Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Tuesday, January 9, 2024

Ai sinh ra Đức Chúa Trời


Có vài người hay đặt câu hỏi: Ai sinh ra Đức Chúa Trời?
Họ nghĩ rằng không ai trả lời nổi câu hỏi của họ. Dường như họ cảm thấy mình đã “nắm chân lý trong tay” vì tin theo các tôn giáo ngoài Kinh Thánh.
Tri thức của nhân loại chưa bao giờ biết chắc chắn về Đức Phật, vì nhân loại chưa có ai thành Phật như Đức Thích Ca. Nhân loại cũng không đủ khả năng hiểu biết Đức Chúa Trời, vì thế Đức Chúa Trời ban cho nhân loại một Đức Tin để biết Ngài. Ai không muốn tiếp nhận Đức Tin của Đức Chúa Trời ấy là người vô cùng ngu dại và ngông cuồng, không bao giờ hiểu được chân lý. Kẻ thiếu sự hiểu biết chưa phải là kẻ vô đạo, nhưng kẻ khước từ Đức Tin là kẻ vô đạo. Tôi biết nhiều người Phật Giáo vừa tin Phật vừa tin Trời. Họ cầu Trời trước khi khẩn Phật. Nhưng đó là niềm tin của họ chứ không phải là đức tin của Đức Chúa Trời ban cho. Ma quỷ cũng tin có Đức Chúa Trời, nhưng ma quỷ không muốn làm đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Giống như đứa con bất hiếu, nó biết cha mẹ nó, nhưng nó không muốn làm đẹp lòng cha mẹ nó. Đứa con bất hiếu vẫn có cha mẹ, cũng như kẻ không tin Đức Chúa Trời thì vẫn có Đức Chúa Trời. Đứa con bất hiếu luôn luôn trốn khỏi mặt cha mẹ nó, cũng như kẻ che dấu tội lỗi luôn luôn trốn chạy khỏi Đức Chúa Trời. Nếu không phải là cha mẹ thật thì không ai dám xác nhận mình là cha mẹ của ai. Cũng thế, chỉ có Đức Chúa Trời mới xác nhận Ngài là Đức Chúa Trời của nhân loại và Ngài ban cho chúng ta một Đức Tin duy nhất. Cũng vậy, không có một đứa con nào có thể xác minh được cha mẹ của nó, nếu cha mẹ nó không có một sự xác nhận trước về phẩm chất tình yêu thương và dòng dõi của nó. Tất cả những đứa trẻ đều tin cha mẹ mình là cha mẹ của mình mà chúng không cần ai giải thích gì cả. Niềm tin nầy không phải do nó tạo ra mà do cha mẹ nó đặt vào lòng nó bằng phẩm chất yêu thương, nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ. Nên nhớ rằng sự yêu thương, nuôi nấng, chăm sóc dạy dỗ chưa phải là bằng chứng về huyết thống của cha mẹ. Nhưng khi đứa trẻ tin vào cha mẹ thì tuổi thơ của nó được phát triển bình thường. Nó dễ học hành, dễ trưởng thành và dễ phát triển bản chất đạo đức luân lý. Sự nuôi nấng chăm sóc thể hiện ra bên ngoài, nhờ đó, đứa trẻ nhận biết và tin người nuôi nấng chăm sóc là cha mẹ của nó. Niềm tin nầy có một phẩm chất và giá trị huyết thống trong tâm hồn của đứa trẻ. Niềm tin nầy là nguồn cội của đạo đức luân lý mà con người muốn truyền lại từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Đức Chúa Trời biết rõ con người hơn ai hết nên Ngài ban cho chúng ta Đức Tin và Ngài dạy rằng hãy có Đức Tin như đứa trẻ. Vì cách gì thì Ngài vốn là Cha của chúng ta, là Đấng dựng nên vạn vật muôn loài. Ngài mặc khải Đức Tin của ngài trong lương tâm nhân loại, qua thiên nhiên, qua Kinh Thánh, và thực tế nhất là Ngôi Lời.
Trong Kinh Thánh Cựu ước, Xuất ê-díp-tô ký đoạn 3 câu 14, Đức Chúa Trời trả lời Moise rằng “Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu”. Đây là một câu mà chính Đức Chúa Trời muốn bày tỏ cho nhân loại biết Ngài là ai, Ngài đã, đang và sẽ còn như thế nào. Bốn chữ Tự Hữu Hằng Hữu cho chúng ta thấy Ngài hiện hữu vĩnh hằng, không còn quá khứ, hiện tại, hay tương lai nữa. Không ai sinh ra Ngài được vì Ngài là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu. Ngôn ngữ loài người không còn cách nào diễn tả tốt hơn về bổn tính hằng hữu của Ngài. Tôi không muốn trưng dẫn quá nhiều câu Kinh Thánh cả Tân Ước và Cựu Ước để làm rối trí các bạn. Nhưng tôi xác nhận rằng toàn bộ Kinh Thánh đều bày tỏ cho nhân loại thấy bản thể vô lượng của Đức Ai sinh ra Đức Chúa Trời Chúa Trời như chính Ngài đã phán. Trí hiểu biết của nhân loại tự cổ chí kim đều có giới hạn, vì thế nhân loại không đủ khả năng hiểu rõ bản tính vô lượng của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu.
Tuy loài người là loài thông minh, tiến bộ, tuyệt đối khác hẵn với muôn loài, nhưng loài người cũng chỉ thông minh đủ để hiểu rằng tri thức của mình là quá ít so với những gì mênh mông vô tận đã được dựng nên. Bất cứ ai còn đòi hỏi một câu trả lời về bản tính vô lượng của Đức Chúa Trời (dù là bằng thiện chí hay bằng tính ngông cuồng) đều chứng tỏ rằng người ấy chưa đủ khả năng để nhận biết sự ngu dại của mình trước Đấng vô lượng vô biên.
