Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Tuesday, February 5, 2019

CHỮ “PHƯỚC” THEO KHẢI THỊ TÂN ƯỚC-



Theo các nhà khảo cổ và nhà giải nghĩa Kinh thánh thì nhân loại tại tháp Ba-bên phân tán vào khoảng thế kỉ 23 TCN. Những người khai sáng ra dân tộc Trung Hoa (Hán tộc) cũng sáng chế ra chữ Hán vào khoảng thời điểm đó. Chữ Hán của Trung quốc không phải là khải thị của Kinh thánh, nhưng nhiều học giả tin rằng chữ Hán giải thích phần nào những lẽ thật trong Sáng thế kí từ chương 1 đến 11.
Vào ngày tết Nguyên đán, đa số người Hoa đều treo hình chữ phước trước cửa nhà mình. Cơ Đốc nhân Việt nam cũng bắt chước hành động đó và có lòng cầu mong “PHƯỚC” vào nhà mình.
-
“Trước hết cần tìm hiểu từ Phúc (Phước)  trong nền văn hóa của chúng ta. Từ “Phúc” viết theo chữ Hán (   ) gồm có bốn chữ, là một bản ghi tượng hình còn được bảo tồn trong chữ viết Trung Quốc chỉ về tình trạng hạnh phúc ban đầu của loài người. Chữ thứ nhất bên trái là bộ kỳ (   ) chỉ về thần ( ) tức Ông Trời, Đức Chúa Trời hay Thiên Chúa. Bên phải có 3 chữ là: Nhất ( ) là một; khẩu ( ) là miệng hay người (nhân khẩu); điền ()  là ruộng, ruộng vườn. Kết hợp bốn chữ trên thành từ Phước (   ) có nghĩa là: Một người có ruộng vườn và có Thiên Chúa ở bên cạnh. Như vậy, người xưa quan niệm người được phước là một người không chỉ có tài sản ruộng vườn, đất đai mà còn có mối quan hệ với Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa của mình, là nguồn phước, bởi con người là sinh vật tâm linh, “linh ư vạn vật”. (Trích https://httlvn.org/phuoc.html).

