Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Saturday, May 19, 2018

BIẾT CHÚA-





Ta là người chăn nhân lành. Ta biết chiên Ta, và chiên Ta biết Ta -Giăng 10:14
Nhưng những công dân đã biết Chúa sẽ quật cường và lập nhiều thành tích lớn lao- Đa ni ên 11:32
Đó là một sự an ủi lớn lao đối với chúng ta - Chúa biết mỗi chúng ta cách cá nhân. Ngài không chỉ biết tổng số dân được cứu chuộc ở một đất nước hay trong một thành phố nào đó, nhưng Ngài biết bạn và tôi theo từng tên họ. Ngài đã chết cho mỗi một người cách cá nhân, mỗi người đều quý giá cho Ngài. Không ai bị chìm mất trong đám đông. Tuổi tác và tình trạng không quan trọng - Chúa biết bạn!
Biết một người có ý nghĩa nhiều hơn là chỉ biết người đó tồn tại suông. Theo quy định, kiến ​​thức về Kinh Thánh cho thấy có một mối quan hệ cá nhân. Mối quan hệ của chúng ta với Chúa Jêsus thì nghịch đảo. Ngài biết tất cả những ai thuộc về Ngài - và họ biết Ngài. Trong số những người chỉ biết Ngài bằng lý trí, nhưng không có mối quan hệ cá nhân với Ngài, Ngài sẽ nói, ‘Ta không hề biết các ngươi! Lui ngay cho khuất mắt Ta, vì các ngươi chỉ làm việc gian ác!" (Ma-thi-ơ 7:23). Điều đó có nghĩa là: Ta chưa bao giờ có mối quan hệ bên trong với ngươi. Nếu ngươi đã gọi Ta là Chúa, nhưng đã không đích thân chấp nhận Ta là Cứu Chúa và Chúa, không có nơi nào dành cho người trong vinh quang.

Wednesday, May 16, 2018

NHÌN CHÚA

Ê-sai 45:22:
 
Hỡi tất cả những ai ở các nơi tận cùng cõi đất,
Hãy quay về với Ta và được cứu rỗi!
Vì Ta là Đức Chúa Trời, chẳng có Chúa nào khác.

Hỡi thiên hạ khắp nơi đầu cùng đất
Hãy nhìn Ta ,Đấng hằng hữu muôn thu
Cứu muôn dân thoát khỏi ách ngục tù
Là Chánh-Chúa, chẳng có thần nào khác
Hỡi muôn dân, đang như bầy chiên lạc
Quay về đây, đấng chăn giữ vẹn toàn
Chiên con ta , lưu lạc khắp thế gian
Nhìn đấng thánh, mau về bên Chân-Chúa

NẾU TIN KHÔNG CÓ LUÂN HỒI THÌ CHÚA CÓ BẤT CÔNG KHÔNG?






Giải Đáp Thắc Mắc: “Nếu tin không có luân hồi thì Chúa có bất công không?”
Mục sư Nguyễn Duy Tân

Thắc mắc của L.T.: Thưa Mục sư, một người bạn con cứ nhất định là thuyết luân hồi có lý hơn, vì nếu con người chỉ có một kiếp thì Chúa rất bất công với những người suốt đời nghèo khổ hoặc sinh ra đã bị tàn tật, như mù, què, bại liệt, v.v. Mục sư có cách nào giải nghĩa cho anh nầy hiểu rõ về điều đó không?

Giải đáp: Bạn con tin rằng KIẾP TRƯỚC người nào đó có đời sống gian ác nên KIẾP NẦY họ bị bệnh tật hay nghèo khổ, thì như vậy là công bằng. Còn nếu KHÔNG CÓ LUÂN HỒI như bên Đạo Chúa, con người chỉ có một kiếp để sống, thì là Chúa rất bất công với những người nghèo khổ và tật nguyền suốt đời.