Người như thế hay nói bừa, nghĩ bừa theo ý chủ quan của mình mà không hề có một cảm giác xấu hổ trước sự sai trật và tính ngông cuồng của mình. Con người hữu hạn không đủ khả năng với tới sự vô hạn. Ai còn cố gắng với tới sự vô hạn, ấy là người đáng khen, nhưng người đáng khen hơn hết là người nhận biết khả năng hạn hẹp của mình. Vì khi nhận biết khả năng hạn hẹp của mình là khi mình bắt đầu biết kính sợ Đấng vô lượng vô biên, nhờ vậy đức tính khiêm tốn nhu mì được huân tập từ trong lòng.
Suốt nhiều ngàn năm nhân loại đã có những câu Kinh Thánh ngắn gọn như trên về bản tính vô lượng của Đấng dựng nên trời đất. Không ai dám tự cho mình là kẻ đã đạt đến sự hiểu biết vô tận, mặc dù xưa nay còn có nhiều người ngu dại vẫn khước từ Đức Chúa Trời và tự cho rằng mình có khả năng đạt đến sự thông tuệ toàn vẹn. Vì thế Kinh Thánh xác nhận rằng “Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng không có Đức Chúa Trời” (Thi Thiên 14:1).
Ngày xưa thái tử Tất Đạt Đa nhận ra sự hiểu biết hữu hạn của mình trước ý nghĩa mênh mông của cuộc đời. Thái tử muốn đạt đến sự thông tuệ vô biên để tìm câu giải đáp cho tất cả những thắc mắc của mình. Ngài đã cố gắng học tập và tu luyện nhưng không có kết quả.
Khi gần kiệt sức, Ngài mới uống một ly sữa dê do cô gái chăn dê bố thí, và Ngài thề ngồi một chỗ để định tâm tìm cho ra “chân lý vô biên” ấy. Trước khi ngồi một chỗ, Ngài không ngờ tâm trí của mình lại xuất hiện “hào quang, thông tuệ, thần thông....” để Ngài nhận biết tất cả mọi bí mật của vũ trụ. Sau khi thấy mình đã giác ngộ, tức là đã nhận biết tất cả bí mật của vũ trụ, Ngài tự xưng mình đã thành Phật và giảng ra những phương pháp tu hành giúp cho nhân loại cũng thành Phật như chính Ngài. Ngài cho rằng con kiến, con sâu cũng thành Phật được nếu nó chấp nhận tu theo giáo lý của Ngài. Ai đã thành Phật rồi thì không còn sanh, không còn già, không còn bịnh, và không còn chết nữa (giải thoát khỏi sanh tử luân hồi). Chưa giảng xong giáo lý bất tử ấy thì Ngài đã chết. Nên nhớ rằng niềm tin vào thuyết sanh tử luân hồi là một niềm tin truyền thống nhân gian được tập trung trong các giáo lý Bà La Môn và Ấn Độ Giáo hàng ngàn năm trước khi thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ.
Ngày nay giáo lý của Phật cho rằng có vô lượng pháp môn tu để thành Phật, dù không có ai thành Phật như Ngài. Không mấy ai đọc hết sách vở của Phật Giáo, và dù có đọc hết cũng chỉ hình dung một phần nhỏ trong vô lượng vô biên bất khả tư nghị - vô lượng thậm thâm vi diệu pháp, bách thiên bạn kiếp nan tao ngộ! Đây là một lối diễn tả ngắn gọn giúp cho tất cả những kẻ ngu si hay người thông thái chấp nhận rằng mình chưa hiểu gì cả, nhưng mình có thể tin. Trong mênh mông vô tận thì kẻ ngu dại và người thông thái đều kém cỏi như nhau.
Vì thế một người đã tự cho mình là giác ngộ và muôn ngàn kẻ chưa giác ngộ đều định nghĩa hai chữ giác ngộ theo cách thức và văn tự giống nhau. Ấy bởi vì họ tin vào sự giác ngộ, chứ thật ra chưa có ai thật sự đã giác ngộ. Chính Đức Thích Ca nghĩ rằng mình đã giác ngộ sau khi ngồi một chỗ và bị ảo giác thiền làm cho tâm trí tán loạn theo lòng ham muốn của mình.
Lòng ham muốn của thái tử Tất Đạt Đa lúc ấy là một loại ham muốn lớn nhất trong mọi ham muốn của nhân loại, mà ngày nay giáo lý của Ngài cũng đã xác nhận: ấy là sự tham dục muốn giác ngộ thành Phật để đạt đến thông tuệ trên vạn vật.
Kinh Thánhcho chúng ta thấy lòng tham dục nầy phát xuất từ Satan. Satan có khả năng vượt trội hơn loài người, nó muốn ngang bằng Đức Chúa Trời và muốn biến nhân loại trở thành loài có bản tính tham dục “cao siêu” như nó. Ai đã lâm vào tính kiêu ngạo của Satan thì rất khó mà ra khỏi quyền lực đen tối của nó. Con người kiêu ngạo là con người không bao giờ thấy mình sai, không bao giờ thấy mình dốt. Con người ấy có thể đưa ra hàng vạn giáo lý mâu thuẫn nhau và cho rằng đó là vô lượng pháp môn tu để cám dỗ những người Ai sinh ra Đức Chúa Trời muốn theo lòng dục của mình. Họ không hình dung nỗi vô lượng là gì cả, nhưng họ sẵn sàng bài bác mọi niềm tin không giống họ bằng ngôn ngữ “vô lượng”. Họ chỉ căn cứ vào lòng dục của mình để tin vào những điều họ chưa bao giờ chứng nghiệm, nhưng luôn luôn nói rằng niềm tin đó là khoa học, là chứng nghiệm. Họ tin vào sự giác ngộ của một người để bài bác đức tin của nhân loại vốn có từ ngàn xưa. Họ trang bị cho niềm tin của họ bằng câu kinh sau đây ”Nếu một người nào đó đến nói với nhà ngươi một điều gì đó. Sau khi nhà ngươi suy nghĩ kỹ càng và thấy rằng điều đó không đúng, nhà ngươi đừng tin. Nếu một người nào đó đến nói với ngươi một điều gì đó. Sau khi nhà ngươi suy nghĩ kỹ càng và thấy điều đó đúng, phải, chân lý thì nhà ngươi nên tin”. Trên thực tế thì họ chưa hiểu hết giáo lý
