Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Saturday, December 19, 2020

KHI BẠN QUÁ TẢI HÃY…………. “ KHÔNG LÀM GÌ CẢ"

 Lão cá sấu già đang nổi mình nghỉ trưa bên rìa sông thì một chú cá sấu trẻ tuổi bơi đến:

"Cháu nghe mọi người nói ông là thợ săn giỏi nhất ở mọi đáy sông, ông có thể dạy cháu với không ạ?"
Bị đánh thức, lão cá sấu liếc nhìn chàng trai trẻ nhưng không buồn đáp lời, rồi lại tiếp tục trở về giấc ngủ của mình trên mặt nước.
Cá sấu trẻ cảm thấy vô cùng thất vọng và không được tôn trọng, nó bơi ngược dòng để đuổi theo đàn cá da trơn, những bong bóng nước theo nhịp bơi của chú đến mãi xa. Lão cá sấu tự nhủ: "Mình đã chỉ cho cậu nhóc rồi đó".
Sau một ngày, cá sấu trẻ trở về chỗ lão cá sấu, lúc này vẫn đang như thiu thiu ngủ. Nó bắt đầu kể cho lão nghe về cuộc săn thành công của mình:
"Hôm nay cháu đã bắt được 2 con cá da trơn đấy ạ. Thế ông thì sao ạ? Ông đã bắt được gì? Không gì cả đúng không ạ? Có lẽ ông không phải là tay thợ săn đáng sợ như mọi người vẫn ca ngợi rồi".
Một lần nữa, lão cá sấu chỉ liếc mắt nhìn cá sấu trẻ, không nói gì, nhắm mắt lại và tiếp tục nổi trên mặc nước, để mặc những chú cá tuế nhỏ xíu khẽ rúc vào đám tảo dưới bụng lão.
Chú cá sấu trẻ muốn phát điên, chú vô cùng giận dữ trước phản ứng của lão cá sấu. Chú quyết định bơi ngược dòng lần nữa để chứng minh khả năng săn mồi của mình.
Sau ít giờ, chú đã săn được một con sếu nhỏ. Mỉm cười thỏa mãn, chú kẹp con sếu trong miệng và bơi về phía lão cá sấu với quyết tâm chứng tỏ cho lão thấy mình thực sự là một tay săn mồi giỏi.
Khi gần tới nơi, cá sấu trẻ vẫn thấy lão cá sấu đang nổi mình ở rìa sông. Tuy nhiên, có điều gì đó đã thay đổi - một con linh dương đầu bò to lớn đang uống nước chiều, cách lão cá sấu chỉ một chút xíu. Nhanh như chớp, lão cá sấu lao lên khỏi mặt nước, hàm răng sắc nhọn ngoạm chặt con linh dương và kéo nó xuống sông.
Quá khiếp sợ, cá sấu trẻ bơi tới với con sếu nhỏ treo trên miệng và xem lão cá sấu đang thưởng thức bữa ăn bổ dưỡng. Từng từ lập bập phát ra khỏi miệng, nó hỏi lão cá sấu: "Ông... ông hãy chỉ... cho cháu biết... làm cách nào... ông có thể làm như thế không ạ?
Cuối cùng, lão cá sấu cũng chịu đáp lời:
"Ta không làm gì cả ".
Trong bộn bề công việc thỉnh thoảng hãy để cho bộ não của bạn có không gian trống để suy nghĩ bằng cách thoát ra khỏi guồng quay của công việc hàng ngày và “KHÔNG LÀM GÌ CẢ”.
Tâm trí bạn sẽ có thời gian để tìm kiếm ý tưởng mới và tiếp tục xử lý những ý tưởng cũ. Thành quả sẽ đến với bạn giống như nó đã đến với lão cá sấu
Mặc dù, chúng ta tự nhủ rằng mình có thể đạt được nhiều hơn bằng cách lùng sục khắp nơi, nhưng đôi khi điều nên làm lại là nhắm mắt lại, nằm im một chỗ.
Hình ảnh có thể có: văn bản
5

10 CÂU NÓI PHŨ GIÚP BẠN THỨC TỈNH

1. Tôi không dám nghỉ ngơi, vì tôi không có tiền gửi ngân hàng. Tôi không dám kêu mệt, vì tôi còn chưa làm ra được thành tựu gì. Tôi không dám nghỉ ngơi, vì tôi còn phải sống. Tôi có thể từ bỏ việc lựa chọn, nhưng tôi không thể chọn cách từ bỏ. Vậy nên, kiên cường, đấu tranh là lựa chọn duy nhất của tôi.

2. Kim loại vì cứng mà hay gẫy, nước vì mềm mà được vẹn toàn.
3. Nếu bạn không cố gắng, người khác muốn kéo tay bạn lên cũng chẳng biết tay bạn đang ở chỗ nào.
4. Không chết được thì phải sống, đã sống thì phải sống cho ra hồn người!
5. Nếu bạn thành công, ngay cả bạn nói dóc cũng thành nói thật. Nếu bạn thất bại, mọi lời nói thật cũng chỉ như nói dóc. Đừng tùy tiện phơi bày vết thương của mình cho người khác xem, vì giữa xã hội này, bạn sẽ không phân rõ người nào sẽ là người bôi thuốc cho bạn, người nào sẽ xát muối vào nó... Có thể khóc, có thể hận, nhưng không thể không mạnh mẽ! Vì phía sau bạn còn cả một đám người đang chờ cơ hội chế giễu bạn!!!
6. Vấp ngã mà còn không chịu đứng lên, tính đợi người ta giẫm đạp lên hay sao?
7. Nếu bạn muốn một cuộc sống bình thường, vậy bạn sẽ gặp phải những ngăn trở bình thường. Nếu bạn muốn sống một cuộc sống tốt nhất, vậy bạn nhất định sẽ gặp phải những khó khăn lớn nhất. Thế giới này rất công bằng, bạn muốn thứ tốt nhất, vậy phải chấp nhận những vết thương đau nhất. Nếu có thể vượt qua, bạn thắng; nếu không thể, vậy hãy ngoan ngoãn lui về làm một người bình thường đi! Cái gọi là thành công, không phải là nhìn xem bạn thông minh bao nhiêu mà là bạn có thể mỉm cười vượt khó những cửa ải khó khăn hay không.
8. Khi bạn tuyệt vọng, cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tới rất gần với hy vọng. Chỉ cần bạn không dừng lại thì việc bạn tiến chậm cũng không là vấn đề
9. Đừng mải miết đánh giá người khác bằng quy chuẩn của mình rồi dành cả đời để sống theo quy chuẩn của người khác.
10. Bạn vốn dĩ không nhất thiết phải quay đầu lại xem người đã nguyền rủa lăng mạ bạn là ai. Nếu có một con chó điên cắn bạn, lẽ nào bạn cũng cần phải hạ mình cúi thấp sát đất chỉ để cắn trả lại nó một miếng?

