Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Friday, June 22, 2012

TẠI SAO TÔI TRỞ LẠI VỚI CƠ ĐỐC GIÁO


Tiến sĩ Lâm Ngữ Đường, sinh năm 1895, một học giả nổi tiếng của Trung Hoa, không phải là một nhân vật xa lạ với đa số chúng ta. Sau khi hoàn tất việc học tại Trung Quốc, ông đã học thêm tại Đại Học Harvard, Hoa Kỳ, và tại Đức Quốc. Ông về nước và đảm trách nhiều chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục như giáo sư Anh Văn tại viện Đại Học Quốc Gia Bắc Kinh, Giám Đốc Học Vụ Viện Đại Học Phụ Nữ Bắc Kinh, chủ bút phần Anh Ngữ cho tờ Academia Sinica. Ông cũng là chủ bút của nhiều tạp chí chuyên môn ở Á Châu, làm Viện Trưởng Viện Đại Học Nanyang ở Singapore, và Giám Đốc Phân Bộ Văn Hóa Nghệ Thuật của tổ chức UNESCO.

Câu chuyện về con bướm


Có một người đàn ông nọ, trong một lần tình cờ, phát hiện ra được chiếc kén của một con bướm. Vào một ngày nọ, có một lỗ nhỏ vừa xuất hiện trên chiếc kén. Người đàn ông ngồi quan sát con bướm đang vẫy vùng, cố gắng đẩy cơ thể nó lọt ra khỏi cái lỗ bé tí nọ trên chiếc kén trong rất nhiều giờ đồng hồ. Sau đó anh thấy dường như con bướm dừng lại, không còn cố gắng chui ra khỏi chiếc kén nữa. Hình như con bướm đã cố gắng hết sức của nó rồi và nó không thể nào chui ra khỏi chiếc kén được.

SỰ KHÔN NGOAN


Mel Fisher là một nhà săn tìm kho báu dưới lòng đại dương. Những chuyên gia và các thợ lặn của ông đã phải làm việc cật lực ngày đêm với sự hỗ trợ của những thiết bị thăm dò tối tân và đắt tiền. Mỗi khi máy có tín hiệu vang lên vì chạm vào một vật bằng kim loại, các thợ lặn nhanh chóng lặn xuống lòng biển sâu để tìm kiếm. Công việc khó nhọc và niềm hy vọng của Fisher đã nhiều lần được đền đáp khi ông tìm ra và trục vớt được những kho báu lớn. Năm 1985, sau 16 năm khảo sát ông đã tìm được một chiếc tàu của Tây Ban Nha bị đắm hồi đầu thế kỷ 20 ở sâu gần 90 mét dưới lòng biển gần bang Florida, một tài sản trị giá hàng triệu đô la.

Thursday, June 21, 2012

Không nên lái xe ngay sau khi uống rượu


Đa số người không uống rượu đều cho rằng uống rượu là một điều không mấy tốt đẹp. Quan niệm như vậy quả có phần hấp tấp và vơ đũa cả nắm, vì người ta chỉ nghĩ về 1 khía cạnh xấu của sự nghiện rượu và nhìn qua những người uống rượu quá độ đến nỗi say sưa tối ngày, phát ngôn bừa bãi, có những cử chỉ thiếu đẹp mắt trước công chúng hay trong bàn tiệc nên họ mới có những sự xét đoán thiếu vô tư như vậy. Chứ thực sự mà nói ở vào tuổi trung niên nếu chúng ta biết uống rượu có mực thước, không bao giờ lạm dụng rượu để uống 1 cách bừa bãi quá độ, thì rượu lại là 1 liều thuốc bổ giúp cho đồ ăn tiêu hóa mau chóng, mạch máu lưu thông điều hòa và tâm thần cảm thấy mạnh mẽ yêu đời hơn.

NGUYỄN DU


Tháng 7 năm 1994, người Việt Nam có một tin vui. Ðó là tin “Tìm thấy một bản Truyện Kiều được viết tay từ năm 1894, tại Luân Ðôn.”
                Hầu như tất cả chúng ta đều phải nhận rằng Truyện Kiều là một án văn tuyệt tác trong văn chương Việt Nam. Người viết Truyện Kiều là Ðại văn hào Nguyễn Du, tự là Tố Như. Nguyễn Du đã theo “Truyện Thúy Kiều” của Thanh Tâm Tài Nhân, bên Trung quốc để viết Ðoạn Trường Tân Thanh tức là “Truyện Kiều” ngày nay. Dù vậy, “các nhà phê bình văn học đều cho rằng, Ðoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du là một tác phẩm có tính cách sáng tạo.”[4]

Chuyện Trăm Năm (II)


Đây không phải là quyển tiểu thuyết vì toàn thể câu chuyện đều thật, kể cả những mẫu đối thoại. Những nhân vật liên hệ đều còn sống vì thế tác giả tránh không mô tả hoặc nêu tên các địa danh. Câu chuyện xảy ra ở Phi Châu, nhưng những vấn đề nêu lên đều là những vấn đề chung của mọi nơi và của mọi nền văn hoá.

