Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Saturday, November 16, 2013

LÁ CỜ HỒNG THẬP TỰ




Châu Quân
Có một ấn tượng ghi khắc trong tâm hồn và trí nhớ của tôi khi tôi còn là thiếu niên mà vẫn chưa nhạt nhoà sau rất nhiều năm tháng. Đó là tiếng còi hụ và vận tốc vô cùng nhanh chóng của xe cứu thương Hồng thập tự, đang giành đường để chạy nhanh tải bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Lúc ấy bọn học sinh chúng tôi phải vội vàng dừng xe đạp lại và nép vào lề đường cho chiếc xe đó lao vút qua. Người ta bảo với tôi rằng, nếu xe hồng thập tự xổ hai cờ, nó còn chạy nhanh hơn nữa. Cờ hồng thập tự có nền trắng và hình chữ thập màu đỏ ở giữa. Đó là huy hiệu của hội cứu thương Hồng Thập Tự. Các nước Hồi giáo không chấp nhận hình chữ thập đỏ nên họ đổi thành huy hiệu “trăng lưỡi liềm đỏ”.

CÔNG NGUYÊN LÀ GÌ?

Vào tết Dương lịch năm 1937, khi nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đang bị thực dân Pháp quản thúc tại Huế, có người đem tặng cho ông tập lịch năm mới.  Để giải toả sự bực bội về sự đô hộ của đế quốc Pháp trên Đất Việt chúng ta, Cụ Phan viết hai câu thơ châm chọc:

   “Tháng một đứng trên đầu tháng chạp,
   Ngày Nam nằm dưới đít ngày Tây”.

Thật vậy hai câu thơ nầy nói lên hai loại lịch: lịch của người phương Tây—Dương lịch và lịch của người Á Đông—Âm lịch. Trong bất cứ tập lịch nào trên đất Việt chúng ta, Dương lịch thông dụng hơn nên in nằm trên, Âm lịch in nằm dưới. Trên thế giới còn có một số loại lịch có tính phổ thông giới hạn như lịch của người da đỏ Maya, lịch Hồi giáo và Phật lịch.