Phật Giáo vì họ chưa thành Phật. Họ chưa thành Phật mà họ đã định nghĩa Phật là thế nầy, Phật là thế nọ... Họ tin tất cả những giáo lý mâu thuẫn của tôn giáo ấy mà từ xưa đến nay vẫn chưa có một ai thành đạt như thái tử Tất Đạt Đa. Họ che dấu tội lỗi của mình bằng cách đòi phải giải thích cho bằng được “ai dựng nên Đức Chúa Trời” thì họ mới tin. Họ tìm tòi trích dẫn một vài câu kinh văn để xuyên tạc toàn bộ nội dung Thánh Kinh và cố tình bỏ qua chân lý, tình yêu thương, lòng nhân từ của Đức Chúa Trời. Những hành động đó thật quá đủ để chứng minh rằng họ tự mâu thuẫn với các câu kinh mà họ đang trưng dẫn, vì họ cũng chỉ tin vào những điều mà họ chưa biết gì cả. Quả thật họ là những kẻ đáng thương. Là người có Chúa, chúng ta không nên tranh cạnh hơn thua với họ mà chỉ tỏ lòng yêu thương và cầu nguyện cho họ, vì họ là những đứa con lạc đường cần được dắt dẩn trở về nhà Cha mà họ chưa nhận biết. Hầu hết họ là những người tin theo tôn giáo truyền thống từ gia đình họ hàng trong xã hội á Đông vốn chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ qua nhiều thế hệ. Đa số người Phật Giáo có bản tính văn hóa hiền hòa bình dị không ba hoa lý luận ngông cuồng như những anh chàng mạo xưng là “trí thức Phật Giáo.” Số người “trí thức” nầy tuy rất ít nhưng họ hay viết lách lăng nhăng tạo ra dư luận ồn ào. Họ ưa gây hấn và không biết hổ thẹn về sự ngu dốt của mình vì chính họ chưa dám nhận ra sự ngu dốt của họ.
Tôi kêu gọi con cái Chúa nào thật sự có Đức Tin trong Chúa và đã có kết quả được tái sanh trong quyền năng của Ngài, dù ở bất cứ giáo phái nào, thì cũng nên cầu nguyện cho những người ngông cuồng ngu dại kiêu căng đáng thương ấy. Vì họ chỉ là công cụ của Satan. Họ đam mê tri thức của sự ngu dại và khoe khoang sự dối trá của mình mà họ không biết gì về lẽ thật. Một khi họ đã cố ý không tin vào thiên đàng, không tin vào địa ngục và luôn luôn phủ nhận Đấng Tạo Hóa thì chúng ta cũng nên để mặc họ tự do đi vào con đường tối tăm cho đến bao giờ họ nhận biết rõ hơn về mình. Giáo lý Đạo Phật cũng có đề cập đến địa ngục và cõi giải thoát. Nhưng giáo lý nầy cũng phủ nhận tất cả. Giáo lý nầy không phải chỉ riêng
Đức Thích Ca thuyết giảng mà còn cả trăm ngàn tu sỹ, cư tỹ khác trong nhiều dân tộc đã và đang diễn dịch ra nhiểu tông phái, môn phái mâu thuẫn nhau; thế nhưng họ vẫn cho là cao siêu vô lượng. Đúng như Lời Chúa đã xác nhận, họ tự lấy bụng mình làm chúa tể của mình.
Chúng ta cần bày tỏ tình yêu thương, lòng tha thứ, đức nhân từ của Chúa qua đời sống của chúng ta để giúp họ nhận ra bổn tính siêu phàm mà Đức Chúa Trời đã tái sanh trong chúng ta hôm nay. Ai cũng đuợc kinh nghiệm tái sanh sau khi thật lòng trở về ăn năn tội tiếp nhận Chúa Jesus Christ làm cứu Chúa của mình.
Satan muốn gì?
Quá dễ hiểu! Satan muốn con người lừa dối, sân si, kiêu ngạo, gây hấn... bằng những lời lẽ đạo đức giả, bằng những giáo lý ngụy cao siêu mâu thuẫn trong bản chất hạn hẹp của con người. Lịch sử nhân loại đã cho chúng ta thấy hàng triệu người vẫn hãnh diện nộp mình làm nạn nhân của Satan. Kinh Thánh đã tiên báo tất cả những điều ấy. Dù hàng triệu người còn đam mê những tham dục của thế gian, hàng triệu người bị Satan mê muội để nộp mình vào con đường tối tăm, nhưng Đức Chúa Trời không ép buộc ai phải vào nước thiên đàng của Ngài. Vì nước Đức Chúa Trời là nơi tuyệt đối tự do đối với những ai muốn thể hiện tự sống với điều lành tránh xa điều ác theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Bổn tính công bình của Đức Chúa Trời được thể hiện bất cứ nơi nào, với bất cứ ai. Chúng ta có thể nhận ra một phần nhỏ về bổn tính công bình của Ngài qua thiên nhiên, qua luật nhân quả vật lý và luật Ai sinh ra Đức Chúa Trời nhân quả đạo lý. Trong khi Satan dùng từ ngữ luật nhân quả mà lại xúi con người tìm cách thoát ra khỏi luật nhân quả. Thật ra không ai tự mình thoát ra khỏi luật nhân quả được hết.