Chuyện Trăm Năm-( I )



Đây không phải là quyển tiểu thuyết vì toàn thể câu chuyện đều thật, kể cả những mẫu đối thoại. Những nhân vật liên hệ đều còn sống vì thế tác giả tránh không mô tả hoặc nêu tên các địa danh. Câu chuyện xảy ra ở Phi Châu, nhưng những vấn đề nêu lên đều là những vấn đề chung của mọi nơi và của mọi nền văn hoá.
Chuyện Trăm Năm -1

LÀM LÀNH LÁNH DỮ


Một triết gia có lý khi nói rằng: “Con người là một sinh vật mộ đạo.” Hầu như trong tâm người nào cũng nghĩ rằng mình nên tôn thờ “Ðấng Bề Trên” và tin tưởng rằng“Ðấng Bề Trên” muốn mỗi người nên làm lành lánh dữ. Vì vậy ngày nay chúng ta thấy có rất nhiều tôn giáo dạy chúng ta nên làm lành lánh dữ. Lời dạy nầy rất hợp lý và cũng rất hợp với lương tâm con người. Do đó, chúng ta thấy không những các tôn giáo dạy làm lành lánh dữ mà các trường học, ngay cả tiểu học, cũng dạy những bài đức dục làm lành lánh dữ.  Mỗi chúng ta chắc hẳn đều không xa lạ gì với câu “làm lành gặp lành, làm dữ gặp dữ.”
                Cụ Ðồ Chiểu thì tin rằng: “Tu nhơn tích đức sớm sanh con hiền.” (Lục vân Tiên)

Tuesday, June 19, 2012

Công Cha Như Núi Thái Sơn





Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ngày Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu hàng năm là ngày của những bậc từ phụ hay là ngày người ta dành ra để con cái nhớ đến công ơn của những người cha. Đối với người Việt chúng ta thì thực tế về "công cha như núi Thái Sơn" không phải là một điều gì mới lạ và mỗi chúng ta đều biết làm thế nào cho tròn chữ hiếu, làm thế nào để trọn đạo làm con. Tuy nhiên chữ hiếu hay đạo làm con lắm khi bị giới hạn trong ý nghĩa thờ cúng người đã khuất hơn là trong những gì thực tế hiện tại. Một số người cũng nghĩ rằng người tin Chúa là người "bỏ ông bỏ bà" hay không còn hiếu kính cha mẹ nữa, thật sự không phải như vậy. Trong mười giới răn Thiên Chúa ban cho con người - bốn điều đầu tiên liên quan đến bổn phận của con người đối với Thiên Chúa và sáu điều còn lại là bổn phận giữa người với người - thì giới răn đầu tiên trong bổn phận giữa người với người là giới răn: "Hãy hiếu kính cha mẹ!" Chữ hiếu vì vậy đứng hàng đầu trong mối quan hệ giữa người với người theo lời dạy của Chúa.

Thư Gởi Cha Mẹ



Cha mẹ kính yêu của con,
Thời gian trôi qua thật nhanh, kể từ ngày xa quê, xa cha mẹ đến nay đã được sáu năm, ba tháng mười ngày,. Con nhớ lắm những ngày đầu tiên khi từ giã cha mẹ lên thành phố học hành, và lập nghiệp. Con bắt đầu từng ngày và thật rất khó khăn con mới có thích nghi được với một cuộc sống mới, một môi trường hoàn toàn mới, một môi trường ồn ào, náo nhiệt và quá xa lạ đối với con. Nơi đây không có cha mẹ bên cạnh nữa, không ai thân quen, không họ hàng quyến thuộc. Con đã khóc thật nhiều mỗi khi màn đêm buông xuống bao phủ và bầu trời. Nhìn chung quan con chỉ thấy những vách tường vô tri, một không gian, tịnh lặng buồn tẻ, đêm đến những tiếng ểnh ương kêu, làm con càng thêm nhớ quê nhà da diết. Rồi những cái lạnh rét buốt mỗi khi trời bước sang đông. Trong hoàn cảnh đó cha mẹ biết không? Con ước gì mình đang gối đầu trong lòng mẹ để được nghe cha kể những chuyện tích Kinh Thánh thật hay, thật ý nghĩa làm sao.  Những cơn  mưa đầu mùa ào ạt kéo về, nhìn những giọt mưa ngoài hiên cửa sổ, con không khỏi chạnh lòng khi nghĩ về cha mẹ.

Hãy Tôn Qúi Cha Của Bạn



headphone.gifTrước kia, người cha thường được tặng cà vạt, kim cài cà vạt, lotion xức sau khi cạo râu. Ngày nay, các món qùa có thể là các máy móc điện tử, những tấm thiệp để mua quà. Dù bạn thuộc về phái cổ hay phái hiện đại, mỗi năm đến tháng sáu là chúng ta có cơ hội mới để tặng những món quà này. Người cha bình thường không háo hức về những món quà, đó là lý do vì sao chúng ta tặng đi tặng lại cùng một món quà mỗi năm.