(phần 2)
Sự Nhận Thức Của Con Tim
Pascal sống trong thời đại bộc phát của chủ nghĩa duy lý. Sự soi rạng (khải thị) của tôn giáo hay của thiên thượng bị lâm vào tình trạng khó khăn. Lý luận của con người trở thành cỏi nguồn của sự thật. Trong lảnh vực của niềm tin tôn giáo, nhiều người đề cao lý luận và công nhận quan điểm thần luận về Thượng Đế. Tuy nhiên, có vài người vẫn nghi ngờ. Họ không tin khả năng của sự khải thị lẫn lý luận.
Mặc dầu Pascal không thể theo phe với những người đa nghi, cũng như ông không thể nhập bọn với những người duy lý. Thay vì tranh luận rằng sự khải thị là nguồn tốt hơn lý luận về sự thật, ông tập trung vào sự hạn chế của lý luận.(Pascal muốn nói đến tiến trình lý luận. Ông không từ bỏ những mạnh lực thật sự của lý luận, vì dầu sau đi nữa, ông cũng là một nhà khoa học và toán học) Mặc dầu tiến bộ của khoa học làm gia tăng sự hiểu biết của con người, nhưng nó cũng làm cho con người nhận thấy mình hiểu biết quá ít. Vì thế, qua lý luận của chúng ta, chúng ta phải công nhận có những giới hạn cho sự lý luận của nó. Pascal nói, "Bước cuối cùng của lý luận là sự nhìn nhận có vô số điều ra ngoài vòng lý luận." Kiến thức của chúng ta ở vào khoảng giữa điều biết chắc chắn và hoàn toàn ngu dốt. Pascal tin điều đó. Điều cuối cùng là chúng ta phải biết khi nào phải xác nhận điều gì là đúng, khi nào nên nghi ngờ, và khi nào phải quy nạp vào thẩm quyền.
Ngoài khó khăn về kiến thức hạn hẹp của chúng ta, Pascal cũng còn ghi chú rằng lý luận của chúng ta rất dễ bị rối bời do sự cảm nhận của chúng ta và cản trở do sự đam mê của chúng ta.
Mặc dầu Pascal không thể theo phe với những người đa nghi, cũng như ông không thể nhập bọn với những người duy lý. Thay vì tranh luận rằng sự khải thị là nguồn tốt hơn lý luận về sự thật, ông tập trung vào sự hạn chế của lý luận.(Pascal muốn nói đến tiến trình lý luận. Ông không từ bỏ những mạnh lực thật sự của lý luận, vì dầu sau đi nữa, ông cũng là một nhà khoa học và toán học) Mặc dầu tiến bộ của khoa học làm gia tăng sự hiểu biết của con người, nhưng nó cũng làm cho con người nhận thấy mình hiểu biết quá ít. Vì thế, qua lý luận của chúng ta, chúng ta phải công nhận có những giới hạn cho sự lý luận của nó. Pascal nói, "Bước cuối cùng của lý luận là sự nhìn nhận có vô số điều ra ngoài vòng lý luận." Kiến thức của chúng ta ở vào khoảng giữa điều biết chắc chắn và hoàn toàn ngu dốt. Pascal tin điều đó. Điều cuối cùng là chúng ta phải biết khi nào phải xác nhận điều gì là đúng, khi nào nên nghi ngờ, và khi nào phải quy nạp vào thẩm quyền.
Ngoài khó khăn về kiến thức hạn hẹp của chúng ta, Pascal cũng còn ghi chú rằng lý luận của chúng ta rất dễ bị rối bời do sự cảm nhận của chúng ta và cản trở do sự đam mê của chúng ta.