THÁI ĐỘ HƠN TRÌNH ĐỘ ?

Hoa là một cô gái cực kỳ xinh đẹp, cô đã làm việc ở công ty được ba năm rồi, những đồng nghiệp đến sau cô lần lượt có được cơ hội thăng chức, còn cô cứ mãi giậm chân tại chỗ, trong lòng cảm thấy không công bằng.

Rồi cũng đến một ngày, Hoa phải đối mặt với nguy cơ bị sa thải, cô tìm gặp ông chủ để nói lý lẽ.
“Thưa chủ tịch, tôi có bao giờ đi muộn về sớm, hay vi phạm nội quy công ty không?"
Ông chủ trả lời thẳng thắn “Không”.
“Vậy là vì công ty có thành kiến với tôi ư?”
Ông hơi ngớ người, sau đó nói tiếp “Đương nhiên là không phải rồi.”
“Tại sao những người có ít kinh nghiệm làm việc hơn tôi lại được trọng dụng, còn tôi lại cứ mãi làm ở vị trí không quan trọng?”
Trong chốc lát, chủ tịch nghẹn lời, sau đó cười nói: “Việc của cô lát nữa chúng ta sẽ nói tiếp, bây giờ tôi đang có một việc quan trọng cần làm, hay là cô giúp tôi xử lý trước đã?”
“Một đối tác chuẩn bị tới công ty chúng ta khảo sát sản phẩm, cô hãy liên hệ với họ, hỏi xem khi nào họ đến.”
“Đây đúng là một nhiệm vụ quan trọng.” Trước khi đi cô không quên chế nhạo một câu.
Mười lăm phút sau, cô đến văn phòng của ông chủ.
“Đã liên hệ được chưa?” Ông chủ hỏi.
“Liên hệ rồi ạ, họ nói có thể tuần sau sẽ đến.”
“Cụ thể là thứ mấy?" Ông chủ hỏi.
“Cái này tôi không hỏi kỹ.”
“Bên họ có mấy người sang.”
“Ôi! Ngài có hỏi tôi câu này đâu!”
“Vậy họ sẽ đi bằng tàu hỏa hay máy bay?”
“Câu này ngài cũng đâu có bảo tôi hỏi!”
Ông chủ không nói gì nữa, ông gọi điện thoại bảo Ngọc đến.
Ngọc vào công ty làm việc sau Vân một năm, hiện đã là người phụ trách của một bộ phận, Ngọc cũng nhận nhiệm vụ giống Vân khi nãy.
Một lúc sau, Ngọc quay lại.“Là thế này…” Ngọc nói: “Bên họ sẽ đi chuyến bay vào 3 giờ chiều thứ sáu tuần sau, khoảng tầm 6 giờ sẽ đến nơi, bên họ có 5 người, trưởng đoàn là giám đốc Toàn của bộ phận vật tư, tôi đã nói với anh ấy rồi, công ty chúng ta sẽ phái người đến sân bay đón họ.”
“Ngoài ra, họ dự định sẽ khảo sát trong vòng hai ngày, hành trình cụ thể, khi họ đến nơi, hai bên sẽ cùng bàn bạc. Để thuận lợi cho công việc của hai bên, tôi đưa ra ý kiến sắp xếp cho họ nghỉ ở Khách sạn Quốc Tế ở ngay gần đây, nếu ngài đồng ý, ngày mai tôi sẽ đặt phòng trước.”
“Còn nữa, dự báo thời tiết tuần sau có mưa, tôi sẽ giữ liên lạc với họ thường xuyên, nếu có gì thay đổi tôi sẽ báo lại ngay cho chủ tịch.”
Hoa đứng bên cạnh, mặt đỏ bừng, không nói được gì nữa, ngại ngùng quay về văn phòng.
Cô bỗng hiểu ra, không có ai vừa sinh ra đã có thể đảm nhiệm được việc quan trọng, mà bất cứ ai cũng đều bắt đầu từ những việc giản đơn, bình thường nhất
Những nhân viên xuất sắc chỉ khác những nhân viên bình thường là họ luôn “CHỦ ĐỘNG" tìm công việc mình nên làm và làm “HẾT SỨC" cho công việc ấy
Nguồn: Sưu tập

NỔI NÓNG

 Sai lầm của chúng ta là: NỔI NÓNG với NGƯỜI THÂN nhưng lại KHOAN DUNG với NGƯỜI LẠ

