qua Nova Scotia hầu như người dân Montreal chúng tôi đều rành rẽ. Nova Scotia là một trong ba tỉnh bang miền biển gọi là vùng maritime. Hai tỉnh bang kia là New Brunswick và Prince Edward Island. Các tỉnh bang này chung một biển nên chung tài nguyên homard. Bốn năm trước đây, tôi tới cả ba tỉnh bang này. Cái chính là thăm quê hương của tôm hùm. Tới hang hùm phải thời tôm hùm, đó là điều bắt buộc. Tôi thời một chàng (hay một nàng?) tại Halifax, thủ đô của Nova Scotia và một nàng (hay một chàng?) tại Charlotttown, thủ đô của Prince Edward Island. Lobster tươi rói vừa vớt từ biển sâu lên ngọt lịm. Nhà hàng nằm ngay bên bờ biển không có tường che chắn, gió biển ào ào thổi. Có thể có tiếng oan hồn nỉ non của homard bị kéo lên từ tuốt dưới biển sâu. Chú (hay cô?) giờ nằm trần trụi trên chiếc đĩa trắng, bên cạnh nhúm khoai tây chiên và vài lá rau xanh ngắt. Tôm hùm đánh ngay tại chỗ, chẳng tốn tiền chuyên chở, nhưng giá đắt gấp đôi nếu ăn ở nhà hàng tại Montreal. Còn nếu mua tôm còn sống hùng sống mạnh vào tháng 5 tại Montreal, về nhà tự biên tự diễn, thì đắt gấp bốn lần. Trải qua bao dặm trường, cũng chỉ tôm hùm, mà túi tiền ngẩn ngơ. Chỉ tại vì đây là chốn quê hương của tôm hùm. Quê hương! Vin vào chữ “quê hương” người ta có thể bá vai xin thêm bạn chút tiền…thân thương.Nhưng chú tôm hùm tại Shediac, một vùng thuộc tỉnh bang New Brunswick, thì lại rẻ. Rẻ đến không ngờ. Nặng 90 tấn, dài tới 11 thước, cao 5 thước, đây là chú tôm hùm lớn nhất thế giới. Bạn có thể tới ngắm nghía cho mãn nhãn, chụp tới mòn máy hình, xong hân hoan phơi phới ra về mà chẳng có chú tôm hùm nào nắm áo đòi tiển cả. Vì đây là một bức tượng tôm hùm đặt tại một nơi được xưng danh là “Thủ Đô Tôm Hùm của Thế Giới”. Mỗi năm có khoảng 500 ngàn du khách khắp thế giới túa đến nuốt nước miếng nhìn chú tôm hùm không bao giờ sứt sẹo một cái móng chân này. Tôm hùm có móng chân không, tôi không làm nail nên không rõ tuy đã gặm không biết bao nhiêu chân tôm trong đời.Tôm hùm làm chi cho ngon, bá nhân bá dạ dày. Giản dị nhất là hấp lên, chẳng chiên xào nướng đốt chi, dọn lên bàn, chấm muối tiêu chanh, kèm với bia hoặc rượu vang trắng. Ăn cách này ít tốn công nhưng ngon vì thưởng thức được hương vị tinh tuyền của tôm. Nhưng tại các nhà hàng, homard được cho giao du với đủ thứ: hành, gừng, bơ, tỏi, trứng muối. Ông Hồ Đình Nghiêm chẳng lạ chi chuyện bếp núc nhưng nghe tôi xúi mua homard giá sale về, lại chẳng biết mần sao. Ông vào mạng tham khảo.Chui vào mạng treo tìm cách mần thịtMột cô người Nam truyền đạt giọng ngọt mía lùiMình làm như vầy nè, nha anhNghe em bày từ a tới zLửa lò ga khoan bùng lớn ngọnVừa phải thôi, bơ tỏi thơm nồngChiện dzì cũng dzậy hết ráo áEm hong ưa làm sớm nghỉ sớm đâu nhen !Ai chi bổi ? Mà em tận tình "dễ ghét"(ngày xưa cha mẹ làm riem thì làm rứa anh thì làm răng)Tôm cũng như người, có đực có cái. Người phân biệt đực cái để làm chi thì chẳng cần bàn tới nhưng tôm thì phải nói đi nói lại cho ra lẽ. Thịt tôm đực và cái đều ngon như nhau, sách vở nói vậy. Nhưng ông nhà văn họ Hồ không chịu lối đánh đồng như vậy. Theo ông thì “giang hồ bảo thịt con cái thơm hơn thịt đực”. Ông này ma ma phật phật, chẳng biết ông đọc sách nào hay ông rút tỉa kinh nghiệm cá nhân.Nhưng khi mua, chúng ta thường dặn anh chị bán hải sản chọn cho tôm đực hay cái. Tôm cái có trứng, tôm đực chỉ có gạch. Mấy anh chị này rất tài. Chỉ cần túm đầu tôm, nhấc lên, nhìn cách tôm cong biết đực hay cái liền một khi. Con nào cong hơn, tôi chưa bao giờ bán tôm nên bù trất. Tôi chỉ biết nhìn vào bụng tôm, quan sát đôi vi đầu tiên, nếu đôi vi nhỏ, mềm mại thì là tôm cái. Đôi vi to, dài, cứng thì đích thị là một chàng. Nghe ra thì cũng dễ nhớ. Người sao tôm vậy.Nhưng mắc mớ chi phải nhớ. Chuyện đực cái là chuyện của tôm, đâu phải chuyện của người!