Blaise Pascal trước khi chết năm 1662 đã từng nói, "Con người nhậy cảm cho những cái nho nhỏ, nhưng lại không nhạy cảm cho những việc quan trọng, và có bằng chứng rõ ràng về sự bất bình thường quái lạ này." Pascal tư tưởng rằng nếu có thể có một Thượng Đế ở trên trời, và nếu có thể có thiên đàng và sự phán xét sau cái chết - chỉ là sự có thể có! - thì một người quan tâm và sáng suốt sẽ hăng hái dấn thân vào việc giải quyết những vấn đề nầy rồi và trở nên sống đúng đắn với Chúa và chuẩn bị cho một cuộc đời vĩnh viễn sau cõi đời này. Mọi người đều tìm hạnh phúc cho mình. Không có trường họp ngoại lệ. Mặc dầu có những phương cách khác nhau, ai ai cũng hướng về mục tiêu đó. Đó là nguyên nhân nhiều người đi đến chiến tranh, nhưng có một số người khác tránh né nó, chỉ cùng một mong ước cho cả hai, mặc dầu dưới hai quan điểm khác nhau. Lòng ham muốn nhắm bước tới đối tượng này. Đây là duyên cớ của mọi động lực của mỗi người, ngay cả cho những người tự treo mình đi.
Pascal bộc lộ rằng "Sau những chuỗi ngày dài trên đất, không có người nào không có đức tin đạt đến cái điểm mà lòng mình ao ước. Tất cả đều oán trách, từ vua chúa tới thần dân, người quý phái cũng như kẻ bần hàn, người già cũng như người trẻ, người mạnh cũng như kẻ yếu đuối, người có học cũng như người vô học, người khoẻ mạnh cũng như kẻ ốm đau, mọi quốc gia, mọi chủng tộc, mọi thời đại, mọi tuổi tác, và trong mọi tình trạng.
Pascal cũng nhận xét rằng không có một tạo vật nào do Chúa sáng tạo có thể thay thế chính vị Chúa Tể của vũ trụ trong việc thỏa mãn chỗ sâu kín của tâm lòng của con người. Ngay chính đời sống cá nhân của Pascal, ông cũng thú nhận không phải vì thông thái, hay tử tưởng cao sâu, hay những khám phá khoa học có thể khỏa lấp khoảng trống trong tâm hồn ông.
Chỉ có qua Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng có đầy thần tánh là Đức Chúa Trời, và có đầy nhân tánh là một con người, mới có thể khỏa lấp khoảng trống trong đáy lòng và làm thỏa mản cơn khát chờ mong. Pascal tiếp tục tư tưởng, "Đức Chúa Trời của Cơ Đốc nhân không phải chỉ là Đấng Sáng Tạo các định luật toán học, hay Thượng Đế đã đặt thứ bật của các phân tử; đó là quan điểm của người dốt nát hay kẻ theo Phái thích hưởng thụ. Ngài không phải chỉ là Đức Chúa Trời ban phát ơn phước trên đời sống và vận mạng của con người, hay ban cho những người thờ phượng Ngài một cuộc sống dai và hạnh phước. Đó là theo người Do Thái. Nhưng Đức Chúa Trời của Áp ra ham, của Y Sác, của Gia Cốp, của Cơ Đốc Nhân, là Đức Chúa Trời của tình yêu thường và sự an ủi, là Đức Chúa Trời chiếm hữu tâm lòng và con tim của những kẻ tin nhận Ngài, là Đức Chúa Trời làm cho họ quan tâm đến đời sống xấu xa của con người họ, và sự nhân từ thương xót vô biên của Ngài, lả Đấng chiếm ngự trong chỗ sâu thẩm của tâm hồn, làm cho nó tràn đầy sự khiêm nhường lẫn thỏa nguyện, với tin tưởng và yêu thương, làm cho họ không tin ai khác ngoài chính mình Ngài. Đức Chúa Jêsus là sự cuối cùng của mọi sự, và là trung tâm cho mọi sự tựu trung vào."
Trong những năm còn lại của cuộc đời ngắn ngủi của ông, ông bỏ hết thời giờ để phát huy tư tưởng tâm linh. Ngoài "Pensées" những tư tưởng về niềm tin của người Cơ Đốc, ông còn viết 18 bức thư nỗi tiếng có tựa đề "Provincial Letters," được các nhà phê bình cho là lúc khởi đầu của nền văn chương mới của Pháp.