Đức Thích Ca tự cho mình đã thành Phật, đó là kết quả của một cuộc đời làm cho cha mẹ mình đau khổ, làm cho vợ con mình cô đơn quặn thắt, và suốt những năm tháng Ngài trải qua sự đau đớn khổ tu, tự hành hạ thể xác mình cho đến kiệt sức mới biết mình lạc đường để chấp nhận ngồi một chỗ tĩnh niệm bên bờ sông Ni-Liên. Thế nhưng Ngài vẫn biết mình chưa phải là Đấng toàn năng toàn trí, vì Ngài chưa nói được điều đáng nói cho thế gian.
Ngài bảo rằng: “Suốt 49 năm giảng đạo, thật tình ta chưa nói được một điều gì cả”. Đúng thế, Đức Thích Ca là một người như chúng ta, nhưng Ngài có một điểm nổi bật hơn nhiều người; ấy là Ngài rất khiêm tốn khi nhận biết rằng mình là một kẻ hữu hạn, bất năng, chưa nói lên được bản thể chân lý hằng hữu. Tuy nhiên nếu không có một giáo lý bất khả thi của Đức Thích Ca thì Satan vẫn muốn thế gian nầy dựa vào trăm ngàn giáo lý bất khả thi khác để kích thích lòng tham dục, kiêu ngạo đầy tăm tối giữa thế gian. Ai còn lâm vào cái xiềng xích tội lỗi ấy là người rất đáng thương. Nhưng nếu họ cứ kiêu căng với tri thức hạn hẹp của họ thì họ phải chuốc lấy kết quả của luật nhân quả mà Đức Chúa Trời đã ban ra.
Vậy, như thế nào mới gọi là điều lành đúng nghĩa nhất? Lấy gì làm tiêu chuẩn cho điều lành? Có phải lấy bụng mình mà suy ra chăng? Không phải đâu! Vì bụng mình suy nghĩ rất ngu ngơ khờ khạo hoàn toàn chủ quan. Lấy giáo lý của năm bảy chục ông giáo chủ nào đó để làm tiêu chuẩn chăng? Không phải đâu! Vì chỉ cần giáo lý của một ông trong số đó cũng đã chứa đầy mâu thuẫn rồi. Lấy quan điểm truyền thống ngàn năm của nhân loại để làm tiêu chuẩn chăng? Không được đâu. Vì suốt những ngàn năm nhân loại vẫn còn nhiều người đang đi trong u mê tăm tối khi chưa tin nhận Đức Chúa trời là Cha Nhân Từ, là Đấng sáng tạo ra mình. Vậy căn cứ vào đâu để tìm thấy điều lành đúng nghĩa nhất và thực tế nhất nếu không tin vào Đấng hằng hữu toàn tri, toàn tại, toàn năng mà Kinh Thánh đã dạy?
Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng toàn thể vật chất trong thế gian đều vô thường, nhưng tâm linh con người vẫn mang tính trường tồn, vì đó là một phần bổn tính của Đức Chúa Trời ban cho nhân loại. Nhân loại được Đức Chúa Trời dựng nên với phẩm chất cao quý vô song, ấy là được mặc lấy hình ảnh của Đức Chúa Trời. Vì thế con người có tự do tuyệt đối để chọn điều lành hay chọn điều ác. Thật ra con người không sáng tạo ra điều lành và điều ác, vì điều lành và điều ác vốn đã hiện hữu trước khi con người được dựng nên. Điều lành từ trong Đức Chúa Trời, điều ác từ trong Satan. Đức Chúa Trời chưa tiêu diệt Satan, vì Ngài cho loài người có tự do chọn lựa giữa Ngài và Satan. Chúng ta chọn ai thì chúng ta mang lấy kết quả của sự chọn lựa ấy. Dù ngày nay chúng ta có cả hai bản tính ác và thiện không thể nào chối cãi được, nhưng chúng ta có tự do đi theo điều lành và điều ác và chịu trách nhiệm về sự chọn lựa của mình.
Những điều ác chúng ta làm hôm nay không có gì mới mẻ cả. Những điều lành tương đối mà chúng ta làm hôm nay cũng không có gì mới mẽ hết. Nhưng ai biết vận dụng Đức Tin để đi theo Đức Chúa Trời thì được Ngài dẫn dắt vào con đường lành mới mẻ luôn luôn. Vì bổn tính nhân lành của Ngài là vô lượng và sáng tạo. Chúng ta chỉ là con người hạn hẹp. Những gì chúng ta có hôm nay không do chúng ta làm ra. Sau khi nhận được hồng ân cứu rỗi, chúng ta mới được cứu ra khỏi điều ác của Satan và được Đức Chúa trời tái sanh để mặc vào chúng ta bổn tánh thiện của Ngài; từ đó chúng ta mới bắt đầu làm điều lành theo thánh ý của Ngài. Ai khước từ ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời ấy là người tự đặt mình vào xiềng xích của Satan. Người ấy có thể làm một vài điều lành theo nghĩa của thế gian để che đậy vô vàn điều ác của mình. Họ có thể che mắt thế gian nhưng không thể che mắt Đức Chúa Trời được. Dù họ khước từ Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời vẫn xét đoán họ. Họ giống như người trần truồng chạy trốn ánh nắng dưới bầu trời mùa hạ.
Đức Chúa Trời công bình nhưng đầy lòng thương xót. Ngài chờ đợi mỗi đời sống chúng ta quay trở về nhận ơn thương xót của Ngài. Ai không muốn tự do trở về với Chúa ấy là người muốn tự do đi theo sự ràng buộc của Satan. Đức Chúa Trời lấy làm vui mà ban phước cho Ai sinh ra Đức Chúa Trời kẻ làm lành theo Lời Ngài như thế nào thì Ngài cũng lấy làm vui mà trừng phạt kẻ đam mê làm theo điều ác của Satan như vậy (Phục truyền 28:63).