-
Tiến sĩ Ngô Minh Quang ở nước Úc cũng có lời giải thích chữ “Phước” như sau:
‘Còn chữ phước trong chữ Hán lại phù hợp với Thánh Kinh, chữ nầy được viết theo lối tượng hình, được cấu tạo thành 4 chữ: Thiên, Nhất, Khẩu, Điền (1) Chữ thứ nhất, Thiên là Ông Trời, là Chúa Trời, Đấng có từ trước, là Đấng Thượng Cổ. Danh hiệu ‘Đấng Thượng Cổ’ được ký thuật 3 lần trong Thánh Kinh (Đa-ni-ên 7:9,13 &22) (2) Chữ thứ nhì, Nhất, chỉ một người, (3) Chữ thứ ba, Khẩu, chỉ môi miệng và (4) Chữ thứ tư, Điền là cánh đồng. Như vậy người có phước là người có được Đức Chúa Trời làm chủ đời sống mình, được Ngài trò chuyện, tâm sự với mình và mình với Ngài, được sống an vui trong cảnh địa đàng. Vì nơi nào có Chúa thì nơi đó chính là thiên đàng. Hai câu Thánh Kinh diễn tả chữ phước, được ký thuật trong Thi Thiên 146:5-6 "Phước cho người có Đức Chúa Trời của Gia-cốp giúp đỡ, tức là người đặt hy vọng nơi Chúa Hằng Hữu, Đức Chúa Trời mình. Chúa sáng tạo đất trời cùng với biển và mọi vật trong đó, Ngài giữ lòng thành tín đến đời đời." (http://phatthanhhyvong.com/node/1232).
-
 Thực ra chữ thứ nhất bên trái là “Thị” 礻. Đó là chữ viết tắt của chữ 示–- Đấng  Bày Tỏ, Đấng Khải Thị. Đức Chúa Trời bày tỏ rằng “phước” gồm có hai điều:
-chữ thứ nhất bên phải nghĩa là một, duy nhất, là số đứng đầu các số đếm và chữ thứ hai là khẩu (khẩu). Một nhân khẩu ngụ ý một thân vị, một người. Chữ thứ ba là   (điền) đám ruộng. Được vẽ thành đường bao quanh 4 mẫu ruộng. Đấng Tạo Hóa mặc khải rằng phước gồm có hai điều là một thân vị (người) và ruộng đất.
Theo lời giải thích trên của Tiến sĩ Ngô Minh Quang thì người có phước là người có cuộc sống an nhàn, có điền sản. Đó là phúc âm sự thịnh vượng mà tuyển dân Israel đã được Chúa hứa với Áp-ra-ham, tổ phụ của họ.
-
Giở lại sách Sáng Thế kí chúng ta cũng thấy Chúa hứa ban cho Áp-ra-ham hai điều:
1--Một hậu tự-
“Ta sẽ ban cho ngươi và cho dòng dõi ngươi đời đời” vào lúc Ông bà Áp-ra-ham cao tuổi chưa có hậu tự (Sáng. 13:15; 17:8). Dòng dõi hay hậu tự đó là dân Israel.
2--Một miền đất:
“Ngày đó, Đức Giê-hô-va lập giao ước cùng Áp-ram, mà phán rằng: Ta cho dòng dõi ngươi xứ nầy, từ sông Ai-cập cho đến sông lớn kia, tức sông Ơ-phơ-rát” (Sáng 15:18).
Như vậy sự khải thị của Kinh thánh về phước lành Chúa hứa cho Áp-ra-ham phù hợp ý nghĩa của chữ phước trong Hán tự.
Những hai sự việc trên đây chỉ là phúc âm của sự thịnh vượng, không phải “lẽ thật của tin lành” hay thực tế của phúc âm mà Phao lô mong mỏi chúng ta hiểu thấu và kinh nghiệm. Phao lô nói, “hầu cho lẽ thật của Tin Lành cứ ở với anh em--- tôi thấy họ không bước đi ngay thẳng theo lẽ thật của Tin Lành” (Ga-la-ti 2:5, 14). Lẽ thật của tin lành, thực tế của phúc âm (reality of the gospel), không phải là giáo lí, lí thuyết hay phó sản mà là chính phẩm của phúc âm, là cái nhân, cái lõi, là thực tại của phúc âm, là Chúa Jesus Christ. Còn phó sản phúc âm là phúc âm sự thịnh vượng, sự cứu rỗi suông, cuộc đời thịnh vượng an nhàn.
-
--Trong thơ Ga-la-ti 3:16, sứ đồ Phao-lô giải bày rằng hậu tự của Áp-ra-ham là Đấng Christ- “Vả, lời hứa đã phán cho Áp-ra-ham và cho dòng giống người. Không nói: “Cho các dòng giống,” như chỉ về nhiều người; nhưng nói: “Cho dòng giống người,” như chỉ về một người, tức là Đấng Christ”. 
--Trong thơ Cô-lô-se 2:6-7, Phao lô cũng nói rằng miền đất là Đấng Christ, là nơi chúng ta phải định cư, bước đi và hấp thụ chất mầu mỡ trong đất đó, vì người tín đồ được kinh thánh ví sánh là cây cối (Thi thiên 1)..- “Vậy, anh em đã tiếp nhận Christ Jêsus là Chúa thể nào, thì hãy bước đi (cư xử) trong Ngài thể ấy,  châm rễ và gây dựng trong Ngài, vững vền trong đức tin”.
--Còn Ga-la-tỉ: 14 ông nói: “hạnh phước của Áp-ra-ham nhờ Christ Jêsus mà giáng trên dân Ngoại bang, để chúng ta cậy đức tin mà nhận lãnh Đấng đã hứa là Thánh Linh” . Như vậy “phước” gấp đôi mà Chúa hứa cho Áp-ra-ham là Hậu Tự cùng với Miền đất đượm sữa và mật—tất cả  đều ám chỉ Đức Thánh Linh, là Chúa Jesus Christ phục sinh, vì sau khi sống lại Linh Ngài mới có thể ngự trên và ngự vào lòng tín nhân được. Cả hậu tự và miền đất đều ám chỉ Chúa Jesus, và Linh của Ngài. Nên ba điều đó đồng nghĩa, là Phước mà Chúa hứa ban cho Áp-ra-ham, và con cháu thuộc l;inh của ông đến đời đời.
Giải thích theo ý nghĩa duy vật, hiểu theo phúc âm sự thịnh vượng thì chữ “phước” trong Hán tự là sự cầu mong: “Đa lộc đa tài đa phú quý Đắc thời đắc lợi đắc nhân tâm” -- nghĩa là (Nhiều tiền, nhiều tài, nhiều sang trọng,  Được thời, được lợi, được lòng người.) của đa số thế nhân và Cơ Đốc nhân vào mỗi dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc.
Thơ Ê-phê-sô 2:12-13 nói rằng thế nhân nghèo vì không có Đức Chúa Trời. Còn bạn, là tín nhân, là Cơ Đốc nhân truyền thống, Tết nầy bạn có dẫy đầy tài lộc thế giới hay dẫy đầy Đấng Christ, được đổ đầy Đức Thánh Linh, được Đức Chúa Trời ngự trị trên đời sống mình và gia đình mình? Bạn được phước vật chất hay phước thuộc linh? Nếu có được phước thuộc linh dư tràn như vậy thì gia đình bạn thật sự là có phước trong tân niên 2019 nầy đúng theo ý nghĩa tượng trưng của chữ “PHƯỚC” trong Hán tự.
Minh Khải Mùng 1 Tết Kỷ Hợi—05-02-2019