Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Thursday, August 27, 2020

NHỮNG MẨU CHUYỆN ĐỂ NHÌN LẠI CHÍNH MÌNH BÂY GIỜ THÌ KHÁC

Vua A-lịch-sơn (Alexander) thời ấy là một danh tướng đánh Đông dẹp Bắc. Trong đạo binh của ông có một anh lính chiến đấu rất dũng cảm, bao giờ cũng xung phong phía trước, luôn luôn tình nguyện đảm nhiệm những công tác nguy hiểm hơn hết. Nhiều lần vua lưu ý, liền triệu anh đến hỏi nguyên nhân. Anh đáp: - Tâu bệ hạ tôi bị bệnh nặng, không tha thiết với cuộc sống nữa, nên ra trận quyết tìm cái chết mà chẳng chết được. Vua động lòng, bèn truyền cho ngành Quân y điều trị, bệnh anh mỗi ngày thuyên giảm. Thế rồi, kể từ ngày hết bệnh, anh không còn dám xông lên chiến đấu nữa, luôn luôn lùi lại phía sau, run sợ mỗi khi được giao cho công tác khó khăn. Ai cũng ngạc nhiên. Vua gọi anh đến, hỏi nguyên nhân của sự thay đổi nầy. Anh đáp: - Trước kia, tôi mang bệnh nặng, đời sống mất hết ý nghĩa, nên tìm cái chết. Nhưng, tâu bệ hạ, bây giờ thì khác. Tôi đã lành bệnh, khỏe mạnh, tôi muốn sống lắm, nên mỗi khi ra trận không còn dám liều lĩnh nữa.
Mỗi hành vi chúng ta đều có những động lực tiềm ẩn. Nhìn biểu hiện của những hành động bên ngoài không thể đánh giá được chủ đích thật sự. Lắm người hầu việc Chúa với những động lực riêng tư không chính đáng, cho đến khi hoàn cảnh thay đổi thì họ cũng không còn tha thiết phụng sự Chúa. Họ không có lý tưởng cao cả để dấn thân, vì thế không chịu đựng nổi những áp lực.
Con đường theo Chúa là một con đường đầy chông gai. Đó là hành trình núi Sọ, nhọc nhằn với thập tự giá, không phải con đường với hoa thơm và cảnh đẹp! Kẻ thù rình rập tấn công từng giây phút, Nếu không có sự chuẩn bị tinh thần về một chủ đích thiêng liêng cao cả và một tấm lòng kính yêu nồng cháy đối với Đấng mà ta tôn thờ, e chúng ta khó có thể giữ được lòng trung tín.
“Anh em hãy tỉnh thức, hãy vững vàng trong đức tin, hãy dốc chí trượng phu và mạnh mẽ.” (I Cô-rinh-tô 16:13)
(Sưu tầm: Chuyện hay ý đẹp)

Wednesday, August 26, 2020

TRI KỶ


Tri kỷ là gì? Đó là một người luôn bên cạnh ta bất cứ khi nào ta cảm thấy bất ổn, bằng mọi cách họ luôn khiến ta tìm lại được những phút thoải mái và yên bình.
Tri kỷ cũng giống như một tách cà phê đen, đắng đầu môi nhưng dư vị lại êm ái và ngọt ngào. Người mà chúng ta xem là tri kỷ không phân biệt tuổi tác, giới tính hay xuất thân, mà chỉ cần biết một điều rằng họ luôn dành cho ta một niềm tin tuyệt đối và ngược lại.
Tri kỷ là người không trách mắng ta cho dù ai cũng buông lời chê trách. Tri kỷ không cười khi ta khóc, không hoan hỉ khi ta khổ đau và bờ vai của họ chính là điểm tựa vững chắc và an toàn nhất mà ta muốn tìm đến khi bế tắc, hụt hẫng.
Cuộc sống xung quanh tất bật, lòng người bỗng chốc hóa hẹp hòi, ta biết tìm đâu một nơi bình yên để dựa vào khi mệt mỏi, biết tìm ai để cùng ta nếm trải mọi hỉ-nộ-ái-ố của cuộc đời. Đương nhiên, tri kỷ sẽ là người luôn sẵn sàng cùng ta làm việc đó, sẽ là người khiến ta thấy an nhiên nhất.
Hành trình cả đời người không phải là một quá trình ngắn ngủi và dễ đi, bất cứ ai cũng có đôi lần phải vấp ngã. Nhưng nếu có được một tri kỷ ở bên cạnh, tri kỷ sẽ là người dìu ta, vực ta dậy bước qua những sai lầm, tri kỷ sẽ không cho phép ta được chịu thua trước thời cuộc.
Không chỉ có thế, tri kỷ còn là chiếc gương mà thượng đế ban tặng cho ta để ta được là chính mình. Vì khi đứng trước chiếc gương đó, ta không phải gượng cười khi lòng đang đổ vỡ, cũng chẳng cần phải chứng tỏ bản thân tài giỏi và mạnh mẽ đến đâu... chỉ đơn giản là ta cảm thấy ta đang là chính mình!

TỈNH NGỘ ,


Khi suy tư về sự chóng qua cuộc đời, nhà thơ Bùi Giáng đã thốt lên: “Ta cứ ngỡ trần gian là cõi thật. Thế cho nên tất bật đến bây giờ?” Khi nói lên điều cảm nhận trên đây, nhà thơ như một người mộng du tỉnh ngộ, nhận ra cuộc sống này thật ngắn ngủi và vô nghĩa, mà trước đó, ông lại tin rằng nó hoàn hảo và tồn tại vĩnh viễn.
