Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Saturday, July 21, 2012

Là phụ nữ thật tuyệt!




 Marilyn Monroe từng nói: Người phụ nữ có khao khát bình đẳng với nam giới là người phụ nữ ít tham vọng. Đúng vậy. Phụ nữ chúng tôi không chỉ tài giỏi ngang cánh mày râu và nhiều khi còn giỏi hơn nữa kìa.
1. Chúng tôi sạch sẽ hơn

Bàn làm việc của nam giới thường có nhiều vi khuẩn hơn so với nữ giới từ 10-20%. Phòng làm việc toàn nam giới đâu đâu cũng bẩn hơn so với phòng làm việc toàn nữ giới. Điều này được giải thích bởi tính cách ưa sạch sẽ, gọn gàng của phụ nữ.

HOA TƯ TƯỞNG


*-Phải dám tư tưởng theo mình dù là đang học phép tư tưởng cho đúng.
MASSON-OURSEL Paul

*-Đàn bà luôn luôn sẳn lòng hy sinh, nếu bạn cho họ có cơ hội. Sở trường của họ chính là nhường nhịn. MAUGHAM WILLIAM SOMERSET (1874-1065)

Thursday, July 19, 2012

SINH VẬT HỌC


Tất cả các động vật tái sản sinh đều tuỳ theo loại của chúng: Từ nhiều thế kỷ nay người ta tin rằng một loài động vật có thể giao phối với động vật khác để cho ra đời một loài động mới. Điều nầy đã được chứng minh là không thể được, vì mỗi loài đều có số lượng nhiểm sắc thể khác biệt và cụ thể. Chúng là những tế bào tái sản sinh chính nó để cho ra đời con cháu. Hai loài động vật cùng một loài có thể cho ra đời loài thứ ba. Ví như con ngựa và con lừa có thể cho ra một con la, nhưng khi điều nầy xẩy ra thì thế hệ con cái không có khả năng sinh sản. Chúng không tạo được một loài mới. Một lần nữa Kinh thánh lại đúng như lời Chúa xác chứng: “… Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh các loài sống tuỳ theo loại, tức súc vật, côn trùng, và thú rừng, đều tuỳ theo loại; thì có như vậy. Đức Chúa Trời làm nên các loài thú rừng tuỳ theo loại, súc vật tuỳ theo loại, và các côn trùng trên đất tuỳ theo loại …” (Sáng-Thế-Ký 1:21-25)

CÁC CHỦNG TỘC KHÁC NHAU




Thế giới ngày nay có nhiều chủng tộc khác nhau, điều rõ ràng nhất trong các đặc trưng này là màu da. Nhiều người xem đây có thể là lý do để nghi ngờ những bản ký thuật lịch sử của Kinh thánh vì họ tin rằng các chủng tộc đa dạng có thể được tiến hoá riêng rẽ trong quá trình lâu dài. Điều quan trọng nhất trong niềm tin này là; làm thế nào chúng ta có thể hoàhợp được giữa khoa học và niềm tin Cơ Đốc?
Tất cả cá nhóm chủng tộc đến từ đâu? 

. KHÍ TƯỢNG HỌC


Vòng hơi nước: Cách đây gần 4000 năm, Kinh thánh đã nói về vòng hơi nước tức sự vận hành của nước bốc hơi, ngưng tụ, thành mây, thành mưa hoặc thành tuyết rơi xuống đất, để rồi lại bốc hơi. Dầu vậy các nhà khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ quá trình nầy, cho mãi đến thế kỷ 19, kiến thức khoa học gia tăng họ mới thấu hiểu được sự vận hành của vòng hơi nước. Trong lúc đó,Gióp 36:27-28 đã xác chứng: “Vì Ngài thâu hấp các giọt nước: Rồi từ sa-mù (mist) giọt nước ấy bèn hoá ra mưa. Đám mây đổ mưa ấy ra, nó từ giọt sa xuống rất nhiều trên loài người”. Những giọt mưa nầy rơi rớt xuống mọi nơi để rồi mọi sông đều đổ vào biển, song không hề làm cho đầy biển; nơi mà sông thường chảy vào, nó lại chảy về đó nữa (Truyền đạo 1:7).

