Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Thursday, September 6, 2018

Đức Thương Xót Quá Lớn Của Thiên Chúa-



1 Ti-mô-thê 1: 16 “Sở dĩ ta nhận được ơn thương xót là để Đấng Christ Jêsus tỏ bày sự nhẫn nhục trọn vẹn của Ngài đối với ta, là tội nhân hàng đầu, dùng ta làm gương cho những ai sẽ tin Ngài để được sự sống đời đời”.
Với sự hoán cải của Phao-lô, một kẻ phạm tội bạo lực, Đức Chúa Trời muốn cho chúng ta thấy rằng dù tội phạm tồi tệ nhất cũng có thể được cứu.
Một tù nhân nói, "Tôi 39 tuổi và đã ở tù 20 năm. Khoảng 10 tuổi, tôi đã ăn cắp lần đầu tiên. Theo thời gian, tôi trở thành một tên trộm tinh ranh, buôn bán thuốc phiện, vũ khí và đủ thứ. Vì cớ đó tôi vào tù. Ở đây tôi bị coi là một tù nhân dễ  xung đột và vô cùng nguy hiểm. Đó là lý do tại sao tôi dành phần lớn thời gian của tôi trong nơi biệt giam. Hai năm trước, khi tôi bị đưa vào một khu biệt lập và phải bàn giao tất cả đồ đạc của tôi, tôi tìm thấy một cuốn lịch Cơ Đốc bên dưới. Tôi không biết tại sao tôi đã mang nó theo tôi. Nhưng tôi đọc từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 trong tập lịch. Ở đó cũng có chép câu chuyện về hai tên cướp bị đóng đinh với Chúa Jesus. Bằng cách nào đó, tôi đã cảm động sâu sắc trong trái tim của mình.
Ngoài ra, tôi muốn trải nghiệm niềm vui được đề cập thường xuyên trong cuốn lịch. Vì vậy, tôi quỳ xuống trong phòng giam của mình và thú nhận cùng Đức Chúa Trời tất cả những điều xấu xa và tồi tệ mà tôi đã làm và kêu xin sự tha thứ. Tôi không thấy Chúa hiện ra, tôi cũng không thấy ánh sáng hay bất cứ thứ gì đặc biệt. Nhưng tôi phải nói rằng sâu bên trong lòng mình, tôi cảm thấy có  một sự bình an, một sự yên tỉnh mà tôi chưa bao giờ biết trước đây.

Tuesday, September 4, 2018

Con Mắt Của Cơn Bão-



Thi thiên 3:5-6, “Tôi nằm xuống mà ngủ;  Tôi tỉnh thức, vì Đức Giê-hô-va, nâng đỡ tôi. Tôi sẽ không nao muôn người vây tôi khắp bốn bên”.
Vào tháng 8 năm 2005, cơn bão Katrina quét qua miền nam Hoa Kỳ với tốc độ gió lên tới 300 km một giờ. Bão đã gây thiệt hại hàng tỷ đô la và hơn 1000 nạn nhân.
Cuồng phong trong cơn bão đó đã tàn phá nhất cho nước Mỹ từ ​​trước cho tới năm 2005 đó. Tuy nhiên, một đặc điểm điển hình, vì có cái gọi là con mắt của cơn bão, là một vùng ở trung tâm của cơn bão, hoàn toàn không có gió và mưa gì cả.
Ngay cả trong cuộc đời của một tín đồ cũng có nhiều cơn bão càn quét. Thật an ủi biết bao nếu biết rằng ở giữa mỗi cơn bão có một "vùng không có gió và không có mưa" - trong sự  thông công với Chúa Giêsu.
Một ví dụ ấn tượng về điều này là vua Đa-vít. Khi ông phải chạy trốn khỏi đứa con trai buông thả của mình, Áp-sa-lôm, một cơn bão với nhiều cuồng phong như vậy đã nổ ra trong cuộc đời ông. Nhưng ông đã viết gì trong thi thiên khi bị nhiều kẻ thù bao vây và bị cái chết đe dọa, mà ông đã có thể ngủ trong không khí ngoài trời? "Tôi nằm xuống mà ngủ; Tôi thức dậy, vì Đức Giê-hô-va, nâng đỡ tôi. Tôi sẽ không nao muôn người vây tôi khắp bốn bên”.
Cơn bão bùng nổ xung quanh vua Đa-vít, nhưng trong sự thông công với Đức Chúa Trời, ông có thể nằm xuống và ngủ yên bình, chỉ riêng Đức Giê-hô-va đã làm cho ông an toàn. Xem Thi thiên 4: 8 “Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi sẽ nằm và ngủ bình an; Vì chỉ một mình Ngài làm cho tôi được ở yên ổn”