Trong cơn lốc của cuộc sống hiện đại và trào lưu hưởng thụ hôm nay, nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ rằng “trần gian là cõi thật”, nên tìm mọi cách để làm giàu hoặc thăng tiến trong con đường danh vọng. Để đạt được tham vọng, họ dùng mọi thủ đoạn, kể cả loại trừ người khác. Khi không đạt được điều họ muốn, họ cay cú, tiêu cực, hằn học không yên. Nhưng nếu đạt được điều mơ ước, thì họ cũng chẳng thoả mãn, và tiếp tục tìm cách leo cao hơn trong bậc thang danh vọng bổng lộc. Tiền bạc bao nhiêu cũng chẳng đủ. Danh vọng cao mấy cũng chẳng vừa. Tham vọng đã làm cho họ tối mắt. Của cải làm họ quên hết bạn bè. Đến một lúc nào đó, giật mình nhìn lại bản thân, họ thấy rằng, những thứ mà họ say sưa tìm kiếm cuối cùng chỉ như đám mây buổi sáng, như đoá hoa phù dung. Thì ra bấy lâu nay, cữ ngỡ một khi mình đạt được những điều theo đuổi, thì sẽ hạnh phúc sung sướng. Giờ mới ngộ ra một điều, hạnh phúc đích thực lại không dựa trên những điều chóng qua ấy. Của cải không phải lúc nào cũng đem lại niềm vui. Danh vọng chẳng phải bao giờ cũng giúp ta hạnh phúc. Những tất bật đôn đáo ngược xuôi bấy lâu nay chỉ là cuộc đuổi hình bắt bóng vô nghĩa. Nhiều khi giàu có về của cải, mà ta lại nghèo nàn về tình người. Có khi đạt được đỉnh cao của danh vọng, nhưng nghiệt ngã trong trận chiến loại trừ nhau.
Trong Kinh Thánh Cựu ước, tác giả sách Giảng viên đã thốt lên: Mọi sự là phù vân (tức là mây bay), nay còn mai mất (x. Gv 1,2-8). Đây cũng là những suy tư đúc kết kinh nghiệm sau một đời lận đận gian nan chạy theo những danh vọng của cải trần thế. Tác giả kêu gọi, nếu nhận ra cuộc đời này là phù vân, thì hãy cậy dựa trên những gì là vĩnh cửu, để rồi cuối đời, chúng ta không ân hận, vì đã để thời gian trôi đi một cách uổng phí.
Trong Tin Mừng Thánh Luca, Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh một người phú hộ để dạy chúng ta biết chọn lựa những giá trị sống lâu bền (x. Lc 12,16-21). Người phú hộ chuyên cần làm lụng, tích trữ được nhiều hoa lợi. Anh phá kho nhỏ, xây kho lớn. Anh là người có tầm nhìn xa, sau một thời gian vất vả làm lụng, tự cho phép mình được nghỉ ngơi và hưởng thụ. Nhưng, chính lúc anh nghĩ mình được nghỉ ngơi và hưởng thụ, thì đó cũng là ngày tận số của anh. Những gì anh vất vả làm lụng và tích trữ, giờ đây trở thành vô nghĩa trước một cái xác không hồn. Chúa Giêsu đã đưa ra kết luận: “Kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó”. Đây cũng là thông điệp mà Chúa Giêsu muốn gửi đến mọi người. Ai cũng hiểu “làm giàu trước mặt Thiên Chúa” là tu thân tích đức, tạo một mối tương quan tốt lành với Chúa và với anh chị em, tức là mến Chúa và yêu người. Người phú hộ không có thời gian để làm lại cuộc đời. Anh ta giỏi về làm ăn, nhưng bị quở trách là đồ ngốc. Anh khôn trong suy tính cho cuộc đời hiện tại, nhưng lại dại trong cái nhìn về tương lai. Anh như người mộng du, đi mà không biết đi về đâu, tích trữ mà không biết để làm gì, để rồi anh phải đón nhận một kết cục cay đắng.
Tin Mừng cũng nói đến một tỉnh ngộ khác, đó là nhân vật người con thứ trong dụ ngôn “Người cha nhân hậu” (x. Lc 15). Khi rơi vào cảnh khốn cùng, anh đã dốc quyết trỗi dạy, trở về với cha mình. Anh chỉ tỉnh ngộ sau khi nếm trải bất hạnh và khổ đau, nhưng muộn còn hơn không. Người cha vẫn đợi chờ anh với tình thương vô bờ bến, và dang rộng vòng tay đón anh trở về. Anh chỉ muốn được như người ăn kẻ ở trong nhà, nhưng người cha vẫn dành cho anh vinh dự của người con, với tình thân thương trìu mến. Người cha trong dụ ngôn là hình ảnh Thiên Chúa. “Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho chúng ta là những người luôn cảm thấy mệt mỏi xin tha thứ. Những ai có can đảm để tiếp cận Chúa, sẽ tìm thấy niềm vui lễ hội nơi Thiên Chúa, vì Ngài luôn luôn chờ đợi và tha thứ” (Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô tại nhà nguyện Thánh Marta, ngày 28-3-2016). Tỉnh ngộ đã giúp người con thứ tìm lại mái ấm gia đình và tình thương trời bể của người cha. Cánh cửa tương lai đã mở ra cho anh với biết bao hứa hẹn tốt lành.