CÓ PHẢI KHỦNG LONG VÀ CON NGƯỜI SỐNG CÙNG THỜI ĐIỂM


Thuyết tiến hoá dạy rằng loài khủng long đã tiến hoá một cách tình cờ và đã tồn tại cách đây khoảng 2 trăm triệu năm, sau đó bị diệt chủng cách đây 65 triệu năm. Thuyết này chỉ dựa trên sự suy đoán trên vô số giả định, không cho thấy sự chính xác nào để tin rằng khủng long đã thật sự tiến hoá hàng triệu năm trước. 
Hầu hết các Cơ Đốc nhân không gặp vấn đề khi tin rằng con người chỉ tồn tại trong khoảng 6 ngàn năm, nhưng họ khó khăn lắm để chấp nhận việc Đức Chúa Trời dựng nên khủng long cùng thời điểm với loài người và các loài vật khác.

Wednesday, July 18, 2012

Tôi là người theo đạo Phật tại sao tôi nên xem xét trở nên Cơ Đốc nhân?


"Vì nhờ ân điển mà bạn được cứu, không phải do công của bạn, nhưng qua đức tin, nó là món quà của Thượng Đế, không phải bời việc làm để không ai khoe khoang." Ê-phê-sô 2:8-9
Câu hỏi:  "Tôi là người theo đạo Phật tại sao tôi nên xem xét trở nên Cơ Đốc nhân?"

Trả lời:  So với Phật giáo, Cơ Đốc giáo có một vài khác biệt đặc trưng đáng được xem xét. Trước hết, trong khi Cơ Đốc giáo và Phật giáo cả hai có trung tâm lịch sử đặc trưng, danh xưng Giê Xu và Phật Thích ca phân biệt với nhau, chỉ có Giê Xu đã từ kẻ chết sống lại. Trong lịch sử, nhiều người là giáo sư khôn ngoan, nhiều người khởi xướng phong trào tôn giáo. Thái tử Tất Đạt Đa theo lịch sử Phật giáo còn gọi là Thích Ca Mâu Ni nổi bật trong số này vì sự khôn ngoan đặc biệt và triết lý sâu sắc của cuộc sống. Chúa Giê Xu cũng nổi bật và Ngài đã khẳng định những sự dạy dỗ thiêng liêng của Ngài bằng những việc thực hành mà chỉ có quyền năng thiên thượng mới có thể vượt qua. Chúa Giê Xu dạy dỗ bằng cách chứng tỏ bởi sự chết và sự sống lại của thân thể Ngài – Sự kiện này ứng nghiệm lời tiên tri của chính Ngài đã phán (Ma-thi-ơ 16:21; 20:18-19; Mác 8:31; Lu-ca 9:22; Giăng 20-21; 1 Cô-rinh-tô 15). Chúa Giê Xu đáng xem xét cách đặc biệt.

24 Chữ Cái tuyệt vời


Cuộc sống không phải là một mẻ lưới của số phận. Cuộc sống chính là một mối giao hoà bất tận giữa mỗi cá thể đang tồn tại,
và trong mối giao hoà đó, những gì Bạn thể hiện sẽ nói lên Bạn là ai ? Hãy cùng khám phá cuộc sống qua bảng chữ cái kỳ diệu, để tự tìm lại cho mình những bài học quý giá mà cuộc sống muốn gửi gắm đến Bạn.

Tuesday, July 17, 2012

Hôn Nhân Bền Lâu - Bài 4


Đức hy sinh là yếu tố thứ tư trong mười yếu tố làm nền tảng cho một hôn nhân bền lâu. Thi sĩ Hồ Dzếnh có một bài thơ mà có lẽ nhiều người trong chúng ta đều biết. Bài thơ đó có những câu như sau:
Cô gái Việt Nam ơi,
Nếu chữ hy sinh có ở đời,
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực,
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.
Khi nói đến hy sinh, người ta thường nghĩ đến hình ảnh người vợ, người mẹ, suốt đời hy sinh cho chồng cho con. Thật ra, chúng ta phải nhận rằng, xưa nay hầu hết người đàn bà Á đông đều sẵn sàng hy sinh cho chồng cho con. Chính nhờ lòng hy sinh, chịu đựng của người đàn bà mà biết bao nhiêu gia đình đã tránh được đổ vỡ.

Nguồn Hy Vọng Đời Đời Của Tôi

Qúi vị có bao giờ trải qua sự thất vọng trong cuộc đời mình chưa? Khi mà cuộc sống cứ tiếp nối hết sự kiện kinh khủng này đến nỗi buồn khác. Đó lại là kinh nghiệm khủng khiếp trong đời sống tôi!