Bạn con nghĩ vậy là vì CHƯA HIỂU HẾT những lẽ đạo khác mà Chúa dạy trong Kinh Thánh. Thật sự thì Đạo Chúa không tin có luân hồi nhưng tin cuộc sống con người cũng CÓ KIẾP TRƯỚC và KIẾP SAU. “KIẾP TRƯỚC” là cuộc đời duy nhất trên trần gian mà mọi người được sinh ra để sống, mà bạn con và con đang sống. “KIẾP SAU” là cuộc đời sau khi chúng ta đã qua đời và được Chúa khiến cho SỐNG LẠI cách siêu nhiên để được phán xét. Chính ĐẤNG CHRIST sẽ LÀ THẨM PHÁN quyết định cho mỗi người được hưởng phước nơi thiên đàng hoặc bị hình phạt nơi hỏa ngục.
Như vậy, trong “kiếp trước” nầy, mỗi chúng ta, dù giàu hay nghèo, khoẻ mạnh hay khuyết tật, đều có trách nhiệm với đời sống mình. Chúa rất là công bình. Vì cách chúng ta sống sẽ quyết định cho những phước hạnh vô cùng lớn lao trong “kiếp sau” hoặc đưa đến những hình phạt đáng sợ trong kiếp ấy. Dĩ nhiên, Chúa đánh giá cách sống của chúng ta khác nhau. Trong kiếp nầy, nếu chúng ta càng giàu có, càng khoẻ mạnh, càng khôn ngoan, càng có nhiều cơ hội,… thì chúng ta càng chịu trách nhiệm nặng nề hơn về cách sống của mình. Nếu trong “kiếp trước” nầy, chúng ta được giàu có mà sống ích kỷ, khoẻ mạnh mà lười biếng, dùng sự khôn ngoan của mình để lường gạt người khác, dùng quyền thế để ức hiếp người hiền lương, bỏ qua những cơ hội để làm điều thiện, v.v. thì trong “kiếp sau”, chúng ta sẽ phải bị đoán phạt nặng nề. Lúc đó, nếu nhìn ngược trở lại, thì tôi tin chắc rằng những người giàu và có đầy đủ mọi sự khi bị hình phạt sẽ rất hối tiếc về cuộc đời của họ trên đất nầy, một cuộc đời mà người khác nhìn vào có thể nghĩ rằng họ có phước.

Lịch Sử Truyền Giáo: Samuel Zwemer






Từ thế kỷ thứ 13, đất nước Hồi giáo bị bỏ bê bởi bất kì hoặc có rất ít công cuộc truyền giáo Cơ Đốc cho đến thời Samuel Zwemer vào cuối thế kỷ 18. Ông bắt đầu phát triển lại các ảnh hưởng thật sự với người Hồi giáo; bằng cách kết hợp mọi nỗ lực truyền giáo, giúp cho cộng đồng Cơ Đốc trong thế giới Hồi giáo và nhu cầu về Đấng Christ của họ được quan tâm. Zwemer thường được nhiều người gọi là “Sứ đồ của Đấng Christ.”

Ông được sinh ra trong một gia đình có mười lăm người con tại tiểu bang Michigan vào năm 1867. Việc ông tham gia các mục vụ Cơ Đốc là điều hiển nhiên bởi ông là con trai của một mục sư tại Hội Thánh Cách Tân Hà Lan (Dutch Reform Church). Bốn anh em trai của ông cũng đi theo tiếng gọi mục vụ, cùng với một chị gái đã dành 40 năm là nữ giáo sỹ tại Trung Quốc. Theo học tại Đại học Hope, suốt năm cuối cùng ông đã được ảnh hưởng bởi các bài giảng của Robert Wilder và được cảm động bởi sự thôi thúc trước nhiều linh hồn lạc mất chưa có cơ hội nghe về Đức Chúa Giê-xu Christ. Ông kí ước vào Lời Hứa Nguyện Sinh Viên Tình Nguyện (Student Volunteer Pledge), “Mục đích của tôi là được làm theo ý Chúa và khao khát đi tới những khu vực ngoại quốc chưa được chiếm xứ.” Sau khi tốt nghiệp và hoàn thành khóa huấn luyện y tế, ông đăng ký cùng với người bạn học , James Cantine, để đi đến Ả rập bằng Con tàu Cách Tân (Reformed Board); nhưng bị từ chối vì nhiệm vụ truyền giáo này có vẻ “không thực tế.”

