Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Thursday, October 11, 2018

CHỖ TRÊN CAO



 “Chúa Jêsus đem Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng, lánh riêng lên núi cao”.—Mác 9:2
Chúng ta đều đã có những thời gian kinh nghiệm ở nơi cao trên núi, khi ấy chúng ta đã thấy mọi sự từ quan điểm của Đức Chúa Trời và muốn cứ ở lại đó. Nhưng Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ cho phép chúng ta ở lại đó. Sự thử nghiệm thực sự trong đời sống thuộc linh của chúng ta là việc phô bày sức mạnh để đi xuống từ núi cao. Nếu chúng ta chỉ có sức mạnh để đi lên, có cái gì đó sai trật rồi. Ở trên núi với Đức Chúa Trời là một điều tuyệt vời, nhưng một người chỉ được có như vậy khi mà anh có thể đi xuống và nâng người bị quỷ ám tại thung lũng lên chỗ cao với mình (xem Mác 9: 14-18).
“Khi Ngài đến cùng các môn đồ kia, thấy quần chúng đông xung quanh họ, và mấy văn sĩ biện bác với họ.  Cả quần chúng vừa thấy Ngài, liền kinh ngạc quá bội, đều chạy đến chào Ngài.  Ngài bèn hỏi rằng: “Các ngươi biện bác với môn đồ về việc gì?”  Có một người trong quần chúng đáp rằng: “Thưa thầy, tôi đem con trai tôi đến thầy, nó bị linh câm ám;  không cứ chỗ nào linh ám vào thì vật nó nhào xuống; nó sôi bọt mồm, nghiến răng, rồi xàu đi; tôi đã xin môn đồ thầy đuổi linh ra, song họ bất lực.”
Chúng ta không được tạo nên để chỉ sống trên những ngọn núi, để xem cảnh mặt trời mọc, hay cho các điểm hấp dẫn đẹp đẽ khác trong cuộc sống. Chúng ta đã được Chúa tạo dựng để sống cho các thung lũng và những điều bình thường của cuộc sống, và đó là nơi mà chúng ta phải chứng minh khả năng chịu đựng và sức mạnh của chúng ta.
Tuy nhiên, sự ích kỷ thuộc linh của chúng ta luôn mong muốn những khoảnh khắc tuyệt vời lặp đi lặp lại trên núi. Chúng ta cảm thấy rằng mình có thể nói chuyện và sống như các thiên thần hoàn hảo, nếu chúng ta chỉ có thể ở lại trên đỉnh núi mả thôi. Những lần ở nơi cao đó là đặc biệt và chúng có ý nghĩa trong cuộc sống của chúng ta với Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta phải cẩn thận tránh tính ích kỷ thuộc linh của mình, là cứ muốn ở nơi cao cho mình vui hưởng mà thôi

Wednesday, October 10, 2018

Ba Con Người Tức Giận-


Sáng thế Ký 4: 4-6 “A-bên cũng dâng chiên đầu lòng trong bầy mình cùng mỡ nó. Đức Giê-hô-va đoái xem A-bên và nhận lễ vật của người; nhưng chẳng đoái đến Ca-in và cũng chẳng nhận lễ vật của người; cho nên Ca-in giận lắm mà gằm nét mặt. Đức Giê-hô-va phán hỏi Ca-in rằng: Cớ sao ngươi giận, và cớ sao nét mặt ngươi gằm xuống?”

Tuesday, October 9, 2018

MỘT NGƯỜI CHA VÀ ĐỨA CON YÊU QUÍ.