Sinh ra làm người, mỗi chúng ta chỉ có một cuộc đời. Vì thế, mỗi người được đề nghị chọn cho mình một hướng đi. Đó là chọn lựa một lần cho tất cả. Chọn lựa này sẽ tác động ảnh hưởng trong suốt hành trình trần thế của chúng ta. Có người chọn cho mình lý tưởng ưu tiên là nghề nghiệp chức vụ; người khác lại chọn dấn thân phục vụ tha nhân. Chọn lựa nào cũng đáng tôn trọng, nhưng không được quên, mọi định hướng phải được xây nền trên lương tâm đạo đức và tình người. Sự thành đạt nhờ mưu mô mánh lới sẽ chẳng tồn tại lâu dài. Không có chọn lựa rõ ràng và dứt khoát, ta như bước đi trong vòng luẩn quẩn, đến khi tỉnh ngộ thì đã thấy mình đầu bạc, gối mỏi, muốn làm lại cuộc đời nhưng bất lực vì đã quá muộn màng.
Người tín hữu sống giữa cuộc đời chao đảo, giằng co bởi biết bao nhiêu toan tính, dễ bị chìm đắm trong những đam mê. Lời Chúa nhắc bảo chúng ta hãy tỉnh ngộ để nhận ra đâu là thánh ý Chúa để biết sống đẹp lòng Ngài. Năm Thánh Lòng Thương Xót là cơ hội để chúng ta tỉnh ngộ. Nhờ ơn Chúa, chúng ta thay đổi cuộc đời, trở nên con người mới. Cảm nhận tình Chúa yêu thương và cộng tác với Ngài làm cho lòng nhân ái lan rộng nơi trần thế. Nhận ra nơi những người anh chị em xung quanh hình ảnh của Chúa để cùng nhau cổ võ tình huynh đệ, đỡ nâng những ai bất hạnh khốn khó trong cuộc đời, đó chính là sự tỉnh ngộ Chúa mong chờ nơi mỗi chúng ta.
Gm Giuse Vũ Văn Thiên

NGUYÊN TẮC LÀM NGƯỜI THỨ HAI


Kinh văn: 1Cor15:46-47;Sáng 17:18-19;25:23; La 9:12-13;Sang 48:18-19;1Sam 8:5;16:1;2Sam 12:14,24-25.
-
Sứ điệp mà Chúa ban cho chung ta chiều nay vướng mắc vào ít phần Kinh thánh nầy. Các câu nầy bày tỏ một nguyên tắc mà Đức Chúa Trời khải thị trong kinh thánh. Chủ đề bài giảng hôm nay có thể được gọi là"Nguyên tăc làm người thứ hai" hay "Luật làm người thứ hai".
Trong các phần kinh thánh ta vừa đọc, ta có thể thấy rằng Đức Chúa Trời chọn người thứ hai, không chọn người thứ nhất. 1Cor 15:46-47 nói rằng người thứ nhất thuộc về đất, và người thứ hai thuộc về trời; người thứ nhất thuộc hồn , người thứ hai thuộc linh.Tôi thường nghĩ rằng đây là một điều kinh ngạc trong kinh thánh khi Đức Chúa Trời luôn luôn chọn người thứ hai. Ichmaên là con trai cả và là anh lớn tuổi, còn Ysác la em nhỏ tuối. Song le Đức ChúaTrời chọn Ysác. Êsau cũng la con ca va anh lớn tuổi , và Giacốp là con thứ va là em.Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn Giacốp., không phải Êsau. Manase la con trai thứ nhất, Épraim là con thứ hai; tuy nhiên Đức Chúa Trời chọn Épraim. Bátsêba có hai con trai. Đức Chúa Trời đã đánh con trai thứ nhất và yêu con thứ nhì, Salômôn. Đức Chúa Trờ đã yêu Salômôn nhiều đến nỗi Ngài sai tiên tri Nathan ban cho Salômôn tên là Giêđiđia có nghĩa là "Người yêu dấu của Đức Giêhôva". Chúa của chúng ta đã được sinh ra từ dòng dõi nầy theo xác thịt.
Vì vậy , theo kinh thánh, ta thấy rằng Đức Chúa Trời luôn luôn chọn người thứ hai, không chọn ngưới thứ nhất. Điều nầy chưa hết. Đức Chúa Trời không muốn vua thứ nhất, Saulơ; Ngài chọn Davít, vua thứ hai. Đức Chúa Trời nói rằng Đavít là người vừa lòng Ngài.
Tại sao Đức Chúa Trời loại bo anh cả va thich người em? Tại sao Đức Chúa Trời ghét người thứ nhứt và chọn người thứ hai? Đây là những gì chúng ta phải tìm ra.