Lời Kinh Thánh
Tuesday, November 2, 2021
Tôm Hùm Canada
Thương Yêu và Tha Thứ
Mục sư T. là kỹ sư, làm việc tới 50 tuổi, cảm thấy Chúa thúc giục hầu việc Chúa trọn thời gian. Ông ghi danh vào trường Kinh thánh, sau khi hoàn tất chương trình hoc, ông được giao cho một Hội thánh để chăm sóc.
Lúc còn là tín hữu, ông thấy công việc Hội thánh không khó lắm, nhưng khi bắt tay vào việc quản nhiệm, ông mới thấy gay go trăm bề. Hồi làm kỹ sư, ông chỉ tiếp cận với những con số, chừng làm mục sư, ông phải tiếp xúc với con người. Mà con người khác hẳn với con số. Với con số, số 1 hôm nay, ngày mai vẫn là số 1, nhưng với con người, nay vầy mai khác, ngay cả vài tiếng đồng hồ cũng có thể đổi thái độ y như thời tiết:
Sớm mưa, trưa nắng, chiều nồm..
Ông chạm thực tế và hiểu được sâu sắc lời của Gia-cơ (James) 3:10 “Đồng một miệng mà ra cả sự khen ngợi và rủa sả!”
Lúc đầu, vì không hiểu tâm lý con người, ông xuống tinh thần, có lúc muốn bỏ cuộc. Qua sự kiên trì cầu nguyện, ông được Thánh linh nhắc nhở “hãy nhìn lên thập tự giá”.
Thập tự giá cho ông nhiều suy tư quý báu, nhưng 2 điều ông học được nhất là tình thương yêu và lòng tha thứ.
Vì tình thương yêu bao la của Đức Chúa Trời mà Chúa Giê-su đã giáng thế. Chúa Giê-su chuộc tội lỗi thế nhân bằng sự hi sinh trên thập tự giá. Trước khi tắt hơi, Chúa Giê-su đã xin Chúa Cha tha tội cho những người hành hình Ngài vì họ không biết điều họ làm!
Một điều lý thú mà ông nhận ra “thập tự” nguyên là chữ Hán Việt (十字), có nghĩa là “số 10”. Số 10 gồm 1 + 0. Trong 9 bông trái Thánh Linh (Ga-la-ti 5:22-23), mỹ đức đầu tiên “thương yêu” là mỹ đức quan trọng nhất, có thể xem như nguồn các mỹ đức kia (vui mừng, bình an, nhẫn nhịn, nhân từ, làm lành, trung tín, khiêm nhường, tiết độ). Người thích nhạc nói tình thương yêu là nhạc trưởng.
Do đó, số 1 nhắc ông tình thương yêu. Tình thương yêu của Chúa đối với ông, tình yêu của ông đối với Chúa và đối với những ai ông tiếp xúc. Số 0 nhắc ông nhớ rằng tất cả sẽ trở thành hư không, chỉ còn tình yêu thương mới trường tồn, nên cần tha thứ. Tha thứ cho mình, cho người.
Nắm được bí quyết Thương & Tha, ông thấy nhẹ nhõm người. Áp dụng Thương & Tha với mọi người, ông thấy ai cũng dễ thương, và những ai xúc phạm ông, ông cũng tha thứ, mà còn coi đó là dịp tiện để thăng hoa, thánh hóa tâm linh. Những lời nặng nhẹ của người khác, lúc trước ông thấy đau đớn như Tôn Ngộ Không bị vòng kim-cô siết đầu, nay ông xem như vương miện quý báu.
Từ đó, mỗi lần tiếp xúc với bất cứ người nào, ông nhủ thầm: đây không phải là con số giản đơn, đây là con người phức tạp, cần đối đãi bằng tình thương yêu và lòng tha thứ. Luôn trang bị bằng Tình Thương & Tha Thứ, ông thấy mục vụ dễ dàng hơn và thấy niềm vui khi nhận ra mình có thể chịu khó với người khó chịu nhất.
