Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Wednesday, October 5, 2011

Vẻ Đẹp Của Mùa Thu

Thu_vang_2.jpgVàng, đỏ, xanh, cam, đầy màu sắc của những chiếc lá mùa thu thật đẹp quá đi thôi, giống như một bức tranh chính tay Chúa vẽ tặng cho chúng ta mỗi khi mùa Thu đến. Trong mùa Thu, có lúc quả đất ở vào vị trí mặt trời chiếu thẳng trên đường xích đạo, là lúc ngày và đêm trên thế giới đều bằng nhau mười hai tiếng đồng hồ, xảy ra vào khoảng ngày 22 hay 23

Tuesday, October 4, 2011

CHA MẸ BẬN GÌ SUỐT QUÃNG ĐỜI THƠ ẤU CỦA CON?






Nghĩ cũng phức tạp thật khi chúng ta làm cha mẹ mà bị con cái chúng trách móc hỏi câu: “Cha mẹ bận gì trong suốt quãng đời thơ ấu của con?”.    Một câu hỏi mà cần bao nhiêu chục năm mới có thể giải thích và trả lời hết cho các con tôi được.   Đó là chúng tôi đã cố gắng hết sức chăm lo đầy đủ cho các con.   Trong suốt cuộc đời của chúng lớn lên và ngay cả bây giờ thì vợ chồng chúng tôi sắp xếp để luôn có mặt một người ở nhà, không đi làm để mà lo cho chúng; từng đứa một.   Để được như vậy thì gia đình chúng tôi cũn

CHÚ CHÓ ĐỨNG Ở SÂN GA 10 NĂM ĐỢI CHỦ



Chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ


Câu chuyện xảy ra vào năm 1925, tại nhà ga Shibuya. Hachi, nickname là Hachiko – là một chú chó nhỏ, lông màu trắng, chào đời vào tháng 11 năm 1923 ở tỉnh Akita, Nhật Bản; được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo nuôi.

KHỞI ĐẦU MỚI

KHỞI ĐẦU MỚI


Ngày còn bé, ta làm quen với những bước đi đầu tiên chập chững và đầy khó khăn. Vấp - ngã... Bao nhiêu lần ngã là bấy nhiêu bao lần ta ngồi khóc mà ăn vạ; ngã đau rồi khóc sưng cả mặt mũi nhưng ngay sau đó lại ngẩn tò te cười - thật hồn nhiên và ngây thơ. Mọi đòi hỏi hay khi bị ngã đau,… bé chỉ biết khóc, khóc đến tội nghiệp, khiến bất kỳ ai nhìn thấy cũng chạy lòng thương chỉ muốn đến ngay bên bé để dỗ dành. Nhữn

5 YẾU TỐ PHỤ NỮ CẦN BIẾT VỀ BỆNH TIM




Đây là điều có thể bạn biết rồi: Bệnh tim, không phải ung thư, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ. Hàng năm, 25% số ca tử vong toàn nước Mỹ là do bệnh tim, nghĩa là cứ 4 giờ lại có 1 người chết vì bệnh tim. Thống kê này làm mọi người kinh ngạc, nhất là đối với phụ nữ vì họ có nguy cơ bị bệnh tim nhiều hơn. Tạp chí Good đã tạo một đồ họa giúp chúng ta phát hiện dễ dàng hơn. Đây là 5 yếu tố cần biết:
1. Phụ nữ bị bệnh tim nhiều hơn nam giới. Chúng ta thuờ nghĩ bệnh tim là “của” đàn ông, nhưng trong thực tế, hàng năm số phụ nữ tử vong vì bệnh tim là 28%, nhiều hơn so với nam giới. Theo Hội Tim mạch Hoa kỳ (AHA), cứ mỗi phút có 1 phụ nữ tử vong.
2. Bệnh tim gây tử vong nhiều hơn ung thư vú. Năm 2010, bệnh tim gây tử vong gấp 10 lần so với phụ nữ bị ung thư vú. HHội Tim mạch Hoa kỳ cho biết: Tại Mỹ, 1 trong 3 phụ nữ tử vong vì bệnh tim, chỉ có 1 trong 30 phụ nữ tử vong vì ung thư vú.
3. Phụ nữ trẻ cũng bị bệnh tim. Phụ nữ hậu mãn kinh có nguy cơ cao bị bệnh tim, nhưng các yếu tố như béo phì, cao huyết áp, và hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tim ở bất kỳ độ tuổi nào. Thống kê cho thấy tình trạng càng ngày càng xấu. Theo tạp chí Good, 21% số phụ nữ ở độ tuổi 30-40 đột tử vì bệnh tim trong thập niên 1990, nhiều hơn các thập niên trước.
4. Có thể giảm nguy cơ nhiều.
 