Xét đoán theo bề ngoài

Đừng xét đoán theo bề ngoài, nhưng hãy xét đoán theo lẽ công chính” (Thánh Kinh, Sách Giăng 7:24).
Một trong những yếu điểm sâu sắc nhất của nhân loại sa ngã là có khuynh hướng liên tục xét đoán mọi sự bằng mắt thường. Chúng ta đánh giá một người theo vẻ bề ngoài của người ấy. Chúng ta đánh giá một chiếc xe đã được sử dụng theo tình trạng bên ngoài của nó. Chúng ta đánh giá một cuốn sách theo cái bìa bao của nó. Cho dù chúng ta thất vọng và vỡ mộng bao nhiêu lần, chúng ta vẫn kiên quyết không chịu học câu "không phải vàng nào cũng là thứ lấp lánh".
Trong cuốn sách “Tự ti mặc cảm - Một căn bệnh”, tiến sĩ James Dobson nói rằng vẻ đẹp vật chất là đặc tính được đánh giá cao nhất trong văn hóa của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta đã biến nó trở thành "tiêu chuẩn vàng về giá trị của con người". Vì vậy, người lớn ủng hộ một đứa trẻ xinh đẹp hơn một đứa trẻ trung bình; giáo viên thường cho điểm tốt hơn đối với trẻ em hấp dẫn; trẻ em xinh đẹp cũng ít bị trừng phạt hơn những đứa khác. Mặt khác, trẻ em không có gì nổi bật, thường xuyên chịu trách nhiệm về những hành vi sai trái.
Thánh Kinh có nhắc tới Tiên tri Sa-mu-ên, là người đã chọn Ê-li-áp - một người cao lớn, đẹp trai làm vua (Thánh Kinh, Sách Sa-mu-ên thứ nhất 16:7), nhưng Đức Chúa Trời đã sửa lại ông: "Đừng xét theo diện mạo và vóc dáng cao lớn của nó, vì Ta đã loại bỏ nó. Đức Gia-vê không xem theo cách loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Gia-vê nhìn thấy trong lòng".
Trường hợp xét nhận sai lầm lớn nhất trong lịch sử đã diễn ra khi Đức Chúa Giê-su đến thế giới. Rõ ràng, Ngài không dáng vóc hấp dẫn. “Người chẳng có vẻ đẹp cũng chẳng có sự uy nghi để chúng ta nhìn ngắm; không có gì trong diện mạo Người khiến chúng ta ưa thích được” (Thánh Kinh, Sách Ê-sai 53: 2). Chúng ta đã không thể thấy được vẻ đẹp trong người đàn ông thật sự xinh đẹp từng sống trên đất nầy! Chính Ngài không bao giờ rơi vào trường hợp khủng khiếp này để xét đoán ai theo mắt thấy, vì nhà tiên tri đã báo trước khi Ngài giáng thế rằng, "Ngài sẽ không xét xử theo mắt thấy, Cũng chẳng phán quyết theo tai nghe" (Thánh Kinh, Sách Ê-sai 11:3). Đối với Ngài, gương mặt không đáng kể, nhưng tính cách, không phải bao bì, mà là nội dung, không phải là vật chất, mà là thuộc linh.
Thánh Kinh dạy: “Bởi vậy từ nay trở đi chúng tôi không nhìn nhận bất kỳ ai theo xác-thịt; mặc dầu chúng tôi đã biết Cơ-rít-tô theo xác-thịt, nhưng bây giờ chúng tôi chẳng còn nhận biết  Ngài theo xác-thịt nữa” (Thánh Kinh, Sách Cô-rinh-tô thứ nhì 5:16).
Minh Khải & Lê Anh Huy

http://hoptinhhoply.org/node/93

Bắc Đẩu,Sao Cầy, Sao Rua, - -- (Bắc Đẩu, Thiên Lang, Thất Tinh)



Các bản kinh thánh Việt văn dịch lộn xộn ba tên của ba vì sao nầy. Tôi dùng lời dịch của bản TKTC vì cảm thấy bản dịch nầy chính xác theo nguyên văn.
Gióp 9: 9 “Là Đấng tạo ra sao Bắc-đẩu, sao Cầy, và sao Rua-- That maketh the Bear, Orion, and the Pleiades’.
Gióp 38: 31-32 “Ngươi có thể thắt chặt các dây xích của chùm sao Rua, Hay tháo lỏng các dây thừng của chùm sao Cầy?Ngươi có thể dẫn tới trước một chùm sao trong mùa của nó, Và dẫn đường cho sao Bắc-đẩu với các con trai của nó?”
A-mốt 5: 8, “Ngài là Đấng đã làm những sao Rua và sao Cầy Và đổi bóng tối đặc thành buổi sáng, Cũng làm ban ngày tối thành ban đêm Là Đấng kêu gọi các dòng nước biển Và đổ chúng ra trên mặt trái đất, GIA-VÊ là tên của Ngài”.