Sun dance.jpgTôi sinh ra trong một gia đình đa tín ngưỡng. Ông nội tôi là một người thờ cúng ông bà tổ tiên rất sùng bái. Ba tôi là người vô thần, còn mẹ tôi lại là Phật tử. Khi còn nhỏ tôi và năm anh em khác theo mẹ đi chùa rất thường xuyện. Vì thế, chúng tôi hoàn toàn không có quan hệ gì với Chúa Jesus hay người Tin-Lành cả, cũng vì thế đó lúc nhỏ tôi không hề thích Chúa Jesus. Thậm chí vào năm tôi hai tuổi, bà nội tôi kể lại là khi chơi với anh mình,tôi bị té trên giường xuống và bất tỉnh trong vài giờ đồng hồ. Vốn là người thờ kính sùng bái, bà đi xem bói ngay và được cho biết là có một người bà cô bà con xa nào đó không chồng, chết và không có ai lo cúng kiếng nên hồn cô đó về bắt tôi. Nội tôi nghe xong liền lập một cái bàn thờ cô đó, và thế là tôi thở và sống lại.

Tôi Nhất Định Nắm Bàn Tay Chúa


Tất cả các bác sĩ trên thế gian này đều thấy hạnh phúc khi nhìn thấy hình dáng các bệnh nhân do họ điều trị hết bệnh và biết ơn họ. Tôi là bác sĩ nhãn khoa cũng cảm thấy vui mừng nhất khi các bệnh nhân nói rằng “tôi nhìn thấy rõ”.

Bệnh trên thế gian này có thể chia làm hai loại, bệnh mà bác sĩ có thể chữa trị và bệnh bác sĩ không thể chữa trị được. Thế nhưng không nhất định phải như thế. Tôi từng kinh nghiệm có trường hợp càng chữa trị thì việc điều trị khó khăn nhưng rồi trở nên tốt đẹp, và cũng có trường hợp ngược lại.

Sunday, July 15, 2012

Một cái chết ý nghĩa

MỘT MỐI TÌNH CẢM ÐỘNG


Tin tức trên các đài truyền hình, truyền thanh hay trên báo chí loan đi toàn những chuyện bạo lực, vô nhân: đặt bom nơi công cộng, giết người hàng loạt; rồi vô luân đến mức cha, mẹ giết chết con cái bằng đủ mọi cách như vứt hài nhi vào thùng rác, khoá kín trong xe cho chết chìm trong lòng sông, hồ, bóp mũi hàng loạt 5 đưá con chỉ vì không dỗ được con nín khóc... đủ cho chúng ta thấy nền tảng đạo đức xã hội đã sa sút đến đâu. 

Điều Darwin không biết về đôi mắt



            
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Những gì Darwin biết về mắt đã khiến ông ngạc nhiên và khó chịu.   

GIÁO SƯ:    Những gì ông ấy không biết về mắt vẫn khiến chúng ta phải sững sờ. Mời chúng ta cùng thảo luận về điều này.

"Gói" cân bằng tổng thể



         
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Giáo sư biết không, nhiều lúc tôi ước mình là một phi hành gia. Bay vào không gian thú vị biết bao! 

GIÁO SƯ:    Đúng vậy, nhưng bay vào không gian cũng sẽ khiến chúng ta bị mất phương hướng đấy. Hãy cùng thảo luận về một vài cách con người giữ thăng bằng – trong không gian và trên Trái đất.

Tháp Vĩnh Cữu --10


SIÊU CÔNG SUẤT TẠI CARIBBEA


Thì giờ trôi qua càng nhanh tôi càng biết chắc Đức Chúa Trời có đồng hồ riêng của Ngài!
Khi chúng ta kéo lê đằng sau thời biểu của Ngài, hoặc tìm cách tự đẩy mình tới trước, thì chắc chắn lệnh báo động sẽ cảnh cáo chúng ta. Đó chính là điều xảy ra cho tôi vào ngày Tháng Tám đó, khi Đức Chúa Trời chận tôi lại - cách đột ngột! Tôi tin đó chính là Đức Chúa Trời rung chuông - và vì nhiều lý do: trong số nhiều điều khác, để dạy tôi những lẽ thật sâu xa, và để cung ứng một phương tiện mạnh mẽ để đâm xuyên mọi ngõ ngách xa xôi mà chân lý của Ngài chưa hề được nghe tới.

