Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Thursday, May 2, 2013

Đấng Tìm Kiếm Chúng Ta


Dù bạn biết Đấng Christ từ nhiều năm, hay là bạn chỉ mới gặp Ngài, có một điều luôn luôn đúng. Ngài không an nghỉ cho đến khi bạn để Ngài bước vào lòng bạn một cách hoàn toàn.
heart.gif
Một trong những tác phẩm tuyệt đẹp tuyệt đẹp và được nhiều người biết đến của họa sĩ Walrner Sallman là bức tranh có tựa đề “Đấng Christ ở cửa lòng”. Trong bức tranh này Salmon vẻ Chúa Jesus đứng ngoài cửa với bàn tay giơ lên để gõ cửa_một hình ảnh được cảm hứng từ câu Kinh-Thánh trong Khải Huyền  3:20 “Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta”.

Ý nghĩa của câu Kinh Thánh này nằm trong sứ điệp của Chúa gởi cho hội thánh Laođi xê ở thế kỷ đầu tiên. Chúa kêu gọi một dân đã xa cách Ngài đến độ Ngài không còn có phần gì trong cuộc sống hằng ngày của họ. Họ đã trở nên giàu có và dư thừa của cải vật chất, đến độ họ không thấy mình cần một điều gì nữa, ngay cả Chúa Jesus. Mặc dầu hội thánh đầu tiên đó không còn nữa, những lời của Đấng Christ vẫn còn thích hợp cho nhiều hội thánh ngày nay và điều gì đúng cho những hội thánh thì cũng đúng cho những cá nhân.
att35ed5.jpg
Xa rời Chúa thì không dẫn đến việc mất sự cứu rỗi, nhưng điều này đẩy Chúa Jesus ra khỏi vị trí là Chúa của cuộc đời chúng ta. Điều này giống như là Ngài đứng ngoài cửa ao ước muốn trở lại và thông công với chúng ta trong mối liên hệ thân mật. Khi chúng ta đánh giá phẩm chất của mối liên hệ của chúng ta với Ngài, thật ích lợi để suy gẫm về mỗi khía cạnh của hình ảnh được trình bày trong Khải Huyền 3:14-22. Và điều mà hình ảnh này nói lên về Chúa Jesus và vị trí của Ngài trong cuộc đời chúng ta.