Ba Con Vật Trong Kinh Thánh-



Châm ngôn 30: 29-31 “Ba con vật có dáng đi đẹp đẽ, Và bốn loài có bước oai phong: Sư tử mạnh hơn hết trong các loài vật, Chẳng lui bước trước bất cứ loài nào; Con gà trống oai vệ; con dê đực; Và vua khi duyệt binh”.
Trái ngược hoàn toàn với các loài động vật nhỏ được đề cập trong các câu khác,  bây giờ A-gu-rơ nói về ba loài động vật ấn tượng và mạnh mẽ.
Sư tử anh hùng không hề lui bước trước bất cứ đối thủ nào - Các Cơ Đốc nhân chúng ta nên dũng cảm như sư tử (1 Sử kí 12: 8) và không tránh né con đường của Đức Chúa Trời vì sợ loài người.
Con gà trống (bản Truyền thống dịch là con ngựa hăng) rất mạnh. Bởi vì nó đứng trong chỗ quyền lực, đậu trên chỗ cao cất tiếng gáy vang vào buổi sáng rất oai vệ. Và như vậy là phù hợp. - Các Cơ Đốc nhân có quyền năng của Đức Chúa Trời khi cần sử dụng và điều đó được thấy trong lối sống của họ.
Con dê cũng oai phong vì nó được biểu lộ tính chất có năng lượng lớn (xem Đa-ni-ên 8). - Chúng ta, Cơ Đốc nhân, có thể đi theo cách trung thành đầy năng lực, bởi vì chúng ta có một vai trò hoàn hảo trong Chúa Jesus và một mục tiêu tuyệt vời.
Bạn có dũng cảm như một con sư tử? Bạn có đi từ sức mạnh đến sức mạnh như con gà trống không? Bạn có năng lượng như một con dê?

Con Cá Chình - Phép Lạ Trên Biển-



Gióp 12:16 “Tại nơi Ngài có quyền năng và khôn ngoan”
Danh từ Eel được dịch là cá chình hoặc lươn. Tôi có xu hướng dùng chữ “cá chình” (LND)
Trong một thời gian dài, cá chình là một bí ẩn đối với khoa học. Nó được tìm thấy ở nhiều con sông, hồ và ao, nhưng không bao giờ có ai tìm thấy trứng hoặc ấu trùng- cho đến khi các nhà sinh vật học ở Đại Tây Dương phát hiện ra những con cá lạ thường, trong suốt, dài khoảng 2,5 cm.
Một thời gian ngắn sau đó, họ phát hiện ra rằng chúng đã xuất hiện khắp Đại Tây Dương. Kỳ lạ thay, chúng càng lớn thì chúng càng đến gần đất liền hơn. Cuối cùng, các nhà khoa học quan sát cách cá bơi vào các con sông và tiếp tục thay đổi diện mạo của chúng, ngày càng trở nên giống con cá chình.
Hai phát hiện cuối cùng nữa đã giải quyết được câu đố. Cá chình trưởng thành di cư từ các con sông và hồ trên khắp thế giới đến biển Sargasso (Zaragoza), phía đông đảo quốc Cuba. Ở đây chúng biến mất mà không để lại dấu vết gì. Sau đó, ấu trùng cá chình nhỏ nhất cũng xuất hiện ở biển Sargasso. Bây giờ sự việc đã  rõ ràng: Tại dây cá chình đẻ ra hàng triệu quả trứng ngay trước khi chúng chết.
Trước khi một con cá chình trên hành trình đến biển Sargasso, nó ăn trong suốt năm năm liền cho đến khi nó thật béo, vì vậy mà nó không cần thức ăn trong khi bơi đi lang thang mọi nơi. Ở tại biển Sargasso, trứng cá đẻ nở ra cá con nhỏ. Từ đây chúng bắt đầu cuộc hành trình của mình trở về vùng biển mà cha mẹ chúng xuất phát. Cuộc hành trình có thể mất ba năm.