Tôi Từng Là Công Chúa Của Disney Và Tôi Đã Phá Thai


Tôi thức dậy sáng nay và ở dưới bóng của Lâu đài Cô bé Lọ Lem, một cú điện thoại từ một người bạn biết rõ câu chuyện của tôi. Cô ấy đã thông báo cho tôi về một bài đăng gần đây của Phòng Kế Hoạch Hóa Gia Đình về nhu cầu cần một công chúa Disney đã từng phá thai.
“Chúng tôi cần một nàng công chúa Disney đã từng phá thai / Chúng tôi cần một nàng công chúa ủng hộ phá thai / Chúng ta cần một nàng công chúa Disney là một người nhập cư không có giấy tờ / Chúng tôi cần một công chúa Disney những người thực sự ở trong công đoàn công nhân. Chúng tôi cần một công chúa Disney là người chuyển giới.”
Năm 1981, tôi làm việc tại Disney World với vai trò là một ca sĩ / vũ công, và giọng nói của tôi đã được sử dụng trong các bản ghi âm như Cô bé Lọ Lem và Người đẹp ngủ trong rừng cho các sự kiện đặc biệt và các chương trình.
Tôi biểu diễn trung bình 5 buổi diễn một ngày ở phía trước lâu đài Cô bé Lọ Lem hát và khiêu vũ để “Một ngày nào đó hoàng tử của tôi sẽ đến” và “Khi bạn muốn trở thành ngôi sao.” Vào lúc 18 tuổi, tôi đã có thai và buộc phải phá thai để cố giữ sự nghiệp công chúa của mình. Không có áp lực nào từ phía công ty hay quản lí của tôi để phá bỏ đứa trẻ. Tôi đã không nói với họ. Nhưng tôi đã quyết định một mình để rồi tôi sống trong hối hận rất nhanh sau đó.

20 BÍ KÍP TUYỆT ĐỈNH ĐỂ SỐNG MỘT CUỘC ĐỜI BỚT MỎI MỆT


1. Bạn sinh ra không phải để làm hài lòng tất cả mọi người. Vậy nên đừng quá bận tâm tới những gì người khác nói về bạn, hãy cứ là chính mình.

2. Nếu bạn muốn đạt được những thứ bạn chưa từng có, bạn phải làm những điều bạn chưa từng làm.

3. Nếu bạn tin rằng những đường chỉ tay nói lên số phận của bạn thì bạn cũng đừng quên rằng, chúng cũng chỉ nằm trong lòng bàn tay bạn mà thôi.

Câu chuyện của cặp vợ chồng già



Có một đôi vợ chồng già nọ sinh sống tằn tiện, tiết kiệm để nuôi 4 người con khôn lớn. Thời gian như thoi đưa, thoắt cái họ đã ở bên nhau 50 năm. Những người con thành đạt của họ bí mật bàn bạc để tặng cho bố mẹ một món quà thật ý nghĩa nhân dịp đám cưới vàng.
Vì biết hai cụ thích nắm tay nhau ngắm ánh hoàng hôn nên các con quyết định tặng cho bố mẹ một chuyến du lịch trên con tàu sang trọng nhất, để hai cụ thỏa sức đắm chìm trong cảnh đẹp hữu tình của đại dương.