Đức Chúa Trời không chỉ xử lý dân Itxraên va các tín đồ theo cách nầy, Ngài cũng xử lý các tội nhân theo đường lối nầy. Trong Xuất Ai cập ký, tại sao Đức Chúa Trời muốn dân Itxraên bôi huyết trên hai cột cửa và mày cửa cho các con đầu lòng của họ? Tại sao con đầu lòng có nguy cơ và con thứ hai không có? Tại sao Đức Chúa Trời đòi hỏi con đầu lòng của gia súc va chiên phải được cứu chuộc, và nếu chúng không được cứu chuộc, cổ chúng nó phải bị bẻ gãy.Bẻ cổ tiêu hủy hệ thống thần kinh trung tâm va se chết. Tại sao con đầu lòng của gia súc và chiên cần được cứu chuộc? Tại sao con thứ hai của gia súc va chiên không cần được cứu chuộc?Thậm chí các con trai đầu lòng đã phải được cứu chuộc , them vao số con đầu lòng của gia súc và chiên.Tuy nhiên, con trai thứ hai đã không cần được cứu chuộc. Nếu con đầu lòng đã không được cứu chuộc với một giá, anh ta không được kể la một người dân của Đức Chúa Trời, đã phải bị khai trừ. Tại sao Đức Chúa Trời đã không hài lòng con đầu lòng? Tại sao chung không đượcyêu chuộng? Tại sao những đứa con thứ hai được Đức Chúa Trời yêu thương? Tại sao Đức Chúa Trời nhân từ đối với họ? Tại sao Ngài cũng đã ấp ủ họ? Tại sao Đức Chúa Trời đã làm cho toàn chi phái Lêvi trở nên giá chuộc cho con đầu lòng của Itxraên? Khi số lượng thiếu hụt, tại sao Ngài đã đòi hỏi lấy bạc thay thế số lượng? Tại sao Đức Chúa Trời loại bỏ con đầu lòng và chọn con thứ hai?
Chúng ta biết rằng kinh thánh không phải là một văn kiện cẩu thả. Lý do Kinh thánh ghi chép nhiều điều theo lối đặc biệt khải thị một nguyên tắc quan trọng, thậm chí dầu nguyên tắc nầy có thể không đụơc nhiều người hiểu biết. Đức Chúa Trời không làm điều gì theo cách bừa bãi. Ngài lặp lại cac hành động theo lối nầy vì cớ đây là cách của Ngài. Mọi hành động của Ngài đều được các đường lối Ngài kiểm soát. Vì vậy, nếu chúng ta có thể học được từ nguyên tắc nầy, ta sẽ tiến bộ cách lớn lao trong tri thức của chúng ta về Đức Chúa Trời va các điều thuộc linh.
Ý nghĩa của việc Đức Chúa Trời chọn người thứ hai va từ bỏ người thứ nhất là gì? Chúng ta hãy đọc 1Côr 15:46 "nhưng chẳng phải cái thuộc linh có trước, bèn là cái thuộc hồn, rồi mới đến cái thuộc linh". Trong khi 1Côr 15 chủ yếu bàn về sự phục sinh của thân thể, mục đích của chúng tôi khi đọc khúc kinh thánh nầy thì không chú tâm vào sự phục sinh thân thể. Chú tâm chúng tôi là về nguyên tắc thuộc linh.Theo phân đoạn nầy của kinh thánh, trứoc hết có thân thể thuộc hồn và kế đó la thân thể thuộc linh.Nguyên tắc ở đây là: mọi sự đến trước thì thuộc hồn, và mọisự đến thứ hai thì thuộc linh.
Cái thứ nhất là gì? Trong Giăng 3:3 chép "quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu người nào chẳng được tái sanh [sanh một lần nữa] anh ta không thể thấy được nước Đức Chúa Trời". Kế đó câu 6 chép "hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt , hễ chi sanh bởi Đức Linh là linh". Chúa Jêsus đã nói về sự tái sanh. Chúa nói rằng đã được sinh ra một lần không đủ; một người phải được sanh lại lần nữa. Ngài phán rằng chỉ có một sự sanh ra thì không đầy đủ; người không thể thấy vương quốc Đức Chúa Trời theo lối nầy.Nhưng nếu anh được sinh lại một lần nữa, anh sẽ có sự sống đời đời và có khả năng thấy vương quốc Đức Chúa Trời. Tiếp theo điều nầy, Chúa Jêsus giải thích rằng sự sinh ra thứ nhất thì thuộc về xác thịt. Ngài cũng giải nghĩa rằng sự sanh ra thứ nhì thuộc về Đức Linh. Cái thứ nhất là mọi sự xuất phát từ xác thịt chúng ta, sự sanh ra thiên nhiên. Cái thứ hai là mọi sự không từ xác thịt, đó là sanh ra từ Đức Linh, và điều đó đến như kết quả của sự sinh ra từ Đúc Linh.