-----------------
Một người bạn kể cho tôi câu chuyện anh vừa trải qua:
“Anh biết không, tôi dùng tất cả những gì mình có, từ khả năng, vật chất, cho đến tiền tài để giúp đỡ cậu bạn thân đang gặp rắc rối. Nhưng kết quả thì… anh đoán xem cuối cùng thế nào? Một lời cảm ơn cũng không có!
Thế mà anh ta còn nói đùa với tôi rằng hãy làm nhiều thêm một chút. Tốt xấu gì cũng là do tôi bỏ tiền túi, vận dụng các mối quan hệ quen biết, hết sức mình giúp đỡ anh ta. Tôi không cầu mong anh ta phải mang ơn, nhưng ít nhất cũng phải nói một câu cảm kích chứ!”.
Tôi an ủi anh bạn: “Có thể với cậu ấy anh là người quá thân thiết, nói lời cảm ơn thì dường như khách khí. Chẳng phải cậu ta đã nói đùa là anh hãy giúp lâu hơn chút nữa sao?”.
Chúng ta cũng vậy, rất dễ dàng phạm phải sai lầm tương tự: Đối xử với người ngoài thì cung kính, còn đối với thân nhân thì lại quá hà khắc. Chúng ta thường hay thể hiện phần bản tính xấu nhất trước mặt người thân thiết của mình.
Ví như những lúc tâm trạng không tốt, chúng ta có thể trút giận lên anh chị em thậm chí cả cha mẹ. Những lúc nghe cha mẹ nhắc nhở, chúng ta lại không ngừng oán trách phàn nàn, thậm chí lời nói ra cũng thiếu đi vài phần tôn kính. Nào là “Ba mẹ nói nhiều, con không chịu được nữa”, nào là “Cứ để con làm theo ý của con, ba mẹ nói nhiều quá con không chịu được”… Những lời nói vô tình của ta khiến cha mẹ đau lòng, cũng khiến bản thân lại mang tội bất hiếu.
Khi đối đãi với người thân thiết, chúng ta thường hành động theo thói quen dưỡng thành tự nhiên: Chẳng biết lễ phép, không dịu dàng hòa nhã, quên mất phải kính trên nhường dưới. Nếu không phải là kêu la om sòm, không ngừng trách móc, thì cũng là lơ đãng chẳng quan tâm, ngó lơ chẳng trả lời.
Cũng bởi vì quan niệm rằng người thân vốn đã quá quen thuộc, nên chúng ta quên mất phải lễ phép lịch sự, để rồi dần dần mất đi sự kiên nhẫn, khoan dung và tôn trọng.
Ngay cả những người thân thiết nhất, nếu như chúng ta có những lời nói vô tình hay hành động thiếu tôn trọng cũng sẽ dễ làm họ bị tổn thương.
Thế nên, dù như thế nào, thì hãy tinh tế, cẩn trọng trong lời nói và hành động của bản thân mà chăm sóc yêu thương họ nhiều hơn. Đây không chỉ là cách thể hiện sự trân trọng người thân yêu mà cũng là cách đối nhân xử thế của một người trưởng thành chân chính.

NGƯỜI GIÀ NÊN TRÁNH

Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.

1. Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm
Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành.
Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập.
Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn.
Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.
2. Đang ngủ không nên trở dậy vội vàng: bị choáng váng, chóng mặt dễ bị té.
3. Không nên ngoái đầu một cách đột ngột
Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đã bị ngã. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.
4. Không nên đứng co một chân để mặc quần
Xương của người già thường bị xốp do thiếu calci. Nếu không bị xốp thì xương cũng giòn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần.
5. Không nên quá ngửa cổ về phía sau
Có lần một ông già đã về hưu cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào viện. Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau.
6. Không nên thắt dây lưng quá chặt
Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom.
Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel (bờ rơ ten). Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun, không nên mặc quần âu cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó.
7. Khi đi đại tiện không nên rặn quá mức
Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặn mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.
Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.
8. Không nên nói nhanh, nói nhiều
Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.
9. Không nên xúc động
Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người già không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.
Có một câu nói rất hay: "Đừng để chết vì thiếu hiểu biết". Vì thật ra đã có rất nhiều người chết vì thiếu hiểu biết kể cả những người còn trẻ.
Qua sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất của nước ngoài, mong rằng với bài viết ngắn này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm nhiều tuổi thọ.
BS NGUYỄN VĂN ĐỨC

VỀ GIÀ

* Về già là khi ta có một đôi mắt mờ đi nhưng lại nhìn cuộc đời rõ hơn trước. Vì có những thứ không thể nhìn bằng mắt thịt và cũng có những điều không thể nghe bằng tai trần. 

 

* Về già là khi đôi chân mỏi mệt khi đã bị kéo lê gần hết quãng đường đời nhưng khi ngoái đầu lại ta dường như mới là đứa trẻ ngày hôm qua. Bây giờ ta bước chậm hơn trước, chắc hơn trước và cũng trân trọng hơn từng cái chạm đất, vì có thể ngày mai ta không còn bước đi được nữa. 

* Về già là khi ta dùng đôi tai điếc của mình để nghe thiên hạ đang xôn xao về chuyện đời và ta biết rằng hơn một nửa trong số ấy không là thật. Bây giờ, âm thanh êm dịu duy nhất chỉ có tiếng chim, tiếng gió và những âm thanh còn đọng lại trong lòng ta, của những người ta từng trân quý nhưng bây giờ không còn thể gặp lại nữa. 

* Về già là khi ta nhận ra rằng ta đã may mắn như thế nào khi từng được hít thở không khí một cách thoải mái, vì bây giờ, mỗi hơi thở là một thước đo của sự sống. Ta thở ra nhưng ta không thể biết có thể hít vào một lần nữa được hay không? 

* Về già là khi những người tri kỷ ta còn ngồi lại cùng ta hoài niệm về một thời xa xưa, tuy là không nhiều. Âu đó cũng là quy luật tự nhiên, khi ta không còn giá trị, những bằng hữu sẽ rời xa ta, người còn ở lại nhất định ta phải trân quý. 

* Về già là khi ta nếm đủ ngọt bùi đắng cay của cuộc đời. Những thứ làm ta say đắm ngẫm lại vui sướng không là bao nhưng đau khổ lại rất nhiều. Có những thứ ta cứ tưởng nắm chặt trong tay rồi thì ngày mai lại trôi đi mất. Cuộc đời như một trò đùa mộng mị mà người chơi phải trả bằng cả tuổi thanh xuân của mình, bây giờ ngẫm lại chỉ toàn là hối tiếc...