Có rất nhiều điều ác do con người làm ra, nhưng họ đổ lỗi cho Đức Chúa Trời như lòng tham dục, lòng hận thù, lòng ganh ghét, chiến tranh, thù hận, kiêu ngạo...Khi con người gặp thiên tai hạn hán thì họ oán Đức Chúa Trời, nhưng họ tảng lờ như không hề biết rằng từng giây từng phút thế giới vẫn sống, ăn, thở, thụ hưởng tất cả những gì Ngài đã dựng nên.Đối với một thiểu số người nầy than thở thiên tai hạn hán, đối với đa số người khác vẫn ham sống vui tươi; đó cũng là những đau khổ và hạnh phúc tạm thời mà cả thế gian cần có để học bài học về hậu quả tội ác và phước lành trong quyền phép và sự công bình mà Đức Chúa Trời đã ban ra cho thế gian như Kinh Thánh đã rao báo. Điều lành trước tiên mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm là tìm kiếm Nước Thiên Đàng và sự công bình của Ngài. Giống như một đứa con bất hiếu, nếu nó cứ tiếp tục khoe khoang tính đạo đức giả của nó trước mặt cha mẹ nó thì cha mẹ nó càng xem nó là đứa con bất hiếu. Nhưng nếu nó mở miệng nói với cha mình rằng con là đứa con đã từng làm cho cho mẹ buồn lòng thì cha mẹ nó mới thấy đứa con mình bắt đầu có ý niệm về lòng hiếu thảo. Bao lâu thế gian còn khoe khoang đạo đức tu hành theo các giáo lý “cao siêu” của thế gian thì bấy lâu thế gian còn đi trong tối tăm. Nhưng bao lâu thế gian quay lòng về với Đức Chúa Trời thì bấy lâu thế gian bắt đầu hướng về điều lành của lẽ thật. Không thể so sánh Đức Chúa Trời với con người thọ tạo. Dù con người là vĩ nhân, là Phật, là Bồ Tát hay là gì đi nữa thì họ vẫn loài thọ tạo. Họ được sinh ra giữa thế gian như chúng ta. Chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu. Ngài dựng nên cả hoàn vũ như Kinh Thánh đã dạy trong sách êsai các đoạn 46,47, 48. Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất đáng được tôn thờ vì Ngài là Đức Chúa Trời. Ngài phán : “Hãy nhớ lại những sự ngày xưa; vì ta là Đức Chúa Trời, và chẳng có Chúa nào khác; ta là Đức Chúa Trời, chẳng có ai giống như ta. Ta đã rao sự cuối cùng từ buổi đầu tiên, và đã nói thừ thuở xưa những sự chưa làm nên...” (êsai 46:9-10). Vì thế Đức Chúa Trời dạy chúng ta chỉ thờ một mình Ngài mà thôi.
Nếu một người thật sự hướng lòng về điều lành thì trước hết người ấy muốn nhận ra khuyết điểm của mình và sẵn sàng tìm kiếm nguồn cội nhân lành cho đến bao giờ gặp được mới thôi. Đức Thích Ca là một người hết lòng tận tuỵ đi tìm điều lành. Ngài đã dấn thân trong lầm lạc cũng vì lòng ước muốn tìm cho ra chân lý. Dù Ngài đã tự nhận mình là Phật đã thành, nhưng Ngài cũng biết rằng mình là một người không đủ khả năng cứu nhân loại ra khỏi tội lỗi. Ngài biết rằng giáo lý của ngài chưa thể nào trọn vẹn, nên Ngài đã nói : “Suốt 49 năm ta chưa giảng gì cả”. Cũng như thế, Ngài dạy xong giáo lý Vô Ngã thì ngài cũng xác nhận cái Ngã là cái mà tội nhân muốn tôn thờ nhất: “Thiên thưọng thiên hạ duy Ngã độc tôn.” Vì ai tôn thờ cái Ngã mới thỏa mãn với lòng kiêu ngạo đầy tăm tối của mình.
Ai muốn thoát khỏi nguồn tội lỗi của Satan là người sẵn sàng đem bản ngã tội lỗi của mình đặt xuống chân thập tự giá của Đức Chúa Jesus Christ để tiếp nhận Ơn Tha Thứ mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho họ. Con cái Chúa chúng ta tránh tranh cãi với những người cứng lòng, vì qua sự tranh cãi ấy, chúng ta vô tình đem Chúa của mình ra so sánh với những con người thọ tạo. Ngoài Đức Chúa Trời, chưa có một con người thọ tạo nào dám tự đặt mình vào địa vị đáng được tôn thờ. Đức Thích Ca không dạy cho các phật tử thờ Ngài. Nhưng Đức Thích Ca vẫn bị họ thờ lạy. Khi con người khước từ thờ lạy Đức Chúa Trời của họ thì họ cứ lầm lạc trong ý tưởng hư không và thờ lạy loài thọ tạo cũng như hình tượng do tay họ làm ra. Những người như thế mà chúng ta mất công cãi lý với họ thì chỉ làm cho họ thêm vấp ngã mà thôi. Ai muốn tìm hiểu Kinh Thánh và chân lý của sự sống thì có nhiều cơ hội để tiếp xúc với con dân Chúa. Đức Chúa Trời luôn luôn thấu biết lòng người. Ngài không bao giờ bỏ sót những linh hồn khát khao tìm kiếm chân lý. Ngài là Chân Lý, Đường Đi và Sự Sống, ai ở trong Ngài là người đó có ánh sáng của sự sống, có bản tính nhân từ, có sự an vui hạnh phúc thiêng liêng ngay hôm nay để làm bằng chứng về nước thiên đàng đời đời của Đức Chúa Trời. Ai sinh ra Đức Chúa Trời
Berlin ngày vào hạ 2004
Nguyễn Huệ Nhật
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
Nắng Hạ, Đinh Tiến Vũ và 1 người khác
3 bình luận
1 lượt chia sẻ
Chia sẻ

