Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Saturday, July 28, 2012

ĐỂ CẢM THÔNG NHAU--2



  ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC CẢM THÔNG 
CHÚNG TA CẦN BÀY TỎ CHÍNH MÌNH. 



Nếu điều kiện tiên quyết để đạt được cảm thông là thiện chí, thì điều kiện thứ hai là sự bày tỏ chính mình. Ai cũng cần phải bày tỏ mình ra. Thiếu cơ hội bày tỏ người ta có thể trở nên bịnh hoạn. Dĩ nhiên không phải chỉ trong hôn nhân, chúng ta mới có thể bày tỏ chính mình. Cũng có những mối tương quan với người khác trong xã hội chúng ta như: Bạn hữu, anh em, chị em, bà con và v.v...

ĐỂ CẢM THÔNG NHAU --1


 
CHÚNG TA CẦN PHẢI CÓ ƯỚC MUỐN CẢM THÔNG. 


Cách đây mấy hôm tôi được giới thiệu đến một đồng nghiệp người Mỹ là một Bác sĩ chuyên khoa giải phẫu Nữu Ước. Vừa gặp nhau tôi có cảm tưởng là chúng tôi thích nhau lắm. Tuy nhiên, chúng tôi lại gặp khó khăn để thông cảm nhau vì tôi chỉ bập bẹ được dăm ba câu tiếng Anh, còn ông chỉ nói được vài chữ tiếng Pháp. Vì vậy chúng tôi tìm cách khai thông bế tắc cho nhau vì cả hai chúng tôi đều hết sức muốn hiểu biết nhau. Tôi nêu câu chuyện trên vì nó hết sức liên hệ đến đề tài nghiên cứu của chúng ta ở đây.

Friday, July 27, 2012

Thương Người Khó Thương


Nếu trong đời sống vợ chồng bể chứa tình yêu đã khô cạn từ lâu, những lời tử tế yêu thương không còn bao giờ được nghe nữa. Thay vào đó là những lời cay đắng cộng với thái độ xa lánh, hất hủi. Liệu một hôn nhân đã chết như vậy có thể hồi sinh được không. Tiến sĩ Gary Chapman sẽ gởi đến quý vi kinh nghiệm trong vấn đề này qua câu chuyện thật của Ann như sau:
Một ngày thứ Bảy tháng chín tươi đẹp, vợ chồng tôi đang tản bộ qua vườn hoa Reynolda Gardens để thưởng ngoạn, nơi đó có một số hoa cảnh nhập từ khắp thế giới. Khu vườn này lúc đầu được ông R. J. Reynolds khai thác như một phần của điền trang riêng. Bây giờ nó là một phần của khu đại học Wake Forest University. Vừa qua khỏi một vườn hoa hồng, thì tôi thấy Ann, một phụ nữ mới bắt đầu buổi tư vấn với tôi hai tuần trước đây, tiến lại gần chúng tôi. Chị đang nhìn xuống lối đi rải đá cuội và có vẻ đang đắm chìm trong suy tư. Khi tôi chào chị giật mình nhìn lên và mỉm cười. Tôi giới thiệu chị với Karolyn, và chúng tôi trao đổi những lời bông đùa. Sau đó, chẳng cần mở đầu, chị hỏi một trong những câu sâu sắc nhất mà tôi được nghe: “Thưa tiến sĩ Chapman, có thể nào yêu người mình ghét hay không?”

Hôn Nhân Đồng Tính




Tối Cao Pháp Viện California hôm 15 tháng 5 vừa qua đã hủy bỏ luật cấm công nhận hôn nhân giữa những người đồng tính. Phán quyết này sẽ đưa California thành tiểu bang thứ nhì cho phép người đồng tính kết hôn. Hội Đồng Giám Mục của tiểu bang California cũng như Hiệp Hội Bảo Vệ Gia Đình đều chống lại phán quyết nầy. Một liên minh tôn giáo và các nhóm khuynh hướng bảo thủ cũng sẽ đưa ra một dự luật để được cử tri California thông qua trong kỳ bầu cử tháng 11 năm nay để đưa lệnh cấm hôn nhân giữa người đồng giới tính vào hẳn trong hiến pháp tiểu bang California. Những người nầy cổ võ cho một tu chính án để đưa vào hiến pháp, định nghĩa rõ ràng hôn nhân là kết hợp giữa một người nam và một người nữ mà thôi.