Đứng ngoài cửa:
 Chúa Jesus luôn luôn là người khởi động trong việc thiếp lập một mối liên hệ với chúng ta. Thật vậy Rôma 3: 11 chép. “Chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời.” Trước khi bạn được cứu. Chúa Jesus đứng ngoài cửa lòng bạn và gõ. Khị bạn tiếp nhận Ngài như là Đấng cứu chuộc của riêng bạn, bạn chỉ đơn giản đáp lại tiếng gọi của Ngài. Đó không phải là một sự chọn lựa mà bạn tự quyết định, bởi vì không ai có thể đến với Chúa Jesus mà không được Cha Ngài kéo  đến. Giăng 6: 44.
Ngay cả sau khi một người đã tiếp nhận món quà cứu rỗi, Chúa Jesus tiếp tục giữ vai trò khởi động, không cần biết chúng ta đã trôi giạt xa Ngài bao xa. Ngài luôn luôn tìm cách để phục hồi mối liên hệ của chúng ta. Đấng Chrsit muốn làm nhiều điều, hơn là chỉ muốn cứu chúng ta. Ước muốn của Ngài là bước vào tấm lòng của chúng ta và đỗ đầy Đức-Thánh Linh trong chúng ta. Ngài có những chương trình tuyệt vời cho chúng ta. Nhưng nếu tấm lòng của chúng ta đầy những châu báu và những thú vui của thế gian. Ngài bị bỏ đứng ngoài cửa.
Gõ cửa:
Có những lúc trong cuộc đời của tôi, tôi sống gần khu đường rầy xe lửa. Khi tôi mới dọn nhà đến đây, những chuyến xe lửa ồn ào thật làm tôi thật khó chịu, nhưng dần dần tôi học để dập tắt những âm thanh này.
Đó chính là điều xãy ra khi chúng ta tiếp tục làm lơ với những lời kêu gọi tỉnh thức mà Chúa gởi đến trong cuộc đời chúng ta. Thay vì giải quyết tội lỗi, ngăn trở mối thông công với Đấng Christ. Có quá nhiều lần chúng ta tìm cách để thay đổi hoàn cảnh, hay tìm đến những sinh hoạt làm chết đi lương tâm của chúng ta hay làm tê liệt tâm trí và cảm xúc của chúng ta. Thật là dể hơn tìm cách để dùi đầu vào công việc, sự giải trí hay những theo đuỗi khác. Thay vì thừa nhận tội lỗi và lìa bỏ nó.
Hãy xem Chúa Jesus đã hy sinh mạng  sống của  Ngài cho chúng ta. Thật vô lý, nếu chúng ta cứ khoá chặt cửa lòng. Bạn có thể tưởng tượng mình làm điều đó với một người mình yêu không? Nếu như có một người bạn thân đến gõ cửa nhà bạn, người ấy sẽ cảm thấy như thế nào khi thấy bạn vội vã kéo màn cửa và giả vờ là bạn không có ở nhà và từ chối không cho người ấy vào.
Đáng buồn thay, đó là cách nhiều Cơ-Đốc nhân đáp ứng với Chúa, họ muốn sự cứu chuộc của Ngài, nhưng không sẳn sàng để có một sự gắn bó với Ngài. Thay vì được tươi mới bởi một mối liên hệ sống động với  Ngài, họ lại muôn là Ngài đừng làm làm phiền họ với những trách nhiệm đương có trong bất cứ liên hệ nào.
Mục đích của Chúa khi bước vào cuộc đời của chúng ta, không phải để làm cho chúng ta khốn khổ, nhưng để biến đổi chúng ta để chúng ta có thể kinh nghiệm sự vui mừng của Ngài và tìm được ý nghĩa trong cuộc đời. Ngài đã tạo dựng chúng ta và ban ơn cho mỗi người trong chúng ta trong một mục đích đặc biệt và Ngài muốn làm việc qua chúng ta, trong chúng ta và cho chúng ta. Nhưng cách duy nhất để chúng ta dự phần vào những ơn phước của Ngài là lắng nghe tiếng gõ cửa của Ngài.
Kêu gọi:
Chúng ta biết trong Khải Huyền 3: 20 là Chúa Jesus không những chỉ gõ cửa, Ngài gọi những ai đang đứng sau cánh cửa “nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta đến với người”. Đâu là lần sau cùng là bạn biết chắc chắn là Chúa nói với bạn một cách riêng tư và đặc biệt về một điều gì đó trong cuộc đời bạn. 
Mặc dầu những lời gọi của Ngài có thể là để sửa dạy chúng ta, có nhiều lần mục đích của Ngài là để hướng dẩn chúng ta vào một lảnh vực phục vụ  hay một  trọng trách mà Ngài đã chọn cho chúng ta.
Vào một thời điểm trong mục vụ của tôi, tôi nhận được một cú điện thoại từ một người tôi chưa từng gặp. Ông ấy rất phấn khích vì lần đầu tiên trong cuộc đời ông, ông nghe được tiếng Chúa phán với ông thật rõ ràng và cụ thể. Chúa bảo ông gọi điện thoại cho tôi và tìm hiểu xem chúng tôi có nhu cầu đặc biệt nào trong mục vụ của chúng tôi. Tôi bảo với ông là tôi cần xây một toà nhà có chi phí lên đến hai triệu đôla. Vì ông ấy chắc chắn về sự hướng dẫn của Chúa, ông gởi y đến cho tôi ngay lập tức một chi phiếu hai triệu đôla. Sứ điệp quan trọng trong câu chuyện lạ lùng này không phải là về số tiền ông ta cho, nhưng sự phấn khởi ông cảm  nhận được khi nghe được Chúa phán thật rõ ràng và sự đáp ứng bằng sự vâng theo sự kêu gọi đó.
Bước vào:
Nếu chúng ta đáp ứng với sứ điệp của Chúa bằng cách mở cửa, Chúa sẽ bước vào cuộc đời của chúng ta, tha thứ tội lỗi chúng ta và bắt đầu tiến trình biến đổi chúng ta. Ngay lúc chúng ta tiếp nhận Đấng Christ là Đấng cứu chuộc, Đức-Thánh-Linh ngự vào trong chúng ta và chúng ta được dự phần bản tánh thiêng liêng của Ngài. Có thể bạn không cảm thấy mình thánh khiết, nhưng sự hiện diện của Chúa luôn luôn ở với bạn, bời vì Đức-Thánh-Linh không bao giờ lìa bỏ chúng ta. Ngài đóng ấn cho bạn là con của Đức-Chúa-Trời, cho bạn hiểu được lời của  Ngài và giúp bạn làm được ý chỉ của  Ngài. Khi bạn nhường cho Chúa quyền kiểm soát, Ngài làm việc để khiến cho cá tánh của bạn, và cách cư xử của bạn, xứng hiệp với bản chất mới của bạn, quyền năng Thiên Thượng của Chúa ban cho bạn, mọi sự bạn cần để sống một cuộc đời tin kính.
Ăn bữa tối:
Những người nghe được tiếng Chúa và mở cửa được hứa ban cho một kinh nghiệm tuyệt vời, thông công với Ngài. Ngài diễn tả điều này như là dùng bửa tối, “Ta sẽ đến với người và dùng bữa tối với người và người  với Ta”. Có điều nào vui thích hơn là được ngồi cùng với một người bạn tốt, để chia sẻ một bửa ăn và chuyện trò thân mật với nhau. Đó là sự thông công cỡi mỡ mà Chúa muốn có với chúng ta. Thật vậy, Ngài tạo dựng chúng ta để có một mối tương giao như thế với Ngài.
Bạn sẽ đáp ứng như thế nào?
AA030895.jpg
Tôi đã là Cơ-Đốc nhân nhiều năm, và tôi có thể nói một cách thành thật là một mối liên hệ thân mật với Chúa Jesus là kinh nghiệm hào hứng nhất trong cuộc đời tôi. Không có mối liên hệ nào giữa con người có thể sánh với điều đó, dù tôi không thể giải thích được trọn vẹn tình yêu của  Ngài dành cho tôi, tôi có thể cảm nhận được tình yêu đó. Sự ấm áp của sự chấp nhận vô điều kiện của  Ngài và sự đảm bảo về sự thành tín của Ngài. Khi tôi gặp Ngài, tôi khám phá được Ngài là ai? Ngài ao ước điều gì và Ngài hành động như thế nào?