Bát giới Hôn nhân


Ngày nay tỷ lệ ly hôn cao, có nhiều nguyên nhân, nhưng các nguyên nhân chính mà các chuyên gia hôn nhân đưa ra là:
1. Vợ/chồng là tất nhiên. Không có cách nào thúc đẩy tiến độ chấm dứt hôn nhân nhanh hơn là coi vợ/chồng luôn dễ dàng “có sẵn” cho cuộc đời mình. Dù đi làm hay ở nhà, làm nội trợ hoặc buôn bán, vợ/chồng vẫn là điều tất nhiên, không “chạy” đâu được, mình muốn làm gì cũng… không sao! Đó là sai lầm nghiêm trọng. Hãy nhận biết nỗ lực của người bạn đời để mối quan hệ và cuộc sống chung là “ách êm ái” cho nhau chứ không là “nợ đời”. Hãy nói lời “cảm ơn” và “làm ơn…” khi nhờ nhau làm việc gì đó cho mình. Đừng cư xử với nhau như người xa lạ hoặc cho đó là việc “phải làm”. Đôi khi bạn còn biết tự cảm ơn mình kia mà!
-
2. Không đối thoại. Đối thoại là điều rất quan trọng trong bất kỳ mối quan hệ nào, dù lớn hay nhỏ. Dĩ nhiên không phải nói với nhau suốt ngày dài hoặc đêm thâu, vấn đề là làm sao có thể dễ dàng tâm sự với nhau bất cứ lúc nào hoặc bất cứ chuyện gì, không hề gượng gạo. Đôi khi một ánh mắt cũng hiểu ý nhau muốn “nói” gì.
Quan hệ hôn nhân chết dần mòn khi hai người không thể đối thoại – và dễ biến thành “đối thọi”. Nhiều vợ chồng khó giao tiếp với nhau, nói chuyện với nhau luôn chê nhau và gay gắt trong cách nói. Họ chưa ly hôn nhưng đời sống hôn nhân luôn nặng trĩu, bế tắc. Hãy cố gắng chân thành và cởi mở đối thoại để hiểu nhau thêm và nuôi dưỡng hạnh phúc!
-
3. Không biểu lộ tình cảm. Quan hệ hôn nhân càng lâu thì người ta càng ít nói lời yêu nhau. Thậm chí người ta còn cho là “khách sáo”, là “cải lương”, cứ tưởng là “của nhau” rồi thì không cần nghi thức hoặc không cần bày tỏ tình cảm và lãng mạn với nhau. Đó là động thái cực đoan, cảm giác bị chai cứng. Nữ yêu bằng tai, trai yêu bằng mắt. Đó là nói chung, thực ra cả nam và nữ đều thích người hấp dẫn (yêu bằng mắt) và thích nghe những lời yêu thương dịu dàng (yêu bằng tai). Vậy sao vợ chồng không thể hiện với nhau?
-
4. Không lắng nghe. Ai cũng muốn được lắng nghe. Không lắng nghe nhau là con đường ngắn nhất để “khai tử” hôn nhân. Không lắng nghe nhau là thiếu (hoặc không) tôn trọng nhau. Không lắng nghe nhau làm sao có thể làm cho quan hệ phu thê phát triển? Nghĩa là nó sẽ chết ngạt. Không chỉ phải lắng nghe nhau mà còn phải tích cực lắng nghe nhau, có vậy mới thấu hiểu tâm tư và nguyện vọng của nhau.
-
5. Làm mất vui. Nam nữ nối kết với nhau vì nhiều lý do: Chia sẻ viễn cảnh và quan điểm, thu hút thể lý, chia sẻ tâm linh, chia sẻ công việc,… Ngoài ra còn một lý do đơn giản là vui! Thiếu niềm vui hoặc khôi hài, có thể đó là dấu hiệu “bào động” hôn nhân đang tuột dốc không phanh! Vui vẻ là một phần của cuộc sống và là dấu hiệu tốt của mọi mối quan hệ lành mạnh. Hãy cố gắng duy trì niềm vui, nếu thấy giảm vui thì hãy mau chấn chỉnh để cứu vãn hôn nhân càng sớm càng tốt.-
-
6. Xoi mói. Xoi mói, hoặc “bới lông tìm vết”, là động thái tệ hại trong mọi mối quan hệ, đặc biệt trong hôn nhân. Không ai muốn bị chỉ trích, chì chiết, đay nghiến. Đó là động thái ích kỷ, ra vẻ “kẻ cả”, muốn đàn áp “đối phương” chứ không hợp tác, ngay cả những chuyện nhỏ nhoi họ cũng có giọng “lên lớp”. Xoi mói là thói độc đoán, muốn “kiểm soát” người khác, rất nguy hiểm cho mọi mối quan hệ. Đó còn là một thói xấu nên loại bỏ ngay!
-
7. Đe dọa. Đe dọa cũng có sức công phá mạnh trong hôn nhân, đó không là dấu hiệu tốt của mối quan hệ hôn nhân lành mạnh. Đe dọa là do thất vọng điều gì đó hoặc cảm thấy mất tự chủ nên muốn giành quyền kiểm soát. Đe dọa cũng thể hiện sự yếu kém của mình. Hãy bình tĩnh và tái đánh giá mối quan hệ của mình để có thể giải thoát mình và giải thoát gia đình. Đừng quên: “Tâm phẫn xí, tắc bất đắc kỳ chính”.
-
8. Làm ngơ bạn đời. Làm ngơ là động thái còn tệ hại hơn ghét bỏ. Làm ngơ nghĩa là khinh miệt, không còn quan tâm, và cũng là bạo hành tâm lý dạng “cao cấp”. Người bị làm ngơ bị ức chế tột cùng mà không thể làm gì, càng ngày càng yếu thế, khiến họ chết dần mòn cả tinh thần lẫn thể lý. Nếu ở tình trạng này, người bị làm ngơ phải cố gắng “thoát” ra bằng cách nhờ người có uy tín hỗ trợ, đừng cam tâm chịu đựng!
TRẦM THIÊN THU

3 Quên, 4 Có, 5 Không


3 “quên”: 1quên tuổi tác; 2quên bệnh tật; 3quên hận thù.
4 “có”: 1có gia đình; 2có nhà riêng; 3có sổ tiết kiệm; 4có bạn tri kỷ
5 “không”: 1không bán nhà đi ở với con; 2không trông cháu, chỉ thăm cháu; 3không ở cùng, nên ở gần; 4không từ chối khi con cho tiền, dù nhiều hay ít; 5không can thiệp sâu vào công việc, cuộc sống của con.
-
3 QUÊN
Một quên mình tuổi đã già
Sống vui, sống khỏe, lo xa làm gì.
Hai là bệnh tật quên đi
Cuộc đời nó thế chuyện gì nhọc tâm
Ba quên thù hận cho xong
Ăn ngon ngủ kỹ để lòng thảnh thơi.
-
4 CÓ
Một nên có một gia đình
Vì không – homeless – người khinh lẽ thường
Hai cần phải có nhà riêng
Đói no cũng chẳng làm phiền dâu con
Ba là trương mục ngân hàng
Ít nhiều tiết kiệm sẽ an tuổi già
Bốn cần có bạn gần xa
Tri âm, tri kỷ để mà hàn huyên.
-
5 KHÔNG
Một không vô cớ bán nhà
Dọn vào chung chạ la cà với con
Hai không nhận cháu để trông
Nhớ thì thăm hỏi bà ông, cháu mừng
Ba không cố gắng ở chung
Tiếng chì tiếng bấc khó lòng tránh đâu
Bốn không từ chối yêu cầu
Ít nhiều quà cáp con, dâu cho mình
Năm không can thiệp nhiệt tình
Đời tư hay việc riêng mình của con.
-
Trích từ blog của BS Trần bá Thoại.

TIN Y KHOA VITAMIN D

 Xin vui lòng gởi thông điệp nầy đi , cho dù chỉ đến với một người thôi .