Chúng ta hay suy gẫm nhiều điều bao gồm trong câu : "sanh bởi xác thịt'. Ta thừa kế mọi điều nầy từ cha mẹ chúng ta. Chúng bao gồm tình cảm, tài năng, sự thông minh và mọi sự khiêm nhường , nhu mì, yêu thương , bình an, tính kiên quyết, kiên nhẫn v.v…xuất phát từ sự sinh đẻ thiên nhiên của ta. Mọi mỹ đức mà ta đã sở hữu trước khi ta tiếp nhận Đức Linh va đượctái sinh, và mọi điều mà người khác coi là đáng yêu chuộng đều gồm tóm trong hạng loại mà Chúa Jêsus gọi là "điều gì sanh bởi xác thịt". Anh chi em ơi, ta phải hỏi chính mình: Có điều nào mà ta có, sau khi tái sanh, do Đức Chúa Trời sanh ra không? Hay vẫn có những điều do xác thịt sanh ra? Ta không nên nghĩ rằng chỉ những điều nhơ bẩn và tội lỗi là do xác thịt sinh ra mà thôi và rằng chúng là các điều cần được cất bỏ. Ta không nên coi sự nhu mì, kiên nhẫn, đáng yêu, thông minh, tài năng như là các điều ta co thể giữ lại và không cần trãi qua diễn trình được Đức Chúa Trời sanh ra.Chung ta có nhận thức rằng mọi điều ta có thể chiếm được và làm và có thể hiện hữu mà không có Đức Thánh Linh, không tin Chúa, hay không tin cậy Đức Chúa Trời đều thừa kế từ cái thứ nhất không? Chúng ta có nhận thấy rằng chúng ra từ xác thịt và từ cha mẹ không? Mọi điều nầy nên được loại trừ và từ bỏ. Chỉ những điều mà ta chiếm được và chiếm lấy cùng hiện hữu qua Thánh Linh , qua việc tin Chúa, qua việc tin cậy Đức Chúa Trời mới làm hài lòng Đức Chúa Trời; chúng là những gì Đức Chúa Trời khao khát.
Vì vậy điều thứ nhất là sự tái sanh. Phước cho những ai có hai sự sống! Phước cho những ai có hai bản chất! Miệng một số người nói rằng họ tin Chúa Jêsus; thậm chí họ tham dự các buổi nhóm Hội thánh. Nhưng nếu tất cả những gì họ có là những điều họ thừa hưởng từ cha mẹ họ, họ vẫn còn là tội nhân được định cho sự hư mất. Nếu mọi điều một người có, va la, và mọi điều anh ta đã chiếm được và nắm lấy đều chỉ là những gì anh có từ sự sinh ra của anh, anh la một con người tuyệt vọng và vô dụng trước mặt Đức Chúa Trời.Nếu một người tin Chúa và chiếm được chỗ thứ hai, anh ta được tái sanh, cứu rỗi và có sự sống đời đời.
Các cơ đốc nhân nên chú ý sự khác biệt giữa cái thứ nhất và cái thứ hai.Họ phải có khá năng phân biệt giữa điều gì họ đã thừa hưởng từ cha mẹ và những gì Đức Chúa Trời đã ban cho họ qua Đức Linh. Nhiều cơ dốc nhân có quan điểm lẫn lộn; họ không thể phân biệt giữa cái thứ nhất và cái thứ hai.Họ không biết những gì từ cái thứ nhất và những gì từ cái thứ hai. Nhiều cơ đốc nhân nghĩ rằng nếu họ hăng hái , kiên nhẫn, nói năng những lời tốt đẹp, nếu họ cầu nguyện giỏi, sốt sắng phân phát chứng đạo đơn, cứu người ta, sự sống, nếp sống, bản chất và công việc của họ đầy đũ rồi.
Xin chú ý những gì tôi đang nói. Tôi không nói những gì tôi không biết; tôi đang nói những gì tôi biết. Đúc Chúa Tròi không chú ý công việc lành của anh em. Đức Chúa Trời chỉ chú tâm công việc anh em phát xuất tù đâu.Công việc bắt nguồn từ đâu? Nguồn gốc là gì? Thậm chí, dầu anh em đã làm đôi điều tốt lành, sự tốt lành từ đâu mà đến? Điều nầy không có nghĩa Đức Chúa Trời ghét sự nhu mì; đúng ra , chúng ta phải hỏi sự nhu mì từ đâu mà đến? Nó xuất phát từ bản ngã ta hay từ Đức Thánh Linh?Sự sốt sắng của chúng ta dến từ đâu? Nó ra từ bản ngã ta hay từ Đức Thánh Linh? Nguyên tắc là gi? Nguyên tắc là trong mọi sự ta phải hỏi hoặc điều đó xuất phát từ cái thứ nhất hay cái thứ hai. Đức ChúaTrời luôn luôn loại bỏ cái thứ nhất và luôn luôn chấp thuận cái thứ hai. Vì vậy, anh em phải thấy hoặc sự sốt sắng của anh em xuất phát từ cái thứ nhất hay cái thứ hai.
Giả sử tôi có tánh nhạy giận. Khi tôi thấy anh em khác kiên nhẫn, , tôi khâm phục họ rất nhiều và khen họ. Nhưng Đức Chúa Trời quan tâm về sự việc khác. Ngài muốn hỏi về nguồn gốc sức mạnh cho sự kiên nhẫn nầy. Ngài muốn hỏi năng quyền đàng sau sự kiên nhẫn nầy xuất phát từ đâu. Khi chúng ta thấy sự nhân từ trong cái thứ nhất, ta nói điều đó tốt. Nhưng Đức Chúa Trời sẽ chỉ nói rằng điều gì tốt thì phải là điều tốt từ Ngài. Chỉ điều gì Đức Chúa Trời cho là tốt mới là thực sự tốt. Khi ta thấy một giảng sư có tiếng nói to, sự phát âm rõ ràng, có sự say mê công việc, nhiệt thành cứu hồn người, chúng ta thường nói rằng anh ấy thuộc linh. Nhưng Đức Chúa Trời hỏi hoặc các thuộc tính nầy từ người thứ nhất hay người thứ hai. Một lần kia một anh em nói rằng các cơ đốc nhân không có sự phân biệt gì cả. Khi họ thấy một giảng sư nắm tay đập tòa giảng, họ nói rằng ông ấy rất quyền năng! Nhưng quyền năng ông xuất phát từ đâu? Bất cứ tài năng , sức mạnh, và thuộc tánh thiên nhiên nào xuất phát từ người thư nhất không đáng tin cậy. Đức Chúa Trời chỉ muốn những gì chiếm được từ sau sự tái sanh; Ngài muốn mọi sự xuất phát từ người thứ hai.