Đấng Christ ở vị trí nào trong cuộc đời của bạn, bạn có đẩy Ngài ra khỏi tấm lòng của bạn và lấy chỗ của Ngài ở bàn tiệc cho một người nào khác, hay một điều gì khác không? Hay là bạn chẳng bao giờ mời Ngài vào lòng bạn. Tôi muốn bạn hiểu là không có điều gì quan trọng hơn việc giải quyết những câu hỏi đó. Không có một công việc nào, một mối liên hệ nào, một thú tiêu khiển và đương nhiên không có tội lỗi nào đáng để khiến Đức-Chúa-Trời chân thật và yêu thương phải bị đẩy xa. Bạn có thể nghe được tiếng Ngài gọi không? Ta yêu con hơn điều con có thể tưởng tượng và Ta muốn đến để xây dựng một mối liên hệ với con và thay đổi cuộc đời con. Ta sẽ làm cho con điều mà không có ai làm được, tha thứ mọi tội lỗi con, cung ứng mọi nhu cầu của con và tuôn đỗ những ơn phước dư dật, con sẽ không bao giờ hối tiếc ngày mà con mở cửa lòng và mời Đấng Christ bước vào bởi vì Ta sẽ cho con một cuộc sống phong phú mà con hằng ao ước và hãy nhớ mối liên hệ của chúng ta không bao giờ dứt, bởi vì chúng ta sẽ ở với nhau trong cõi vỉnh hằng.
Thúy Anh_TNPA chuyển ngữ theo :Jesus: The Seeking Savior” by Charles Stanley.