Tháp Vĩnh Cửu--9


KỶ NGUYÊN MỚI CHO CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT THANH XUYÊN THẾ GIỚI


Tháng Sáu 1961, chúng tôi từ Pháp trở về Mỹ. Việc xây dựng trang thiết bị phát thanh lớn lao phức tạp tại Monte Carlo rất khó khăn, nhưng tôi thấy thách thức đó thú vị hơn cả. Một trong những nan đề của tôi là - tôi thực sự thích công việc cực nhọc. Việc càng khó, càng thúc ép và thu hút, tôi lại càng thấy thích thú. Chúng tôi biết Chúa đã giúp chúng tôi. Thật là một công tác lớn lao và vô cùng căng thẳng. Chúng tôi cảm thấy đã hoàn tất thành công một điều tốt. Betty Jane và các con cùng tôi về Mỹ bằng tàu để có cơ hội thư giãn.

Tháp Vĩnh cửu--8


NHỮNG HIỆU THÍNH VIÊN CHO ÂU CHÂU

Sau khi mọi việc chạy đều tại đài phát thanh mới, chúng tôi thấy cần phải gom công việc ở Âu châu vào một mối. Chúng tôi giải tán văn phòng Thụy Sĩ và dời trụ sở (văn phòng) về Monte Carlo. Sau khi vài văn phòng nhánh được lập ra, thì những mục tiêu của trụ sở trung ương hoàn toàn mang bộ mặt mới. Trong số những chức năng quan trọng khác, khía cạnh này trở thành tiêu điểm mọi thử nghiệm tín hiệu của chúng tôi.

Để xác định mức độ mình đạt tới các vùng mục tiêu, chúng tôi gửi đi một tín hiệu phát thanh thường xuyên - âm nhạc kèm theo thông báo lặp lại nhiều lần cho một địa điểm: 

Tháp Vĩnh cữu--7


NÓI VỀ TÂY BAN NHA
Ngay cả sau khi thiết bị phát thanh được dời về Monte Carlo, Tangier vẫn tiếp tục được dùng làm phòng sản xuất phát thanh chính. Toàn ban tiếng Tây Ban Nha ở lại Bắc Phi, chỉ cách đất liền mười sáu dặm - hai giờ đi thuyền. Miếng đất xinh đẹp thuộc quyền sở hữu của chúng tôi, có được thiết bị ghi âm tốt. Có vẻ hợp lý khi vẫn để cơ cấu đó tại chỗ cũ. Các chương trình Tây Ban Nha được soạn trên băng ghi âm và gửi máy bay qua Monte Carlo.

Tháp Vĩnh cửu --6


PHÉP LẠ TẠI MONACO
Khoảng thời gian này chúng ta khám phá ra rằng không bao giờ nên đặt câu hỏi: Tốn bao nhiêu? Đúng hơn phải là: Đó có phải là ý muốn Đức Chúa Trời không?
Tại Tangier chúng tôi cảm thấy mình đang ở trong nơi Đức Chúa Trời đã chọn, và Ngài cung ứng mọi nhu cầu cho chúng tôi từ lúc chúng tôi bắt đầu với một máy phát 2500 watt đã qua sử dụng cho tới giai đoạn cuối khi chúng tôi hoạt động với hai máy phát 10.000 watt. Dù có nhu cầu nào, chúng tôi cũng được cung ứng đầy đủ. Bây giờ trong vấn đề ứng trước ở Monte Carlo, chúng tôi cũng kinh nghiệm cùng sự chăm lo cẩn thận của Ngài cho mọi nhu cầu chúng tôi.