Ông để trên 6 tháng giảng cho Hội thánh về 2 mỹ đức này. Bài giảng đầu tiên là câu chuyện Bộ ba Xe Pháo Ngựa trong sách Công Vụ các Sứ Đồ chương 15. Câu chuyện này thuật mâu thuẫn lớn giữa Ba-na-ba và Phao-lô vào vòng truyền giáo thế giới lần 2 vì cớ Mác. Trong vòng truyền giáo thứ nhất, vì Mác đã bỏ cuộc nửa chừng, nên Phao-lô trọng kỷ luật và nguyên tắc, không nhận Mác đi trong vòng thứ hai. Đành rằng Ba-na-ba có họ hàng với Mác, nhưng ông là người có lòng bao dung, thông cảm tính khí bồng bột của người trẻ, thấy sự hối lỗi của Mác, thấy được tiềm năng của chàng, nên sẵn lòng tha thứ cho con ngựa non này. Không thuyết phục được Phao-lô , Ba-na-ba đành rời Phao-lô để đưa Mác đi con đường truyền giáo khác qua đảo Chíp-rơ. Nhờ tình thương yêu và lòng thương xót của Ba-na-ba mà tinh thần Mác được phục hồi và trở thành một công cụ hữu dụng trong nhà Chúa. Ông đã viết nên sách Phúc Âm Mác, đứng hàng thứ nhì trong Tân Ước.
Thương yêu và được thương yêu; tha thứ và được tha thứ là những điều thiết yếu của mỗi con người sống giữa nhân quần xã hội. Tình thương và tha thứ là 2 liều thuốc linh nghiệm chữa trị nhiều bệnh về tâm linh. Người nào thiếu nó, tâm linh sẽ trở nên khập khểnh.
Sau thời gian giảng dạy đó, mọi tín hữu như dễ thương hơn, nhường nhịn nhau, thương yêu, thông cảm nhau hơn, gia đình nào cũng thuận hòa, hạnh phúc hơn, hội thánh không bao lâu sau được phấn hưng.
Người đi xa nay về lại nhà thờ xưa thấy đông hơn, vui hơn, mọi người yêu thương nhau hơn, ngạc nhiên hỏi: Phép lạ nào đã xảy ra?
PS: Bộ ba Xe Pháo Ngựa:
Ba-na-ba ví như Xe, có lượng bao dung, có lòng chuyên chở như xe. Phao-lô ví như Pháo, trực tính, thẳng thừng, không thích nhập nhằng, nổ đùng như pháo. Mác ví như Ngựa, bồng bột, nông nổi, hời hợt của tuổi trẻ.
Vườn Rau Cây Thuốc
Sau khi anh Sáu về hưu, anh chị rất thong dong, hay đi thăm bà con, bạn bè. Tháng trước, anh chị lái xe sang tiểu bang North Carolina thăm một người bạn thân lâu ngày chưa gặp. Vợ chồng người bạn này có một mảnh vườn trồng rau và một số cây thuốc sau nhà. Trong vườn có rất nhiều rau thơm, gia vị cho việc nấu nướng thức ăn và trị bệnh: hành, ngò, sả, ớt, tỏi, rau quế, rau răm, rau om, húng lủi, tần ô, tần dầy lá, giấp cá, ngò gai, thì là, kinh giới, rau má, tía tô, chanh, đậu bắp, bạc hà, gừng, riềng, rau sam, rau đắng, rau ngót, mồng tơi, rau dền, rau đay … Anh chị bạn hãnh diện với khu vườn vì lúc nào cũng có sẵn rau thơm, gia vị để ăn. Anh nói ăn hột vịt lộn mà thiếu rau răm thì chán lắm. Phở mà thiếu rau quế, ngò gai thì mất ngon. Chả cá cần thì là, thịt vịt cần gừng, bún riêu cần kinh giới… Anh chị cũng khoe rau vườn nhà anh là organic vì không có chất hóa học nào dính vào. Anh chị quan niệm ẩm thực không những cần cho dinh dưỡng mà còn có tác dụng ngừa và chống bệnh nữa. Vì các loại rau đều có phytonutrients chống oxyt-hóa nên sẽ làm chậm tiến trình lão hóa. Mỗi sáng, chị hái một nắm nhiều thứ rau khác nhau, để vào máy xay (blender) cùng với cam, chuối, táo hay những trái cây tùy theo mùa. Sau khi xay nhuyễn như smoothie, mỗi người uống một cốc. Chị cười hiền hòa nói: “Người ăn rau ít đau hơn người ăn thịt”. Anh chị bạn chăm sóc khu vườn rất kỹ, suốt ngày vui thú tưới nước, sửa tỉa, bắt sâu, nhổ cỏ dại. Anh cho biết nếu không chăm sóc một thời gian thì những cây mình trồng sẽ héo úa, còn các loài cỏ dại lại hiên ngang lấn lướt. Lúc đó, phải tốn nhiều công săn sóc lại. Anh liền ngâm nga mấy câu thơ của Nguyễn Khuyến:
“Khi vườn sau, khi sân trước. Khi điếu thuốc, khi miếng trầu. Khi trà chuyên năm ba chén, khi Kiều lẩy một đôi câu.”