Suốt đời quý nhất cũng chỉ là hai tiếng bình yên. Hạnh phúc cũng không phải là điều gì quá xa vời, nhưng có thể đến lúc gần lúc cuối đời ta mới nhận ra được điều đó.


Thursday, December 10, 2020

MỘT BỨC THƯ SAI CHÍNH TẢ.

 Trong giờ trả bài tập làm văn, cả lớp luôn sôi động vì thầy giáo sẽ chọn ra bài văn điểm cao và bài văn điểm thấp nhất để đọc cho cả lớp nghe.

Bài cao điểm luôn được cả lớp nghe say sưa và vỗ tay tán thưởng. còn bài văn bị điểm thấp lại bị những trận cười.
Cả lớp luôn hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi đi nhiều rồi mà bài mình còn chưa thấy đâu.
Và hôm nay, như thường lệ. Thầy mở xấp bài làm ra. Cả lớp nhấp nhỏm.
Đầu đề bài văn là: "Hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất của em"
Thầy nói, lớp có bốn mươi bạn, thì chắc chắn sẽ có 40 kỉ niệm khác nhau. Mỗi khi bị Thầy chê là đơn điệu, cả lớp chúng tôi thường chống chế: "Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp nhau được."
Khác với mọi khi, Thầy đưa bài cho lớp trưởng phát và chỉ giữ lại một bài. Cả lớp, đứa nào cũng nhón chân nghểnh cổ cho cao để cố nhìn cho ra cái tên của ai và được mấy điểm, nhưng không thấy được.
Người giỏi văn nhất lớp là Kim Chi, nhưng dự đoán nhanh chóng tiêu tan khi Kim Chi với tay nhận bài của mình.
Cả lớp cùng suy nghĩ:"Thế là Thầy giữ bài văn dở nhất rồi" và thế là cả lớp chuyển ánh mắt về phía Cường kèm theo tiếng cười khúc khích.
Cường hay viết những câu văn kiểu như: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn, vậy nên chúng ta phải đi nhiều ngày hơn nữa..."
Nhưng Cường cũng đã nhận được bài của mình. Cả lớp bắt đầu nhao lên: Vậy bài của ai? làm sao biết trước được bài sẽ đọc là của ai?
Trời mà biết được. Môn văn có khi bài trước mới được 6 điểm kèm lời phê: "Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn", thì bài sau có thể nhận ngay điểm 4 với lời phê: "Quá lan man, dông dài". Điểm 7 môn văn của Thầy là một ước mơ xa xỉ ngay cả với Kim Chi cũng nói vậy.
Chúng tôi hồi hộp nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ một mình Dũng là chưa có bài. Không hẹn, cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Dũng, tác giả của bài văn còn lại trên tay của Thầy.
Tất nhiên, để tránh cái nhìn của cả lớp. Dũng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Dũng, nhưng cả lớp có thể thấy rõ hai vành tai và cổ của cậu ta đỏ ửng.
Dũng là học sinh trường Huyện mới chuyển đến lớp tôi khoảng 2 tháng, không có gì nổi trội. Nơi Dũng, cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn văn cả.Vậy mà điểm 8, đúng vậy điểm 8 chúng tôi nhìn rõ số 8 đỏ cho trong ô điểm.
Khi Thầy giáo đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi Thầy xúc động. Giọng Thầy trầm trầm:
🌻"Kỷ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của Ba em".
Nhà em nghèo lắm, nhưng Ba, Má cho em ra phố học để sau này em có thể làm được điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải làm thêm để kiếm tiền trang trải việc học hành của em, Ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần được cho gia đình. Chưa bao giờ Ba má viết cái gì cả. Hồi ở nhà, mỗi khi cần viết thư về quê, hay viết đơn từ gì đó là em viết.
Thầy ngừng đọc, nhìn cả lớp:
Các em, Thầy sẽ viết lại nguyên văn bức thư của Ba bạn Dũng lên bảng cho chúng ta cùng đọc:
Một chuyện lạ! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò từng chữ hiện ra dưới tay Thầy.
❤ "Con iu thươn ba kiu người báng con heo đễ có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà khôn? Cả nhà nhớ con nhìu lấm
cố hoch nge con chừn nào mùa màn song ba má xé ra thăm con" ❤
Lá thư vẻn vẹn có 40 chữ. Khi Thầy quay lại thì Dũng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt Thầy cũng hoe đỏ
Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vốn chỉ quen với cày cuốc, lần đầu cầm bút viết thư cho con.
🌀Đằng sau sự an vui và thành công của một ai đó, có thể là ẩn giấu của những sự hi sinh thầm lặng.
🌀Thiêng liêng và thiết thực nhất có thể chính là sự im lặng cao cả của Ba Mẹ. Có thể Ba Mẹ của bạn không hoàn hảo như bao nhiêu người khác, nhưng họ luôn yêu thương con mình theo cách hoàn hảo nhất.
Ngồi gõ máy tính lại câu chuyện nghe bạn kể lại. Tôi bồi hồi xúc động, mắt ngấn lệ.
Trên thế gian này còn nhiều chuyện cảm động và rất nhân văn.

CÂU CHUYỆN CUỘC ĐỜI

 Năm nay tôi đã gần bảy mươi tuổi. Cái tuổi mà con cháu đã có thể chúc thọ được rồi. Tôi đã chứng kiến biết bao câu chuyện cuộc đời. Nhưng có một câu chuyện mà tôi không thể nào quên được. Tôi viết câu chuyện này gửi các anh, các chị để kể lại câu chuyện mà tôi là một người liên quan đến câu chuyện đó. Hy vọng, câu chuyện của tôi, sẽ nói với bạn đọc gần xa một điều gì đó về cuộc đời này.