Bé gái Madeline năm tuổi trèo lên đùi của Bố. Ông hỏi: “Con ăn no chưa?” Bé mỉm cười, xong vỗ bụng mình: “Con không thể ăn gì thêm.” – “Con ăn bánh nướng của Bà Nội chưa?” – “Ăn hết một miếng!”
 Joe (người Bố) nhìn Mẹ ngồi bên kia bàn ăn: “Mẹ cho tụi con ăn no quá. Chắc tối nay không thể làm gì khác hơn là lên giường.”
 Madeline áp hai bàn tay nhỏ trên cả hai bên má phúng phính: “Nè Bố, Bố nói đêm Giáng Sinh nầy mình có thể khiêu vũ?”
 Joe giả vờ như không nhớ: “Bố nói vậy hả? Sao? Bố không nhớ đã nói gì về khiêu vũ cả?”
 Bà nội mỉm cười và lắc đầu trong khi dẹp bàn ăn. Bé Madeline nũng nịu: “Bố nầy, mình luôn luôn khiêu vũ trong đêm Giáng Sinh. Chỉ mỗi mình Bố với con. Nhớ chưa?”
 Một nụ cười hé nở dưới hàng râu mép rậm: “Nhớ chứ, con cưng, sao Bố có thể quên được?”
 Rồi Ông đứng lên, nắm tay Bé... Và trong giây phút, chỉ một giây phút thôi… hình bóng người vợ yêu của Ông sống lại… Hai người đi vào phòng riêng, khiêu vũ suốt buổi chiều, như đã bao nhiêu đêm trước ngày Giáng Sinh.
 Hai người có thể khiêu vũ suốt thời còn lại trong đời. Nhưng bất ngờ Bà mang thai, rồi những biến chứng xảy đến. Madeline sống thóat. Người mẹ thì không. Còn Joe, anh hàng thịt vạm vỡ của Minnesota, ở lại một mình – gà trống nuôi con, bé Madeline…
 “Đi, Bố.” Bé kéo tay Joe. – “Mình khiêu vũ trước khi mọi người đến.” Bé nói đúng. Chập sau, chuông ngoài cửa reo. Thân nhân, họ hàng đầy nhà… Và một đêm Giáng Sinh lại qua…
 Bấy giờ chỉ còn Bố và Madeline…

Hơn Muôn Ngàn Lời Nói


Rô-ma 8:22–30
Cũng vậy, Thánh Linh giúp đỡ sự yếu đuối của chúng ta. Rô-ma 8:26
Tại buổi lễ cung hiến một bản dịch Kinh Thánh tiếng châu Phi, vị tù trưởng của vùng nhận được một quyển. Với lòng biết ơn, ông đưa quyển Kinh Thánh lên trời và nói lớn: “Giờ đây, chúng con biết rằng Chúa hiểu ngôn ngữ của chúng con! Chúng con có thể đọc Kinh Thánh bằng tiếng mẹ đẻ.”
Dù chúng ta nói ngôn ngữ nào thì Cha Thiên Thượng đều hiểu. Nhưng nhiều khi chúng ta cảm thấy không thể trình bày những mong mỏi sâu xa cho Ngài. Sứ đồ Phao-lô khích lệ chúng ta cứ cầu nguyện dù chúng ta cảm thấy thế nào. Ông nói về thế giới khổ đau của chúng ta và cả nỗi đau của riêng chúng ta rằng: “Vì chúng ta biết rằng tất cả tạo vật đều than thở và quặn thắt cho đến ngày nay” (Rô. 8:22), và ông so sánh thực trạng đó với công tác của Đức Thánh Linh đang thực hiện thay chúng ta. Ông viết: “Thánh Linh giúp đỡ sự yếu đuối của chúng ta, vì chúng ta không biết phải cầu nguyện điều gì cho đúng, nhưng chính Thánh Linh dùng những sự thở than không thể diễn tả bằng lời mà cầu thay cho chúng ta” (c.26).

Monday, October 8, 2018

KHOA HỌC (Y KHOA) GIẢI THÍCH "HỒN LÌA KHỎI XÁC" RA SAO?