Chị Sáu rất thích khu vườn này, cứ trầm trồ khen ngợi mãi. Chừng về tới nhà, chị đặt kế hoạch lập vườn như người bạn. Anh Sáu vội can: Hồi bắt đầu hưu mình có chương trình đi thăm viếng bà con, bạn bè nên có ba quyết định em còn nhớ không. Chị Sáu sực nhớ: “À, mình sẽ không kinh doanh, không trồng trọt, không chăn nuôi vì:
Mình còn đi đó, đi đây,
Đâu ngồi một chỗ (để) trồng cây, nuôi gà.”
Nhưng mà anh à, sau năm mười năm nữa, khi mình không còn sức để đi xa, chỉ lẩn quẩn quanh nhà, thì cho em làm vườn để mình ‘vui thú điền viên’ nhe anh.” Anh Sáu hoàn toàn đồng ý với vợ. Như chợt nghĩ ra điều gì, anh Sáu reo lên: “Em à, trong thời gian này, mình có thể trồng vườn cây tâm linh.” -“Trồng vườn cây tâm linh là sao vậy anh?” chị Sáu hỏi. Anh Sáu: “Mình nên trồng cây ‘lạc quan’, cây ‘tích cực’ trước tiên bằng cách tâm trí mình nghĩ tới mỗi ngày. Mình nên đề phòng cỏ dại là ‘bi quan’, ‘tiêu cực’ mọc chen vào.”
Chị Sáu tiếp: “Vậy thì, em sẽ tìm 9 hột giống để ương cho vườn tâm linh của mình là: yêu thương, bình an, vui mừng, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ là 9 mỹ đức Thánh Linh mà mục sư mình thường nhắc.” Anh Sáu vui vẻ nói: “Những gì trái ngược tính của các cây em vừa kể, đều là cỏ dại hết như: thù oán, lo rầu, buồn bực, nóng nảy, nhẫn tâm, hung dữ, bất tín, vô cảm, bạt mạng”. Chị Sáu vui mừng: “Thực hành được như vậy, mình là ông thánh, bà thánh anh ơi!” Anh Sáu chậm rãi: “Mình nên đề phòng cỏ dại tự kiêu, tự mãn nảy ra một cách không ngờ, nhiều khi ngấm ngầm khó thấy. Kinh Hoa Nghiêm nhắc Phật tử coi chừng tánh cống cao ngã mạn, cũng như sách Châm Ngôn trong Kinh Thánh cảnh cáo tánh kiêu ngạo sẽ đưa đến sự bại hoại. Mình cần trồng thêm 3 cây nữa em à, đó là khiêm cung, phục thiện và cầu tiến.” Chị Sáu tiếp lời: “Nếu vậy, em đề nghị thêm cây tha thứ nữa, cây này rất quý, hiếm và khó trồng vì cỏ dại từ rễ cay đắng mọc ra dễ làm nghẹt ngòi tha thứ.”