Thông điệp nầy là để tưởng nhớ đến những người mà bạn biết , hay là những nạn nhân của căn bịnh .
Làm ơn , xin đừng dập tắt ngọn nen hy vọng....
-
TIN Y KHOA VITAMIN D
MỘT HY VỌNG MỚI CHO NHỮNG NGƯỜI BỊ BỆNH UNG THƯ:
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẰNG SINH TỐ D.
-
Trong tuyển tập nghiên cứu về bệnh Ung Thư (Critical Reviews in Oncology Hematology) được ấn hành bởi Elsevier, nhà xuất bản lớn nhất thế giới về khoa học và y khoa, có một chương nói về cách điều trị và phòng ngừa ung thư của hai Giáo Sư Y Khoa người Việt Nam: Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh và Bác Sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan.
Bác sĩ Lương Vinh Quốc Khanh là Hội Viên (Fellow) của 6 trường Đại Học về Chuyên Khoa Y Khoa và 1 trường Đại Học Y Khoa Anh Quốc. Ông là Giáo Sư Thỉnh Giảng của Đại Học Y Khoa UCLA, Giáo Sư của trường USC, Keck School of Medicine, Los Angeles.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan là Hội Viên của 3 trường Đại Học Chuyên Khoa Y Khoa và là Giáo Sư trường USC, Keck School of Medicine, Los Angeles.
-
Nhân một cơ hội được đọc chương về Cách Dùng Sinh Tố D để trị Bệnh Ung Thư nói trên, người viết đã làm một cuộc phỏng vấn ngắn ngủi với Giáo Sư Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh.
-H: Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân nào dẫn tới việc nghiên cứu về Sinh Tố D để trị và ngăn ngừa bệnh ung thư.
-Đ: Tôi đã nghiên cứu về sự liên hệ của sinh tố D và bệnh ung thư từ 20 năm nay. Tôi đã từng hợp tác nghiên cứu với một giáo sư nổi tiếng về Sinh tố D của Mỹ. Lý do dẫn tôi tới việc nghiên cứu này là một khám phá tình cờ. Trong lúc điều trị cho những người Việt Nam bị bệnh ung thư, tôi nhận thấy những bệnh nhân này có một đặc điểm chung là cùng thiếu Sinh tố D. Trước đó, tôi đã chia xẻ điều khám phá này với các vị thầy cũng như đồng nghiệp của tôi nhưng rất ít người đồng ý với ý kiến của tôi, có khi còn cho ý kiến ngược lại. Tôi nhớ khi tôi còn ở Đại Học UCLA và bắt đầu nghiên cứu về sự liên hệ giữa sinh tố D và căn bệnh quái ác này, ông thầy tôi gọi điện thoại cho tôi, chê trách là tôi không hiểu gì về sinh tố D cả. Ông thầy cho rằng người dân ở California không bao giờ thiếu Sinh tố D. Nhưng kêt quả thực tế do tôi khám phá là các người bệnh ung thư ở California đều thiêu sinh tố D. Mãi sau này, ông thầy tôi mới xin lỗi vì không bao giò ông nghĩ là các bệnh nhân ung thư đều thiếu sinh tố D.
-
-H: Điều đáng mừng là sinh tố D có thể mua tại bất cứ dược phòng nào, phải không?
-Đ: Thật ra không phải cứ là sinh tố D thì có thể mua tự do tại các dược phòng. Có nhiều loại sinh tố D. Loại sinh tố D dùng để chữa bệnh ung thư phải có toa bác sĩ mới mua được. Loại cần toa bác sĩ này tốt gấp 10 lần các loại thông thường. Mấy loại mua ngoài chợ không có giá trị. Bản thân tôi khi chữa trị cho người mắc bệnh ung thư, đều dùng loại cần toa bác sĩ. Yếu tố này, thoạt đầu, cũng không được các đồng nghiệp khác đồng ý. Ngay chính ông thầy tôi cũng phản ứng khi được biết tôi chuyên dùng loại sinh tố D cần toa bác sĩ. Ông Thầy tôi cũng thắc mắc hỏi tại sao tôi chỉ cho toa mua loại này, sao không cho họ xài loại bán ngoài chợ. Các khảo cứu sau này cho thấy chỉ có loại sinh tố D cần toa bác sĩ, vì chỉ có loại ấy mới bám vào tế bào và tác dụng trên tế bào ung thư.
-
-H: Khi tôi còn đi học, tôi được nghe nói là các yếu tố tiền sinh tố D nằm dưới da, có đúng không?
-Đ: Đúng thế, các yếu tố tiền sinh tố D3 nằm dưới da. Nhờ tia ultra violet của mặt trời, các yếu tố này biến thành 25-sinh tố D3. Các chất 25-sinh tố D3 này vào tới thận biến thành 1,25-sinh tố D3. Chính 1,25-sinh tố D3 này mới có tác dụng trên cơ thể. Chất tiền 24,25-sinh tố D3, nếu không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì không thể biến thành 1,25-sinh tố D3. Nhưng cũng có trường hợp luôn ở dưới ánh nắng mặt trời nhưng vẫn thiếu sinh tố D3. khỏang 1/3 đến phân nửa dân số sinh sống ở Sub-Sahara Phi Châu và Trung Đông được xem là thiếu sinh tố D. Như những người da đen, họ thường thiếu sinh tố D vì da họ đen quá làm cản tác dụng biến tiền sinh tố D thành sinh tố D3. Mũ che nắng, Sunblock cũng cản tia tử ngoại (UV) nữa. Da của người lớn tuổi cũng cản tia tử ngoại. Tế bào da của người lớn tuổi cũng không phát triển, thì người lớn tuổi cũng sẻ thiếu sinh tố D.
-
-H: Còn yếu tố nào làm thiếu sinh tố D không?
-Đ: Người Việt Nam thường bị viêm gan, các tế bài gan giảm đi, thi việc thay đổi từ 25-sinh tố D sang 1,25-sinh tố D3 cũng giảm đi. Đau thận cũng làm giảm thiểu sự biến hóa 1,25-sinh tố D3. Một điều cần lưu ý là có nhiều người phơi nắng rất nhiều cũng thắc mắc tại sao tôi thiếu sinh tố D. Phơi nắng nhiều quá, thì lại làm một lớp da ngoài bị cháy đi, biến thành lớp cản không tiếp nhận tia hồng ngọai tuyến (UV) nữa. Do đó việc đem người bệnh ung thư đi phơi nắng cũng gặp môt trở ngại là không biết độ nắng là bao nhiêu thì tốt.
-
-H: Bác sĩ có thể nói thêm về quan hệ giữa sinh tố D và bệnh ung thư như thế nào được không?
-Đ: Sinh tố D liên quan đến ánh nắng mặt trời. Vùng nào nhiều ánh nắng mặt trời thì ít ung thư. Vì thế những vùng càng xa xích đạo bao nhiêu thì càng thiếu sinh tố D, như vùng cực bắc âu thì thiếu sinh tố D rất nhiều, Người ta thấy có một liên hệ mật thiết giữa sinh tố D và bệnh ung thư, những người thiếu sinh tố D thì có tỷ lệ bị ung thư cao hơn người có nhiều sinh tố D. Như ở Norway, có nhiều county, những county ở cực Bắc thì tỷ lệ ung thư cao hơn vùng county phía nam, nơi mà người ta giầu sinh tố D hơn người cực bắc. Ngoài ra, còn có ảnh hưởng của thời tiết: Mùa đông ít ánh nắng mặt trời, nên số người bị ung thư tăng lên rất nhiều, Mùa hè thì giảm đi. Điều quan trọng là nếu dùng sinh tố D trong việc điều trị thì hy vọng khỏi bệnh càng cao.
-H: Cám ơn bác sĩ. Mong rằng đây là một khám phá mới đem lại nhiều hy vọng cho những người mắc phải cơn bệnh của Thần Chết này.
Xin tiếp tay cầu cho những người thiếu may mắn . Biết đâu chính bạn ?