Cầm vé hạng nhất bước lên con tàu sang trọng, với sức chứa lên đến hàng nghìn người, hai cụ già không khỏi xuýt xoa, ngạc nhiên. Trên tàu có đầy đủ tiện nghi, nào là bể bơi, phòng ăn sang trọng, rạp chiếu phim… chẳng thứ gì là không có, chỉ có điều giá dịch vụ vô cùng đắt đỏ.

Dân tộc Chăm




Tên gọi khác
Chàm, Chiêm thành, Hroi
Nhóm ngôn ngữ
Malayô - Pôlinêxia.
Dân số
99.000 người.
Cư trú
Sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số nơi khác như An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phần dân cư là người Chăm; tây nam Bình Thuận và tây bắc Phú Yên có người Chăm thuộc nhóm Hroi.

CHIẾC ÁO



Một hôm lái xe trên đường, tình cờ nghe trên radio đọc câu chuyện sau đây có tựa đề là:
 “Chiếc Áo”… bèn kể lại, và không nhớ tên tác giả là ai!

“Một tỉnh nhỏ, có chàng học sinh con nhà khá giả, mỗi ngày đi học anh để ý một cô bán chè xinh xắn gánh chè bán dạo trên cùng quảng đường. 

Trời mùa Thu gió se se lạnh nhưng cô bao giờ cũng chỉ manh áo đơn sơ quằn mình dưới gánh chè trĩu nặng làm anh thương hại đau xót, bèn về nhà xin mẹ một cái áo len, hôm sau lấy hết can đảm tặng cô bán chè đó. 

Tuesday, May 15, 2018

CON CÔNG-



Vì đoàn tàu Ta-rê-si của vua (Sa-lô-môn) mỗi ba năm một lần vượt biển với đoàn tàu của Hi-ram, đem về vàng, bạc, ngà voi, con khỉ, và con công. ICác vua 10:22
Trong tư tưởng dân tôn giáo ngoài Kinh thánh con công là biểu hiệu cả cái tích cực và tiêu cực. Họ nói con công có vẻ đẹp bộ lông của thiên thần, tiếng nói của con quỷ và bước đi của một kẻ cắp.
Tôi chưa thấy Kinh thánh bình luận về con công, dù vua Sa lô môn nhập khẩu loài công ba năm một lần.

Dân tộc Chăm



Tên gọi khác
Chàm, Chiêm thành, Hroi
Nhóm ngôn ngữ
Malayô - Pôlinêxia.
Dân số
99.000 người.
Cư trú
Sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số nơi khác như An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phần dân cư là người Chăm; tây nam Bình Thuận và tây bắc Phú Yên có người Chăm thuộc nhóm Hroi.
Đặc điểm kinh tế
Đồng bào Chăm sống ở đồng bằng, có truyền thống sản xuất lúa nước là chính. Kỹ thuật thâm canh lúa nước bằng các biện pháp giống, phân bón, thủy lợi khá thành thạo. Đồng bào Chăm biết buôn bán. Hai nghề thủ công nổi tiếng là đồ gốm và dệt vải sợi bông. Trước kia, người Chăm không trồng cây trong làng.

Monday, May 14, 2018

Chàng Trai


Chàng trai mang cục đá xấu xí về làm quà tặng mẹ, ai cũng cười nhạo để rồi sửng sốt khi nhìn thấy kết quả