Không thể kiểm soát bệnh tim bằng cách theo dõi lịch sử gia đình, nhưng bạn có thể kiểm soát tương lai. Bỏ hút thuốc, duy trì thể trọng hợp lý và chỉ số cơ thể BMI, ăn uống lành mạnh, và tập thể dục đều đặn, bạn có thể giảm nhiều nguy cơ bệnh tim ở mọi độ tuổi.
5. Quan tâm tim.
 
Nếu nghĩ mình có nguy cơ, hãy nói với bác sĩ về các số liệu bất lợi so với các dữ liệu dưới đây của Hội Tim mạch Hoa kỳ:
Yếu tố nguy cơ                          Mức tối ưu
Áp huyết                                      Dưới 120/80 mm
Tổng mức cholesterol                     Dưới 200 mg/dL
LDL – cholesterol “xấu”                   Dưới 100 mg/dL
HDL – cholesterol “tốt”                   Hơn  50 mg/dL
Triglycerides                                  Dưới 150 mg/dL
Glucose (HbA1c)                            Dưới 7%
Chỉ số cơ thể (BMI)                        Dưới 25
Vòng eo                                        Dưới 35 inches
VIỄN ĐÔNG(Chuyển ngữ từ Reader’s Digest, số tháng 3/2011)

TOA THUỐC RẤT HAY CẢ VỀ TINH THẦN LẪN THỂ XÁC

TOA THUỐC RẤT HAY CẢ VỀ TINH THẦN LẪN THỂ XÁC

4/2/2011 12:33:38 AM
I. Sức khỏe:
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”.
 
II. Bí quyết trường thọ: 
1. Chấp nhận với những gì mình đang có 
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình 
3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn.
 
III. Phòng ngừa bệnh tật:
1. Không vui quá hại tim
2. Không buồn quá hại phổi
3. Không tức quá hại gan
4. Không sợ quá hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên 
7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.
 
IV. Thức ăn & uống trong ngày: 
Một củ hành: chống ung thư
Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
Một lát gừng: chống viêm nhiễm
Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo
Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng
Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.
 
V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại: 
1. Một Trung Tâm là sức khỏe
2. Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình
3. Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù
4. Bốn Có: Có nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha.
5. Năm Phải: Phải vận động. Phải biết cười 
Phải lịch sự hòa nhã 
Phải biết nói chuyện và 
Phải coi mình là người bình thường. 

VI. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhâ1. Ít nói năng để dưỡng Nội Khí 
2. Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí 
3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí 
4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng Tạng Khí 
5. Chớ giận hờn để dưỡng Can Khí6. Chớ ăn quá độ để dưỡng Vị Khí 
7. Ít lo lắng để dưỡng Tâm Khí 
8. Tránh tà tâm để dưỡng Thần Khí.
 
VII. Hãy Dành Thì Giờ - Mẹ Thêrêsa Calcutta : 
Hãy dành thì giờ để suy nghĩ Đó là nguồn sức mạnh. 
Hãy dành thì giờ để cầu nguyện Đó là sức mạnh toàn năng. 
Hãy dành thì giờ cất tiếng cười Đó là tiếng nhạc của tâm hồn. 
Hãy dành thì giờ chơi đùa Đó là bí mật trẻ mãi không già. 
Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu Ưu tiên Thiên Chúa ban. 
Hãy dành thì giờ để cho đi Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ. 
Hãy dành thì giờ đọc sách Đó là nguồn mạch minh triết. 
Hãy dành thì giờ để thân thiện Đó là đường dẫn tới hạnh phúc. 
Hãy dành thì giờ để làm việc Đó là giá của thành công. 
Hãy dành thì giờ cho bác ái Đó là chìa khóa cửa thiên đàng.
 
 

Monday, October 3, 2011

Ngôn ngữ của tình yêu trong hôn nhân


Một số người nghĩ rằng bằng chứng thiết thực và tuyệt vời nhất của tình yêu chính là những lời có cánh: “Em yêu anh!” hay “Anh là lẽ sống đời em”…, nhưng tình yêu là: nhiều hơn lời nói!
Tình yêu là một một món quà đặc biệt mà cuộc sống dành tặng cho con người. Tình yêu trong hôn nhân chính là sự cam kết giữa hai

1. Tình Yêu Tạo Nên Lẽ Sống


Tình yêu là phương thuốc nhiệm mầu cho tất cả chúng ta - cả những người trao tặng lẫn những người đón nhận nó.
- Karl Menninger

· Cỏ Dại Trong Vườn


·         Tuần vừa qua, tôi trồng một ít hoa trong vườn trước nhà. Vì là những cây hoa mới trồng nên tôi phải lo tưới mỗi ngày để cây không chết. Ngày hôm qua, tôi thấy những cây hoa của tôi lên thật tốt nhưng cùng với những cây hoa một