Buổi chiều đó, anh Ba qua chơi. Anh chị Sáu chia sẻ chương trình, kế hoạch làm vườn tâm linh, anh Ba gật gù nói đó cũng là “tâm viên” mà sách nhà Phật nói tới. Anh nói thêm là dù trồng cây thật hay cây tâm linh, cũng cần đề phòng tình trạng trồng lúa của một người Trung Hoa sống đời nhà Tống. Có một lần, người nông phu này sốt ruột khi thấy mạ lớn chậm quá mới dùng tay nhón các gốc mạ lên một phân. Xong việc anh đắc ý nhìn ngắm công trình giúp lúa tăng trưởng của mình. Hôm sau anh thăm lại đám ruộng thì thấy lúa héo và chết! Về sau, người ta dùng thành ngữ “Yển miêu trợ trưởng” để chỉ hành động đốt cháy giai đoạn, không chịu đợi trình tự thời gian, nên dễ gặt hái thất bại. Đoạn, anh kể câu chuyện về người bạn của anh. Người bạn này vừa đọc xong bộ sách Thiền luận của Suzuki là khoe rằng mình đã ngộ, đã đạt được tâm thanh tịnh. Anh ta làm một bài thơ về Thiền tựa là Tịnh Tâm Viên, nhờ anh Ba cho ý kiến. Anh Ba muốn trắc nghiệm xem người bạn quả thật “hoát nhiên đại ngộ” hay chỉ là ảo tưởng “một bước đến trời”, anh Ba bèn chê: “Bài thơ này tuy có ý hay, nhưng dài dòng, ý trùng lập, có đoạn không vần điệu gì hết…” Anh Ba chưa nói hết câu, thì người bạn đã thấy nóng mặt, giựt lại tờ thơ, nói: “Thôi đủ rồi, cách làm thơ của tôi là như vậy đó, ai chịu thì chịu, không chịu thì thôi.” Anh Ba lúc đó, cười ha hả: “Ủa! Đạt được tâm thanh tịnh rồi mà sao còn tức khí vậy ha, lại cố chấp nữa.” Người bạn bẽn lẽn: “Tôi tưởng vậy mà không phải vậy, anh ơi.” Bây giờ, anh Sáu mới tâm sự: “Nhớ lại, thời tôi mới tin nhận Chúa, tôi tự hào mình được đầy dẫy thánh linh, thấy mình rất thiêng liêng! Tôi hay chê bai, chỉ trích người khác sao đã học Kinh Thánh mà còn trần tục quá. Về sau, tôi mới học được là con đường thánh hóa phải trải qua rất nhiều khó nhọc, gian nan, thử thách. Ai còn đi trên đường đời là còn dính bụi trần, còn có cơ phạm tội. Những thói hư, tật xấu cứ quay trở lại như ngựa quen đường cũ, như rễ cỏ dại còn sót đâu đó đợi dịp là nẩy đọt, đâm chồi. Ba người bây giờ ăn cơm chiều với nhau. Anh Ba lúc ở nhà thì ăn chay, nhưng khi ra khỏi nhà thì tùy duyên, ăn gì cũng được, không câu nệ. Họ ăn uống thật vui vẻ, tương đắc với mảnh vườn tâm linh, dầu đi đâu cũng săn sóc được mỗi ngày!
Châu Sa (trích Nếp Sống Mới Hạ 2013)
Cước Chú:
* Người Bắc gọi “rau diếp cá”, người Nam kêu “rau giấp cá”; người Bắc “dọc mùng”, người Nam “bạc hà”; Bắc “cải cúc”, Nam “tần ô”; Bắc ươm cây, Nam ương cây…
* Nguyễn Khuyến (1835-1909) quê nội ở Yên Đỗ, chết chôn tại Yên Đỗ. Ông đậu Giải Nguyên, Hội Nguyên và Đình Nguyên nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đỗ 三元閼堵.
* 9 mỹ đức Thánh Linh: Ga-la-ti 5:22
* Tâm Viên 心園 trong bài khác với Tâm Viên Ý Mã 心猿意馬. Chữ Viên thứ nhất là cái vườn, Viên thứ nhì là con vượn.
* Ý tại ngôn ngoại 意在言外: ý tưởng ngoài lời nói.
* Uyên áo 淵奥: sâu xa thâm thúy, huyền diệu.
* Yển miêu trợ trưởng 揠苗助長 (nhón mạ non cho mau lớn).
* Hoát nhiên đại ngộ: 豁然大悟 (bỗng nhiên giác ngộ)
Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021
Nấu Thuốc Bắc
Nấu Thuốc Bắc
Thanh lúc trẻ, lối 15 tuổi thường canh siêu sắc thuốc Bắc cho bà ngoại. Lúc đó, ngoại hay bị lạnh, nên thầy Đông y chẩn bệnh và cho ngoại uống mỗi ngày 1 thang thuốc Bắc. Nhà có 4 chị em, mỗi người thay nhau chuẩn bị và ngồi canh siêu thuốc một ngày, nên cứ 4 ngày là tới phiên Thanh.
Vì tình thương đối với bà ngoại, nên mấy chị em vui vẻ làm không hề thấy mệt nhọc. Sức mạnh của tình thương yêu!
Thanh học được một điều là thầy thuốc đông y khi bốc thuốc cũng giống như dàn binh ra trận, gọi là Phối-ngũ, dùng các vị thuốc gồm Quân-Thần-Tá-Sứ, tức là có vị thuốc chánh như vua (Quân), có vị phó, như quan (Thần), có vị thuốc phụ tá (Tá), có sứ giả giải hòa, như Cam Thảo làm dịu những chất đắng (Sứ). Tất cả cho vào cái siêu bằng đất, ngâm trong nước ấm độ 15-30 phút để rửa, rồi đổ vào 3 chén nước, nấu sắc còn 8 phân. Nhiều vị thuốc có tính ôn nhu, hàn nhiệt, hư thiệt, âm dương khác nhau, nhưng khi nấu lên, thành một khối nước đồng nhất có công năng trị bệnh. Điều này cho chúng ta bài học “hòa nhi bất đồng”.