Ngày 6/10, các nhà khoa học tại Đại học Southampton (Anh) tuyên bố đã khám phá ra bí ẩn của hiện tượng “hồn lìa khỏi xác” sau khi tiến hành cuộc nghiên cứu y học lớn nhất từ trước tới nay trên những người trở về từ chết.
Để giải quyết câu hỏi này, các nhà khoa học Đại học Southampton đã dành ra 4 năm trời để nghiên cứu hơn 2,000 người trải qua giai đoạn tim ngừng đập hoàn toàn tại 15 bệnh viện ở Anh, Mỹ và Úc. Hiện tượng con người vẫn có những trải nghiệm đầy ý thức về mọi vật xung quanh sau khi tim ngừng đập, não ngừng hoạt động hoàn toàn luôn là một vấn đề đau đầu với các nhà khoa học và gây ra không ít tranh cãi.
Họ phát hiện ra rằng gần 40% số người sống sót sau khi tim ngừng đập mô tả về một dạng “ý thức” vẫn tồn tại trong thời gian họ chết lâm sàng, trước khi tim họ hoạt động trở lại.
Một bệnh nhân đã kể lại rằng ông đã “thoát xác” hoàn toàn và đứng trong góc phòng theo dõi toàn bộ quá trình các bác sĩ hồi sức cấp cứu cho chính ông trên giường bệnh.

Sunday, October 7, 2018

Vương Quốc Vô Lí

VƯƠNG QUỐC THIÊN ĐÀNG.
CÁC CÔNG DÂN TRÊN ĐÓ SAY SƯA TRONG KỲ DIỆU.

“Phước cho những kẻ nghèo khổ tâm linh, vì Vương quốc Thiên Đàng thuộc về họ.” (Mat. 5:3) Hãy bắt đầu bằng câu chuyện thương lượng của một người trẻ giàu sang trong Tân Ước. Anh là một người giàu. Mang giày Italia. Y phục thời trang. Tiền bạc anh đầu tư. Thẻ tín dụng của anh loại vàng. Anh sống như anh đi phi cơ – loại hạng nhất.

Anh còn trẻ. Anh trút hết mỏi mệt trong phòng thể dục và dễ dàng thả rơi tuổi già qua rổ bóng trên sân chơi. Bụng anh bằng phẳng. Mắt anh sắc bén. Sinh lực là nhãn hiệu của anh, và sự chết thì còn xa vô tận.

Anh đầy năng lực. Nếu Bạn không nghĩ vậy, cứ hỏi anh. Bạn có những câu hỏi? Anh có những câu trả lời. Bạn có những vấn đề? Anh có những giải pháp. Bạn có những khó xử? Anh có những ý kiến. Anh biết anh sẽ đi đâu, và ngày mai anh sẽ ở đó. Anh là thế hệ mới. Vậy thế hệ cũ phải khăn gói ra đi.

Một Gương Mặt Thay Đổi và Một Bộ Cánh

Một Trái Tim Đói Khát Thờ Phượng

Những người ngồi trên phi cơ và những người ngồi trên băng ghế nhà thờ có rất nhiều điểm giống nhau. Tât cả đều trên một hành trình. Hầu hết giữ tư cách tốt đẹp và lịch sự. Một số
ngủ gà ngủ gật, một số khác đăm nhìn ra cửa sổ. Hầu hết, nếu không phải tất cả, thỏa lòng với một kinh nghiệm có thể đoán trước. Đối với nhiều người, dấu hiệu của một chuyến bay tốt đẹp và dấu hiệu của một buổi nhóm thờ phượng tốt đẹp giống nhau. Chúng ta thích nói: “Tốt đẹp.” – “Một chuyến bay tốt đẹp,” hay “Một buổi thờ phượng tốt đẹp.” Chúng ta đi ra cùng một lối chúng ta vào, và chúng ta vui vẻ trở lại kỳ tới.

Dù vậy, có vài người không thỏa lòng với chữ “tốt đẹp.” Họ mong muốn điều gì hơn nữa. Một cậu bé vừa chen qua trước tôi, đã làm điều đó. Tôi nghe cậu nói trước khi tôi thấy cậu. Tôi ngồi vào ghế khi Cậu hỏi: “Thật họ sẽ cho tôi gặp vị hoa tiêu chăng?” Có thể cậu may mắn hay khôn ngoan, vì cậu đã tỏ lời yêu cầu ngay khi bước vào phi cơ. Lời yêu cầu trôi vào phòng lái, khiến vị hoa tiêu thò đầu ra. Ông hỏi: “Ai đang tìm tôi?” - “Dạ tôi,” cậu bé giơ tay lên như thể cậu đáp lại câu hỏi của cô giáo lớp hai.