Tháp Vĩnh Cửu--5


ĐÀI TIẾNG NÓI TANGIER
Vài câu chuyện dường như còn lạ hơn cả tiểu thuyết chỉ vì Đức Chúa Trời đã chen vào và đặt khuôn mẫu của Ngài trên cuộc đời chúng tôi. Tôi thường thấy rằng Đức Chúa Trời sẽ đưa Cơ Đốc nhân tới chỗ hầu như phải tan vỡ, hoặc tới một khủng hoảng tận cùng, rồi sau đó Ngài mới ra tay. Nhiều lần trong lịch sử công tác phát thanh của chúng tôi, tình huống dường như đang diễn tiến tới chỗ bế tắc, thì bỗng nhiên có câu trả lời ngay trước mắt tôi. Tôi tin rằng trình tự này không phải là ngẫu nhiên; tôi tin đó chính là cách hành động của Đức Chúa Trời trong quyền tể trị của Ngài. Tôi tin điều quan trọng trong mọi nhu cầu hằng ngày của chúng ta là cứ làm điều ở trong khả năng Ngài ban cho mình. Sau đó, khi mình đã hết cách, thì Đức Chúa Trời sẽ bước vào.
Hôm ấy là ngày Thứ Bảy - ngày cuối tuần mà Ba tôi đề cập trong điện tín. Lòng tôi thật nặng nề, tâm trí tê liệt. Tôi đã cầu nguyện hầu như liên tục xin Đức Chúa Trời làm một điều gì đó để cho phép “Đài Tiếng Nói Tangier” trở thành hiện thực. Chiều tối có tiếng chuông điện thoại. Đó là Tiến sĩ Charles Stevens, mục sư của Salem Baptist Church ở Winston-Salem, N. C. Ông ở cách chúng tôi khoảng hai mươi tám dặm và đang trên đường về hướng chúng tôi.

Tháp Vĩnh Cửu--4


TÌM KIẾM CHÍNH NGHĨA
Ngay từ đầu phong trào Youth For Christ ( YFC, Tuổi Trẻ Cho Đấng Christ) tôi đã bỏ chức vụ mục sư để làm giám đốc YFC tại Greensboro, N. C. Torrey Johnson, người sáng lập cuộc tập họp cho khái niệm mới mẻ này giữa vòng học sinh trung học, ăn khớp với hình dung của tôi về người lãnh đạo biết nhìn thấy rõ nhu cầu của người khác, rồi khôn ngoan tìm kiếm một kế hoạch hành động thích hợp để đáp ứng nhu cầu đó.
Chính Torrey Johnson là người dạy tôi, không chỉ hình dung ra một khái niệm mới, mà còn tiến tới trong đức tin để hoàn thành điều được cảm động trong giây phút rõ ràng. Chính Torrey là người nhìn thẳng vào mắt tôi tại hội đồng Winona Lake, Indiana, và nói: “Paul à, tôi tin rằng Đức Chúa Trời muốn anh đi Âu châu.” Anh ấy thúc giục tôi quyết định tham dự hội đồng Youth For Christ tại Beatenberg, Switzerland. Về sau tôi biết là anh ta đã chuẩn bị vợ tôi trước bằng cách nói với cô ấy: “Tôi không nghĩ là chị chỉ để cho Paul đi Âu châu, tôi nghĩ là chị còn phải thúc giục anh ấy đi nữa.”
Thật khó rời Betty Jane vì chúng tôi hầu như thường xuyên ở bên nhau suốt ba năm đầu mới cưới. Tuy nhiên, sự xa cách, tỏ ra có ích cho cả hai chúng tôi trong cuộc sống. Trong thời gian nàng ở chung với ba mẹ tôi trong túp nhà nhỏ ở Nyack, nàng viết thư cho tôi nói về mẹ tôi như sau:

Tháp Vĩnh Cửu--3

CON NGƯỜI ĐƯỢC THÀNH HÌNH

Tuy nhiên, những mối dây ràng buộc tôi với Ba Mẹ chặt chẽ như thế cũng tạo ra mạng lưới nhớ nhà kinh niên vốn vây kín tôi suốt những ngày đi học xa nhà. Một trong những trở ngại lớn nhất cho một gia đình sống xa quê hương chính là sự xa cách, vốn thường trở thành một hậu quả phụ không thuận lợi cho việc giáo dục tốt con cái.
Chuyển từ trạm truyền giáo này sang trạm khác, từ môi trường phục vụ ở hải ngoại rồi về nghỉ phép tại quê nhà, đã ném chúng tôi vào những bối cảnh giáo dục khác nhau. Chúng tôi học trường của Anh và Đức tại Giê-ru-sa-lem, rồi một trường của cộng đồng Mỹ tại Beirut. Có một số lớp thì Mẹ tôi là giáo viên, và có những lớp thì bà mời thầy dạy kèm đảm trách việc học của chúng tôi.