Thursday, July 26, 2012

. CÓ ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG?--3


 Trước vụ nổ Big Bang
Tiến sĩ Robert Jastrow, là người theo thuyết bất khả tri về vấn đề tôn giáo, nhận xét về lý thuyết của vụ nổ Big Bang:
Bây giờ chúng ta thấy rằng những bằng chứng thiên văn học đều dẫn tới quan niệm của Kinh Thánh về nguồn gốc của thế giới. Chi tiết khác nhau, nhưng những yếu tố căn bản trong thiên văn học và Kinh Thánh trong sách Sáng Thế Ký thì giống nhau. Chuỗi sự kiện dẫn đến một sự khởi đầu thình lình và đột ngột vào một thời điểm nhất định trong thời gian, trong một chớp ánh sáng và năng lượng.

Wednesday, July 25, 2012

TẠI SAO CÓ ĐAU KHỔ VÀ ĐIỀU ÁC? -4


 Món quà nguy hiểm của tự do ý chí  
Đầu tiên, điều ác là một phần tất nhiên của ý chí tự do. Như J. B. Philips trình bày:
Điều ác vốn gắn liền trong món quà đầy rủi ro của sự tự do ý chí. Đức Chúa Trời có thể tạo ra chúng ta như những bộ máy, nhưng nếu Ngài làm như vậy, chúng ta sẽ bị tước đoạt mọi tự do lựa chọn quý báu của mình, và chúng ta không còn là con người nữa. Thi hành sự chọn lựa theo chiều hướng tội ác mà chúng ta gọi là sự sa ngã của loài người (tội lỗi của A-đam trong vườn Ê-đen) là lý do cơ bản của điều ác và đau khổ trong thế gian. Đó là trách nhiệm của loài người chớ không phải của Đức Chúa Trời. Ngài có thể hủy diệt tội ác và đau khổ, nhưng nếu làm như vậy, Ngài cũng sẽ tiêu diệt luôn tất cả chúng ta. Điều đáng ghi nhận là toàn bộ quan điểm của Cơ đốc giáo chân chính không nằm trong việc xen vào vấn đề con người có quyền lựa chọn, nhưng ở việc tạo ra thái độ sẵn sàng chọn điều thiện chứ không phải điều ác. (3) 

TẠI SAO CÓ ĐAU KHỔ VÀ ĐIỀU ÁC? -3


Hình phạt xảy đến sau lời cảnh cáo
Thật sự, một trong những chân lý sâu sắc trong toàn bộ Kinh Thánh là hình phạt của Đức Chúa Trời luôn xảy đến sau lời cảnh cáo. Xuyên suốt Cựu Ước, chúng ta thấy có những lời khẩn khoản của Đức Chúa Trời và lời cảnh cáo về sự đoán phạt được lặp đi lặp lại. Chỉ sau khi đương sự bỏ qua lời cảnh cáo và khinh thường nó thì hình phạt mới xảy đến. Những lời đầy cảm động của Đức Chúa Trời là ví dụ: “Ta chẳng lấy sự kẻ dữ chết làm vui... Các ngươi khá xây bỏ đường lối mình và được sống. Các ngươi khá xây bỏ, xây bỏ đường lối xấu của mình. Sao các ngươi muốn chết, hỡi nhà Y-sơ-ra-ên?" (Ê-xê-chi-ên 33:11).

Tuesday, July 24, 2012

TẠI SAO CÓ ĐAU KHỔ VÀ ĐIỀU ÁC? -2


Giải pháp tối hậu của Đức Chúa Trời
Trong tình huống tuyệt vọng này, Đức Chúa Trời yêu thương đã làm một việc lạ lùng, tốn kém và hiệu quả nhất có thể được, tức là ban Con Một của Ngài để chịu chết thay cho những người gian ác. Loài người có thể thoát được cơn đoán phạt phải có đối với tội lỗi và điều ác. Loài người cũng có thể phá vỡ quyền lực của tội lỗi bằng cách bước vào mối quan hệ cá nhân với Chúa Giê-xu Christ. Ở mức độ cá nhân, giải pháp tối hậu cho nan đề tội ác, được tìm thấy trong sự hy sinh của Chúa Giê-xu Christ.