HỌC HIỂU TÂM LÝ ĐỂ DẠY TRẺ NÊN NGƯỜI



Ông bà ta thường có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ”, điều đó vẫn không sai qua mọi thời đại. Trong thời đại ngày nay, có thể nói dạy con là cả một nghệ thuật sống với trẻ, hòa hợp với trẻ bằng cả tình yêu thương, hiểu biết tâm lý trẻ và phải dựa vào phương pháp sư phạm để dẫn dắt chúng lớn khôn chứ không chỉ đơn thuần là truyền thụ những kinh nghiệm mà mình đã kinh qua.
Với công nghệ thông tin, một đứa trẻ lên 2 đã có thể dọ dẫm cầm chuột máy vi tính, lên đến 4-5 tuổi khi chưa đọc được mặt chữ nhưng chúng cũng có thể bắt đầu rê chuột vẽ hình, thậm chí biết thế nào là vào Internet để chơi những trò chơi đơn giản. Bước vào lớp một khi vừa tròn 6 tuổi, cha mẹ không khéo con trẻ cũng có thể chúi mũi vào trò chơi trực tuyến (game online), có thể cả những trò chơi mang tính bạo lực. Gần 30 năm về trước, truyền hình không phải ai cũng có điều kiện để tiếp cận, còn ngày nay, quảng cáo không kiểm soát, quá sự thật đầy dẫy trên truyền hình cũng có thể làm đứa trẻ lên hai mê mẫn. Bởi thế mà thời nay người ta thường hay nhắc tới từ kỹ năng sống, và để con trẻ có được những kỹ năng sống khi trưởng thành, cha mẹ cần phải biết cách giáo dục con trẻ từ khi còn thơ bé, ở lứa tuổi trước khi bước vào lớp một. Vì theo các chuyên gia tâm lý thì thời thơ ấu là thời kỳ then chốt phát triển cảm xúc, trí khôn, khám phá các mối quan hệ và là giai đoạn hình thành nhân cách của con người. Do đó, giáo dục trẻ nhỏ là việc hệ trọng có tính quyết định đến sự hình thành phẩm chất, cá tính và hạnh phúc của cả đời người, cũng như có ảnh hưởng rất lớn đến sự bình ổn và phát triển của xã hội.
Hiểu được nhu cầu học hỏi của các bậc cha mẹ, các bạn trẻ và các nhà giáo dục mầm non, chiều ngày thứ Bảy 4/9/2010 tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn, Chương trình Chuyên Đề Cuối Tuần của Ban Mục vụ Gia đình đã tổ chức buổi hội thảo với chủ đề: “Tâm lý và cách giáo dục trẻ 0-6 tuổi” nhằm đem đến cho các tham dự viên những kiến thức để họ nắm bắt cơ hội khắc ghi lên tâm hồn con trẻ những giá trị làm người căn bản, để khi lớn lên chúng có cuộc sống quân bình và hữu dụng trong xã hội.
Mở đầu buổi hội thảo, 3 bạn trẻ nhóm Kỹ Năng Sống đã làm hội trường sôi động bằng những cử điệu trên nền bài bài hát I love you, Giêsu: “Hãy sống như Giêsu, hãy nói như Giêsu, sống yêu thương thứ tha…”.
I:\D\Bilde\Dict\Children and Baby\Child Illustration\6B1D5E452FCB49C8A63F2C41028FE6A6.ashx.jpgBằng chất giọng ngọt ngào, cùng với lối dẫn giải vấn đề một cách súc tích, đôi lúc tạo sự vui nhộn, thoải mái cho người tham dự, Tiến sĩ Tâm lý Giáo dục Nguyễn Thị Bích Hồng, diễn giả buổi hội thảo, đã trình bày Sự phát triển tâm lý trẻ em (từ 0 đến 6 tuổi) bằng những khái quát chung về trẻ em. Khi nhìn một đứa trẻ chúng ta thường nhìn chúng thế nào thì đối xử với chúng thế đó. Bằng cách tiếp cận vấn đề Quan niệm về trẻ em, cô đã đưa ra một vài quan điểm không thích hợp khi các bậc cha mẹ nghĩ về con trẻ:
