Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Tuesday, July 10, 2018

CÓ CÁ NƯỚNG TRÊN THAN LỬA ĐỎ-



“Khi họ vừa lên bờ, thì thấy tại đó có lửa than, trên để cá và bánh” (Giăng 21:9)
   Suốt đêm, các môn đệ đã đánh bắt cá và không bắt được gì, nhưng chỉ cần một lời nói của Chúa và lưới đã đầy cá. Chú ý rằng khi Phi-e-rơ nhảy xuống nước và bơi lên bờ, ông thấy có cá nướng trên than lửa và có bánh mì nữa. Vì vậy, thường trong thế giới này, giống như bảy môn đồ,  chúng ta phấn đấu cho những gì chúng ta cần nhưng chúng ta cố sức làm điều đó mà không có Chúa Jêsus giúp đỡ. Đôi khi chúng ta đạt được điều gì đó, nhiều lần chúng ta không, nhưng mẫu số chung vẫn là phấn đấu.
   Hãy nhớ rằng khi trước các môn đệ chèo thuyền trên vùng biển giữa một cơn bão lớn và đã không đi đến đâu cả. Họ đã kiệt sức và có lẽ sợ hãi, sau đó, Chúa Jêsus hiện đến đi bộ trên mặt nước và bước vào thuyền của họ thì đột nhiên họ đã cặp bờ phía bên kia. Ngay sau khi Chúa Jêsus bước vào, tất cả các sự phấn đấu đều ngừng lại. Bạn đã tìm thấy sự an nghỉ như vậy trong Chúa Jesus chưa? Bạn có bị cuộc sống này và nhu cầu liên tục của nó nắm lấy và đè bẹp chăng? Bạn kiệt lực phải không?
   Bây giờ tôi không bảo bạn đừng làm việc hoặc thực sự ngưng chăm chỉ lao động. Tuy nhiên, có thể gặp công việc khó khăn và có thể có sự phấn đấu. Khi bạn bước đi với Chúa Jesus, khi được thăng tiến hoặc có nhiều tiền hơn thì đừng để suy nghĩ đó chi phối, thì bạn có bình an. Hài lòng với nơi bạn đang ở ngay bây giờ và không được thụ động gì cả. Người ta có thể làm việc với Chúa nhưng vẫn không tập trung vào Chúa Jêsus.
Nếu tôi biết rằng ngay cả công việc khó nhọc của tôi không tạo ra kết quả tôi đang tìm kiếm, thì vẫn còn cá nướng trên than lửa và bánh mì từ trời để ăn thì khi ấy lòng tôi bình an. Điều trớ trêu là, khi chúng ta lo lắng không có gì, khi chúng ta không lo lắng về những điều gây lo lắng cho mọi người, thì thường có một mạng lưới đầy cá đến mức dường như không thể nào kéo lưới lên được. Trong Đức Chúa Trời có sự bình an, --chúng ta sẽ không mời Ngài vào thuyền của chúng ta ngày hôm nay sao?
(internet)

CỨNG LÒNG


Xuất Ê-díp-tô Ký 4:21-23
“Hãy cho con ta đi, để nó phụng sự ta, mà ngươi đã từ chối không cho nó đi. Này, ta sẽ giết con trai ngươi, là con trưởng nam của ngươi”. (câu 23b)
Đức Giê-hô-va truyền cho Môi-se làm gì khi về Ê-díp-tô (câu 21-23)? Bạn hiểu như thế nào về việc Chúa khiến Pha-ra-ôn “cứng lòng”?
Đức Giê-hô-va dặn ông Môi-se phải cẩn thận làm dấu lạ cho đúng đối tượng là Pha-ra-ôn trong thời điểm Chúa muốn để quy vinh hiển cho Ngài; và phải nói với vua rằng dân Y-sơ-ra-ên là con trưởng nam của Chúa. Con trưởng nam có nhiều đặc ân hơn các người con khác: hưởng quyền kế tự, lãnh đạo họ tộc, nhận tài sản thừa kế nhiều hơn… Y-sơ-ra-ên có một vị trí đặc biệt trong chương trình của Đức Chúa Trời.