Đấng Nắm Giữ Tương Lai



Kính thưa quý thính giả,

Mỗi một người khi đã trưởng thành đều có một nghề nghiệp tương xứng với năng lực của mình. Định hướng cho tương lai là mục đích của cuộc sống mà mỗi người đều khát khao muốn đạt được. Thế nhưng điểm dừng cho tương lai luôn là những gì mơ hồ không biết trước được, vì người xưa có câu: “Muôn sự tại nhân, thành sự tại Thiên”.

Hôm nay tôi xin được phép giới thiệu đến quý vị ĐẤNG NẮM GIỮ TƯƠNG LAI mà tôi và rất nhiều người trên thế giới đang đặt niềm tin vào Đấng ấy để được vui hưởng phước hạnh bình an trong cuộc đời hiện tại và trong cõi đời đời mai sau, là nơi Thiên đàng vinh hiển, là nơi mà Thiên Chúa dành cho những ai bằng lòng tin cậy Ngài.
Kinh Thánh, sách Ma-thi-ơ 8:23-33 có ký thuật hai câu chuyện với tựa đề “Bị Bão Giữa Biển” và “Hai Người Bị Quỷ Ám Ở Ga-đa-ra”, như sau:

“Đức Chúa Giê-xu xuống thuyền, các môn đồ theo Ngài. Thình lình biển nổi bão lớn, đến nỗi sóng dậy phủ thuyền; nhưng Ngài đang ngủ. Các môn đồ đến gần, đánh thức Ngài, mà thưa rằng: “Lạy Chúa, xin cứu chúng tôi với, chúng tôi hầu chết!”

Thức Ăn Cho Linh Hồn



Một ông vua nọ có 4 vợ gồm một hoàng hậu và ba thứ phi. Nhà vua yêu thứ phi thứ ba nhất (tức người vợ thứ tư) vì người nầy trẻ nhất, đẹp nhất. Nhà vua cung cấp cho nàng những trang phục lộng lẫy nhất, những trang sức đắt tiền nhất. Vua chăm sóc sức khỏe nàng thật chu đáo. Vua cũng rất yêu thứ phi thứ nhì (người vợ thứ ba). Nhà vua muốn lúc nào nàng cũng cận kề mình. Nhà vua cũng yêu thứ phi thứ nhất (tức người vợ thứ hai), người mà vua tin cậy hơn hết vì người thật lòng giúp vua mỗi khi vua lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Riêng đối với hoàng hậu nhà vua lại thờ ơ không buồn để ý đến, dẫu vua đã đặt người trên ngôi vị mẫu nghi thiên hạ.

Một ngày kia, nhà vua lâm trọng bịnh. Vua buồn rầu nghĩ đến giờ phút phải xa lìa 4 người vợ thân yêu. Vua gắng gượng hỏi người vợ thứ tư: "Ta yêu khanh hơn tất cả. Ta sắp ra đi, khanh có bằng lòng theo ta không?" Người vợ nầy trả lời cách dứt khoát: "Bệ hạ ơi! Không! Thần thiếp không theo bệ hạ đâu." Câu trả của bà như dao cắt quả tim của vua.

Phòng ngừa bệnh Mất Dần Trí Nhớ.



Sáu Bước Ðơn Gin Ð Gi Ðu Óc Minh Mn
Phúc trình mi nht ca chính ph cho biết rng thuc b (supplements),hay thuc cha bnh không giúp gì được c trong vic ngăn nga bnh Alzheimer, tc là bnh mt dn trí nh, Không phi mi hin tượng mt dn trí nh- dementia- đu tr thành bnh Alzheimer.
Nhưng đu óc ca chúng ta tr nên cùn lt khi ln tui là do nh hưởng gp ca nhiu yếu t khác nhau. Yếu t chính là óc ca chúng ta không nhn đ máu đưa lên đu, vì mch máu b tc nghn, hay b h, gi chung là vascular dementia..
Trong c hai trường hp đu khiến cho trí nh ca chúng ta tr nên yếu kém, s suy nghĩ ca chúng ta tr nên long qung (fuzzy), hu qu bi vic óc ca chúng ta không nhn đ dưỡng khí (oxygen) và đường (blood sugar). Nhiu bnh nhân ca căn bnh Alzheimer không ít thì nhiu đu vướng phi tình trng vascular dementia. Nhng tr ngi khi suy nghĩ mà các c già gp phi phn ln vì máu không đưa lên đu d dàng.