Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Sunday, October 7, 2018

Việc Gì Xảy Ra Khi Bạn Qua Đời

Cái chết trong tháng Tư tại Iraq của ký gỉa Davis Bloom thuộc cơ quan truyền thông NBC là một cú xốc cho nhiều khán gỉa truyền hình Hoa kỳ. Đây là một nhân vật qua bộ phim truyền hình “Today,” hoặc qua Toà Bạch Ốc, thường xuyên có mặt tại phòng khách trong nhà chúng ta. Ông tường thuật các biến cố từ Bosnia, Somalia, Israel, Kuwait, Pakistan, cả đến hai cao ốc ở New York bị triệt hạ. Trong đám táng Bloom, các bạn hữu và cọng sự viên thân nhất của Ông, nói rằng Ông đã mang phiêu lưu, khôi hài và thiện cảm vào truyền hình. Bây giờ, Ông đột ngột biến mất.

Có thể hơi khó cho chúng ta tin rằng Bloom gục ngã vì một viên đạn lạc hay một tai nạn liên hệ đến chiến tranh. Tuy nhiên, người phóng viên 39 tuổi nầy với năng lực vô hạn và hăng hái như trẻ con, đã chết vì một cục máu đặc – một điều có thể dễ dàng xảy đến tại nhà riêng của chúng ta. Chúng ta được nhắc nhở rằng chính chúng ta cũng ở trong một khoảng cách chỉ một nhịp tim là rời khỏi thân xác trần tục nầy.

Cái chết của David Bloom khiến nhiều người nêu lên câu hỏi đã lâu đời: Thật sự việc gì xảy đến với chúng ta khi chúng ta chết? Ngày nay, nhiều người tin rằng sự tồn tại của họ chấm dứt ngay lúc chết. Điều xác tín nầy giúp chúng ta ghi nhận tính cách phi đạo đức điển hình cho các thế hệ đã qua, cho làn sóng tội phạm đang lên, cho những xung đột chủng tộc, và thậm chí cho những cuộc chiến giữa chúng ta. Thái độ chúng ta xuất

phát từ niềm tin rằng khi chúng ta chết, thì đã chết, không gì cả ở bên kia huyệt mộ!

Nhưng Kinh Thánh dạy rằng: Chúng ta là vĩnh cửu, và có một tầm mức cho đời sống gọi là “vĩnh sinh.” Dù vậy, tôi thấy sự yên lặng lạ kỳ trên vấn đề nầy đối với những cây bút tôn giáo thời nay. Nếu một người tin rằng đời sống nầy là một “phòng trang phục cho vĩnh cửu,” thì tôi đoan chắc rằng người ấy sẽ sống cách khác hơn. Con người thật sự không được chuẩn bị để sống cho tới khi người ấy được chuẩn bị để chết. Muốn sống chinh đáng trước mặt Thượng Đế, chúng ta cần một thái độ chinh đáng đối với sự chết và vĩnh cửu.

TIẾNG NÓI CỦA LÍ LUẬN VÀ LƯƠNG TÂM

Hai tiếng nói rõ ràng của thế tục vang lên trong danh nghĩa của bất diệt và vĩnh sinh. Một là tiếng nói của lý luận, cho chúng ta biết rằng: Thật kém sáng suốt khi một người tin vào sự bất diệt của năng lượng thiết lập bởi khoa học, lại bác bỏ khả năng của tâm linh loài người được bao phủ trong trạng thái bất diệt. Thật khó tưởng tượng rằng một Đấng Sáng Tạo có thể bảo tồn năng lượng bất diệt trong thế giới vật lý, lại để cho nhân cách loài người, tạo vật cao qúi nhất của Ngài, bị tiêu diệt lúc chết.