Trẻ em là người lớn thu nhỏ: bằng quan niệm này, cha mẹ thường cư xử với con trẻ như những người lớn, chẳng hạn đòi hỏi chúng phải đi vào nề nếp, có ý thức tổ chức, đúng giờ, đúng giấc. Đây là những điều người lớn còn phải rèn luyện, có thể trong nhiều năm nhưng cha mẹ nhiều khi lại áp đặt bắt con trẻ phải thực hiện trong một sớm một chiều là điều không thể. Có những vấn đề, ngay cả người lớn không phải khi người ta nói một lần là hiểu, nói một lần là nhớ ngay huống chi là trẻ con. Thế nhưng, người lớn lại thường quan niệm rằng trẻ cần phải hiểu ngay và nhớ những điều mà mình nói ra. Khi con trẻ lỡ sai lầm - như làm đánh rơi vật dụng, làm đổ vỡ - ta thường không sửa dạy, chỉ bảo con trẻ mà chỉ la mắng chúng. Có khi ta bảo trẻ làm việc quá sức như bắt trẻ học nhiều trong độ tuổi mà chúng chỉ biết chơi, bắt chúng làm những việc mà người lớn  làm như đánh giày, bán vé số… Những điều trên là quan niệm sai lầm khi cho rằng trẻ phải hiểu, phải suy nghĩ và hành động như người lớn.    
Trẻ em là đứa con nít: quan niệm này cho rằng đứa trẻ không biết gì, cha mẹ coi con trẻ còn khờ dại. Chính vì thế người lớn coi thường trẻ, không quan tâm đến ý kiến của chúng, áp đặt chúng theo ý của mình.
Về phương diện tâm lý học thì trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ nhưng trẻ em có suy nghĩ và cảm nhận riêng không như ta nghĩ. Diễn giả đã đưa ra 3 ví dụ điển hình cho thấy trẻ em có cảm nhận riêng về môi trường xung quanh:
VD1: Một bé trai 3 tuổi học lớp mầm, trong một lần đi học về gặp bố cứ nhào vào lòng bố, mè nheo đòi ẵm. Người bố đi làm về mệt nhọc, bực bội trong người gắt với con: Con cái gì mà, đi làm về mệt còn mè nheo không cho nghỉ ngơi! Đứa bé rời bố, thản nhiên, không hờn, không giận, khuôn mặt tỉnh bơ, nhưng đáp lại lời bố: Bố nói sai rồi, con là “con đực” chứ đâu phải “con cái”.
VD2: Một đứa bé khác (cũng 3 tuổi) đi học về thì bảo mẹ: mẹ ơi, mai nghỉ học. Người mẹ thoáng nghĩ rồi trả lời: không, mai thứ Năm sao nghỉ học? Đứa bé lại trả lời: Bảng ghi mai nghỉ học mà! Mẹ ngạc nhiên, nó 3 tuổi làm gì biết đọc mà bảng ghi thế này thế nọ, thường thì có gì cô giáo dặn bố mẹ chứ làm sao trẻ biết, mẹ khẳng định: không, mai đi học. Đứa bé vẫn khăng khăng: mai nghỉ mà! Người mẹ nghĩ rằng chắc con làm sao đó nên lờ chuyện này luôn. Sáng hôm sau, đứa bé nhất định không đi học, nhưng mẹ thì cương quyết đưa con đến trường. Đến trường, mẹ bảo bé: Các bạn đi học đông đủ sao con bảo là nghỉ? Bé dẫn mẹ đến tấm bảng mà hằng ngày cô giáo thường ghi thực đơn và nói với mẹ rằng hôm qua con thấy bảng ghi là mai nghỉ học. Người mẹ nhìn vào bảng thì thấy từ thứ Hai đến thứ Năm ghi đặc kín thực đơn, lúc đó mới chợt hiểu là do bé quan sát khi thấy tấm bảng ghi đầy chữ thì biết ngày mai là thứ Bảy được nghỉ học. Do các tuần trước, ngày nào cô ghi thực đơn ngày hôm đó, nhưng tuần này vì lý do gì đó nên thứ Tư cô đã ghi sẵn thực đơn đến thứ Sáu nên bé quan sát thấy bảng đã ghi đầy, cứ tưởng là mai được nghỉ học.
VD3: Một ông bố chở con đi học về, đường xá xe cộ đông đúc, ông bố thấy một anh thanh niên đánh rơi tập hồ sơ, ông liền kêu anh thanh niên: rớt đồ anh ơi! Chàng thanh niên không kịp nghe, và rồi xe cộ đông đúc ông cũng không kịp lượm giúp. Nhưng từ đó về nhà đứa con cứ hỏi bố: Bố kêu chú chi vậy? Bố trả lời: Để chú lượm lại. Đứa bé tiếp tục thắc mắc: Bố kêu chú chi vậy? Bố: Kêu chú để chú lượm lại hồ sơ của chú. Bé: Nhưng mà bố kêu chú chi vậy? Ông bố không thể hiểu được hôm nay tại sao con cứ hỏi hoài một câu hỏi. Về đến nhà, con lại tiếp tục hỏi cùng một câu hỏi đó. Bố kể cho mẹ bé nghe câu chuyện và cũng thắc mắc là không biết tại sao con lại hỏi như thế? Lúc này, người mẹ mới nhận ra lý do, thì ra thỉnh thoảng trong những lần chở con đi chơi, bé thường cầm theo đồ chơi, có lúc đánh rơi, bé la lên đòi lượm lại, những lúc ấy bố mẹ thường bảo thôi lỡ rớt rồi, bỏ đi con. Bởi vậy, khi thấy anh thanh niên đánh rơi hồ sơ mà bố lại kêu lượm lại thì bé thắc mắc không hiểu tại sao bố lại kêu lượm làm chi?