Monday, September 3, 2018

Tìm Đường Về


II Cô-rinh-tô 1:3-11
Ngài an ủi chúng tôi trong mọi hoạn nạn, để chúng tôi có thể dùng chính sự an ủi mà Đức Chúa Trời đã an ủi chúng tôi để an ủi những người khác trong bất cứ hoạn nạn nào họ gặp! II Cô-rinh-tô 1:3-11
Có những lúc hành trình trong cuộc đời nhiều trắc trở đến mức chúng ta thấy quá sức mình. Dường như những hoàn cảnh đen tối cứ tiếp nối nhau. Trong một lần như vậy xảy đến trong đời sống gia đình tôi, qua giờ tĩnh nguyện sáng, chồng tôi đã học được một bài học mới mẻ. “Anh nghĩ trong những lúc tươi sáng, Chúa muốn chúng ta không quên đi những gì học được trong lúc đen tối.”
Sứ đồ Phao-lô đã viết điều đó cho người Cô-rinh-tô (II Côr. 1), sau khi mô tả những gian nan mà ông và nhóm của ông đã trải qua tại A-si-a. Ông muốn người Cô-rinh-tô hiểu rằng Chúa có thể giải cứu chúng ta ngay cả trong những giờ khắc đen tối nhất. Ông nói rằng Chúa an ủi chúng ta để chúng ta học cách an ủi người khác (c.4). Trải qua những thử thách, Phao-lô và nhóm của ông đã học được những điều từ Chúa mà họ có thể sử dụng để an ủi và khuyên bảo những người Cô-rinh-tô đối diện với những khó khăn tương tự. Và Chúa cũng làm điều đó với chúng ta nữa, nếu chúng ta sẵn lòng lắng nghe. Ngài sẽ khiến những thử thách trở nên ích lợi khi dạy chúng ta sử dụng những gì mình học được để giúp đỡ người khác.

Thác Nước Trollhättan-



Tít 2:11 “Vì ân điển cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho mọi người đã được bày tỏ rồi”.
Lu-ca 12:50 “Nhưng có một báp-têm ta phải chịu, ta tức bực biết bao cho đến chừng nào được thành tựu!”
Tại thị trấn Trollhättan của nước Thụy Điển có một cái đập nước, đằng sau đó dòng nước của sông Göta älv dồn đống, chồng chất lên nhau. Vào mùa hè, một lần một ngày, bốn cổng rào cản, cái gọi là "Sagittarius", mở ra, nước chảy ở mức 300.000 lít mỗi giây. Khối nước của con sông lao xuống con đập từ vách núi cao 32 mét. Những địa điểm ở phía dưới đập, dân chúng liên kết với nhau để tạo thành một dòng suối chảy vào vùng Gothenburg (Kattegat).
Dòng nước nhắc tôi về ân điển của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta "trong Christ Jêsus từ trước muôn đời" (2 Ti-mô-thê 1: 9). Từ cõi đời đời quá khứ, trong trái tim của Đức Chúa Trời đã đổ ra ân điển của Ngài cho mọi người. Nhưng điều đó chỉ có thể xảy ra "trong Đấng Christ". Ân sũng không thể tách rời khỏi thân vị và công việc của Người.
Đức Chúa Trời luôn tỏ ra thương xót: Ngài mặc quần áo cho A-đam và Ê-va, hạ cố đến của tế lễ của A-bên, cứu Nô-ê và gia đình ông. Và chúng ta có thể tiếp tục nói về nhiều trường hợp khác nữa…. Nhưng ân điển không thể chảy tự do cho mọi người trước khi Đấng Christ đến. Có chép trong Tít 2:11 rằng ân điển của Đức Chúa Trời đã "xuất hiện" (bày tỏ) cho mọi người chào đón rồi.
Nhưng ngay cả khi đã đến, Ngài vẫn phải nói, "Nhưng có một báp-têm Ta phải chịu, Ta tức bực (bị bó buộc) biết bao cho đến chừng nào được thành tựu". Ngài  nói về cái chết của mình trên Gô-gô-tha. Trước khi công việc được hoàn thành trên thập tự giá, Ngài đã ở trong tình trạng chật chội, gò bó, bởi vì ân sủng không thể chảy ra cho tất cả mọi người trên cơ sở sự công nghĩa.  Xác thịt của Chúa Jesus phải chết đi, và Ngài trở thành Linh ban sự sống sau khi sống lại, mới tự do thở vào tâm linh mọi người tin (Giăng 20: 22). "Nước" của ân sủng vẫn bị kiềm chế phía sau một con đập.
Nhưng trên thập tự giá, Đức Chúa Trời đã mở rộng cổng xả lũ ân sủng của Ngài, và từ đó dòng chảy lớn lao của ân điển Đức Chúa Trời đã đổ ra cho tất cả mọi người. Bất cứ ai quay trở lại với Đức Chúa Trời trong sự ăn năn sẽ được hưởng lợi từ dòng ân điển này đến từ cõi đời đời, từ trái tim của Đức Chúa Trời, và đã tìm thấy trong cái chết của Đấng Christ, là nền tảng duy nhất để mang lại sự tha thứ tội lỗi và bình an trong tấm lòng cho tất cả những người có tội.