Câu chuyện xảy ra vào năm cuối cùng trong đời sinh viên của tôi, ở ký túc xá mà tôi ở lúc đó. Một hôm, chúng tôi đi tập quân sự. Duy chỉ có một người trong phòng kêu ốm và ở lại. Người đó là S, quê ở Thanh Hóa. Buổi chiều trở về, tôi sắp xếp lại đồ đạc cá nhân và hoảng hốt nhận ra một chỉ vàng của tôi không cánh mà bay. Đó là chỉ vàng mà cha mẹ cho, để mua xe đạp đi làm sau khi tôi ra trường. Ngay lúc đó, tôi nhìn S đang nằm quay mặt vào tường, và hoàn toàn tin rằng S đã lấy cắp chỉ vàng của tôi.
Tôi đề nghị mọi người trong phòng cho tôi khám tư trang của họ. Cuộc khám xét không thành công.
Nhưng qua phân tích của chúng tôi và qua thái độ hoang mang của S, chúng tôi đều tin S đã giả ốm ở nhà để lấy cắp chỉ vàng. Bảo vệ nhà trường cho biết, buổi sáng chúng tôi đi tập quân sự thì S có ra khỏi trường khoảng một giờ đồng hồ. Mặc dù S cả quyết không hề lấy cắp chỉ vàng ấy, nhưng chúng tôi và nhà trường đã tiến hành nhiều cuộc họp để chất vấn và khẳng định thủ phạm vụ trộm đó là S.
Một tuần sau, chúng tôi phát hiện S mang một bao tải mì sợi ra ga tàu mang về quê. Chúng tôi túm lại hỏi S lấy tiền đâu mà mua mì sợi. S không nói gì mà ôm mặt khóc. Năm đó, nhà trường đã không xét tốt nghiệp cho S mặc dù học lực của S rất khá, với lý do đã có hành vi đạo đức xấu và không trung thực với tội lỗi của mình. Chúng tôi hồ hởi nhận bằng tốt nghiệp và quyết định phân công công tác. Chỉ có S không được nhận bằng tốt nghiệp và tạm thời không được phân công công tác. Đồng thời nhà trường có công văn gửi về địa phương S sinh sống, đề nghị địa phương theo dõi và giáo dục S. Khi nào địa phương chứng nhận S đã hối cải và tiến bộ, thì nhà trường sẽ xem xét giải quyết trường hợp của S.
Thời gian cứ thế trôi đi. Một số bạn bè học cùng chúng tôi vẫn có liên lạc với nhau. Duy chỉ có S là không ai biết rõ ràng ở đâu và làm gì. Nhà trường cho biết, S cũng không quay lại trường để xin cấp bằng và phân công công tác.
Ngày tháng trôi qua, tôi chẳng còn nhớ tới chỉ vàng bị lấy cắp năm xưa. Trong đám bạn bè tôi, có những người rất thành đạt. Đặc biệt H đã trở thành một người rất giàu có bằng năng lực và sức lao động của chính anh. Anh là một người được xã hội biết đến.
Vào cái hôm, sau ngày tôi vừa nghỉ hưu, có một thanh niên mang đến nhà tôi một lá thư và một cái hộp giấy nhỏ. Anh thanh niên nói là một người nhờ chuyển, nhưng lại nói là không nhớ tên người đó. Tôi băn khoăn và hồi hộp mở thư ra. Lá thư chỉ vẻn vẹn mấy dòng:
"Anh P thân mến, tôi xin được gửi trả lại anh chỉ vàng mà tôi đã lấy của anh cách đây mấy chục năm.
Tôi sẽ đến gặp anh để xin anh thứ tội. Kính".
Đọc thư xong, tôi thực sự bàng hoàng. Lá thư không ký tên. Tôi không còn nhận được chữ đó là của ai viết nữa. Tôi đoán đó là thư của S. Tôi mở chiếc hộp giấy nhỏ và nhận ra trong đó có một chỉ vàng. Đó là một chỉ vàng mới. Không hiểu tại sao lúc đó nước mắt tôi chảy ra giàn giụa. Lúc này tôi mới thực sự nghĩ đến S với một nỗi xót thương. Ngày ấy, S là sinh viên nghèo nhất trong lớp. Bố S mất sớm. Mẹ S phải tần tảo nuôi năm anh chị em S ăn học. Có lẽ vì thế mà trong một phút không làm chủ được mình, S đã trở thành một kẻ ăn cắp. Nếu lúc đó, chúng tôi có được sự xót thương như bây giờ thì có lẽ chúng tôi không đẩy S vào tình cảnh như ngày ấy.