Giảng sư không chỉ nên từ bỏ mọi sự từ người thứ nhất, nhưng mọi tín đồ nên loại bỏ điều gì từ người thứ nhất. Sự tốt đẹp và kiên nhẫn thiên nhiên giống như sợi dây cao su; khi cao su bi kéo căng đến giới hạn co giãn của nó, nó không còn co giãn nữa.Chúng không bao giờ sánh ngang Đức Chúa Trời. Nếu điều gì từ Đức Chúa Trời, nó có thể được kéo căng không hạn định. Nguồn gốc xác thịt không thể cung ứng một nhu cầu thuộclinh; sự kiện nầy là xác thực. Ađam không thể giúp đỡ Christ. nhiều người nghĩ rằng đang khi họ yêu anh em khác , mọi sự đều "đúng cả". Nhưng sự "đúng cả" nầy không đủ; ta vẫn phải hỏi hoặc sự "đúng cả"nầy có do Đức Chúa Trời ban cho anh em không.
Một lần kia một anh em nói rằng chỉ điều gì xuất phát từ trời sẽ trỡ về trời.Tôi nghĩ lý do chúng ta thường nói rằng trời là tư gia của chúng ta vì cớ mọi sự chúng ta là và có đều xuất phát từ trời; đây là tại sao đi lên trời là trở về nhà. Nếu tất cả những gì chúng ta có thuộcvề trái đất, khi ấy trời phải là nhà khách và không phải là tư gia của chúng ta! Đức Chúa Trời không bao giờ tiếp nhận những gì không xuất phát từ Ngài. Đây là chắc chắn.
Có sự khác biệt giữa ngày đầu tiên chúng ta tin và ngày nay chăng? Co phải làm cơ đốc nhân thì vướng mắc suông đến sự tháo bỏ các tội lỗi, lỗi lầm, yếu đuối, nhơ bẩn và các điều tiêu cực khác mà hiện hữu trước khi ta tin chăng? Nếu điều nầy là vậy, khi ấy người khác sẽ nói rằng là cơ đốc nhân chỉ là tháo bỏ mọi điều gì xấu xa. Nhưng điều nầy không đủ tốt cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không chỉ không hài lòng những điều xấu xa, Ngài cũng không hài lòng với những điều tốt. Đức Chúa Trời không chỉ tháo bỏ mọi điều gì xấu xa; Ngài khước từ mọi sự xuất phát từ cái thứ nhất. Đức Chúa Trời không chỉ từ bỏ tội lỗi trong xác thịt; Ngài cũng từ bỏ sự lanh lợi trong xác thịt. Ngài không chỉ từ bỏ sự nhơ bẩn của xác thịt; Ngài cũng từ bỏ sự tốt đẹp va công nghĩa của xác thịt. Đức Chúa Trời không hài lòng với bất cứ điều gì xuất phát từ cái thứ nhất--sự sống xác thịt và thiên nhiên. Không có cái gì của cái thứ nhất có thể trộn lộn với cái gì mới mẻ.
Trong bốn phúc âm, chúng ta thấy Chúa Jêsus nói với người ta rằng nếu họ không yêu Ngài nhiều hơn cha, mẹ, vợ, con cái, anh em chị em và chính sự sống của họ, họ không đáng được gọi là môn đồ của Ngài. Trong chỗ khác Chúa nói rằng nếu một người không ghét cha, mẹ, vợ, và con cái , anh ta không đáng làm môn đồ Ngài.Trong các thư tín của Phaolô, ông đã không chỉ khuyên con cái thuận phục cha mẹ họ, nhưng cũng nói về cha mẹ không chọc tức con cái họ. Trong chỗ khác ta thấy một lời về người chồng và vợ: chồng yêu vợ và vợ yêu chồng.Các phúc âm liên tục nói rằng ta nên ghét, còn các thư tín liên tục nói rằng ta nên yêu. Nếu anh em không thể phân biệt giữa các thứ nhất và cái thứ hai,anh em không thể phân biệt giữa xác thịt và Đức Linh, anh em sẽ không hiểu ý nghĩa phía sau các lời nầy. Nếu anh em không thể phân biệt giữa các thứ nhất và cái thứ nhì, cái thiên nhiên và cái siêu nhiên, anh em sẽ nghĩ rằng anh em có thể đối xử các thân nhân mình với bất cứ cách nào anh em muốn khi anh em đọc rằng Chúa nói ai không yêu Ngài nhiều hơn cha, mẹ, và con cái thì không đáng được gọi là môn đồ Ngài. Khi Phaolô nói rằng cha mẹ, con cái và vợ chồng nên yêu lẫn nhau, anh em nghĩ rằng anh em có thể quên về mọi sự khác ngọai trừ yêu các thân nhân mình. Chúa Jêsus cấm tình yêu thiên nhiên, còn Phaolô truyền lịnh chúng ta phải có tình yêu thuộc linh. Nếu tình yêu của anh em thiên nhiên, anh em sẽ trôi giạt khỏi Chúa, sự tương giao của anh em sẽ kém đi, tình yêu của anh em sẽ bị trệch hướng, sự thân mật của anh em sẽ bị mất mát vì cớ thân nhân mà anh em yêu. Nếu anh em sẵn sàng đặt cha mẹ, vợ, con cái vào tay Đức Chúa Trời, và nếu anh em sẵn sàng ghét họ nếu Đức Chúa Trời muốn điều nầy, tức thì anh em sẽ ý thức điều răn thứ nhì của Đức Chúa Trời, đó là yêu cha mẹ, vợ ,con cái anh em. Rồi anh em sẽ đượcgiải cứu khỏi cái thứ nhất và bướcvào cái thứ nhì. Nhiều người chỉ tiếp nhận phân nữa thứ nhất trong các phúc âm, còn nhiều người khác chỉ tiếp nhận phân nữa sau trong các thư tín của Phaolô. Cả hai đều sai trật.