Để có một món quà đặc biệt dành tặng cho người mẹ yêu quý của mình, anh chàng này đã mang cả một tảng đá lớn về nhà. Mọi người xung quanh đều không hiểu được hành động của anh, thậm chí có người còn cười nhạo trước việc làm kì quặc.
Từ một hòn đá xấu xí vô tri vô giác, với lòng kính yêu và nhiệt huyết cộng với tài hoa của mình, anh chàng này đã khiến mọi người đều vỡ òa trước món quà mà đứa con yêu quý dành cả tâm huyết để làm ra tặng mẹ.
Khối đá lúc anh chàng mới mang về, xấu xí, thô thiển và liệu anh ấy định làm gì với nó?
Anh bắt đầu “công trình” của mình với những nhát rìu đầu tiên…
Vẫn chưa ai có thể hiểu được anh chàng này muốn làm gì với tảng đá, có vẻ như anh ấy đang tạc hình với nó?
Khi tác phẩm dần dần thành hình, ai nấy mới “mắt chữ O mồm chữ A” trước biến hóa chóng mặt của khối đá xấu xí hôm nọ.
Hình ảnh một người đã hiện rõ
Với một nỗ lực làm việc không biết mệt mỏi, tác phẩm đang dần dần được hoàn thành…
Thưc ra anh này mang tảng đá về nhà để khắc hình chính người mẹ của mình
Bạn cảm thấy như thế nào trước món quà mà anh chàng này tặng mẹ?
Một người con tuyệt vời phải không nào? Tác phẩm không chỉ là một tuyệt tác với cả con tim, mà nó còn nói lên tình yêu thương mà chàng trai này dành cho mẹ mình.
Cha mẹ nuôi con không một chút kêu ca hay oán thán, luôn dành cho con những gì tốt đẹp nhất của đời mình chỉ để đổi lại con họ có được một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc. Đôi khi chỉ một chút quan tâm, một lời hỏi han nhỏ hay đơn giản chỉ là một cuộc điện thoại cũng đủ khiến họ mãn nguyện 
-

Mẹ là gió mát ban trưa
Là căn nhà rộng trốn mưa con về
   Mẹ là ruộng lúa đồng quê
   Nuôi con khôn lớn chẳng nề gió sương
     Mẹ là giàn bí, mướp hương
     Là vườn rau đắng, con thường được ăn
        Mẹ là gió mát trăng thanh
        Là làng tre phủ bao quanh xóm làng
            Mẹ là gió núi mây ngàn
            Giang sơn gấm vóc, từng trang sử hùng
                Mẹ là lòng ái bao dung
                Chăm lo săn sóc không ngừng nghỉ ngơi 
                    Mẹ là ánh mắt nụ cười 
                    Cho con cuộc sống bên đời bình an
                         Mẹ là tất cả trần gian
                         Chúng con gìn giữ vô vàn kính yêu ...
                                                    HD



Thầy Nhơn Lành



(Ma-thi-ơ 19:16)
Nếu chàng thanh niên trong sách Phúc Âm đã gọi Chúa bằng danh hiệu nầy, thì việc tôi cũng dùng như thế đối với Ngài càng thích hợp hơn biết dường nào! Ngài chắc chắn là Thầy tôi theo cả hai nghĩa là Ông Chủ và là Ðấng Dạy Bảo. Tôi thích được Ngài sai bảo để làm những việc lặt vặt cho Ngài, và được ngồi dưới chân Ngài. Tôi vừa là đầy tớ vừa là môn đệ của Ngài.  Tôi xem việc được giữ cả hai vai trò ấy là vinh dự cao nhất.

Chúa biết chính xác những điều chúng ta cần



Một phụ nữ nọ đang làm việc ở sở thì nhận được một cú điện thoại rằng con gái của cô đang đau nhiều, bị sốt rất cao. Cô rời công ty và dừng lại một tiệm bán thuốc, mua thuốc cho con gái.
Khi trở lại xe, cô nhận ra mình đã khóa trái cửa xe mà để quên chìa khóa trong xe. Cô đang phải vội vã chạy về nhà với đứa con đang bị đau... Cô chẳng biết có thể làm gì bây giờ, nên đành gọi về nhà để báo cho cô giữ trẻ biết sự việc đã xảy ra và nói rằng cô thật sự không biết phải xử lý tình huống này ra sao.
Cô giữ trẻ trả lời rằng tình trạng đứa nhỏ đang diễn biến tệ hơn. Cô ta cũng bảo, "Chị hãy thử tìm một cái móc treo quần áo rồi dùng nó thử mở cửa xe xem sao." Người mẹ trẻ nhìn chung quanh nơi mình đang đứng, và cô thấy một cái móc treo đồ cũ kỹ, hoen rỉ bị người ta vứt dưới đất, có thể lắm, nó từng bị người nào đó dùng để mở cửa xe vì quên chìa khóa ở trong giống như cô bây giờ vậy. Cô nhìn cái móc treo đồ, và nói với mình, "Mình chẳng biết dùng cái thứ này làm sao cả." Thế là cô cuối đầu xuống và cầu nguyện xin Chúa đem đến một sự giúp đỡ nào đó trong lúc nguy cấp này.

