Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Saturday, March 23, 2019

Thức ăn ,thân thể , Linh hồn


ICô-rinh-tô 6:13-14
“Vì nước Đức Chúa Trời chẳng tại sự ăn uống, nhưng tại sự công bình, bình an, vui vẻ bởi Đức Thánh Linh vậy”. (Rô-ma 14:17)
Mối liên hệ giữa các yếu tố: thức ăn, thân thể, linh hồn ra sao? Giá trị của những yếu tố này trước mặt Đức Chúa Trời là gì? Bạn bày tỏ sự quan tâm của mình đối với thân thể và đời sống tâm linh ra sao?
Từ “mọi sự” mà Sứ đồ Phao-lô nói trong câu 12 chỉ về mọi việc làm không phải là tội lỗi, trong đó còn bao gồm cả việc ăn thức ăn gì và ăn như thế nào. Câu nói “Đồ ăn vì bụng, bụng vì đồ ăn” (câu 13) chính là lập luận của các tín hữu Cô-rinh-tô khi họ bày tỏ quan điểm cho rằng những vấn đề liên quan đến thức ăn và những quy định cần tuân giữ trong việc ăn uống chỉ liên quan đến bụng hay bao tử. Về một phương diện, quan điểm của họ là đúng, nhưng về phương diện tâm linh thì một ngày kia trên thiên đàng thức ăn và bụng không còn cần nữa. Và Sứ đồ Phao-lô khẳng định với họ rằng “cái nọ và cái kia” - tức cả bụng và thức ăn - là những điều Đức Chúa Trời sẽ hủy diệt trong ngày cuối cùng, cho nên những điều ấy cần trong hiện tại nhưng chẳng có giá trị gì trong cõi vĩnh hằng.

Mặc dù Đức Chúa Trời có quy định rất rõ ràng, khắt khe về những thức ăn nên hoặc không nên ăn, ăn như thế nào, và thức ăn cho từng đối tượng cụ thể trong các sách Ngũ Kinh của lãnh tụ Môi-se. Làm trọn những quy định này đem đến cho người tuân giữ những giá trị nhất định về kỷ luật tâm linh, song hoàn toàn không phải là phương cách để giúp họ được Đức Chúa Trời xưng là công bình. Những luật lệ ấy mang ý nghĩa là một dấu chỉ để phân biệt tuyển dân của Đức Chúa Trời với Dân Ngoại.

Friday, March 22, 2019

Nghịch Cảnh-





Khổ nạn không hẳn là cái tội, nó có thể giúp con người ta được tôi luyện nhiều hơn, tầm nhìn cũng nhờ đó mà rộng mở và sâu sắc hơn…
Vì sao ngọc trai mềm yếu lại có thể tạo thành trân châu?
Khi những hạt cát lọt vào trong con trai, nó dù cảm thấy rất khó chịu nhưng nó không thể đẩy hạt cát ra ngoài. Đối diện với nỗi đau ấy, con trai không hề bấn loạn, nó lặng thầm dùng dinh dưỡng trong cơ thể mình để bao bọc lấy hạt cát, từng lớp từng lớp… Dần dần, nỗi đau đã biến hạt cát trở thành một viên minh châu mỹ lệ.

Tự do hay nô lệ


ICô-rinh-tô 6:12
“Mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng để sự gì bắt phục được tôi”. (câu 12)

Từ “mọi sự” được Sứ đồ Phao-lô sử dụng để chỉ về những vấn đề gì? Nguyên tắc tốt nhất để sử dụng quyền tự do trong Chúa là gì? Thói quen nào khiến bạn trở thành nô lệ cho chúng thay vì tự do?
Lặp lại cụm từ “mọi sự tôi có phép làm” hai lần trong câu 12 để nhấn mạnh về quyền tự do mà Sứ đồ Phao-lô có được từ địa vị mới ông nhận được trong Danh Đức Chúa Giê-xu Christ. Quyền tự do này không bị hạn chế mà cho phép ông được làm mọi sự. Từ “mọi sự” ở đây không nhằm chỉ về những hành động vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời, nhưng để nói đến bất cứ việc gì có liên quan đến đời sống của ông. Song Sứ đồ Phao-lô bày tỏ quan điểm rõ ràng là tự do làm mọi sự nhưng “chẳng phải mọi sự đều có ích;… chẳng để sự gì bắt phục được tôi”, và đây chính là nguyên tắc giúp ông cũng như mọi người sử dụng đúng đắn nhất quyền tự do Chúa ban cho.