Nấu thuốc cần kiên nhẫn. Trước tiên, nấu sôi lên bằng lửa lớn (vũ hỏa), chừng thấy sôi lớn, nổi bong bóng như mắt cá (ngư nhãn), thì để lửa thấp (văn hỏa), giữ độ sôi lăn tăn, như mắt cua (giải nhãn). Sau 45 phút, chắt ra coi nước cạn tới bao nhiêu. Nếu còn nhiều quá thì sắc tiếp cho đến khi nào chỉ còn 8 phân.
Việc này tốn nhiều thì giờ (lối 2 tiếng đồng hồ) nên mọi người thường đem bài học xuống bếp vừa canh thuốc vừa học bài.
Việc canh siêu thuốc dạy cho chị em Thanh tánh kiên nhẫn, từ đó học tánh nhẫn nhịn, khiêm nhường. Nhớ một lần, Thanh sốt ruột, mất kiên nhẫn, nên để lửa lớn hơi lâu, thuốc bị cạn chỉ còn 5 phân. Thanh vội pha thêm nước vào cho đủ 8 phân cho bà ngoại. Không ngờ ngoại nếm là biết ngay. Ngoại nhỏ nhẹ dạy Thanh câu thành ngữ: “Dục Tốc Bất Đạt” 欲速不達 nghĩa là: “nóng vội sẽ không thành”, và khuyên phải lấy câu nhẫn nại làm câu răn mình.
Thanh thích cái mùi thuốc khi sắc lại. Mùi thơm rất dễ chịu tỏa khắp nhà. Mấy mươi năm trôi qua mà ông còn nhớ mùi hương đặc biệt này.
Việc sắc thuốc “3 chén còn 8 phân” có ảnh hưởng tới ông khi làm văn thời đi học và viết văn, viết báo khi ra đời. Khi viết một bài văn, ông viết qua, sau đó đọc đi đọc lại, cắt xén những câu, những chữ không cần thiết. Bài ông viết thường được nhận xét là ngắn, gọn, rõ ràng. Có người phê bình là cô đọng, súc tích.
Khi Thanh được Chúa kêu gọi trở thành Mục sư, thói quen “3 chén còn 8 phân” giúp ông nghe nhiều hơn nói như câu trong sách Truyền Đạo: “Chớ vội mở miệng ra, và lòng ngươi chớ lật đật nói lời trước mặt Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời ở trên trời, còn ngươi ở dưới đất. Vậy nên ngươi khá ít lời” (5:2).
Bài học “3 chén còn 8 phân” cũng ảnh hưởng khi ông soạn bài giảng mỗi Chúa nhật. Ông ấn định thời gian bài giảng không quá 30 phút. Nhập đề 5 phút, kết luận 5 phút, thân bài 20 phút. Hội chúng thấy được dàn bài, bố cục rõ ràng. Ông tránh vòng vo tam quốc, tránh cà kê dê ngỗng, tránh lập đi lập lại rườm rà. Xong bài giảng, mọi người nắm được ý chính, nắm được bài học cho ngày hôm đó.
Nhiều người cho ý kiến rằng 30 phút là vừa phải, chưa kịp buồn ngủ thì bài giảng đã xong. Có ông cụ bị tuyến tiền liệt hoành hành, khó mà kềm được bọng đái trên 45 phút nên rất cám ơn Mục sư Thanh. Cụ cho mục sư một câu chữ Hán: “quý hồ tinh bất quý hồ đa” 貴乎精不貴乎多 “thà ngắn mà đặc sắc, còn hơn văn tự dài dòng”.
Nhờ canh siêu thuốc cho bà ngoại, Mục sư Thanh trở thành một mục tử khiêm nhu, nhẫn nại, chịu đựng với mọi tín đồ và ông chịu khó lắng nghe tâm tình người đối diện như lời khuyên của ông Gia-cơ “Hỡi anh em yêu dấu, anh em biết điều đó: người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận” (1:19).
Nhà thơ Linh Ân cảm tác
NẤU THUỐC BẮC
Thầy thuốc Đông-Y, bốc thuốc thang…
Bày ra “Phối Ngũ” xếp theo hàng,
Quân, Thần, Tá, Sứ, duy ngôi thứ,
Hư, Thiệt, Âm, Dương, Ôn, Nhiệt, Hàn.
“Tứ Phẩm” dồn chung siêu nuớc sạch,
Vũ, Ngư, Văn, Giải, Hỏa công lan.
“Tám Phân” còn lại từ “Ba Chén” !
Kiên nhẫn thi công, “Tốc Bất Toàn”.