MẤT MỘT CHIẾC GIÀY!



Xe lửa bắt đầu chuyển bánh, Gandhi nhảy vội lên tàu. Một chiếc giày của ông rơi xuống. Gandhi không thể nào nhảy xuống để nhặt nó trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Nếu trong trường hợp như vậy, bạn sẽ làm gì?
Trước sự sững sờ của mọi người, Gandhi đã tháo luôn chiếc giày còn lại và ném về phía chiếc giày kia. Những hành khách trên tàu lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông. Gandhi mỉm cười và giải thích: “Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc thứ nhất, họ có thể tìm thấy chiếc thứ hai và sẽ mang được đôi giày của tôi!”

Mùa Thu & Thay Đổi


Không cần ai nói, mỗi chúng ta đều cảm nhận sự thay đổi của thời tiết. Chúng ta đã bước vào mùa thu với thời tiết dễ chịu hơn và với khí trời mát dịu, cây cối thay màu, đổi lá khiến tâm hồn con người cũng cảm thấy rung động ít nhiều giữa đời sống máy móc. Nếu thiên nhiên không có những thay đổi thì đời sống thật nhàm chán. Chính nhờ những đổi thay của bốn mùa, tám tiết mà đời sống con người thêm ý nghĩa. Đời sống con người chúng ta luôn luôn có những đổi thay mà nhiều khi chúng ta thấy khó chấp nhận. Khó chấp nhận vì những đổi thay đó không nhiều thì ít, luôn luôn để lại trong chúng ta một cảm giác buồn bã, nuối tiếc. Có người đã nói, Những thay đổi, dù là những thay đổi ta mong muốn nhất, đều để lại trong chúng ta một cảm giác buồn rầu. Bạn có cảm giác đó giữa lúc giao mùa nầy không? Thời tiết thay đổi và những đổi thay trong đời sống khiến chúng ta muốn dừng lại và suy tư về đời sống. Điều đáng buồn là giữa xã hội máy móc và những đòi hỏi của đời sống, chúng ta đã không còn có thì giờ để dừng lại, và rồi hết ngày nầy sang ngày khác, hết tháng nọ đến tháng kia, một năm nữa lại trôi qua, cuộc đời của chúng ta ngắn lại và chúng ta vẫn không thấy ý nghĩa của đời sống.

Những Dòng Sông Của Đời Sống Chảy Vượt Xa



"Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình " (Giăng 7:38)
                                                                                                              
Một dòng sông luôn luôn chảy đến những nơi mà nguồn của dòng sông đó không hề biết.  Và Chúa Jêsus đã nói, nếu chúng ta đã nhận lãnh sự trọn vẹn của Ngài, thì "sông nước hằng sống" sẽ tuôn trào từ bên trong chúng ta mang theo phước hạnh vượt "đến tận cùng trái đất" (Công vụ 1:8) mặc cho các kết quả trong đời sống thực tế của chúng ta thấy nhỏ mọn bao nhiêu đi nữa.  Chúng ta không có liên hệ gì đến điều kiện tuôn trào nầy -- "Các ngươi tin  ấy đó là công việc Ngài" (Giăng 6:29).  Đức Chúa Trời rất ít khi cho phép một người thấy được chính họ là một ơn phước lớn lao thể nào đối với người khác.