Những Bức Tranh Tình Yêu


II Giăng 1:1-6
Bây giờ tôi nài xin bà điều nầy, không phải tôi viết cho bà một điều răn mới, mà là điều răn chúng ta đã nhận từ ban đầu, ấy là chúng ta hãy yêu thương lẫn nhau. II Giăng 1:5
Tôi và các con vừa tập tành một thói quen mới mỗi ngày. Mỗi tối lúc lên giường, chúng tôi mang theo bút chì màu và thắp một cây nến lên. Sau khi xin Chúa soi sáng, chúng tôi lấy nhật ký ra rồi vẽ hoặc viết câu trả lời cho hai câu hỏi: Ngày hôm nay tôi đã bày tỏ tình yêu vào lúc nào? Và hôm nay, có lúc nào tôi đã không bày tỏ tình yêu?
Yêu người lân cận là một phần quan trọng trong đời sống Cơ Đốc nhân ngay “từ ban đầu” (II Gi. 1:5). Đó là những gì sứ đồ Giăng đã viết trong bức thư thứ hai gửi cho hội chúng của ông, ông khuyên họ vâng phục Chúa mà yêu thương nhau (II Gi. 1:5-6). Tình yêu là một trong những chủ đề yêu thích của sứ đồ Giăng trong các bức thư. Ông nói rằng yêu thương cách chân thật là một cách để biết rằng chúng ta “thuộc về chân lý”, rằng chúng ta đang sống trong sự hiện diện của Chúa (I Gi. 3:18-19). Khi tôi và các con nhìn lại, chúng tôi thấy rằng trong đời sống của mình, tình yêu được bày tỏ bằng những hành động rất đơn giản: che dù cho ai đó, khích lệ người đang buồn, hoặc nấu một bữa ăn mà ai đó thích. Những lúc chúng ta không bày tỏ tình yêu thương cũng cụ thể không kém: chúng ta nói xấu, không muốn chia sẻ, hoặc thoả mãn những ước muốn của riêng mình mà không nghĩ đến nhu cầu của người khác.

Monday, July 9, 2018

TẠI SAO CÓ ÍT NGƯỜI THEO ĐẠO TIN LÀNH


Có một điều trăng trở trong lòng tôi cũng như trong lòng nhiều con dân Chúa:
Vì sao tất cả các đạo giáo khác không phải đi giảng đạo của họ mà vẫn có nhiều người tìm đến. Trong khi đạo Tin lành thì kêu gọi con dân Chúa ra đi truyền giảng mà vẫn có ít người tin?
Thưa quí ông bà anh chị em: Để hiểu được nguyên do tại sao các đạo giáo khác họ không đi rao giảng đạo của mình vậy mà vẫn có nhiều người tin và tìm đến, còn đạo tin lành Đức Chúa Trời (ĐCT) thì đi rao giảng hết sức, đưa được 100 người vào đạo, rồi một thời gian sau họ bỏ dần, họa may còn lại mươi mười lăm người trụ lại được. Tôi còn nhớ, trong suốt gần ba mươi năm rao truyền Đạo Chúa, Chúa đã cho hơn ba trăm người cầu nguyện tin nhận, nhưng Hội thánh nhóm lại thường xuyên chỉ trên dưới ba mươi người. Tại sao lại như vậy? Đây là một sự thật mà chúng ta cần xem xét xem nguyên do tại sao? Phải chăng đạo Tin lành có điều gì đó không còn thích hợp với thời đại ngày hôm nay. Muốn hiểu được điều này chúng ta cần đi ngược lại chiều dài của thời gian để tìm lại căn nguyên thật bên trong của vấn đề này nằm ở đâu trong loài người. Hiểu được điều này chúng ta cũng sẽ hiểu thêm được một phần về con người thật của chúng ta.

Hôm Nay


Ai là người ma quỷ có thể nuốt


[1 Peter]
(5:8) Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được.
Ma quỷ ví như sư tử rình rập xem bạn có bất cứ kẻ hở nào không để nó nuốt. Nếu bạn hỏi mình có yếu điểm nhược điểm khuyết điểm gì không thì câu trả lời là chắc chắn có và ai cũng có. Nếu bạn hỏi con chiên có yếu điểm gì thì câu trả lời là nó không có gì mạnh cả. Sức mạnh của nó nằm ở nơi người chăn giữ nó. Nó không có bất cứ vũ khí nào để tự vệ mình ngoài cái tiếng kêu be be be từ xa có thể nghe được. Tiếng kêu ấy có thể làm cho người chăn được báo động và nó cũng có thể làm cho các thú dữ biết nó đang ở đó. Vì vậy tiếng kêu của nó cũng là sự an toàn của nó nếu nó ở gần bên người chăn và cũng là sự bất lớn nhất nếu nó bỏ đi xa khỏi người chăn.
Sự cầu nguyện của bạn ví như tiếng kêu của chiên. Khi bạn ở gần bên Chúa thì tiếng kêu cầu của bạn làm cho kẻ thù sợ hãi con khi bạn xa cách Chúa và làm điều gian ác kêu ngạo thì Chúa bịt tai Ngài lại.
Điều có thể nói mà con chiên có được là lòng trông cậy nơi người chăn. Nếu nó không tin vào sự bảo vệ của người chăn thì nó sẽ không gắn bó bên người chăn nhưng sẽ tìm cách ẩn núp để tự bảo vệ mình.

Được Cứu

Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng không hề biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, để trong Đấng ấy chúng ta được trở nên công chính trước mặt Đức Chúa Trời.
2 Cor. 5:21