Tiếng nói thứ hai mà chúng ta nghe được là tiếng nói của lương tâm. Thậm chí trong những ngôi mộ đá đục cổ xưa của các vua Pharaohs dài theo Sông Nile, cũng tìm thấy những lời nầy: “Người chết sẽ sống lại.” Những người Romans và Greeks nguyên thủy đã tin vào sự sống tương lai. Giống người Norsemen đã có một “Valhalla,” nơi linh hồn của các anh hùng liệt sĩ sống trong hậu kiếp. Những người Ấn giáo và Hồi giáo có ít nhất một niềm tin chung – đức tin nơi sự tồn tại con người trong tương lai. Sự tương đồng niềm tin và hòa hợp quan điểm như thế trong đại chúng, tuy thay đổi theo văn hóa, song chính nó là bằng chứng xác quyết chân lý cho sự bất diệt. Như Ralph Waldo Emerson một lần đã nói: “Điều mà chúng ta không hài lòng với bất cứ giải pháp nào khác, là chứng cớ rạng ngời của sự bất diệt.”

NHỮNG SỰ VIỆC VĨNH CỬU LÀ GÌ?

Ai đã từng đứng trên bờ huyệt mộ trong một đám tang của một người bạn qua đời, hẳn có nghe vị chủ lễ nói những lời nầy: “Ta là sự sống lại và sự sống” (John 11:25), mà không cảm biết rằng chúng ta được tạo nên trong hình ảnh và dung nhan của Thượng Đế vĩnh cửu?

Sự tồn tại thế tục của chúng ta đo lường bằng thời gian. Chiếc đồng hồ đeo tay hay treo tường tính giờ phút; và tờ lịch đếm ngày, tuần và năm của chúng ta. Chúng nhắc nhở rằng những ngày của chúng ta trên đất được đếm, và cuối cùng “con người sẽ về nơi cư trú của họ vĩnh viễn” (Truyền đạo 12:5). 

Vậy, những sự việc vĩnh cửu là gì? Và những ai sẽ cư trú vĩnh viễn? Thật khá lạ lùng, những sự việc mà hầu hết chúng ta bị ràng buộc thì không vĩnh cửu. Kinh Thánh gọi những sự giàu sang là “vàng hư nát” (I Peter 1:7). Danh tiếng, tài sản và lạc thú được gọi là phù phiếm và ưu tư của tâm linh (Truyền đạo 1:14; 2:11; 2:17). Qủa địa cầu vật lý nầy sẽ không chịu nổi những tàn phá của thời gian và vĩnh cửu; thế gian và những việc làm của nó “sẽ bị thiêu hủy” (II Peter 3:10). Vậy, những sự việc nào là vĩnh cửu? Những ai và những gì sẽ sống đời đời? 

Thứ nhất, Kinh Thánh dạy rằng Thượng Đế là vĩnh cửu:“Từ đời đời đến đời đời, Ngài là Thượng Đế”(Thánh Thi 90:2). Và trong Thánh Thi 135:13: “Lạy Chúa, danh xưng Ngài tồn tại đời đời; và lạy Chúa, danh tiếng Ngài được nhớ qua các thế hệ.” Khi thế giới tan nát, khi các từng trời sụp đổ, khi các ngôi sao ra khỏi qủi đạo của chúng, Thượng Đế vẫn hằng sống. Ngài là vĩnh cửu.

Kinh Thánh dạy rằng sự thánh khiết của Thượng Đế là trường cửu. Vương quốc của Ngài là trường cửu. Sự thương xót của Ngài là trường cửu. Tình yêu của Ngài là trường cửu. Những phán xét của Ngài là trường cửu. Hết thảy những điều nầy là vô tận như chính sự vĩnh cửu.

Thứ nhì, Kinh Thánh dạy rằng Lời của Thượng Đế là trường cửu. Lời Ngài không thay đổi qua nhiều ngàn năm, và bởi trong chính phán quyết đó, Lời Ngài sẽ trường tồn bất tận trong vĩnh cửu: “Cỏ héo, hoa tàn: song Lời của Thượng Đế chúng ta vững lập đời đời” (Isaiah 40:8).