    Dòng sông là hình ảnh của sự chiến thắng vượt qua mọi giới tuyến trong kiên trì và chịu đựng.  Có lúc nó xuôi đều đặn theo dòng của nó, nhưng kế đó nó gặp phải một chướng ngại vật.  Và có một lúc khác dòng nước bị chận lại, tuy nhiên không lâu nó lại mở con đường mới bằng cách rẽ vòng quanh theo vật cản trở đó.  Hoặc có đôi khi dòng sông biến mất khỏi tầm mắt cả hàng dậm, chỉ để sau đó lại hiện ra và trở nên một dòng sông thênh thang hơn.  Có phải bạn thấy Đức Chúa Trời đang xử dụng đời sống của nhiều người khác, nhưng dường như có một chướng ngại vật nào đang ngăn trở đời sống bạn và bạn thấy dường như mình không có một ích lợi gì cho Đức Chúa Trời không?  Nếu vậy, hãy cứ tiếp tục chú tâm đến Nguồn của bạn, và Đức Chúa Trời hoặc sẽ đưa bạn tẽ bước vòng quanh chướng ngại vật đó hoặc Ngài sẽ dời nó khỏi hẳn đi.  Sông nước của Thánh Linh Đức Chúa Trời chế ngự mọi chướng ngại vật.  Đừng bao giờ nên tập trung cái nhìn của bạn vào chướng ngại vật hay vào sự khó khăn.  Chướng ngại vật sẽ là một sự việc không quan trọng gì đối với dòng sông chảy đều đặn xuyên qua bạn nếu bạn luôn nhớ cách đơn giản là tiếp tục hướng nhìn về Nguồn của bạn.  Không bao giờ để cho bất cứ điều gì ngăn trở giữa bạn với Cưú Chúa Jêsus Christ -- dù đó là các xúc động hay các kinh nghiệm -- không một điều gì có thể ngăn trở bạn đến với chính Nguồn Cao Cả Chí Thánh. 

    Hãy nghĩ đến các dòng sông vượt xa của sự rịt lành và hàn gắn đang phát triển và tự nuôi dưỡng bên trong linh hồn chúng ta!  Đức Chúa Trời đang mở ra cho tâm trí chúng ta các lẽ thật tuyệt diệu, và mỗi một điểm mà Ngài bày tỏ cho chúng ta là thêm một biểu lộ khác của sức mạnh bao la của dòng sông mà Ngài sẽ tuôn đổ xuyên qua chúng ta.  Nếu bạn tin nơi Chúa Jêsus, bạn sẽ thấy rằng Đức Chúa Trời đã khai triển và nuôi dưỡng bên trong bạn những dòng sông của ơn phước, mạnh mẽ và vội vã tuôn trào qua người khác nữa.

Ở TÙ VÌ CÃI NHAU TO TIẾNG


                  
Lòng ngập tràn ngợi khen mang lại niềm vui cho Đức Chúa Trời.

Bill Greechen, 60 tuổi và vợ là Elisabeth 56 tuổi, ở thị trấn Greath Yarmouth, Anh quốc, thường cãi nhau to tiếng mỗi khi có mâu thuẫn trong gia đình. Sự việc thường xuyên xảy ra, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những gia đình lân cận. Đã ba lần cả hai vợ chồng bị mời ra tòa về tội làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng. Lần cuối cùng vào đầu tháng 8-1993, cả hai đã to tiếng cãi vã nhau trong vòng 14 tiếng đồng hồ, những người ở cách xa 500 mét cũng nghe tiếng cãi vã và la hét của đôi vợ chồng nầy.

Bị những người láng giềng đưa đơn kiện, đôi vợ chồng Greechen được điệu ra tòa, và bị kêu án 15 ngày tù, với điều kiện giam họ trong hai nhà giam cách nhau 160 cây số, đồng thời cả hai phải cam kết trước tòa rằng từ nay sẽ không cãi lộn lớn tiếng, ảnh huởng đến người khác nữa.