TẠI SAO CÓ ĐAU KHỔ VÀ ĐIỀU ÁC?-1



Câu hỏi tại sao Đức Chúa Trời cho phép đau khổ và điều ác tồn tại là một trong những câu hỏi cấp thiết nhất của thời đại chúng ta. Vấn đề đau xót gây ấn tượng hơn cả câu hỏi về những phép lạ, hay khoa học và Kinh Thánh, là tại sao những con người vô tội phải chịu đau khổ, tại sao những em bé bị mù từ lúc sinh ra hay tại sao một đời sống đầy hứa hẹn bị dập tắt khi nó đang đi lên. Tại sao có những trận chiến tranh trong đó hàng ngàn người vô tội bị chết oan, trẻ em bị thiêu hủy đến nỗi không thể nhận dạng được và vô số những người khác bị tật nguyền suốt đời?

CÓ ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG?-2


  Trật tự và đồ án của vũ trụ
Khi chúng ta nói đến kiểu mẫu, chống lại với ý kiến về sự ngẫu nhiên, chúng ta đang liên hệ với những phần có thể quan sát được của thế giới chúng ta, từ những cái nhỏ nhất của nơ-tron và prô-ton đến sự rộng lớn bao la của dải thiên hà. Ai hay cái gì đưa ra sự xác định hay những thông tin nguyên thủy để tất cả chúng có thể liên kết lại với nhau? Thông tin này là cái chúng ta muốn nói về đồ án. Tương tự khi so sánh với việc tìm kiếm một kế hoạch toàn hảo lấy thủy tinh, kim loại và phốt-pho để tạo nên những vật chất như cái ti-vi đầy chức năng. Không bao giờ có ai lại nghĩ tới việc đề xuất một sự “lựa chọn tự nhiên” như vậy hay một quá trình tự lắp ráp tạo ra một sản phẩm như vậy được. Thật sự thì ngay đến thuật ngữ “chọn lựa tự nhiên” cũng không phải là một lời giải thích, nó chỉ là một cái tên thôi. Nó không thể nào nói cho chúng ta biết làm thế nào những phần này đủ sự hiểu biết để tự hợp lại với nhau dẫn đến kết quả cuối cùng thật hữu ích. Phải có một người nào đó có đủ những thông tin để lắp ráp những phần đó vào ti-vi.

Chim bói cá Việt Nam




Là một trong những nhóm chim cổ chiếm lĩnh hầu hết các vùng đất trên thế giới, chim bói cá ở Việt Nam có rất nhiều loài với màu lông biếc rực rỡ.

Monday, July 23, 2012

CÓ ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG?-1



Trong đời sống con người, không có một câu hỏi nào sâu sắc đòi hỏi một câu trả lời hơn là câu hỏi: Có Đức Chúa Trời không? Đây là một câu hỏi thách thức mỗi con người biết suy nghĩ, và câu trả lời liên hệ với mỗi chúng ta cho dù chúng ta đang ở đâu trong cuộc đời này.
Khi chúng tôi sống ở Dallas, một người quảng cáo cho quyển Những Tác Phẩm Lớn Của Thế Giới Phương Tây (Great Books of the Western World) thuyết phục chúng tôi mua trọn bộ 54 chương. Trong số 102 tư tưởng vĩ đại nhất, tôi bắt đầu với số 29, Đức Chúa Trời. Biên tập viên, Mortimer Adler, bắt đầu bằng lời giải thích: “Về phương diện tham khảo trọn vẹn, cũng như trong sự đa dạng, đây là chương sách dày nhất (của bộ giới thiệu đề tài tổng hợp). Lý do thật rõ ràng. Hậu quả của tư tưởng và hành động theo sau việc chấp nhận hay chối bỏ Đức Chúa Trời vốn được dành nhiều chỗ hơn là để giải đáp bất luận một câu hỏi căn bản nào khác”.

Sunday, July 22, 2012

Kỳ lạ thay loài hoa đá




Thạch lan (lithops) là một chi thực vật mọng nước trong gia đình Aizoaceae.  Các thành viên của chi này có nguồn gốc từ Nam Phi giống như những viên đá khi không nở.  Tên có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại từ “lithos” có nghĩa là "đá", và ops” có nghĩa là "khuôn mặt", đề cập đến sự xuất hiện giống như đá loài này.   Đây cũng là một cách ngụy trang của lithops tránh bị ăn thịt bằng cách ẩn mình giữa những hòn đá xung quanh nên thường được gọi là sỏi hoặc đá sống.