Qua 3 ví dụ trên có thể kết luận rằng, trong giáo dục trẻ em, không nên áp dụng kinh nghiệm chủ quan của người lớn đối với trẻ, vì trẻ có những cảm nhận riêng về thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, mỗi thời đại mỗi khác nên kinh nghiệm dạy trẻ là khác nhau do xã hội ngày càng phát triển.
Nói đến một con người không thể chỉ đề cập con người đó từ lúc lọt lòng mẹ, mà cần phải xác định rằng con người đã được hình thành từ lúc hoài thai, bởi vậy giai đoạn thai nhi cũng là giai đoạn rất quan trọng có thể ảnh hưởng đến sau này.
Trong phạm vi chủ đề giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi, là thời kỳ trước tuổi đi học, có thể chia làm 3 giai đoạn: sơ sinh: từ 0 đến 1 tuổi, nhà trẻ: từ 1 đến 3 tuổi và mẫu giáo: từ 3 đến 6 tuổi.
C:\Users\Nguyen Van Thuc\Desktop\Child span.png
Để tìm hiểu Tâm lý trẻ sơ sinh (0–1 tuổi), chúng ta cần nhắc lại kinh nghiệm của người đi trước, ông bà ta thường khuyên nhủ: không nên thăm trẻ khi trẻ chưa đầy tháng. Theo dân gian, người ta thường hay cho rằng đây là vấn đề kiêng cử, nhưng theo thực tế cần phải biết rằng giai đoạn trong tháng trẻ dành 80% thời gian để ngủ, mà lại là ngủ ban ngày để thức ban đêm. Thời kỳ này cần đáp ứng nhu cầu vật chất: bú no, mặc ấm. Ngoài ra, trẻ còn có nhu cầu ấn tượng, trẻ cần thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ: làm quen với ánh sáng, tiếng động, không gian trong phòng, những khuôn mặt thường chăm sóc trẻ. Thường đến lúc đầy tháng là lúc đủ thời gian cần thiết để trẻ thích ứng với bên ngoài, nhưng cũng có thể sớm hay trễ hơn.
Khi ra ngoài tháng, bé có thêm nhu cầu nhận thức: nhận thức được thế giới xung quanh, nhận biết được những người chăm sóc bé. Đến cuối tháng thứ hai thì bé có nhu cầu giao lưu: bé sẽ có hoạt động chủ đạo, đó là hoạt động giao lưu bằng xúc cảm trực tiếp với người lớn, thông qua xúc giác, nghĩa là cảm nhận bằng cảm xúc, nhất là qua giọng nói và điệu bộ của người lớn. Với hoạt động chủ đạo này, tuỳ theo hoàn cảnh được chăm sóc mà trẻ sẽ hoạt động theo chiều hướng tích cực hoặc hạn chế.
Chiều hướng tích cực: trẻ giao lưu nhiều do đó đạt được cảm xúc tin tưởng. Thông thường người mẹ sau khi sinh thì theo sát, không rời con trong thời gian 3-4 tháng làm cho đứa trẻ có mật độ giao lưu cao với mẹ. Người mẹ biết tất cả mọi thói quen của trẻ, khi nào khóc do đói, khi nào khóc do nhu cầu vệ sinh hay khóc vì những lý do khác. Điều đó tạo nên cảm xúc tin tưởng nơi đứa trẻ, do người mẹ đã đáp ứng, quan tâm đến trẻ mỗi lúc bé cần. Cảm xúc tin tưởng sẽ làm đứa bé tự tin, bản lĩnh, tâm lý cân bằng, dễ vượt khó…
Chiều hướng hạn chế: trẻ ít giao lưu do sự đáp ứng không được tốt sẽ dẫn đến trẻ có cảm xúc không tự tin. Một đứa trẻ sinh ra không có người thường xuyên chăm sóc mình, như những trẻ mồ côi trong các cơ sở bảo trợ xã hội, những người chăm sóc không thể chăm nhiều trẻ cùng một lúc mà phải theo nguyên tắc tuần tự, làm cho mật độ giao lưu bị hạn chế, vấn đề đáp ứng cũng hạn chế: nhiều trẻ cùng khóc với nhiều lý do khác nhau làm cho có bé phải chờ đợi, khiến bé có cảm nhận hoang mang, nghi ngờ dẫn đến tự vệ cao, yếu đuối, không tự tin…
Vấn đề đặt ra là có nên thay đổi người chăm sóc trẻ liên tục, hay mặc kệ trẻ khóc cho “nở phổi”, hay trốn bé để sau này bé không đeo mẹ? Câu trả lời là không! Vì như thế sẽ rơi vào tình trạng người chăm sóc không hiểu trẻ, làm cho trẻ hoang mang, tạo cho trẻ cảm xúc bất an, không tin tưởng. Mỗi khi người chăm sóc đến với trẻ là để xem nhu cầu của trẻ là gì, nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ, giúp trẻ bình an chứ không phải để bồng ẵm, tạo thói quen ỷ lại cho trẻ.