Chính Kinh Thánh đã ban lửa và hồn vào nền văn minh Tây phương, và khiến nơi đây trở thành một cơ chế lãnh đạo công cuộc khai thác khoa học và thể hiện chủ thuyết tự do nhân bản. Chính Kinh Thánh đã xoay lễ tục vô nghĩa thành đức tin sống động, và ban cho Hội Thánh sự sống, hơi thở và năng lực.

Thế gian không có ngôn từ nào khác để cắt xén con người khỏi những đam mê cao ngạo, không phương cách nào khác để chữa trị những bệnh tật và những khốn khổ của loài người, không tiếng kèn nào khác để qui tụ những linh hồn xung đột lẫn nhau. Duy nhất, Quyển Sách nầy (Kinh Thánh) hà hơi sự bất diệt, khiến cho người chết có thể đi trong tươi mới của sự sống. Sách đó vẫn tiếp tục sống sau khi các quốc gia mạnh mẽ nhất, khủng khiếp nhất đã sụp đổ. Sách đó vẫn được nhớ đến và tôn trọng khi các vị anh hùng vĩ đại nhất thế giới bị lãng quên. 

Chúa Jesus phán: “Trời và đất sẽ mất đi, song Lời Ta sẽ không mất” (Mat. 24:35). Đó là lý do duy nhất, rất quan trọng cho chúng ta phải nhớ thuộc lòng Lời Chúa, suy gẫm Lời đó và dấu kín Lời đó trong lòng – bởi Lời Ngài là trường cửu. Nếu các nhà lãnh đạo quốc gia chúng ta đã nghiên cứu Lời Chúa trong mấy năm qua, nếu họ chấp nhận các phương thức
chẩn đoán bịnh hoạn của thế giới và các phương cách điều trị như đã được cung ứng trong Đấng Cứu Thế Jesus, chúng ta đã không gặp khó khăn trên toàn thế giới như chúng ta đang gặp ngày nay. Chúng ta đã bị Satan khiến mù lòa, không nhận biết nguyên do thật sự gây nên bịnh tật trong nhân gian. Vậy nên chúng ta tiếp tục bôn ba đây đó, dập tắt những đám cháy lớn đang bùng dậy khắp nơi. Lời giải đáp cho các vấn đề mà chúng ta đối diện, nằm trong Lời trường cửu của Thượng Đế. 

Thứ ba, Kinh Thánh dạy rằng linh hồn con người là trường cửu. Bởi các bờ tường đạo đức của chúng ta đã bị lượn sóng trào lưu của thuyết duy vật phá hủy, chúng ta là những người không còn tin rằng phải chịu trách nhiệm đối với sự công chính của Thượng Đế do những việc đã làm trong nhục thể, hãy lắng nghe điều mà Kinh Thánh đã phán về tính chất trường cửu của chúng ta: “Nhiều người đang ngủ trong bụi đất sẽ thức dậy, một số vào sự sống trường cửu, một số vào khổ nhục đời đời” (Daniel 12:2).

Bạn có một thân thể với mắt và tai, các bàn tay và chân, song thân thể Bạn là tạm thời. Nó sẽ vào huyệt mộ. Song nhân cách, tri thức, lương tâm, ký ức của Bạn – những thứ nầy tiếp tục sống đời đời. Đây là tâm linh của Bạn, và theo Kinh Thánh, tâm linh của Bạn sẽ không bao giờ chết.

Hôm nay, Bạn có thể cố tâm chấm dứt tất cả. Bạn có thể mang bệnh, thất chí, nản lòng, giao động, gần như sẵn sàng bỏ cuộc, bởi những nan đề dồn nén và vây hảm Bạn. Bạn có thể nghĩ đến chấm dứt cuộc đời. Nhưng Bạn chỉ có thể giết chết thân xác, Bạn không thể giết chết linh hồn. Bạn sẽ sống đời đời, dù Bạn thích hay không. Kinh Thánh phán rằng linh hồn Bạn là trường cửu.