Anh em ơi, công việc và sự sống anh em phải được giải cứu khỏi cái thứ nhất. Thí dụ, dễ hiểu các từ liệu xác thịt và thuộc linh theo văn tự, nhưng khó phân biệt hai điều nầy trong nếp sống của chúng ta.Làm sao chúng ta có thể nói hoặc sự tốt lành và công nghĩa của chúng ta xuất phát từ cái thứ nhất hay cái thứ hai? Có dấu hiệu nào có thể giúp đỡ chúng ta định dạng cách rõ ràng cái nào là cái nào? Tôi xin nói cùng anh em một luật: mọi sự thuộc linh đều đã trãi qua sự chết. Những ai có kinh nghiệm đều nói "amen " với điều nầy. Nói cách khác,mọi sự thuộc linh đều ở trong sự phục sinh. Bất cú điều gì xuất phát từ sự sinh đẻ, mà chúng ta chiếm được mà không cần sức mạnh của Đức Chúa Trời , đều là cái thứ nhất. Mọi sự thông minh, đáng yêu, nhân từ và các khả năng mà ta sở hữu từ lúc ta sinh ra cho đến lúc ta tin Chúa đều bị Đức Chúa Trời coi là xac thịt. Mọi sự rơi trong thời kỳ nầy không thể hài lòng Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì Đức Chúa Trời đặt vào sau khi tái sinh và những điều Đức Chúa Trời thêm vào ta qua Đức Linh từ lúc ta tin Chúa Jêsus đều thuộc cái thứ hai. Liên hệ các mỹ đức thiên nhiên, chúng nên được đặc biệt từ bỏ; ta không nên sống bởi chúng và khoe khoang về chúng. Thay vào đó , ta nên hết lòng tin cậy Thánh Linh, trông chờ Ngài hướng dẫn và cầu xin Ngài ban sức mạnh, sự đắc thắng, và đường lối sống bày tỏ Christ. Mọi sư của cái thứ hai đều ra từ Đức Chúa Trời và đòi hỏi sự từ bỏ đặc biệt về sự khôn ngoan , sức mạnh, và các khả năng của chúng ta. Chỉ sau khi có sự từ bỏ nầy ta sẽ có điều gì là thuộc linh, phục sinh , và từ cái thứ hai.
Chúng ta đã tiếp nhận quá ít của cái thứ hai từ Đức Chúa Trời. Ta hiếm khi sống theo cái thứ hai. Chúng ta luôn luôn làm điều gì? Ta nổ lực dứt bỏ các điều xấu khỏi cái thứ nhất và vay mượn các điều tốt. Nhưng Đúc Chúa Trời nói thậm chí dầu các điều xấu, nhơ bẩn,tội lỗi nên được tháo bỏ, các điều thông minh, có tài năng, nhu mì, và đáng yêu cũng nên rơi rụng và trải qua sự chết. Ta có thể nghĩ: nếu ta không dùng sự thông minh, ta có vô cảm giác chăng? Nếu ta không dùng sự nhu mì, ta sẽ lỗ mãng sao? Không. Điều nầy chỉ có nghĩa Đức Chúa Trời muốn đem mọi sự qua sự chết. Thí dụ, tôi là người rất thông minh và có thể có khả năng tìm ra nhiều ý tưởng trong kinh thánh qua sự thông minh của tôi. Tuy nhiên, tôi sẽ không tin cậy sự thông minh của tôi, nhưng nơi Đức Chúa Tròi mà thôi. Tôi sẽ tin cậy Đúc Chúa Trời khi đọc kinh thánh và khi cầu nguyện. Không tin cậy Đức Chúa Trời , tôi không thể làm gì. Kinh thánh nói rằng, "ngoài Ta các ngươi không thể làm chi được"[ Giăng 15:5]. Nếu ta không làm cái gì ngoài Ngài, ta sẽ trải qua sự chết, và bản ngã ta sẽ bị từ bỏ. Ta sẽ thấy Đức Chúa Trời dùng sự khôn ngoan đổi mới của ta, và ta sẽ thấy Đức Chúa Trời tiếp lấy và dùng mọi sự mà đã trải qua sự chết và thập tự giá.