NGÀY TÀN SÁT NHỮNG NGƯỜI CHĂN CHIÊN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI


Giê 25:32-38 Đức Jehowa vạn quân phán như vầy:Nầy,tai hoạ sẽ từ một dân nầy qua một dân khác;một trận bảo lớn dấy lên từ các nơi đầu cùng đất.33 Thây của những kẻ mà Đức Jeehowa đã giết trong ngày đó,sẽ đầy trên đất từ đầu nầy đến đầu kia; chẳng ai khóc,chẳng thâu lượm,chẳng chôn,sẽ làm phân trên mặt đất 34 Hởi những kẻ chăn,hãy than khóc,cất tiếng than van; Hởi những kẻ dẩn bầy chiên,hãy lăn trong tro bụi; Vì ngày các người bị giết,kỳ các ngươi bị tan lạc đã đến hạn; các ngươi sẽ ngã xuống như Bình quý giá.35 Kẻ chăn ko bởi đau trốn tránh,kẻ dẩn bầy chiên không bởi đâu thoát ra.36 Kẻ chăn phát tiếng kêu,kẻ dẩn bầy chiên than khóc; Vì Đức Jehowa phá hoang đồng cỏ họ,37 và những chuồng chiên iên ổn đã bị bắt phải nín lặng bởi sự nóng giận của Đức Jehowa .38 Ngài như Sư tử đã ra khỏi chổ kín mình.Đất chúng nó đã trở nên gở lạ bởi sức mạnh rất hung đè nén,và cơn giận rất mảnh liệt.
1Sam 22:16-19 Vua đáp:Hởi A Hi Mê Léc ,thật ngươi và cả nhà cha ngươi đều sẽ chết.17 Vua bèn nói cùng các thị vệ đứng gần mình rằng : Hãy lại gần giết những Thầy tế lể của Đức
Jehowa vì chúng nó giúp đở Davit,biết nó trốn mà ko cho ta hay.Nhưng các đầy tớ của vua ko khứng tra tay trên mình những Thầy tế lể Đức Jehowa,cũng chẳng chịu đánh họ nữa.18 Vua bèn nói cùng Đô E rằng: Ngươi hãy lại gần đánh giết những Thầy tế lể.Đô E,người Ê đôm,lại gần,đánh những Thầy tế lể; Và trong ngày đó hẳn giết tám mươi lăm người mặc Ê phót bằng vải gai.19 Sau lơ lại dùng gươm giết dân Nóp,thành của Thầy tế lể; người nam và người nữ,con trẻ và con đương bú,bò,lừa,và chiên,thẩy đều bị gươm giết
-
Có một lời tiên tri trong Giê rê mi 25:32-38 dự đoán về ngày Chúa tàn sát nhiều người chăn chân thật của Ngài trong ngày đại nạn mà đa số dân Chúa không biết và không chấp nhận.
Có ba vị vua tiếp nối nhau cai trị là Sau-lơ, Đavít và Sa-lô môn. Vua Sau lơ tượng trưng Antichrist, ông sẽ tàn sát dân Chúa và các đầy tớ của Ngài, là các người chăn chiên, là các mục sư mọi loại giáo phái. Đa vít là Đấng Christ tcơn đại nạn, và Sa-lô môn là Đấng Christ cai trị trong nước ngàn năm.

Các bạn là mục Sư phải không? Các bạn là trưởng lão hội thánh Chuá chứ gì? Các bạn là mục tử phải không? Nếu các bạn không được cất lên trời trước cơn đại nạn, rất có thể bạn sẽ bị Chúa phó cho Antichrist giết chết vào đầu đại nạn.

Tôi không giảng tà giáo, tôi không muốn ru ngủ bạn về sự cất lên các tín đồ cách quá dễ dàng. Tôi muốn cảnh cáo các bạn về lời của Chúa đã nói trước, “Thây của những kẻ mà Đức Jehovah đã giết trong ngày đó,sẽ đầy trên đất từ đầu nầy đến đầu kia; chẳng ai khóc,chẳng thâu lượm,chẳng chôn,sẽ làm phân trên mặt đất 34 Hởi những kẻ chăn,hãy than khóc,cất tiếng than van; Hởi những kẻ dẩn bầy chiên,hãy lăn trong tro bụi; Vì ngày các người bị giết,kỳ các ngươi bị tan lạc đã đến hạn; các ngươi sẽ ngã xuống như bình quý giá”
Xin Chúa giải cứu bạn bằng cách cất bạn lên trời trước khi antichrist đến.
Minh Khải

Monday, January 8, 2024

KỈ NIỆM GÒ CÔNG-


Gò công miền đất gò giồng,
Khó mà lũ lụt từ sông Chín Rồng,
Gò Tre giáp với Tân Đông,
Tướng quân Võ Tánh cưới công chúa rồi,
Đầm Vạn Thắng rạng ngời,
Miếu thờ đại tướng để đời Gò Tre.
Bình Ân có đất Gò Me,
Vĩnh Bình có chợ ông Huê một thời.
Nhớ xưa đám lá tối trời,
Trương công chống Pháp giận sôi hung tàn,
Bình Tây đại soái rỡ ràng,
Ao Dinh tuẫn tiết vô vàn tiếc thương!
Gò Công quê ngoại Nguyễn vương,
Sơn Quy vùng đất diệu phương, nhiệm mầu,
Phát sinh hoàng hậu thanh cao,
Chín ba tuổi thọ xiết bao lạ lùng!
Đập ông Chưởng ở Bình Luông,
Tiền nhân trị thủy vô cùng giỏi giang.
Đồng Sơn gia tộc hiển vang,
Nam Phương hoàng hậu huy hoàng biết bao!
Giồng Trôm, Giồng Tháp, Giồng Nâu,
Tân Thành, Đèn Đỏ đêm thâu sáng ngời.
Ô làng thành phố đây rồi,
Gò cao khổng tước nhiều đời trú thân.
Đây là vùng đất tuyệt luân,
Anh em ta đã một lần sinh ra,
Gò Công là chính quê ta,
Tôi yêu xứ sở tên là Gò Công.
- 8-1-2024
Đ. V. Đ. Thạnh Trị.