Thứ tư, Kinh Thánh dạy rằng sự cứu độ là trường cửu: “Thượng Đế thương yêu thế gian đến độ Ngài đã ban Con sanh duy nhất của Ngài, hầu bất cứ ai tin nơi Con Ngài, thì sẽ không bị hủy diệt, song được sự sống trường cửu” (John 3:16). Khi Bạn đến với Chúa Jesus, Bạn trở nên một người dự phần sự sống trường cửu. Thượng Đế là đời đời đến đời đời; và giây phút Bạn tiếp nhận Đấng Christ là Đấng Cứu độ, Bạn trở nên một người dự phần sự sống trường cửu của Thượng Đế. Điều nầy có nghĩa là những ai ở trong Đấng Christ sẽ sống trường cửu với Ngài.

NGƯỜI TÍN ĐỒ CỨU THẾ GIÁO VUI THỎA!

Kể từ hôm nay, tôi hy vọng được sống với Thượng Đế một ngàn năm. Tôi hy vọng được sống lâu hơn bây giờ, một triệu năm kể từ hôm nay. Tại sao? Bởi tôi đã trở nên người dự phần sự sống trường cửu của Ngài.

Tôi đáng nhận sự chết và hỏa ngục, bởi tôi là một tội nhân; song nhờ hồng ân của Thượng Đế, qua Đấng Christ chịu chết trên thập gía vì những tội lỗi của tôi, ngày nay tôi được sống trường cửu. Tôi biết rằng các tội lỗi của tôi đã được tha, và tôi đang trên đường lên thiên đàng để sống vĩnh cửu với Ngài. Trong quyển “Sáng và Chiều,” Charles H. Spurgeon viết: “Bạn có tin rằng các tội lỗi của Bạn đã được tha, và Đấng Christ đã chịu đổ huyết cứu chuộc trọn vẹn vì những tội lỗi đó chăng? Để Bạn được trở nên một tín đồ vui thỏa! Sao Bạn phải sống trong những thử thách và rắc rối thông thường của thế gian? Tội lỗi đã được tha, bây giờ còn vấn đề nào khó khăn cho Bạn chăng?”

Để đáp ứng, Bạn có thể nói: “Lạy Chúa, xin gởi đến những đau đớn, nghèo khổ, mất mát, hành hại, thập gía – xin gởi đến bất cứ điều gì Ngài muốn; Ngài đã tha thứ con, các tội lỗi của con đã được tha đời đời và vĩnh viễn!” Đây phải là thái độ của mọi tín đồ. Sứ điệp vinh quang nhất mọi người có thể nghe về tính chất vĩnh cửu, ấy là: “Các tội ngươi đã được tha” (Luke 5:20, 7:48).

Tôi có thể bất công với Bạn nếu tôi không kể đến điều thứ năm tồn tại trường cửu: ấy là số phận của người chẳng tin. Sự kiện nầy cũng trường cửu. Bạn không thể chết; Bạn không thể giết chính Bạn. Người chẳng tin sẽ sống trường cửu, xa cách Thượng Đế. Dù vậy, Kinh Thánh phán rằng: ngày nay Bạn phải có một chọn lựa, chọn lựa nơi nào Bạn sẽ trải qua vĩnh cửu. Chúng ta có đọc biết rằng ký gỉa David Bloom đã quyết định một chọn lựa cho Ông khi Ông tiếp nhận sự cứu độ của Đấng Christ, và bắt đầu sự bình an vĩnh cửu của riêng Ông với Thượng Đế. Chuyến phiêu lưu lớn nhất của Ông bấy giờ mới bắt đầu. Sự chọn lựa là của Bạn. Điều nào Bạn thực hiện cùng Đấng Cứu Thế Jesus sẽ làm khác biệt tất cả.