C:\Users\Nguyen Van Thuc\Desktop\1-3.pngTóm lại, những gì xảy ra trong giai đoạn sơ sinh sẽ lưu lại và ảnh hưởng rất lớn đến thời kỳ sau này. Với trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ cần giáo dục con cái các đức tính: tính sạch sẽ, tính kỷ luật: ăn ngủ đúng giờ, tính kiên nhẫn, tính thẩm mỹ: trang trí phòng ốc, đồ chơi và dạy trẻ nhận biết thế giới xung quanh.
Khi trẻ em tròn 1 tuổi - được đánh dấu bằng ngày thôi nôi, là lúc cha mẹ cần nắm bắt Tâm lý tuổi Nhà trẻ (1–3 tuổi). Bước vào thời kỳ này, trẻ có 3 dấu hiệu tiến bộ hơn trước lúc thôi nôi: biết đi, biết sử dụng đồ vật và biết nói. Nhờ đâu mà trẻ có được những thành tựu này? Đó là nhờ vào sự dạy bảo, giúp đỡ của người lớn. Đây là giai đoạn trẻ thực sự được xã hội hoá, là giai đoạn trẻ phát triển không đồng đều giữa các chức năng, điều này phụ thuộc rất nhiều vào người chăm sóc. Chính vì thế, đừng vội đánh giá trẻ này chậm hơn những trẻ khác về mặt này, mặt kia làm ảnh hưởng đến việc phát triển tâm lý trẻ rất nhiều.
Mặt khác, 3 thành tựu này cũng giúp trẻ độc lập hơn, ít phụ thuộc vào người chăm sóc. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu chứng kiến một vài tình huống: muốn thực hiện điều gì đó mà không được, chẳng hạn như nghịch cát, táy máy đồ đạc như quạt máy, ổ điện… hoặc ngược lại trẻ không muốn mà bị buộc phải làm như ăn cơm, uống thuốc… Lúc này, trẻ ý thức được cái tôi của mình, thậm chí bướng bỉnh, chống đối, chỉ muốn làm theo ý thích của mình, đó là chuyện bình thường trong phát triển tâm lý trẻ em. Trong cư xử với trẻ, đây là giai đoạn cần giải thích cho trẻ những vấn đề xung quanh. Quá trình sử dụng đồ vật của trẻ cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Đặc điểm của trẻ là rất dễ có cảm xúc, nhưng cảm xúc không bền, hay thay đổi, cần dựa vào đặc điểm này để cư xử với trẻ, không được ép buộc trẻ, mà nên dùng cách đánh lạc hướng. Hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động với đồ vật, công cụ. Tương tự như giai đoạn sơ sinh, tuỳ theo hoàn cảnh được chăm sóc mà trẻ sẽ hoạt động theo chiều hướng tích cực hoặc hạn chế.
Chiều hướng tích cực: Nếu trẻ được hướng dẫn hoạt động thì trẻ sẽ có khả năng tự trị, nghĩa là trẻ biết tự kiểm soát hành vi, tự điều chỉnh, tự quyết định, biết được khả năng của mình, giúp trẻ tự tin. Những hoạt động mà trẻ có thể tự thực hiện dần: tự múc cơm, tự tắm, tự mang dép, tự thay quần áo…
Chiều hướng hạn chế: Nếu trẻ không được giải thích, hướng dẫn trong sinh hoạt, trẻ sẽ hoạt động, sinh hoạt với cảm xúc xấu hổ, thường là do bị chê bai, dẫn đến hoang mang, không biết khả năng của mình.
Thông thường trẻ thôn quê lại dễ đi theo chiều hướng tích cực, trong khi trẻ thành thị do được cha mẹ “chăm sóc kỹ lưỡng” quá lại dẫn đến thụ động mà đi theo chiều hướng hạn chế.
I:\D\Bilde\Dict\Children and Baby\Child Illustration\Tre vui choi.jpg
Sau giai đoạn nhà trẻ, để hiểu rõ Tâm lý tuổi Mẫu giáo (3–6 tuổi), các bậc cha mẹ cần nắm bắt các hoạt động của trẻ, trong độ tuổi này trẻ tiếp tục hoạt động với đồ vật công cụ, trẻ bắt đầu tham gia những hoạt động cơ bản của con người, được thể hiện một cách đa dạng qua các hoạt động:
Vui chơi: trẻ bắt đầu hoạt động với cộng đồng qua các trò chơi sắm vai như: làm cô giáo, bác sĩ, cha mẹ trong gia đình…
