Lời Kinh Thánh
Saturday, March 19, 2022
Phê Bình
SỰ THẬT VÀ DỐI TRÁ
ĐIỀU QUÝ NHẤT
Một ngày nọ, có một người giàu có kia gần chết. Ông rất buồn khổ bởi ông đã làm việc vất vả suốt cả một đời người để kiếm được tài sản ngày nay, ông ao ước làm sao mình có thể đem theo được tài sản kếch xù ấy về thiên đàng. Thế là ông bắt đầu cầu nguyện khẩn thiết, hầu mong mình có thể mang theo những thứ quý giá nhất trong tài sản của mình vào cõi chết.
Một vị thiên sứ nghe lời cầu nguyện của ông, thiên sứ xuất hiện và trả lời, "Thật tiếc, nhưng ngươi không thể mang theo tài sản của nguơi đâu."
Người giàu có van nài thiên sứ hãy trình lên Chúa đề xem thử Chúa có thể đặc cách cho ông lần này không.
Ông ta cứ liên tục cầu nguyện nài xin Chúa để được phép mang theo của cải với mình. Vị thiên sứ lại xuất hiện, cho ông biết rằng Chúa quyết định đồng ý cho ông mang theo một va-li chứa điều quý nhất của ông khi ông chết. Ôi! sung sướng quá sức, ông ta kiếm cái va-li to nhất, nhét đầy những thỏi vàng ròng vào đó, rồi đặt bên cạnh giường mình.
Sau đó không lâu, người giàu này qua đời và đến trình diện trước cửa thiên đàng để chào ông Phi-e-rơ. Nhìn cái va-li to kềnh, ông Phi-e-rơ hỏi, "Hượm đã, ngươi không thể mang theo cái vali kia vào đây!"
Nhưng người giàu có giải thích rằng ông ta được phép mang vào cái va-li này, ông bảo ông Phi-e-rơ đi kiểm tra lại xem. Cuối cùng, Phi-e-rơ kiểm tra và quay lại nói, "Ông nói phải, ông được phép mang 1 túi xách vào thiên đàng, nhưng ta phải kiểm tra xem nó chứa gì trước khi cho ngươi mang vào."
Ông Phi-e-rơ mở va-li để kiểm tra những vật thuộc thế gian mà ông giàu có kia yêu quý vô cùng, không nỡ để lại trần gian... và rồi, ông Phi-e-rơ ngạc nhiên hỏi lớn, "Ngươi là thợ làm đường à, sao lại mang theo nhiều gạch lát đường vào thiên đàng thế?"
CHÚA Ở ĐÂU?
Một đôi vợ chồng nọ có hai đứa con trai 8 và 10 tuổi vô cùng nghịch ngợm. Chúng luôn gặp rắc rối và bố mẹ chúng biết rằng nếu có một trò tai quái nào xảy ra trong thị trấn thì hầu như chắc chắn lũ con trai của họ có dính líu vào.
Bà mẹ nghe nói rằng một mục sư trong thị trấn rất thành công trong việc rèn luyện trẻ con, cho nên bà ngỏ ý nếu ông ta có thể nói chuyện với các cậu bé. Mục sư đồng ý nhưng nói rằng ông muốn gặp từng đứa một. Vì vậy bà mẹ đưa đứa 8 tuổi đến chỗ mục sư vào buổi sáng.
Mục sư là một người to lớn với tiếng nói oang oang, bảo cậu bé ngồi xuống và lạnh lùng hỏi:
- Chúa ở đâu?
Miệng cậu bé há ra, nhưng cậu ta không đáp lại, ngồi đó với đôi mắt mở to. Mục sư lặp lại câu hỏi với một giọng lạnh lùng hơn:
- Chúa ở đâu!?
Một lần nữa cậu bé không hề trả lời. Và thế là mục sư cao giọng hơn nữa, chỉ ngón tay vào mặt cậu bé:
- Chúa ở đâu?
