Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Friday, March 22, 2013

Niết bàn




Ấn Độ giáo, Phật giáo và Kỳ Na giáo (Jainism) đều nói đến Niết bàn (Nirvàna). Niết bàn theo nguyên nghĩa của chữ Sanskrist (Nirvàna) có nghĩa là KHÔNG CÓ GIÓ. Tiếp đầu ngữ NIR mang nghĩa phủ định; VÀNA là Gió.


Gió ám chỉ đời sống hoạt động bất an của chủ thể. Khi gió lắng dịu, sự an nghỉ của nội tâm bắt đầu. Đó là sự thanh tịnh, là diệt (Extingwish), là cởi mở (Release), là tịch diệt (tanquil extinction), là an lạc (calm joy), là vô tái sinh (no rebirth), là tịch diệt mọi đau khổ để nhập vào cõi vĩnh phúc (eternal bless).


Khi Phật giáo vào Trung quốc và Nhật bản, một quan niệm mới đã phát sinh: Tịnh độ tông hay Tịnh thổ (Pure Land) với giáo phái Tịnh độ tông (hay Liên hoa tông) mà Sư tổ là Phổ Hiền Bồ tát (Samantabhadra), vị sáng lập Tịnh độ tông tại Trung quốc là Huệ Viễn (thời Đông Tấn, 317-419), vị sáng lập Tịnh độ tông tại Nhật (Jodo-shin) là Pháp Nhiên (Thế kỷ 12).

Tịnh độ (Sukhavàti) tức là cõi Tây thiên cực lạc (Paradise of West) do Phật Adiđà (Amitàbha) cai quản. Tịnh độ là một giai đoạn để tiến tới Niết bàn. Ở Tịnh độ tông, con người nhờ thường niệm danh hiệu và quán tưởng Phật Adiđà, khi chết được Phật Adiđà dẫn độ về cõi Tịnh độ của Phật.

Khác với đạo giáo chánh thống, Đạo giáo tu tiên, bùa chú, luyện đơn, thì quan niệm về Tây Thiên Cực lạc, đó là núi Côn Lôn và Bồng lai. Núi Côn lôn tọa lạc ở bờ biển phía Đông của tỉnh Sơn đông, núi Bồng lai ở phía cực Tây của Trung quốc. Núi Côn lôn do Tây Vương Mẫu cai quản, núi Bồng lai là nơi tiêu dao của Bát tiên (Lý Thiết Quài, Chung Ly Quyền, Lam Thái Hòa, Trương Quả Lão, Hà tiên 

Cô, Lữ Đồng Tân, Hàn Tương Tử, Tào Quốc Cửa). Giới phương sĩ luyện đơn cho rằng việc luyện tinh hóa, luyện khí hóa thần, luyện thần hườn hư, có thể sẽ giúp họ trở thành thần tiên, trường sanh bất tử ở cõi non Bồng nước nhược.


Dân tộc Trung quốc có óa tưởng tượng phong phú, nên những truyện Phong thần, Tây Du ký, Hồi dương nhân quả, v. v. . . tùy theo việc thiện, việc ác đã tạo tác mà linh hồn được về Tây phương Cực lạc, Côn lôn, hoặc đầu thai kiếp khác.

(Trích VĂN HÓA VÀ ĐỜI SỐNG, Nxb Tp. HCM, tháng 5-1991).