Lao động: trẻ biết tự phục vụ và phụ giúp cha mẹ như: đánh răng, thay đồ, quét nhà, dọn bát đĩa ăn cơm… Tuy lao động không đem lại hiệu quả kinh tế nhưng trong giai đoạn này nó mang ý nghĩa giáo dục cho sự phát triển của trẻ, kích thích lòng ham muốn làm việc, tránh đi sự lười biếng.
Học tập: lúc này trẻ học kỹ năng nhận thức chứ không phải tiếp nhận tri thức, như tập ngồi yên, chú ý nghe cô nói, học quan sát. Chính vì thế, đừng nhồi nhét trẻ trong giai đoạn này.
Đồng thời, trong độ tuổi này trẻ xuất hiện trí tưởng tượng phong phú, chi phối cảm xúc và hành vi. Trẻ sống và nói theo trí tưởng tượng, đôi khi làm cho người lớn nghĩ là trẻ bịa chuyện.
Ví dụ: trẻ thường được ba mẹ dẫn đi tiệc cưới và được cho bong bóng, đôi lúc bé lại khoe với bạn bè là do đám cưới của ba mẹ mình nên mình được cho một chùm bong bóng lớn! Cần phải khuyến khích trí tưởng tượng vừa phải của trẻ, chứ đừng nên dập tắt trí tưởng tượng nơi trẻ.
Tuổi mẫu giáo cũng là giai đoạn của sự hình thành nhân cách. Có một số yếu tố hình thành nên nhân cách trẻ như tính cách ổn định, đó là những biểu hiện tâm lý ổn định, những dấu hiệu lặp đi lặp lại tạo nên tính cách khác với trẻ khác, chẳng hạn như trẻ hay cho đồ người khác. Bên cạnh đó, trẻ bắt đầu có hành động hướng đích, biết rằng làm một việc nào đó để làm gì, chẳng hạn như ăn cơm nhanh để đi siêu thị. Đặc biệt, nơi trẻ cũng xuất hiện những tình cảm cấp cao là tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ và tình cảm thẩm mỹ.
Tình cảm đạo đức: trẻ biết phán xét, biểu lộ thái độ và có lương tri, nghĩa là bày tỏ thái độ trước những hành vi đúng, sai. Trước những điều tốt, trẻ ủng hộ, đồng tình và cả tự hào; còn trước những điều sai trái, trẻ phê và tự phê một cách công bằng, nghiêm túc, chẳng hạn tại sao bố hay mẹ lại vượt đèn đỏ, sao bố hay mẹ lại nói mày, tao?
Tình cảm trí tuệ: thông qua hành vi, trẻ thích tìm hiểu thế giới xung quanh, trẻ tự khám phá và thích khám phá, chẳng hạn khi mua đồ chơi về, trẻ thích nghịch ngợm tìm tòi, gỡ bung ra mọi thứ để xem bên trong có các bộ phận gì. Độ tuổi này trẻ thường đặt câu hỏi và luôn hỏi tới, vì thế người lớn cần tìm câu trả lời thích hợp, thoả đáng cho trẻ, cần tôn trọng trẻ chứ không nên dập tắt vì trẻ ham “học hỏi”.
Tình cảm thẩm mỹ: thích cảm thụ, thưởng thức và sở hữu cái đẹp.
I:\D\Bilde\Dict\Children and Baby\Baby\A10.jpg
Trên đây là những đặc điểm để trẻ hình thành nhân cách và quá trình phát triển nhân cách là giai đoạn tạo nền móng để trẻ phát triển lâu dài về sau. Cơ chế để hình thành nhân cách thông qua việc bắt chước và người lớn cần phải có trách nhiệm giáo dục trẻ. Do đặc điểm bắt chước mà trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ cha mẹ và cô giáo. Trẻ chứng kiến hoạt động của người lớn và làm theo cả điều đúng lẫn điều sai, chẳng hạn thấy người lớn cụng ly trong các buổi tiệc, trẻ uống nước cũng bắt chước cụng ly. Nếu người lớn chuẩn mực thì trẻ sẽ bắt chước điều hay, trẻ được giáo dục đúng thì sẽ có tính tốt. Bên cạnh đó, trẻ dễ tiêm nhiễm thói xấu của người lớn nên cần cẩn trọng trong hành vi trước mặt trẻ.
Trong độ tuổi này, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi. Nếu trẻ phát triển theo chiều hướng tích cực, trẻ sẽ chủ động, sáng tạo, nên trẻ cần phải được khuyến khích và hướng dẫn để biết được khả năng của mình, làm cho trẻ tự tin. Ngược lại, nếu trẻ cứ bị la mắng, cấm đoán sẽ khiến cho trẻ đi đến chỗ mặc cảm, trẻ sẽ thụ động và chậm phát triển.
