Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Sunday, October 7, 2018

Phải Chăng Thời Gian Sắp Hết


Hơn 75 năm qua, Henry Luce muốn tìm một danh từ, vỏn vẹn một chữ, cho một tuần san tin tức, danh từ đó phải mô tả những biến cố đã xảy ra trong ngày. Ông đã chọn chữ “Thời.” Kinh Thánh dạy rằng: “Thời gian trong cuộc đời chúng ta là 70 năm” (Thánh Thi 90:10) . Thời gian là một nhiệm mầu. Chúng ta cảm biết thời gian trôi qua trong năng thức. Chúng ta đo lường thời gian diễn tiến bằng những cơ cụ chỉnh bị tinh vi. Chúng ta đánh dấu thời gian chóng bay, và chúng ta đọc được ký ức mà thời gian để lại phía sau. Song, một điều chúng ta không thể làm, là định nghĩa thời gian.

Henry Wadsworth Longfellow đã viết: “Thời gian là gì? Cái bóng trên bàn tròn chia giờ, tiếng gỏ trong chiếc đồng hồ, cát chảy trong lọ thủy tinh, ngày và đêm, muà hè và mùa đông, tháng, năm và thế kỷ – những điều nầy chỉ là đoán định và dấu chỉ bên ngoài, sự đo lường thời gian, không phải chính thật thời gian.” Khoa học tân tiến cố định nghĩa thời gian. Đôi khi thời gian được trình bày bằng những cô
Xemng thức toán học trừu tượng, đôi khi bằng sự phân giải các giấc mơ, đôi khi như thêm vào không gian một chiều thứ tư.


Kinh Thánh dạy rằng thời gian và đời sống cột chặt với nhau. Dường như toàn thể vũ trụ được tổ chức để đo lường thời gian. Thiên nhiên giống như một xưởng khổng lồ chế tạo đồng hồ, trong đó hàng ngàn kiểu máy tính thời gian vang rền tíc tắc. Nhịp tim chỉ điểm thời gian qua mau; vòng quay địa cầu ghi ngày và đêm qúa vãng, các tuần trăng, ngày tháng vẫn tiếp tục, các hành tinh vẫn quay đều, và các năm vẫn tiến bước.

Địa chất học nghiên cứu những nếp nhăn ghi lại bởi thời gian trên vầng trán địa cầu. Thiên văn học nghiên cứu việc điều động thời gian trên các từng trời. Khảo cổ học, quan sát những di tích thời cổ, dò dẫm theo các dấu chân thời gian qua những thời đại xa xưa.

Vào lúc nầy trong năm, chúng ta nói về “Bố Già Thời Gian” và hình dung một cụ gìa với một chòm râu bạc dài, một tay cầm lưỡi hái (tử thần), và tay kia cầm lọ cát thời gian. Nhưng thời gian là một tên trộm. Thời gian cướp mất năng lực của bắp thịt và thanh xuân của diện mạo chúng ta. Thời gian giật chúng ta khỏi sức khỏe và sau cùng lột chúng ta khỏi mọi điều chúng ta có.

Ý NGHĨA THỜI GIAN ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI CỨU THẾ GIÁO

Đối với tín đồ Cứu thế giáo, thời gian có một ý nghĩa đạo đức và một ý nghĩa tâm linh. Chúng ta hãy xem xét thời gian trên ba phương diện:

Thứ nhất, thời gian là một tin cậy. Chúng ta đã làm gì với thời gian? Chúng ta có phí phạm thời gian chăng, để thời gian chui qua khe ngón tay, hoặc tiêu phí thời gian trong những đam mê lạc thú? Hay là chúng ta qúi trọng thời gian, dùng thời gian cho lợi ích tối đa, trám đầy mỗi phút bằng 60 giây xứng đáng để phục vụ Thượng Đế? Sứ đồ Paul khuyên bảo chúng ta phải “mua chuộc thời gian” (Eph. 5:16). Thời gian không thể phục hồi, mà chỉ có thể mua chuộc. Chúng ta hãy quan tâm đến thời gian như một tin cậy.

Thứ nhì, thời gian là một thử thách. Gỉa như tôi muốn hỏi: Bạn đề nghị làm gì lúc 1 giờ hôm qua. Bạn sẽ nghĩ rằng tôi đã mất Nhưng, gỉa như tôi muốn hỏi: “Bạn đề nghị làm gì lúc 1 giờ ngày mai?” Bạn có thể trả lời: “Tôi có thể làm điều nầy, hoặc tôi có thể làm điều kia.” 

Thời qúa khứ là thời gian trong đó chúng ta không có năng lực, nhưng thời gian sắp đến dành cho mỗi người chúng ta những khả năng chọn lựa đạo đức và tâm linh. Trong khi cuộc đời diễn tiến, hằng tỉ biến cố xảy ra trong mỗi giây phút thời gian lịch sử. Đối với hằng tỉ biến cố đó, chúng ta chung góp định phần của chúng ta. Kỳ tới, Bạn sẽ chung góp định phần nào? Trong giây phút tới, Bạn sẽ nói một điều dối láo, hay vi phạm những tội lỗi khác, hoặc Bạn có thể chọn cách dùng thời gian đó để phục vụ Thượng Đế và cất giữ những kho tàng vĩnh cửu.

Thời gian, chính nó không tốt mà cũng không xấu, trừ khi chúng ta khiến nó như vậy. Nhưng thời gian trở nên một thử thách quan trọng, sàng sảy chúng ta lược nầy đến lược khác, phút nầy qua phút khác.