Phải Chăng Thời Gian Sắp Hết


Hơn 75 năm qua, Henry Luce muốn tìm một danh từ, vỏn vẹn một chữ, cho một tuần san tin tức, danh từ đó phải mô tả những biến cố đã xảy ra trong ngày. Ông đã chọn chữ “Thời.” Kinh Thánh dạy rằng: “Thời gian trong cuộc đời chúng ta là 70 năm” (Thánh Thi 90:10) . Thời gian là một nhiệm mầu. Chúng ta cảm biết thời gian trôi qua trong năng thức. Chúng ta đo lường thời gian diễn tiến bằng những cơ cụ chỉnh bị tinh vi. Chúng ta đánh dấu thời gian chóng bay, và chúng ta đọc được ký ức mà thời gian để lại phía sau. Song, một điều chúng ta không thể làm, là định nghĩa thời gian.

Henry Wadsworth Longfellow đã viết: “Thời gian là gì? Cái bóng trên bàn tròn chia giờ, tiếng gỏ trong chiếc đồng hồ, cát chảy trong lọ thủy tinh, ngày và đêm, muà hè và mùa đông, tháng, năm và thế kỷ – những điều nầy chỉ là đoán định và dấu chỉ bên ngoài, sự đo lường thời gian, không phải chính thật thời gian.” Khoa học tân tiến cố định nghĩa thời gian. Đôi khi thời gian được trình bày bằng những cô
Xemng thức toán học trừu tượng, đôi khi bằng sự phân giải các giấc mơ, đôi khi như thêm vào không gian một chiều thứ tư.

Việc Gì Xảy Ra Khi Bạn Qua Đời

Cái chết trong tháng Tư tại Iraq của ký gỉa Davis Bloom thuộc cơ quan truyền thông NBC là một cú xốc cho nhiều khán gỉa truyền hình Hoa kỳ. Đây là một nhân vật qua bộ phim truyền hình “Today,” hoặc qua Toà Bạch Ốc, thường xuyên có mặt tại phòng khách trong nhà chúng ta. Ông tường thuật các biến cố từ Bosnia, Somalia, Israel, Kuwait, Pakistan, cả đến hai cao ốc ở New York bị triệt hạ. Trong đám táng Bloom, các bạn hữu và cọng sự viên thân nhất của Ông, nói rằng Ông đã mang phiêu lưu, khôi hài và thiện cảm vào truyền hình. Bây giờ, Ông đột ngột biến mất.

Có thể hơi khó cho chúng ta tin rằng Bloom gục ngã vì một viên đạn lạc hay một tai nạn liên hệ đến chiến tranh. Tuy nhiên, người phóng viên 39 tuổi nầy với năng lực vô hạn và hăng hái như trẻ con, đã chết vì một cục máu đặc – một điều có thể dễ dàng xảy đến tại nhà riêng của chúng ta. Chúng ta được nhắc nhở rằng chính chúng ta cũng ở trong một khoảng cách chỉ một nhịp tim là rời khỏi thân xác trần tục nầy.

Cái chết của David Bloom khiến nhiều người nêu lên câu hỏi đã lâu đời: Thật sự việc gì xảy đến với chúng ta khi chúng ta chết? Ngày nay, nhiều người tin rằng sự tồn tại của họ chấm dứt ngay lúc chết. Điều xác tín nầy giúp chúng ta ghi nhận tính cách phi đạo đức điển hình cho các thế hệ đã qua, cho làn sóng tội phạm đang lên, cho những xung đột chủng tộc, và thậm chí cho những cuộc chiến giữa chúng ta. Thái độ chúng ta xuất