Linh Ân Nguyễn Thiện Nhân
Cảm tác (08/28/2021)
Từ câu "Dục tốc bất đạt", chị Châu Thanh Thủy ghi những câu ý nghĩa tương tự trong tiếng Anh, tiếng Pháp:
Haste makes waste.
Qui va lentement va sûrement.
Ouvrage hâté, ouvrage gâté.
Vite fait, mal fait
Hâtez vous lentement.
Vui Thú Điền Viên
Anh Thuật lúc còn đi làm, luôn mơ nghĩ đến lúc về hưu ở miền Nam Florida, anh sẽ mua 1 căn nhà nhỏ có mảnh vườn sau nhà. Anh sẽ trồng cây ăn trái, mỗi thứ một cây, như xoài, ổi, chuối, đu đủ, mít, mãng cầu, nhãn, mận, khế, cam, chanh, bưởi, tắc, lê, vải, chanh dây (passion fruit)… Một vườn cây nhiệt đới nhỏ nhưng đa sắc, đa hương.
Khi còn đôi ba tháng trước ngày hưu, anh chị lái xe đi các nơi như Tampa, St Petersburgh, Sarasota, Ft Myers, Naples, Miami, Homestead… để tìm đất lành chim đậu. Một hôm, trên đường tới Nam Miami, chị để ý một tấm bảng quảng cáo một vườn trái cây cần bán. Anh chị tìm đường tới thăm thì đó là một vườn trái cây của ông bà lớn tuổi người Miên. Anh chị nhìn thấy những cây xoài, với trái to bằng cái đầu em bé sơ sinh, màu đỏ màu vàng tươi là thích liền. Hỏi ra thì biết ông chủ vườn bị stroke, không thể làm việc tay chân nữa, còn bà không săn sóc nổi cái vườn, nên đành bán. Đi thăm hết khu vườn thấy toàn là cây ăn trái nhiệt đới, đúng sở thích của anh chị. Giá khu vườn tính ra rẻ so với thị trường. Anh chị thấy đây là cơ hội hãn hữu, nên đồng ý mua bằng tiền từ saving account của mình.
Mua một khu vườn đã lập sẵn, có trái, có mối sẵn để bán là một điều vô cùng thuận lợi. Vạn sự khởi đầu nan, mà có người đã làm trước rồi, nên anh chị thấy sung sướng như đang sống trên thiên đàng… nhiệt đới!
Phần anh, anh cần phải học hỏi cách chăm sóc từng loại cây như cho phân loại nào, cho nước bao nhiêu, ánh sáng mặt trời trực tiếp hay gián tiếp. Anh thiết lập hệ thống tưới nước tự động, chỉ cần ngồi trong mát mà bấm nút tưới nước. Anh đào nhiều hào chứa nước để tưới thêm cho cây nếu cần. Anh cũng cần nhận diện những kẻ thù của từng cây. Có loại kẻ thù biết bay như chim, dơi; loại nhảy như sóc; loại bò như sâu bọ… để tìm phương trừ diệt. Mỗi ngày anh tốn cho vườn cây trung bình là 10 tiếng đồng hồ.
Anh chị có không khí trong lành để thở, rau trái lành mạnh để ăn, loay hoay suốt ngày với cây cối. Anh Thuật nhớ đến câu thơ của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhấp,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Trong Hán văn, chữ Mộc là cây có liên quan đến Nhàn và Hưu. Người ta vẽ cái cây (木Mộc) hoặc vẽ mặt trăng (月Nguyệt) dưới hình cái cửa (門Môn) để diễn ý Nhàn (閑, 閒) hạ. Người ta vẽ hình người đứng 亻tựa gốc cây 木để tả ý Hưu 休. Người xưa muốn hưởng nhàn hưu hạ luôn gần gũi với cây cối.
Các cây ăn trái nhiệt đới này cũng có những hoa rất đẹp, chị thích chụp hình dưới những chùm hoa này.
Mọi việc tốt đẹp trong 3 năm. Đầu năm thứ tư, một trận bão lớn thăm viếng Miami, thổi ngang vườn cây trái của anh chị. Đất bằng như nổi phong ba! Qua một đêm, cây ngã, hoa trái rụng tơi bời. Bao nhiêu công khó trong 3 năm bổng thành công cốc! Chị buột miệng:
Dã tràng xe cát biển Đông,
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì!
Chị vừa dứt lời, anh bổng nhớ lại một câu chuyện trong Tân Ước về người phú nông trúng mùa, lúa thóc chất đầy kho. Phú nông vui sướng khi thấy mình có thể sống khuây khỏa nhiều năm, nên nhủ với linh hồn hãy nghỉ ngơi đi. Không ngờ, đêm đó Chúa đòi linh hồn, mạng sống của ông lại. Chúa phán ai lo giàu trên đất mà không giàu trên nước trời là kẻ dại*.