Sau 3 tiếng đồng hồ với đề tài tâm lý giáo dục trẻ em bằng những ví dụ minh hoạ thực tế, dí dỏm làm cho người tham dự dễ tiếp thu và ghi nhớ. Để đúc kết đề tài, cô đã đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm kết thúc buổi thuyết trình:
1. Bé Hà và ba mẹ đến chơi nhà bác Hải. Thấy bác Hải có con búp bê đẹp, đắt tiền, bé Hà khóc nằng nặc đòi để được mang búp bê đó về nhà. Mặc dù ba mẹ đã nhẹ nhàng giải thích để Hà thôi không đòi nữa nhưng Hà vẫn ngoan cố. Ba mẹ của Hà nên có thái độ như thế nào?
a. Cương quyết không cho mang về, để mặc Hà khóc lóc.
b. Nói bác Hải cho mượn về nhà, sau sẽ trả lại.
c. Trách mắng bé Hà ngay tại nhà bác Hải.
d. Hứa mua một búp bê y hệt trên đường về.
2. Hôm nay cả gia đình dự tiệc cưới. Bạn đã chuẩn bị bộ quần áo đẹp cho con. Nhưng cháu không chịu và nằng nặc đòi một bộ khác, theo bạn không được đẹp lắm. Bạn đã giảng giải nhưng con bạn vẫn chưa chịu. Theo bạn, thái độ nào dưới đây là hay nhất?
a. Cứ mặc cho con bộ đồ đã chuẩn bị sẵn, dù bé không chịu.
b. Doạ rằng nếu bé không mặc bộ đồ đẹp đó thì không cho đi cùng với ba mẹ.
c. Nói ngon, nói ngọt để bé chịu mặc bộ đồ đẹp đó.
d. Cho bé được mặc theo ý thích.
3. Quan niệm nào dưới đây là đúng nhất?
a. Trẻ không vâng lời người lớn sẽ không thành người tốt. 
b. Trẻ vâng lời người lớn chắc chắn sẽ nên người.
c. Trẻ chỉ biết vâng lời sẽ thụ động, ít sáng tạo.
d. Người lớn lúc nào cũng cư xử đúng với trẻ.
4. Đối với một đứa trẻ hiếu động cha mẹ cần phải:
a. Dọn dẹp tất cả các đồ vật trong nhà để trẻ không quậy phá được.
b. Thường xuyên trách phạt cho trẻ sợ không quậy phá nữa.
c. Cho trẻ được hoạt động tự do, thoải mái.
d. Cả 3 cách trên đều sai.
5. Mẹ bé Ngọc thường dùng cách thức sau đây để buộc bé Ngọc phải làm theo ý mẹ: chị đếm 1… 2… 3 mà bé chưa vâng lời là bị đòn. Bạn đánh giá cách làm này như thế nào?
a. Cách này hay, trẻ nhanh chóng vâng lời người lớn.
b. Cách này không hay, trẻ khiếp sợ, tuân phục thụ động.
c. Cách này hay, đúng ý “thương cho roi cho vọt”.
d. Cách này không hay, cứ đánh đòn không cần đếm.
Sau khi thảo luận sôi nổi, biểu quyết chọn đáp án, cô đã đưa ra câu đáp án cùng với giải thích:
1.a, điều chỉnh cảm xúc mong muốn không hợp lý của trẻ.
2.d, bé lấy áo do mình chọn không ảnh hưởng đến kỷ luật. Ngược lại tôn trọng sở thích, khả năng tự trị, làm cho bé kiểm soát được ước muốn.  
3.c4.d, cần bảo vệ sự an toàn của trẻ; 5.b.
Sau khi trả lời một số câu hỏi về cách nuôi dạy trẻ trong những hoàn cảnh cụ thể bằng kinh nghiệm của một nhà giáo dục tâm lý trẻ em, cô Bích Hồng đã được các tham dự viên chia tay trong quyến luyến, với hy vọng rằng sẽ được gặp lại cô trong một chuyên đề khác và tri ân cô đã dành thời gian quý báu để giúp các tham dự viên có thêm kiến thức bổ ích về nuôi dạy trẻ.
Trong thời đại ngày nay, có vẻ như đa số trẻ em được chăm sóc tốt hơn về dinh dưỡng, chẳng hạn như càng ngày càng có nhiều loại sữa phát triển trí não, chiều cao… và trẻ được giáo dục tốt hơn, thậm chí cha mẹ phải chạy vạy để chọn cho con trường mẫu giáo tốt nhất. Nhưng điều đó không có nghĩa là cha mẹ hoặc các các nhà giáo dục hiểu được tâm lý và dưỡng dục trẻ một cách đúng đắn để trẻ có thể phát triển với tâm lý cân bằng và có được kỹ năng sống thích hợp. Mong sao sẽ càng có nhiều cặp gia đình trẻ tiếp cận được với các đề tài giáo dục con cái để họ biết cách hướng con mình theo con đường chân thiện mỹ.

Sài Gòn, 09/09/2010
  Nguyễn Hoàng Thương -ttcg