Cậu bé la toáng lên, lao ra khỏi phòng, chạy một mạch về nhà, chui vào nhà vệ sinh và đóng sầm cửa lại. Khi thằng anh lớn tìm thấy nó, cậu ta liền hỏi:
- Có chuyện gì vậy?
Cậu em thở hổn hển đáp:
- Lần này chúng ta gặp rắc rối lớn rồi, anh ạ. Chúa bị mất tích và họ nghĩ chúng ta là thủ phạm!
Monday, March 14, 2022
VUA HỀ --
Ông Lão
Sunday, March 13, 2022
12 cách dưỡng sinh
NGÀN THU ÁO TÍM - VĨNH PHÚC
Lâu lắm rồi, đi nhà thờ Mỹ, hát nhạc Mỹ, đúng ra có thể nói là nhạc Úc mới phải, vì Hội Thánh tôi nhóm, phần lớn dùng nhạc của nhà thờ Hillsong của Sydney. Nhưng gì gì đi nữa cũng không phải nhạc Việt, lời Việt.
Nhà thờ Hillsong được gọi là Mega Church, vì có hàng chục ngàn tín đồ, một hội thánh đã khởi xướng phong trào thờ phượng, tôn vinh Chúa bằng thánh ca. Những bài ca xuất phát từ Hội Thánh này rất dễ chạm vào lòng người, “What a beautiful name”, “Hosanna”, “I surrender”, “Worthy is the Lamb”, “Corner stone”, vân vân…
Tôi người Úc gốc… cây, tha hương đó đây bên Đức, rồi lại sống ở Mỹ cả chục năm, nhưng vẫn giữ quốc tịch Úc, nên tại nhà thờ chỉ toàn Mỹ, trắng và da màu, cộng thêm một số người nói tiếng Tây Ban Nha, và không hề có mạng Á châu nào, tôi trở thành đại diện cho Úc, đồng thời cũng đại diện cho Á châu. Có lần thấy Hội Thánh dùng thánh ca của Hillsong nhiều quá, tôi đã giễu là phải trả tiền bản quyền cho… tôi!
Mà nói vậy thôi, chứ anh em trong hội thánh chung thì được quyền sử dụng nhạc “chung”, Hillsong còn chưa đòi tác quyền nói gì Úc… dỏm. Tuy nhiên nhớ đến Hillsong, nhớ Úc, tôi bỗng nhớ chuyện năm 2008, đi đại hội tại Brisbane, tôi đã được. hân hạnh gặp gỡ một nữ nhạc sĩ. Đó là nhạc sĩ Vĩnh Phúc. (Xin đừng nhầm với nhạc sĩ trẻ Vĩnh Phúc gì đó đang ở Việt Nam, trùng tên với bà).
Thành thật khai báo, tôi là người chuyên thuộc diện… ăn theo, nên đã được giới thiệu với bà. Thứ nhất, là qua mục sư Nguyễn Hùng Vương, chủ tịch hiệp hội Baptist Úc, người biết tôi lúc ông còn ở Hy Lạp. Tôi đã viết bài, cộng tác với tờ báo ông làm chủ nhiệm, nên được “quen” với ông bà. Về sau khi hồi hương xứ Úc, Chúa “bắt” tôi thành thư ký của Hội Thánh do ông quản nhiệm. Nên vì thế, là “gà nhà”, mà tôi được ông giới thiệu với nhiều diễn giả và khách mời trong kỳ đại hội ấy. Nhạc sĩ Vĩnh Phúc là một trong số ấy.