Sau khi nhận được lá thư và chỉ vàng, tôi hầu như mất ăn, mất ngủ. Một nỗi ân hận cứ xâm chiếm lòng tôi. Ngày ngày tôi đợi S đến tìm. Tôi sẽ nói với S là tôi tha thứ tất cả và tôi cũng xin lỗi S vì lòng tôi thiếu sự thông cảm và thiếu vị tha.
Một buổi sáng có tiếng chuông cửa. Tôi vội chạy ra mở cửa. Người xuất hiện trước tôi không phải là S mà là H. Tôi reo lên:
"Ối, hôm nay sao rồng lại đến nhà tôm thế này".
Khác với những lần gặp gỡ trước kia, hôm đó gương mặt H trầm tư khác thường. Tôi kéo H vào nhà và nói ngay:
"Mình vừa nhận được thư thằng S. Cậu có biết nó viết gì không? Nó đã trả lại tôi chỉ vàng và nói sẽ đến gặp tôi để xin lỗi".
Khi tôi nói xong, H bước đến bên tôi và nói: " P ạ, anh không nhận ra chữ viết của tôi ư. Tôi chính là người viết lá thư đó. Tôi chính là người đã ăn cắp chỉ vàng của anh".
Nói xong, H như ngã đổ vào tôi và khóc rống lên. Tôi vô cùng bàng hoàng và không tin đó là sự thật. Khóc xong, H đã kể cho tôi nghe tất cả sự thật. Vì cũng muốn mua một chiếc xe đạp sau khi tốt nghiệp đi làm, H đã tìm cách lấy trộm chỉ vàng. Và suốt thời gian qua, H rất ăn năn và luôn tìm kiếm S để chuộc lỗi.
Thế rồi chúng tôi quyết định về quê S mặc dù biết S không còn sinh sống ở quê đã lâu.
Vất vả lắm chúng tôi mới biết thông tin về S: Sau khi bị nhà trường gửi công văn đến địa phương thông báo về đạo đức của mình, S đã phải chịu quá nhiều tai tiếng và những ánh mắt khinh bỉ của hàng xóm. S đã xin đi khai hoang ở một huyện miền núi. Nghe vậy, chúng tôi lại tức tốc lên đường tìm đến nơi S đang sinh sống. Ở đó S sống cùng vợ con trong một ngôi nhà gỗ đẹp dưới chân một dãy đồi. S trồng trọt và mở một trang trại chăn bò lớn. Trông anh già hơn tuổi nhưng khỏe mạnh và đôi mắt nhân ái vô cùng. Cả ba chúng tôi ôm lấy nhau mà khóc.
Tôi và H quyết định ngủ lại một đêm với S. H xin S cho H được kể sự thật cho vợ con S nghe để họ thanh thản và hãnh diện về chồng, về cha mình và H muốn được tạ lỗi với vợ con S. Nhưng S gạt đi và nói:
"Chưa bao giờ họ tin tôi là kẻ ăn cắp".
Trước khi chia tay nhau, H cầm tay S khóc và nói:
"Mình có tội với cậu. Cậu đã tha tội cho mình. Nhưng mình muốn được trả một phần nhỏ cái nợ lớn mà đời mình đã mang nợ với cậu. Hãy nói mình phải trả nợ cậu như thế nào".
S mỉm cười và nói:
"Ông đã trả hết nợ rồi".
Khi tôi và H còn chưa hiểu ý thì S nói:
"Việc ông nói ra sự thật về tội lỗi của ông là ông đã trả hết nợ rồi. Đừng nghĩ gì về chuyện cũ nữa. Mà thực ra, ông nợ chính ông nhiều hơn là ông nợ tôi. Nợ người dễ trả hơn nợ chính mình".
Cho đến lúc đó, tôi mới thực sự hiểu con người S. Tôi hiểu ra một điều gì đó thật xúc động, thật sâu sắc về cuộc đời này. Hóa ra, có những tâm hồn lớn lao và cao thượng lại nằm trong những con người khốn khó và giản dị như thế.
Cũng trong cái đêm thức với S tại ngôi nhà gỗ của anh, chúng tôi mới biết những ngày đi học, khi nghỉ học, S vẫn đi quay mì sợi thuê để mua mì sợi cứu đói cho gia đình. Chúng tôi đã không hiểu được bạn bè mình. Chúng tôi đã làm cho một con người như S nếu không có nghị lực, không có lòng tin có thể dễ dàng rơi vào tuyệt vọng.
Thưa các anh, các chị, câu chuyện tôi kể cho các anh, các chị chỉ có vậy. Nhưng với tôi đó là một bài học về con người và về cuộc đời.