Sáu Hạng Người Rồ Dại

Kinh Thánh có hằng ngàn điều hứa cho chúng ta để cầu xin và áp dụng trong cuộc đời chúng ta. Tuy nhiên, một số người trong chúng ta sống như Thượng Đế chẳng hứa lời nào. Chúa Jesus phán: “Hỡi những kẻ rồ dại và lòng chậm tin” (Luke 24:25). Chúng ta đọc trong I Corinthians: “Chớ ai tự dối mình. Nếu người nào trong anh em tưởng mình khôn ngoan 
trong thiên hạ, thì hãy trở nên rồ dại, để mình có thể khôn ngoan. Bởi sự khôn ngoan trong thế gian nầy là rồ dại đối với Thượng Đế. Như Lời Chúa đã chép: “Ngài bắt giữ kẻ khôn
ngoan trong chính mưu xảo của họ. “ Cũng có chép rằng: “Chúa đã biết những ý tưởng của người khôn ngoan, thật là hư ảo” (I Cor. 3:18-20).

Một định nghĩa trong tự điển rằng kẻ rồ dại là “một người thiếu xét đoán.” Một ý nghĩa khác của rồ dại là “một người chuyên làm trò hề hoặc một tên hề.” Trong Kinh Thánh từ ngữ “rồ dại” có một ý nghĩa đạo đức. Nhiều câu nghe như nghịch lý. Chúng ta đọc trong Sách Châm ngôn: “Những kẻ rồ dại coi thường sự thông sáng” (Châm ngôn 1:7), và trong I orinthians: “Hãy trở nên rồ dại” (I Cor. 3:18). Trong câu thứ nhất, kẻ rồ dại là một người vô tâm, thiếu suy nghĩ, không ý thức, một người thiếu hiểu biết lẽ thật. Trong câu thứ hai, kẻ rồ dại là một người đã qui phục Đấng Chriat nên bị thế gian chê cười, bị gọi là rồ dại và nhạo báng. Vậy nên, trong Kinh Thánh, có những kẻ rồ dại kém khôn ngoan, và những kẻ rồ dại thông sáng.

Tìm Vàng Trong Đống Rác

Một Trái Tim Đầy Hy Vọng.

Williams Rathje thích rác rến. Nhà sưu khảo giáo dục Đại học Harvard nầy tin rằng chúng ta có thể học hỏi rất nhiều từ những đống rác của thế gian. Các nhà khảo cổ luôn luôn quan sát rác rến để nghiên cứu một xã hội. Rathje cũng làm vậy; Ông không mất thời gian chờ đợi. Đồ Án Rác Rến, là danh hiệu tổ chức của Ông, du hành khắp lục địa, đào xới những bãi rác và nghiên cứu các thói quen ăn uống của chúng ta, kiểu cách trang phục, cùng mức độ kinh tế. Rathje có thể tìm được ý nghĩa trong rác rến của chúng ta. Tổ chức của Ông nghiên cứu rằng một gia đình trung bình phế thải từ 10 đến 15% thức ăn đặc. Một người Hoa kỳ trung bình mỗi ngày bỏ đi nửa cân (Anh) rác, và bãi phế thải lớn nhất tại Hoa kỳ, gần Thị xã New York, có đủ rác để lấp đầy con Kinh Panama. Theo Ông Rathje, thời gian rác rến mục nát lâu hơn chúng ta tưởng. Ông đã gặp một miếng thịt còn nguyên từ năm 1973 và những tờ nhật báo còn đọc được từ thời Tổng thống Truman. Rathje học được rất nhiều bằng cách nhìn vào sự ô tạp của chúng ta. Đọc về Rathje khiến tôi ngỡ ngàng: một "Học giả Rác rến" phải như thế nào? Khi Ông thuyết trình, phải chăng những điều Ông nói như là một cuộc "đàm thoại rác rến"? Những buổi họp tham mưu của Ông được coi như những buổi "kiểm thảo rác rến"? Những chuyến công tác của Ông được gọi là "việc làm rác rến"? Ban ngày, lúc Ông suy tư về công việc của Ông, vợ Ông bảo Ông phải vứt bỏ rác rến trong tâm trí Ông? Dù rằng tôi thích để công việc dơ dáy cho Rathje, sự quan tâm của Ông đối với rác rến đã tác động tôi. Nếu chúng ta cũng học làm giống như Ông, thì sao? Giả như chúng ta thay đổi phương cách chúng ta nhìn những đống rác ngổn ngang trên con đường chúng ta? Sau cùng, Bạn có chịu nổi hòa mình với đống rác? Lưu thông tắt nghẽn. Máy vi tính kẹt rối. Đình hoãn những chuyến nghỉ ngơi.