Phản ứng của Bạn thế nào đối với thử thách đó? Thử thách đó ảnh hưởng đến Bạn ra sao? Mỗi ngày Bạn có trưởng thành trong hồng ân và thông hiểu về Chúa Cứu Thế Jesus của chúng ta (II Pet. 3:18)? Bạn có tận dụng mọi cơ hội để nghiên cứu Kinh Thánh và cầu nguyện? Bạn có tận dụng mọi cơ hội để minh chứng về Đấng Cứu Thế Jesus?

Thứ ba, thời gian là một hạnh ngộ. Thời gian được ban cho chúng ta nhằm mục đích tôn vinh Thượng Đế trong đời nầy. Thời gian được ban cho chúng ta để gặp gỡ Thượng Đế hằng sống. Dù một người có thể danh tiếng thế nào, hay dù sự giàu sang của người lớn lao thế nào, hay bất cứ sự đóng góp nào của người vào văn chương hay khoa học, nếu người ấy đã không đi vào một kinh nghiệm biến cải thiết yếu cho đời sống với Đấng Cứu Thế Jesus, thì con người đó đã sống vô ích.

Vậy, thời gian là một hạnh ngộ với Đấng Christ, và Kinh Thánh dạy rằng: “Nay là thời ân huệ” (II Cor. 6:2). Thượng Đế đã ban cho chúng ta một thời cơ, trong đó chúng ta có thể đến để biết Chúa Cứu Thế Jesus Con Ngài. Chúng ta có thể ra khỏi thời gian để vào trong vĩnh cửu với Ngài. Từ nay, mọi điều chúng ta làm, có thể làm trong ý niệm vĩnh cửu. Một câu chuyện kể lại về một nhóm người bị đắm tàu, bềnh bồng trên một chiếc thuyền nhỏ, trong cơn bão biển giữa Đại Tây Dương. Sau khi trôi giạt nhiều ngày, một đêm họ thấy ánh sáng của một chiếc tàu đang chạy qua. Nhưng làm sao họ có thể gây chú ý cho những người trên tàu? Làm sao họ có thể khiến những người trên tàu biết tình trạng tuyệt vọng của họ? Họ có một chiếc đèn bão – song chỉ có một que diêm.

Một người nào đó trên thuyền phải nhận trách nhiệm bật lửa que diêm. Cái que diêm duy nhất đó là tất cả cho sự liên lạc giữa họ và chiếc tàu đang chạy qua. Phải làm cách nào? Họ quyết định bốc thăm, và trách nhiệm nặng nề đó rơi trên người thủy thủ trẻ nhất.

Với một lời cầu nguyện trên môi và những ngón tay run rẩy, anh chạm mạnh que diêm. Trong một chốc, đóm lửa lung linh như sắp tắt. Que diêm được bọc trong lòng hai bàn tay, người thủy thủ trẻ thò tay vào cửa chiếc đèn, thắp sáng ngọn nến, rồi lẹ làng đóng cửa lại. Trên tàu, chuyên viên quan sát phát hiện đóm sáng và thông báo vị thuyền trưởng, và nhóm người đó được cứu.

Trong những cơn bảo biển cuộc đời và đối nghịch hậu cảnh vĩnh cửu, thời điểm hiện trạng lung linh như đóm lửa của que diêm trước gió. Bạn sẽ làm gì trong hoàn cảnh của Bạn? Ebenezer Erskine viết rằng trong mùa hè 1708, Ông đã “cất đầu ra khỏi thời gian để vào vĩnh cửu.” Đó là giờ phút Ông tiếp nhận Chúa Cứu Thế Jesus làm Đấng Cứu độ đời Ông. Giờ phút đó là thời điểm sinh tồn của Ông, là lúc vinh quang trong đời Ông. Bạn muốn được hạnh ngộ cùng Chúa Jesus chăng?

CUỐI ĐIỂM VÀ KHỞI ĐIỂM

Trong khi thế giới chuyển động từ khủng hoảng đến khủng hoảng, một thời điểm sẽ đến trên chiếc đồng hồ của Thượng Đế và giờ phút đó sắp vang tiếng. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng điểm cuối sẽ đến, song cuối điểm cũng sẽ là khởi điểm. Khi Đấng Cứu Thế Jesus trở lại, thì sẽ là điểm cuối của hệ thống thế gian độc ác nầy, và cũng là khởi điểm cho triều đại của Thượng Đế trên khắp địa cầu.

Nhưng trước giờ phút đó vang tiếng, thế giới chúng ta sẽ đi vào khủng hoảng nầy qua khủng hoảng khác. Sẽ có chiến tranh và những lời đồn về chiến tranh, nổi loạn và bạo động khắp nơi. Người ta sẽ phản bội lẫn nhau, trong khi sự dối trá trong lòng họ tuôn ra ngoài – họ lại treo Đấng Cứu Thế Jesus trên thập gía. Giờ phút đã muộn. Thời kỳ đến khi người ta kêu cầu Thượng Đế, song họ sẽ không được trả lời. Họ tìm kiếm Thượng Đế, song họ sẽ không gặp dược Ngài (Châm Ngôn 1:8). 

Hôm nay là ngày của Bạn được cứu độ (II Cor. 6:2). Hôm nay, Bạn có thể tiếp nhận Chúa Cứu Thế Jesus làm Đấng Cứu độ đời Bạn. Bạn có thể đặt niềm tin của Bạn, sự trông cậy và tín cẩn của Bạn nơi Ngài. Ngài sẽ thay đổi chiều hướng thời gian và đặt Bạn vào nơi vĩnh cửu với Ngài.