Ấm trà bằng đất sét tử sa.

 Ngày xưa có một phú ông rất thích thưởng trà. Phàm là người đến nhà dùng trà, dù là người nghèo hay giàu thì ông ta đều sẽ phân cho hạ nhân chiêu đãi.

Một hôm nọ, có một gã ăn mày rách rưới đứng trước cửa nhà phú ông, không xin cơm, chỉ nói đến xin bát nước trà. Hạ nhân cho ông ta vào nhà, rồi đun trà cho uống.
Gã ăn mày nhìn nhìn rồi nói:
- “Trà này không ngon”.
Hạ nhân nhìn ông ta lấy làm lạ rồi đổi một bát trà ngon khác.
Gã ăn mày ngửi ngửi, nói:
- “Trà này ngon, nhưng nước vẫn chưa được, phải dùng nước suối trong”.
Hạ nhân nhìn ra ông ta cũng có chút hiểu biết, liền đi lấy nước suối cất trữ từ sáng sớm ra để pha trà.
Gã ăn mày nhấp thử một ngụm, nói:
- “Nước rất tốt, nhưng củi sao trà không được, củi phải dùng củi sau núi. Bởi vì củi phía trước núi đón nắng nên chất củi xốp, còn sau núi chất củi chắc cứng”.
Hạ nhân cuối cùng nhận định người này tinh thông trà đạo, liền dùng loại củi tốt pha lại trà, rồi mời lão gia ra tiếp. Sau khi trà được mang lên, phú ông và gã ăn mày đối ẩm một bát.
Gã ăn mày nói:
- “Ừm, bát trà lần này, nước, củi, lửa đều tốt, chỉ có ấm pha trà không ổn”.
Phú ông nói:
- “Đây là ấm pha tốt nhất của ta”.
Gã ăn mày lắc đầu, từ trong áo cẩn thận lấy ra một ấm trà bằng đất sét tử sa, yêu cầu hạ nhân dùng chiếc bình này để pha lại trà.
Phú ông vừa nhấp thử mùi vị quả nhiên không tầm thường, lập tức chắp tay thi lễ với gã ăn mày:
- “Ta xin mua lại chiếc ấm tử sa này, bao nhiêu cũng được”.
Nhưng, gã ăn mày cũng rất thích chiếc ấm tử sa, nhất định không muốn bán, liền dứt khoát trả lời:
- “Không được, chiếc ấm này là cuộc sống của ta, ta không thể bán”. Gã ăn mày vội vàng rót trà ra rồi cất lại chiếc ấm.
Phú ông vội vã ngăn lại, nói: “
- Ta sẽ đổi một nửa gia sản để lấy chiếc ấm của ngươi, được không?”.
Gã ăn mày không tin, vẫn bước tiếp. Phú ông nôn nóng, nói:
- “Ta đổi toàn bộ tài sản để lấy chiếc ấm của ngươi”.
Tên ăn mày nghe vậy không tự chủ mỉm cười, nói:
- “Nếu không phải tôi tiếc chiếc ấm này thì cũng không lâm vào bước đường như hôm nay”.
Nói xong gã ăn mày quay người bỏ đi.
Phú ông sốt ruột nói:
- “Thế này đi, ấm là của ngươi, ngươi hãy ở lại nhà ta, ta ăn gì ngươi ăn đó, nhưng có một điều kiện, chính là ngày nào cũng phải cho ta nhìn chiếc ấm, thế nào?”. Phú ông vì quá thích chiếc ấm nên trong lúc cấp bách chỉ nghĩ ra cách đó.
Gã ăn mày cũng vì miếng ăn qua ngày mà túng quẫn, chuyện tốt như vậy sao lại không đồng ý nhỉ? Vậy là ông ta vui vẻ đồng ý yêu cầu của phú ông.
Cứ như vậy, gã ăn mày ở lại nhà phú ông, ăn cùng ở cùng phú ông, hai người ngày ngày nâng niu chiếc ấm trà, chia sẻ với nhau, thưởng trà đối ẩm vô cùng ăn ý. Cứ thế hơn mười năm qua đi, hai người trở thành hai lão già tri kỷ thấu hiểu nhau.
Thời gian trôi đi, phú ông và gã ăn mày cũng dần già đi, người bạn ăn mày lớn tuổi hơn phú ông.Một hôm, phú ông mới nói với người bạn ăn mày của mình :
- “Ông không có con cháu nối dõi, không có ai kế thừa chiếc ấm trà, không bằng sau khi ông đi, để tôi giúp ông bảo quản, ông thấy thế nào?”.
Lão ăn mày rưng rưng đồng ý. Không lâu sau thì từ giã cõi đời, phú ông cũng được như mong muốn có được chiếc ấm tử sa.
Mới đầu, phú ông chìm trong cảm giác vui sướng có được chiếc ấm trà quý, cho đến một ngày, lúc phú ông đang ngắm nghía chiếc ấm đột nhiên cảm thấy như thiếu thứ gì đó,
Lúc này trước mắt ông hiện lên hình ảnh ngày trước cùng lão ăn mày vui vẻ thưởng trà. Phú ông xúc động, ấm trà bất chợt bị đánh rơi xuống đất vỡ tan. Phú ông nhận ra ấm trà dù có tốt đến đâu nếu không có ai cùng thưởng thức thì cũng mất đi ý nghĩa của nó.
Chiếc ấm tử sa cũng giống như tiền tài, địa vị, danh vọng mà chúng ta mải miết theo đuổi, để rồi quay đầu nhìn lại chặng đường đã qua, ta mới nhận ra điều thực sự trân quý cũng chỉ là người bạn tâm giao, tri kỷ luôn bên cạnh ta suốt những năm tháng cuộc đời.
Người xưa nói:
- “Quen biết khắp thiên hạ, tri âm tri kỷ hỏi có mấy người?”.Tri kỷ không cần che đậy, cũng không cần giải thích, tự nó đã hiểu, tự nó cảm nhận. Không cần dốc hết sức, cũng không cần chuẩn bị, tự nó sẽ đem đến niềm vui.
Tri kỷ là sự thấu hiểu, sự hoà hợp, đồng điệu trong tâm hồn. Nó như một sợi dây vô hình nhưng bền chặt, lặng thầm mà ấm áp.
Sưu tầm.

Cấp cứu người đột quỵ

 Nay đọc tin nghệ sĩ Chí Tài qua đời vì đột quỵ mà thấy xót xa quá.