ĐI TÌM CHÂN LÝ

Có một Thượng Đế chăng? Đời sống của tôi có ý nghĩa gì không? Hay mọi việc xảy ra chỉ là ngẫu nhiên? Làm sao tôi có thể tìm được chân lý về sự sống và sự chết? Điều gì sẽ xảy ra khi tôi chết? Kinh Thánh có thật là Lời “ứng cảm” từ Thượng Đế hay đó chỉ là những bản văn triết lý của một nhóm người thời cổ?

Những câu hỏi nầy thường đến với chúng ta ở một điểm nào đó trong cuộc đời. Lời giải đáp của chúng ta đối với những câu hỏi nầy vô cùng quan trọng bởi chúng ảnh hưởng đến những mục tiêu, sự tương giao, sự bình an tâm trí của chúng ta và tối hậu, định mệnh đời đời của chúng ta. Kinh Thánh được xem là Lời ứng cảm từ Thượng Đế, và tuyên bố rằng sứ điệp Kinh Thánh là chân lý tuyệt đối. Vậy nên, rất quan trọng cho mỗi người trong chúng ta nhận định Kinh Thánh thật là Lời của Thượng đế hay không?

Nếu Kinh Thánh là chân lý và Thượng Đế là thực hữu, thì một ngày kia mọi người trong chúng ta sẽ ứng hầu trước Ngài để chịu xét xử theo số phận đời đời của chúng ta – thiên đàng hay địa ngục. Kinh Thánh dạy rằng, tiếp theo sự chết, chúng ta sẽ phải khai trình cùng Thượng Đế về sự đáp ứng của chúng ta thế nào đối với Đấng Cứu thế Jesus và sự cứu độ của Ngài ban cho chúng ta.

LỜI CHỨNG CỦA PAUL MCGUIRE




Paul McGuire, một nhà sản xuất phim độc lập ở Hollywood, tác giả cuốn phim khoa học giả tưởng được chọn là một phim đắt khách nhất tại Đại hội Điện ảnh Cannes. McGuire đã hoạt động đắc lực trong phong trào Tân thế hệ và đã thử nghiệm trước tiên về Vũ trụ Giao cảm (Cosmic Consciousness), Hồn giao Cách cảm (Mental Telepathy), Chiêm tinh Chiếu mệnh (Astro Projection), Biến trạng Cảm thức (Altered states of Consciousness), và Thần bí Đông phương.

Chúng ta hãy nghe lời tự thuật của Paul McGuire về những kinh nghiệm của anh đối với Tân thế hệ, và cuộc đời của anh hoàn toàn thay đổi khi anh đến với Đấng Cứu Thế Jesus.

…Gia đình tôi đã từng nghĩ rằng: Những người tin theo Đức Chúa Jesus Christ là chống lại ĐỜI, chống tình dục, và chống sự vui chơi. Bởi đó, tôi đã được nuôi dưỡng trong thành kiến thật sự chống Cứu thế giáo. Tôi đã nghĩ rằng tín đồ của Chúa là những người quá lập dị, mê tín và cổ hũ

AN TOÀN TRONG BÃO TỐ CUỘC ĐỜI

Trong những cơn bão tố cuộc đời, Thượng Đế ở đâu? Trong tất cả những khổ nạn thế gian, Ngài ở đâu? Tại sao Ngài không ngăn chận tội ác? Kinh Thánh bảo đảm chúng ta rằng Thượng Đế sẽ tiêu diệt tội ác khi Đấng Cứu Thế Jesus trở lại.