Pascal nhận thức rằng con người ta không thể nào nhận thức được mọi kiến thức do sự khôn ngoan riêng của chính mình. Ông viết rằng ‘Đức tin mắc bảo cho chúng ta biết những điều cảm xúc không thể nào làm được, nhưng nó không có mâu thuẩn với những điều do cảm xúc nhận thấy. Ông cũng công nhận rằng Đức Chúa Trời không chỉ là Đấng Sáng Tạo vũ trụ - Ngài còn là Đức Chúa Trời yêu thương, gần gũi - ‘Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, Đức Chúa Trời của Gia-cốp, Đức Chúa Trời của Cơ Đốc Nhân, không phải là các triết lý gia, hay là các học giả, là một Đức Chúa Trởi yêu thương và cảm thông.' Pascal được nỗi tiếng qua mệnh đề được biết đến là ‘Lợi Tức theo Pascal', trong đó ông áp dụng luật xác suất cho những câu hỏi về sự cứu rỗi. ‘Lợi Tức theo Pascal' có thể được giải thích như sau:
‘Làm sao một người có thể bị thua khi bằng lòng lựa chọn để trở thành Cơ Đốc Nhân? Nếu, khi người đó chết, có sự xẩy ra là không có Đức Chúa Trời và đức tin của người đó trở thành nhưng không, người đó vẫn không có bị mất mát gì cả - thật ra, người đó vui sống hạnh phước trong cả cuộc đời hơn những người bạn không tin Chúa. Nếu, dầu sao đi nữa có một Đức Chúa Trời, trời và hỏa ngục, thì mgười đó nhận được đời sống đời đời ở trên trời và các bạn ngờ vực không tin của người ấy bị thua thiệt tất cả và ở trong hỏa ngục.'
Pascal viết lên sự biện giải của người Cơ Đốc do kinh nghiệm suy gẫm của ông về các phép lạ và những điều khác chứng minh về Cơ Đốc Giáo. Công việc này hãy còn dang dỡ khi ông chết.
Pascal tư tưởng rằng, "Tất cả mọi người tìm kiếm Đức Chúa Trời nhưng không có Chúa Jêsus Christ, và người tin vào sự vật thiên nhiên, họ tìm thấy hoặc là không có một tia sáng nào thỏa mãn người đó, hay tự tạo cho mình một hình thức để nhận biết Thượng Đế và phục vụ Ngài mà không có một người trung bảo. Vì thế họ đi vào tình trạng vô thần, hoặc quá thần thánh, cả hai điều Cơ Đốc Giáo đều không ưa. Khi trước ngưỡng cửa của cái chết, Pascal viết rằng, "Tôi dang hai cánh tay mở rộng của tôi đến với Đấng Cứu Chuộc của tôi, người đã đến thế gian để chịu đau đớn và chết thay cho tôi." Pascal chết vào ngày 19 tháng Tám năm 1662, ở Ba-Lê, Pháp-quốc. Mặc dầu sống một cuộc đời ngắn ngủi luôn chịu đau đớn về thể xác, người tín đồ nhiệt tình này đã đóng góp phi thường cho khoa học, toán học, văn chương và tư tưởng Cơ Đốc cao sâu.
Đức Chúa Trời mà Blaise Pascal nói đến vẫn mỡ rộng cánh tay chào đón và để bạn được kinh nghiệm Ngài hôm nay. Là những Cơ Đốc Nhân của thế kỷ thứ Hai Mươi Mốt này, chúng ta cũng tìm kiếm được Đức Chúa Trời hằng sống ngày hôm nay. Giống như Pascal của vài thế kỷ trước đây, chúng ta phải thú nhận rằng chúng ta cũng đã đi tìm nhiều thứ để thay thế Đấng Hằng Sống, nhưng có điều gì hay bất cứ ai có thể thay thế Ngài trong đời sống chúng ta. Nói theo lời của tác giả Thi Thiên, "Khá nếm thử xem Ðức Giê-hô-va tốt lành dường bao! Phước cho người nào nương náu mình nơi Ngài! Hỡi các thánh của Ðức Giê-hô-va, hãy kính sợ Ngài; Vì kẻ nào kính sợ Ngài chẳng thiếu thốn gì hết." (Thi Thiên 34:8-9)