Có một thực tế, là lượng người chết vì tai biến là nhiều nhất, tỷ lệ cao nhất và di chứng để lại cũng nặng nề nhất. Cao hơn ung thư rất nhiều.
Trước đây, nhà báo Nguyễn Công Khế, từng sưu tầm bài viết về mẹo cứu người tai biến, có tới mấy ngàn lượt chia sẻ.
Điều thú vị, là mọi người đều ca ngợi "thần diệu". Tuy nhiên, các bác sĩ vào cmt đó là bài viết hết sức tào lao, vớ vẩn. Thậm chí, có bác sĩ khẳng định làm thế chả khác gì giết người. Có bác sĩ còn mỉa mai khuyên ông Khế nên tập trung viết báo cho tốt, đừng lấn sân của các nhà chuyên môn.
Bài viết rất dài, nhưng tập trung vài kỹ năng sau:
- Không được di chuyển người bị tai biến, thậm chí giữ nằm im vài giờ.
- Đặt nằm nghiêng bên phải để tránh gây áp lực lên tim.
- Dùng kim nhọn chọc vào đầu ngón tay và dái tai cho máu chảy ra.
Từng tiếp xúc với nhiều thầy thuốc đông y và tôi thì cũng tin tuyệt đối tây y nên tôi ko cực đoan ủng hộ hay bác bỏ.
Tôi từng trao đổi với lương y
Nguyễn Quý Thanh
(người mà tôi đánh giá có bài thuốc đông y trị tai biến cao thủ nhất Việt Nam, Trúc hoàn An cung gì đó) về bài viết chia sẻ như vũ bão trên mạng này, bà cho biết:
Đông y sử dụng kim châm vào đầu ngón tay và dái tai với người bị tai biến là điều có thật, và đó là kinh nghiệm ngàn năm, chưa lý giải đc vì sao lại làm thế. Cũng như việc châm vật nhọn vào thắt lưng người bị Thượng mã phong, hiện chưa lý giải đc bằng khoa học thực nghiệm.
Với bệnh tai biến, thì cấp cứu kịp thời là quan trọng nhất. Đặt bệnh nhân nằm im, cố định là đúng, nhưng phải đưa ngay đi cấp cứu, càng sớm càng tốt. Để càng lâu tính mạng càng nguy hiểm.
Việc châm kim vào đầu ngón tay, dái tai, bà Thanh cũng ko rõ nó có tác dụng cứu người tai biến hay ko? Có thể nó gây kích thích các dòng khí huyết trong cơ thể. Tuy nhiên, có điều bà nhận thấy, khi châm kim vào 10 đầu ngón tay và dái tai, nếu máu tươi vẫn chảy ra, thì sẽ cứu sống đc và di chứng ít hơn. Châm vào những chỗ đó máu ko ra, thậm chí nặn cũng ko ra, thì ko cứu đc nữa. Điều này ko chứng minh đc bằng khoa học nhưng bà chứng minh đc bằng thực tế.
Ông Nông Văn Chương (trú ở TP. Thái Nguyên) là một ví dụ điển hình. Ông bị đứt mấy mạch máu trong não, bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên chiếu chụp rồi trả về làm ma. Xe bệnh viện chở ông về nhà, y tá còn gửi tiền phúng trước khi rời đi.
Gia đình gọi bà Thanh, lúc đó bà đang ở Thái Bình lên. Bà bảo chọc kim ngón tay và dái tai xem có ra máu ko. Máu ra, bà bảo cứu đc. Bà ko về nhà, mà mang thẳng lọ thuốc An cung trúc hoàn đến nhà ông Chương, đổ vào miệng. Nửa đêm ông Chương ngồi bật dậy và sống lại.
Chúng ta vẫn nên đọc và tham khảo bài viết mà ông Khế sưu tầm, nhưng cũng buộc phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ, để cấp cứu bệnh nhân nhanh nhất.
ĐÂY LÀ BÀI VIẾT MÀ TÔI SƯU TẦM, biên tập:
Chỉ mất vài phút để đọc .....mà bạn có thể cứu được những người thân của mình trong lúc nguy hiểm nhất.
Có bạn vừa trách nhẹ tôi, chỉ nên viết về politic thôi. Đúng vậy. Nhưng vừa qua khi đi công việc ở Đà lạt, cách nay hơn một tháng, tôi cùng đạo diễn Tất My Loan cùng vài người nửa phải chứng kiến cái chết của một người em, người đồng sự của mình, mà tất cả chúng tôi đều bó tay đứng nhìn. Bạn ấy tắt thở ngay tại chổ , khi chưa kịp đưa đến BV.
Tôi cảm thấy như mình và những người có mặt lúc đó là " vô tích sự ". Thấy bài viết này, giống y như trường hợp Võ Thái Lâm hôm ấy. Tôi " chộp" đưa ngay là vậy.
TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Xin nhớ ba chữ: C.N.G.
Một chuyên viên điều trị nói rằng: nếu ông ta có thể đến với nạn nhân Tai biến mạch máu não trong vòng 3 tiếng đồng hồ, ông ta có thể hoàn toàn đảo ngược ảnh hưởng cuả tai biến…
NHẬN DIỆN - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Trong bữa tiệc BBQ, một người bạn bị mất thăng bằng suýt ngã, bà ta trấn an mọi người là bà không sao cả, chỉ bị trượt trên gạch và đôi giày mới… Vài người đã giúp phủi bụi cho bà (thay vi kêu xe cứu thương) và làm cho bà một đĩa thức ăn mới. Bà Ingrid tiếp tục cuộc vui cùng bạn bè cho đến hết buổi chiều.
Mọi người mới về đến nhà, thì nhận được điên thoại cuả chồng bà Ingrid, báo tin là vợ ông đã đuợc đưa vào bệnh viện lúc 6 giờ chiều, và đã qua đờí vì Tai biến mạch máu não trong bữa tiệc BBQ. Nếu có người biết cách nhận ra triệu chứng Tai biến mạch máu não, có lẽ bà Ingrid có thể vẫn còn sống với chúng ta hôm nay.
XÁC ĐỊNH - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Hệ thần kinh não bộ cuả nạn nhân Tai biến mạch máu não, có thể bị tàn phá nhanh chóng và kinh khủng, khi những người chung quanh không phát hiện ra được các triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Thực ra, một người bàng quang có thể nhận diện được Tai biến mạch máu não, bằng cách hỏi nạn nhân ba câu đơn giản:
C. N. G.
C. Yêu cầu người đó Cười
N. Yêu cầu người đó Nói
G. Yêu cầu người đó Giơ tay lên
Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe Cấp cứu ngay tức khắc.
Ghi chú: Còn một dấu hiệu khác về Tai biến mạch máu não là Lưỡi của nạn nhân bị Cong, hoặc bị Ngả về một bên. Đó cũng là triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Nếu mỗi người nhận được Email này, và gởi đi cho 10 người, thì ít nhất có một mạng người được cứu sống.
Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người.
Kính thưa quí vị, có thể quí vị đã có đọc những dòng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng rãi, trong hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên Y-tế săn sóc.
Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim may, là chúng ta có thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke). Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu. Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.
Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.
Cô Irene Liu kể chuyện: “Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó.”
Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh, đứng cuống quít. Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc “rút máu”.
Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may, hay một cây kim gúc, cũng có thể giúp chúng ta được.
1- Trước hết, chúng ta hảy hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.
2- Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).
3- Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.
4- Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.
5- Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.
6- Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lổ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.
7- Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.
Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bị vỡ ra. Nếu sau khi đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức của Tổ Tiên họ.
Cô Liu nói tiếp: “Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa. Vì thế nên tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai học Fung-Gaap tại Đài Trung. Một buổi trưa nọ, tôi đang giảng bài trong lớp, thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói ‘Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não’.
Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và mồm thì méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một người sinh viên đang thực tập tại Đại học, đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng mồm ông thì vẫn méo, nên tôi kéo hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vì máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.
Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, mồm ông ta đã từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy, và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường. Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng rồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc. Sau đó, mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ.”
Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%.
Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.
Share nếu bạn muốn bạn bè đọc điều này!