Đây đích thực là cuộc đời đau khổ! Loại đời sống nầy đau đớn biết bao! Nếu ta sống lối nầy ta sẽ mất mọi sự tự do của mình. Ta không làm bất cứ điều gì cách nhanh chóng. Ta phải chờ đợi Đức Chúa Trời, cầu nguyện thêm,và biết tình trạng vô dụng và đồi bại của chúng ta .Song le chỉ đời sống nầy là đời sống kết quả. "nếu hột lúa mì chẳng rơi xuống đất mà chết, thì cứ chỉ một mình, nhưng nếu chết đi , thì kết quả nhiều."[Giang 12:24].Nhiều người không sẵn sàng theo thái độ nầy. Vì vậy, họ sống trong cái thứ nhất suốt đời. Họ không bao giờ sống trong cái thứ hai vì cớ bản thể thiên nhiên của họ không chết. Dầu trông họ có vẻ tốt ở bề ngoài,họ không thể có bông trái thuộc linh chân thật. Hãy coi Chúa Jêsus, Đấng không biết tội lỗi.Nếu Ngài tự mình nói bất cứ điều gì, Ngài không bị sai lầm. Nếu Ngài đã tự mình làm điều gì, chắc chắn Ngài làm điều đó cách tốt đẹp vì cớ Ngài vô tội, tinh sạch, và không chỗ chê trách. Sự sống và bản chất Ngài hoàn hảo. Song le Ngài nói rằng Ngài đã không thể nói và làm điều gì bởi chính Ngài. Ngài chỉ nói những gì Ngài nghe từ Cha. Tại sao Ngài không làm nhiều điều theo Ngài? Ngài nhận thức rằng làm như vậy là thiên nhiên và không theo Đức Chúa Trời.Thậm chí một người như Chúa Jêsus, mà bản thể thiên nhiên của Ngài vốn là hoàn hảo, tinh sạch, và đẹp đẽ, Ngài đã không theo chính mình. Chúng ta càng nên làm như vậy nhiều hơn biết bao! Chúa đã đến từ trời. Ngài đã không tin cậy xác thịt hoàn hảo của Ngài, nhưng tin cậy Đức Thánh Linh. Chúng ta càng nên làm giống như vậy biết bao! Cách mà Ngài đã nhấn mạnh về việc bước đi theo ý muốn Đức Chúa Trời và sống bởi quyền năng Thánh linh bày tỏ cho chúng ta rằng chỉ vô tôi thì không đủ. Đời sống chúng ta không là đời sống đắc thắng tội lỗi suông ; nó cũng phải đắc thắng xác thịt.Không chỉ đắc thắng sự nhơ bẩn, nhưng cũng phải đắc thắng bản thể thiên nhiên.Sự sống và công việc của chúng ta đã đựơc ý muốn riêng của mình kiểm chế, và sự khôn ngoan riêng của mình thúc đẩy nhiều nhất. Ta đã nỗ lực hầu việc Đức Chúa Trời bằng sức mạnh thiên nhiên của mình quá nhiều.Ngày nay Đức Chúa Trời kêu gọi ta nhìn thấy sự vô ích của mọi sự xuất phát từ lãnh vực thiên nhiên đến nỗi ta sẽ hạ mình và làm cho mình trống không trước mặt Đức Chúa Trời, hoàn toàn vâng phục và tin cậy Ngài.
Tôi nhìn nhận rằng đây là con đường đau thương! Cuộcđời nầy là cuộcđời lệ thuộc, cuộc đời thấp hèn, cuộc đời nô lệ, tù ngục va tôi mọi. Loại đời sống nầy là đời sống đau khổ.Nếu anh em sống bằng cái thứ hai, anh em sẽ bị hạ xuống và bị trói buộc như tù nhân và như nô lệ mỗi ngày. Nhưng đây là loại đời sống duy nhất làm hài lòng Đức Chúa Trời. Chỉ loại công tác nầy có sự hiệu quả thuộc linh. Mọi sự từ xác thịt, hoặc là sự thánh khiết xácthịt hay sự nhiệt thành xác thịt, rốt cuộc cũng không ra gì trước mắt Đức Chúa Trời đang khi nó xuất phát từ bản năng thiên nhiên hay sự thúc đẩy tình cảm.
Cuối cùng, chúng ta hãy nhớ rằng bất cứ điều gì chúng ta có thể làm, sẽ làm, hay có khả năng làm mà không cầu nguyện nhiều, không tin cậy Đức Chúa Trời cách đầy đủ, và không có quyền năng Đức Thánh Linh, thì không làm hài lòng Đức Chúa Trời và chắc chắn sẽ bị Ngài định tội vì cớ nó là điều gì đó của xác thịt. Mọi điều chúng ta có đều phải được tiếp nhận cách khiêm nhường qua sự tin cậy Đức Chúa Trời.. Ước mong chúng ta nhờ sự sống của Đức Chúa Trời đặt sự sống thiên nhiên vào chỗ chết hằng ngày cho
đến ngày Chúa trở lại. Nguyện xin sáng tạo mới của Đức Chúa Trời nuốt mất sáng tạo cũ của chúng ta.
WN

Những ý nguyện cuối cùng của A-Lịch-Sơn Đại Đế -


-
Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng:
1 - Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất của thời đó.
2 - Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu, ...) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài, và ...
3 - Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy.
Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những điều yêu cầu kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexander lý do tại sao ngài lại muốn như thế.
Ngài Alexander đã giải thích như sau:
1 - Ta muốn chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa.
2 - Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giả cỏi đời).
3 - Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế giới này chúng ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng. Đến cuối cuộc đời, chúng ta sẽ nghiệm ra rằng, kho tàng quý giá nhất trên cuộc đời này là: thời gian.