Trong một buổi nhóm ở đại hội, nhạc sĩ Vĩnh Phúc có kể chuyện bà chỉ là người viết lời cho rất nhiều ca khúc, mà không sáng tác, nên xin đừng gọi bà là nhạc sĩ. Nhưng ai cũng… lỳ lợm, cứ gọi bà là nhạc sĩ. Vì không thể tách bà ra khỏi danh xưng này, một người từng viết lời cho hơn ba trăm bài thánh ca, trong đó có những bài mà đã là tín đồ Việt Nam, Tin Lành lẫn cả Công Giáo, thì không thể chưa một lần hát “Bàn tay mang dấu đinh”, “Về đây hỡi chiên xa bầy”, “Bước với Chúa Yêu thương”… Đến dịp Giáng Sinh, nếu không hát thì cũng sẽ nghe “Ba vua hành khúc”, “Đêm Yên Lặng” (silent night), “Khi Chúa vào đời”… Rồi nhiều, nhiều vô cùng, những bài hát Phục Sinh “Ghết sê ma nê”, “Chặng đường Gô gô tha”, bài hát dành cho đám cưới “Chúc mừng hôn lễ phước hạnh”; chúc mừng sinh nhật, và thậm chí cả… đám tang “Chúng ta sẽ gặp nhau bên sông vàng”.
Nói đến nhạc sĩ Vĩnh Phúc, có thể nói lời bài hát của bà đã gắn liền với nhạc sĩ Hoàng Trọng. Nhưng phần lớn khi giới thiệu, người ta thường bỏ qua tên của bà mà chỉ nhắc đến Hoàng Trọng. Bà nói với tôi:
- Tôi chỉ thích viết thôi, có gì quan trọng đâu.
Một trong những bài tình ca rất nổi tiếng, là bài “Ngàn Thu Áo Tím”, mà đôi lúc người ta còn “quên” giới thiệu là nhạc của Hoàng Trọng, thì người viết lời, Vĩnh Phúc, càng dễ bị bỏ quên. Nhưng thử tưởng tượng nếu Vĩnh Phúc đã không viết lời cho bài nhạc ấy, có lẽ Ngàn Thu Áo Tím chỉ tồn tại trong lòng một số người biết nhạc, hay biết đến theo cách khác, mà không não lòng khi nghe “Anh xa xôi bóng mưa giăng mờ lối. Anh xa xôi áo baу trong chiều rơi. Anh xa xôi áo ôm tim lẻ loi. Tím lên khung trời nhớ nhung đầу vơi…”. Riêng tôi trước khi biết bà, cũng đã bao lần thổn thức “ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím”.
Mãi sau này, tôi mới thấy người ta để tên Vĩnh Phúc bên cạnh tên Hoàng Trọng hay Vũ Đức Nghiêm trong những bài bà viết lời cho hai nhạc sĩ này. (Một trong những bài hát tôi vẫn tưởng nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm vừa viết nhạc vừa viết lời là bài “Lời tạ ơn con dâng lên Chúa”, cho đến lúc ông kể với tôi).
Vĩnh Phúc nói bà không viết nhiều lời cho nhạc tình, nhưng những bài bà víết, ngoài “Ngàn Thu Áo Tím”, là những bài hát nổi tiếng “Hai phương trời cách biệt”, “Một thưở yên đàn” (nhạc Hoàng Trọng, ca sĩ Lệ Thu), “Một người lên xe hoa” (nhạc Hoàng Trọng, ca sĩ Hà Thanh)
Tôi không có “tham vọng” đòi hỏi người đời phải nhớ tên Vĩnh Phúc trong những bài hát bà viết lời, vì bà từng nói “viết cho vui”, nhưng tôi nghĩ đến chuyện công bình. khi viết lời cho một bài hát, đâu thể chỉ một chớp mắt, một tí toáy cây viết là đã ra lời, ra chữ.
Hôm qua nghe ca sĩ Issac Thái hát lại bài “Cùng Hát Halleluiah”, một trong những bài thánh ca Giáng Sinh rất hay mà Vĩnh Phúc đã viết lời, tôi nhớ đến bà. Nhớ đến ơn Chúa ban cho bà để thực hiện lời hàng trăm bài thánh ca, và những bản nhạc tình khó có thể quên, tôi đã dâng lời cám ơn Chúa. Và xin cám ơn bà, nhạc sĩ Vĩnh Phúc.
Vô cùng!
HOÀNG NGA