Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Wednesday, December 5, 2012

Đấng Ban Cho


pd333111_s.jpg
Khi đức tin bạn bị lung lay có  một phương thuốc đơn giản: nhớ đến Chúa.

Chúng ta thường có một khuynh hướng lạ kỳ khi những lời cầu nguyện của chúng ta được nhậm. Mặc dầu chúng ta có thể chứng kiến công việc tay Chúa làm một cách lạ lùng, chúng ta có thể lỡ mất mục đích sâu xa ở đằng sau những hành động diệu kỳ đó: Chính con người của Chúa. Hay một nói một cách khác, chúng ta yêu mến những điều Chúa làm, hơn là Đấng ở sau những việc làm đó.
Đây không phải là điều gì mới của con người.



Thí dụ: hãy xem hoàn cảnh của dân Ysơraên khi họ lang thanh trong sa mạc, ngoài những chu cấp khác, Chúa mới giải phóng họ khỏi ách nô lệ, rẻ biển đỏ cho họ đi qua và ban cho họ mana, có thơm mùi mật và bánh. Bạn có thể nghĩ thế là đủ để nếm xem Đức-Giêhôva tốt lành là bao (Phục Truyền 34:8), chưa nói đến những việc đầy quyền năng của Ngài. Dù vậy, thiếu những tiện nghi cuộc sống của họ ở xứ Êdíptô.Những người nghi ngờ còn muốn nhiều hơn nữa, nói đúng ra họ muốn ăn thịt, đặc biệt là chim cút (Dânsốký 11:1-6). Dân Ysơraên đòi Đức-Chúa-Trời ban cho thịt, không phải vì họ đã tin cậy nơi sự nhân từ của Ngài. Nhưng vì họ muốn thử quyền năng của Ngài. Thi-Thiên 78 :18-19 chép rằng: “Trong lòng họ thử Đức Chúa Trời, mà cầu xin đồ ăn theo tình dục mình. Họ nói nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà rằng: Đức Chúa Trời há có thể dọn bàn nơi đồng vắng sao?”.  Cảm tạ Chúa, Ngài vẫn ở với dân sự Ngài, Ngài ban cho họ chim cúc và hơn nữa nước từ hòn đá  (Xuấtêdíptôký 17:1-6:9), sự chữa lành siêu nhiên (Dânsốký 21:9) và quần áo không hao mòn ( Phục-Truyền 8:4). Một lần nữa, chủ đích của Ngài không phải chỉ để ban cho điều lạ lùng, nhưng để giúp họ suy gẩm về bản chất của Ngài.

pd1220256_s.jpg
Qua đó, khi hoàn cảnh đòi hỏi một sự cung ứng, mà họ chưa từng chứng kiến, như việc đánh bại những tên khổng lồ trong đất hứa, thì lúc đó đức tin của họ đã được nâng cao bởi những hành động trong qúa khứ. Họ sẽ nhận thức được là Đức-Giêhôva là Đấng có thể làm được mọi sự. Ngài là Đấng luôn giữ lời hứa thì tại sao, Ngài không thể giúp họ lúc này được.

Đáng buồn thay, đây không phải là lối suy nghĩ của họ. Thay vào đó, dân Ysơraên thất bại trong việc tin vào sự  không dời đổi của bản chất của Chúa. Kết quả là khả năng để đánh bại

những tên khổng lồ và chiếm lấy đất hứa được trao cho thế hệ kế tiếp ( Giôsuê 11:21). Đó là kết cuộc bi thảm. Khi chúng ta chứng kiến công việc của Chúa, nhưng không để ý đến Ngài.

 Nhưng đây là tin mừng theo Kinh Thánh, có sự hy vọng lớn hơn cho bạn và tôi, bởi vì chúng ta có Đức-Thánh-Linh ngự trong lòng, trang bị cho chúng ta không làm lại những lỗi lầm như dân Ysơraên. Ngài không những giúp chúng ta đi đúng đường, nói chung, Ngài đặc biệt khiến chúng ta nhớ lại những điều Chúa đã nói và làm trong cuộc đời của chúng ta và gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về những điều đó (Giăng 14:21).
Khía cạnh này của công tác của Đức-Thánh –Linh đưa đến sự thực hành về sự nhớ lại thiêng liêng. Đó là sự chủ tâm cảm tạ, có thể gìn giữ chúng ta khỏi mất hy vọng, mỗi chúng ta phải đối diện với những trở ngại. Chúng ta làm điều này một cách điều đặn, xem xét lại những điều lạ lùng, mà Chúa đã làm cho chúng ta một cách cá nhân, khi ở giữa vòng những người tín hữu hay ở nơi riêng tư, lúc cầu nguyện hay viết lách. Sự nhớ lại thiêng liêng khơi lại niềm tin cậy của chúng ta nơi bản chất của Đức-Chúa-Trời, làm vững mạnh đức tin của chúng ta và ban sức mạnh cho lời cầu nguyện của chúng ta.
Thi-Thiên 105 liệt kê những công việc thành tín của Đức-Chúa-Trời với Ysơraên, như là một dân tộc có thể coi như là một khuôn mẫu.Ngẩu nhiên lúc đầu Thi-Thiên bắt đầu với câu cảm tạ Chúa, nhưng kết thúc với câu ngợi khen Chúa. Trong sách Thi-Thiên, những câu trên bổ túc cho nhau cùng một cách đó sự nhớ lại thiêng liêng, đưa sự chú ý của chúng ta từ những việc Chúa làm sang việc nhận biết Ngài là ai?

pd133459_s.jpg
Cùng một cách đó, bạn sẽ thấy được khích lệ khi viết Thi-Thiên 105 của riêng bạn. Thí dụ hãy viết xuống theo thứ tự thời gian, những lời cầu nguyện kín và những ước muốn mà Chúa đã nhậm lời. Hãy coi những điều này như những cái mốc đặc biệt, đã khiến đức tin của bạn nơi bản chất của Ngài được kiên lập. Những công việc tốt lành của Ngài không phải chỉ là những pháo bông chỉ xãy ra trong chút lát, rồi sẽ mất đi. Đó là những lời xác nhận về bản chất thành tín của Ngài. Ngài là Đấng chu cấp cho bạn và sẽ luôn luôn là như vậy.

Có lý do khiến Phao-lô nói là những lời cầu xin của chúng ta phải dâng lên với sự cảm tạ. Sự cảm tạ chân thật đưa chúng ta vào hành lang của sự ngợi khen, và một khi bạn ở đó có một điều gì đó  xãy ra khi ngắm xem Đấng ngự trên ngai. Bạn sẽ có một cái nhìn đúng đắn về điều chúng ta suy nghĩ và cầu nguyện. Sự nhớ lại thiêng liêng sẽ giúp bạn đi từ quyền năng của tay Ngài sang bản thể của tấm lòng của Ngài. Và khi bạn đến đó, bạn sẽ đến như một đứa con yêu
dấu chỉ  muốn nắm lấy tay Ngài và điều này sẽ khiến quyền năng tuôn đỗ mỗi khi bạn chạm đến đâu.
Thúy Anh_TNPA chuyển ngữ theo “ Beyond his hand” by Patrick Wood