Anh tin rằng Chúa nhắc nhở anh, vì anh là một PK (Preacher’s Kid), con của mục sư mà bỏ Chúa từ nhiều năm. Chị nói đây là “phúc chí tâm linh” nghĩa là khi phước tới thì tâm sẽ khôn ra. Anh chị đồng ý dẹp bỏ “mộng dưới hoa”, bán rẻ khu vườn và nhà, tìm dọn về vùng ngoại ô thành phố có Hội thánh Tin Lành.
Ngày anh đi thờ phượng lại, anh thấy cảm xúc dâng tràn, có lúc anh khóc trong lòng. Anh sanh ra trong gia đình mục sư, mẹ khi hoài thai đã hát thánh ca, đọc Kinh Thánh, cầu nguyện cho anh. Tuổi trẻ, anh sinh hoạt trong nhà thờ, nhưng chừng vô đại học, những sự dạy dỗ “tôn giáo là thuốc phiện” đưa anh vào đường lối vô thần. Anh chỉ đi tới nhà thờ ngày lễ Giáng sinh (nên bạn bè gọi anh là tín đồ Nô-ên), ngày lễ cưới và ngày lễ tang của thân nhân, bạn bè. Anh nhớ và khao khát sống lại mối thông công, tương giao cùng Chúa và Hội thánh của ngày xưa thân ái.
Đã 3 năm qua, giờ đây anh chị Thuật sống và hoạt động trong một Hội thánh Tin Lành. Anh thấy mình như cây bị khô hạn được trồng lại bên dòng nước tươi mát, ngọt ngào. Phước hạnh và sự thương xót của Chúa bao trùm gia đình anh. Anh thấy ơn Chúa hồi phục lại cho anh, một “lãng tử hồi đầu”, một tấm lòng biết ăn năn thống hối.
Anh chị hiện đang vui thú điền viên, không phải vườn cây nhiệt đới Florida, mà là vườn cây tâm linh, học Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời, cầu nguyện cho mình, cho người, hiệp thông với anh em cùng đức tin khắp chốn. Khu vườn tâm linh anh chị nở rộ bông trái Thánh Linh: yêu thương, vui mừng, bình an, nhẫn nhịn, nhân từ, thiện lành, trung tín, khiêm nhu, tiết độ, tha thứ…
Khu vườn tâm linh này không lo bị gió mưa, bão tố thiên nhiên tàn phá; ngược lại, những hoạn nạn là những bão tố cuộc đời càng làm anh chị vững vàng đức tin.
Tuổi anh nay đã cao, anh biết ngày về với Chúa không xa lắm. Mỗi ngày anh phấn đấu nỗ lực “tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa và Cứu Chúa là Đức Chúa Jêsus Christ” **.
Cước chú:
*Luca 12:16-21
Lời góp ý của ông Lê văn Phúc (John Le)
Tự ngẫm nghĩ: Không biết ta có thể vừa vui thú điền viên với vườn cây nhỏ (cho gia đình mình, không buôn bán cho ai) ở vùng nhiệt đới Florida, vừa vui trong vườn cây tâm linh của sự tương giao với Chúa qua việc học Lời Chúa, sống Lời Chúa, và dạy Lời Chúa cho người khác để học cùng biết và sống theo Lời Chúa, có được không à?
Góp ý:
Vừa vui thú điền viên với vườn cây nhỏ (ít cây thôi cho gia đình, vừa dưỡng sức, chớ không dốc hết sức lực, không có tính kinh doanh, buôn bán) và vừa vui trong vườn cây Tâm linh bằng sự Nuôi dưỡng Thiêng liêng bằng sự Học Lời Chúa, Sống với Lời Chúa, và Truyền đạt Lời Chúa cho người khác để họ cùng Biết và Sống theo Lời Ngài, thì TỐT. Vấn đề là Quân bình Thì giờ cùng Nỗ lực giữa việc vui thú điền viên (1) cho gia đình và vườn cây Tâm linh (2). Thí dụ, dành 1-1.5 hours/ngày trong 6 ngày trong tuần cho vui thú điền viên (1) và dành thì giờ gấp đôi, gấp bốn hay hơn cho vườn cây Tâm linh (2), tùy theo workloads và sức khỏe, và tùy theo mức độ đáp ứng Tiếng Chúa gọi.
Thiên-Linh
Thiên-Linh là tên thánh mà một Mục sư gốc Tin Lành đặt cho tôi (Phúc Lê) năm 1970, năm 23 tuổi, đương khi góp phần công việc nhà Chúa trong Hôi Thánh, sau khi tốt nghiệp đại học.
Phúc
**2-Phi-ê-rơ 3:18