Gia đình là nơi dễ dàng xảy ra xung đột nhất, vì thế người ta có câu: “Thứ nhất là tu tại gia – Thứ nhì tu chợ; Thứ ba tu Chùa” – Ở chốn hẻo lánh, không có người để phải va chạm, có lẽ dễ tu thân hơn là sống với một ông chồng gàn dở, độc đoán, hoặc một bà vợ lười biếng, lắm lời. Bí quyết để gìn giữ sự cân bằng trong quan hệ gia đình là phải có tinh thần chịu đựng và biết tôn trọng lẫn nhau. Trước hết là phải chịu đựng, nhưng khi đã quá sức chịu đựng mà cần phải đối thoại thì nên nói với nhau trong sự tôn trọng. Đừng dùng những lời lẽ thóa mạ danh dự nhau, đừng xúc phạm nhân phẩm nhau, điều đó thật quá ê chề, dù cho khi mọi việc đã được giải quyết xong, thì những tổn thương ấy vẫn còn mãi, như vết sẹo không bao giờ mất. Ai cũng có lòng tự trọng, ai cũng muốn được tha thứ, vì thế, khi có mâu thuẫn, đừng bao giờ làm nhục người kia và cũng đừng đem hết mọi lỗi lầm của quá khứ để lập thành một bản cáo trạng!

"Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận; Còn lời xẳng-xớm trêu thạnh nộ thêm. Lưỡi người khôn ngoan truyền ra sự tri thức...; Nhưng miệng kẻ ngu muội chỉ buông điều điên cuồng." Châm ngôn 15:1, 2

Dạo Khúc Ngợi Khen



Đọc: Thi Thiên 150
------------ --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- -----
Tôi sẽ hát ngợi khen danh Chúa đời đời, và hằng ngày làm xong các sự hứa nguyện tôi. - Thi Thiên 61:8
------------ --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- -----
Chúng tôi bước vào sảnh hòa nhạc, tìm chỗ ngồi, và lắng nghe mong chờ trong khi các thành viên dàn nhạc lên dây nhạc cụ. Âm thanh vang lên thật khó nghe, chẳng êm tai gì cả. Nhưng việc lên dây nhạc cụ chỉ là phần mở đầu cho buổi hoà nhạc thôi.

C.S. Lewis cho rằng đây cũng là cách chúng ta thực tập dưỡng linh và ngay cả lễ nhóm thờ phượng nữa. Đôi khi khó nghe, nhưng Đức Chúa Trời nghe lời cầu nguyện cùng ngợi khen của chúng ta với niềm vui của người cha. Chúng ta thực sự là đang chuẩn bị để tham gia trong cuộc hòa nhạc vinh hiển trên thiên đàng. Hiện nay chúng ta đang góp phần rất nhỏ vào dàn nhạc giao hưởng của muôn vàn thiên binh với kẻ được chuộc. Dù yếu ớt, nhưng sự tôn thờ của chúng ta làm vui lòng Vị Thính Giả Thiên Thượng còn hơn cả màn trình diễn tuyệt vời nhất của dàn nhạc vĩ đại nhất trần gian.

Chúng ta có nôn nóng chờ mong được dự phần trong dàn nhạc giao hưởng ngợi khen trên thiên đàng không? Chúng ta có hân hoan dự phần tôn thờ để làm vui lòng Đức Chúa Trời không? Hay là chúng ta xem việc dưỡng linh là một kỷ luật nhiều hơn là niềm vui?

Thái độ của chúng ta sẽ được thay đổi khi biết rằng lời ngợi khen của chúng ta làm vui lòng Đức Chúa Trời. Ngợi khen giúp chúng ta hòa nhịp sống của mình với dàn hòa âm trên thiên đàng.
Ngợi khen là sự chuẩn bị không thể thiếu để thờ phượng, vốn là niềm vui đời đời của chúng ta. "Phàm vật chi thở, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va" (Thi Thiên 150:6). -