Nhưng Chúa Jesus không cho chúng ta biết khi nào Ngài trở lại: “Không ai biết được về ngày hoặc giờ, cả đến các thiên sứ trên trời, cùng Đấng Con Thượng Đế, song chỉ có Thiên Phụ” (Mat. 24:36). Nhưng Chúa Jesus đã phán rằng sẽ có những dấu chỉ chúng ta có thể chắc chắn trông đợi. Chúng được gọi là “Những dấu chỉ của các thời kỳ” (Mat. 16:3).

Một nhóm môn đồ đến gặp Chúa Jesus cách riêng tư, thưa rằng: “Xin Thầy cho chúng con biết khi nào việc nầy xảy ra, dấu chỉ sự đến của Ngài và cuối cùng của thời đại ra sao?” (Mat. 24:3).

BẠN HỐI TIẾC ĐIỀU GÌ NHẤT?


 


Bạn hối tiếc điều gì nhất khi nhìn lại cuộc đời mình?
 

Theo Business Insider, đây là câu hỏi mà Karl Pillemer, giáo sư về phát triển con người tại trường Đại học Cornell (Mỹ), tác giả của tập sách “30 bài học của cuộc sống: Lời khuyên từ những người thông thái nhất nước Mỹ”, đã hỏi hàng ngàn người cao tuổi trên 65 tuổi trong chương trình nghiên cứu Legacy Project (Dự án di sản) của Đại học Cornell.

Tình yêu, sự nghiệp, con cái, v.v..., không phải là câu trả lời mà giáo sư Pillemer được nghe thấy thường xuyên nhất, mà thay vào đó lại là câu: 

"TÔI ƯỚC RẰNG TÔI ĐÃ KHÔNG DÀNH QUÁ NHIỀU THỜI GIAN CỦA CUỘC ĐỜI MÌNH CHỈ ĐỂ LO LẮNG".

THỜI THẾ THAY ĐỔI


 


Cựu lực sĩ thể hình Arnold Schwarzenegger, đồng thời là diễn viên nổi tiếng của Hollywood, cựu chính trị gia, doanh nhân, nhà đầu tư, nhà hoạt động vì sức khỏe, đã đăng tấm hình ông ngủ ở ngoài đường ngay phía dưới bức tượng đồng nổi tiếng của chính mình với dòng tâm trạng: "Thời thế đã thay đổi". 
Lý do của dòng trạng thái này không chỉ ám chỉ việc ông đã già, mà còn ám chỉ sự thay đổi của Chính quyền bang California. Hồi ông mới lên làm thống đốc bang California, chính quyền bang đã cho xây dựng khách sạn này với bức tượng của ông phía trước. Chủ sở hữu khách sạn đã nói với ông: "Bất cứ khi nào ông đến, luôn có một phòng đã được đặt trước cho ông tại đây". Vài năm sau khi Arnold rời khỏi chính trường, ông quay lại khách sạn và người quản lý nói với ông rằng ông không thể ở lại đây vì tất cả các phòng đều đã được đặt kín.
Ông lấy túi ngủ trong xe ra và nằm ngay trước bức tượng của mình với mục đích nói lên rằng: "Khi tôi còn là một người đức cao trọng vọng, người ta luôn muốn tâng bốc tôi. Và khi tôi không còn như vậy nữa, người ta quên luôn tôi là ai và cũng quên luôn lời hứa của họ. Thời thế đã thay đổi. Đừng bao giờ quá tin tưởng vào vị trí hiện tại của bạn, hay những gì bạn đang có, tiền bạc, sức mạnh, trí tuệ... Sẽ chẳng có cái gì tồn tại mãi mãi."
Bạn sẽ không bao giờ có lại được những gì bạn đang có hôm nay. Vậy nên hãy sống hết mình. Hãy dành thời gian của bạn cho những điều xứng đáng nhất, những người xứng đáng nhất.
St